You are on page 1of 64

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KHÁCH HÀNG

DỊCH VỤ VIETTEL VIRTUAL PRIVATE CLOUD

1
MỤC LỤC

1 Mục đích ................................................................................................................. 4

2 Phạm vi ................................................................................................................... 4

3 Tham chiếu ............................................................................................................. 4

4 Hướng dẫn sử dụng Portal dịch vụ vVPC ........................................................... 4


4.1 Hướng dẫn sử dụng Portal dịch vụ vVPC (sử dụng giao diện HTML5) ..................... 4
4.1.1 Giới thiệu ..............................................................................................................4
4.1.2 Kiểm tra thông tin trạng thái .................................................................................5
4.1.3 Thao tác trên máy chủ ảo ......................................................................................7
4.1.4 Hướng dẫn quản lý User .......................................................................................9
4.2 Quản lý thao tác trên hệ thống vVPC giao diện HTML5 .......................................... 11
4.2.1 Khởi tạo máy chủ ảo (VM mới)..........................................................................11
4.2.2 Chỉnh sửa cấu hình của VM (CPU & RAM) ......................................................19
4.2.3 Chỉnh sửa dung lượng đĩa (Hard disk) của VM..................................................20
4.2.4 Hướng dẫn khởi động lại máy chủ ......................................................................22
4.2.5 Hướng dẫn tắt máy chủ .......................................................................................22
4.2.6 Hướng dẫn tạm dừng máy chủ ............................................................................23
4.2.7 Hướng dẫn xóa máy chủ .....................................................................................23
4.2.8 Hướng dẫn reset mật khẩu admin của Hệ điều hành ..........................................24
4.2.9 Snapshot ..............................................................................................................26
4.2.10 Console ...............................................................................................................27
4.2.11 Biểu đồ hiệu suất tài nguyên của VM .................................................................27

5 Hướng dẫn cấu hình vFirewall và vLoad Balancer .......................................... 29


5.1 Giới thiệu.................................................................................................................... 29
5.2 Mô hình triển khai ...................................................................................................... 30
5.3 Cấu hình Network Address Translation (NAT) ......................................................... 31
5.4 Khai báo Firewall Rules ............................................................................................. 34
5.5 Dịch vụ vLoad Balancer............................................................................................. 36
5.5.1 Import chứng chỉ (Certificate) ............................................................................38
5.5.2 Application Profiles ............................................................................................39
5.5.3 Server Pool ..........................................................................................................41

2
5.5.4 Virtual Server ......................................................................................................43
5.5.5 Test – Kiểm tra dịch vụ.......................................................................................44

6 Cấu hình IPsec VPN Site to Site ......................................................................... 47

7 SSL VPN Client To Site ...................................................................................... 50


7.1 Cấu hình SSL VPN .................................................................................................... 50
7.2 Hướng dẫn thiết lập kết nối SSL VPN trên máy trạm ............................................... 54

8 Hướng dẫn cài đặt Vmware tools ....................................................................... 56

9 Hướng dẫn tăng dung lượng đĩa trên LVM Linux ........................................... 58

10 An toàn thông tin ................................................................................................. 63

11 Máy chủ đồng bộ thời gian ................................................................................. 64

12 Vi phạm bản quyền phần mềm........................................................................... 64

3
1 Mục đích
Mục đích của tài liệu là để hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Viettel Virtual
Private Cloud (vVPC) - một trong những dịch vụ chính của Viettel IDC nhằm đảm bảo
chất lượng, sự hài lòng tốt nhất của khách hàng.
2 Phạm vi
Tài liệu này được áp dụng cho dịch vụ vVPC và dùng cho khách hàng sử dụng
dịch vụ.
3 Tham chiếu
 Quality manual
 ISO 9001:2015
 ISO 27001:2013
4 Hướng dẫn sử dụng Portal dịch vụ vVPC
4.1 Hướng dẫn sử dụng Portal dịch vụ vVPC (sử dụng giao diện HTML5)
4.1.1 Giới thiệu
Cloud Portal là cổng giao diện dùng để quản trị dịch vụ vVPC của Viettel IDC,
giúp thực hiện các thao tác cơ bản như Power off, suppend, reset, tạo snapshot, kiểm
tra thông số cấu hình (CPU, Memory, Disk, Network, …), biểu đồ hiệu suất sử dụng
tương ứng của máy chủ ảo cũng như các tác vụ liên quan đến quản lý user, cấu hình
vFirewall, vLoad Balancer... Giao diện Tenant Portal dùng HTML5 với nhiều tính
năng mới và thân thiện với người dùng.
Để truy cập vào trang quản lý dịch vụ, Quý khách vui lòng đăng nhập vào đường
dẫn và tài khoản đã được cung cấp.
Cú pháp đường dẫn link đăng nhập:
https://cloud[x].viettelidc.com.vn/tenant/[VPC-Number]
Với [VPC-Number] là mã của Khách hàng trên hệ thống.
Mỗi Khách hàng sẽ được phân tách thành các chủ thể riêng biệt thường được gọi là
Organization hoặc Tenant. Tài nguyên được tổ chức thành các Trung tâm dữ liệu ảo
(Virtual Data Center) riêng biệt cho từng Khách hàng với đủ các thành phần: Compute
(tính toán), Storage (lưu trữ) và Network (mạng) được gắn vào các Máy chủ ảo (VM).

4
4.1.2 Kiểm tra thông tin trạng thái
Sau khi đăng nhập thành công, từ màn hình quản trị chính Quý khách có thể xem
được các thông số tổng quát trong Datacenter ảo: Site, vApp, VM, tài nguyên cấp phát,
tài nguyên đã dùng…

 Nhấn vào Datacenter của bạn và để xem thông tin về các máy chủ ảo đang có. Có
thể chọn biểu tượng tìm kiếm và nhập tên máy để tìm nhanh Server.

 Để xem thông tin chi tiết của VM: Tên, HĐH đang sử dụng, trạng thái của server,
thông tin về phần cứng RAM, CPU, HDD, network… nhấn vào VM tương ứng:

5
 Để xem thông tin và danh sách vApp, chọn vApp trong menu Compute bên trái:

6
 Kiểm tra danh sách và trạng thái các network:

 Kiểm tra trạng thái Edge Gateway:

4.1.3 Thao tác trên máy chủ ảo


Tại màn hình chính, chọn menu Virtual Machines, chọn VM cần thao tác và nhấn
nút Actions.

7
Gồm các thao tác chính sau:
a) Nhóm lệnh Power:
- Suspend: tạm dừng máy chủ (tương tự trạng thái sleep trên Windows)
- Shutdown Guest OS: gọi lệnh shutdown hệ điều hành (cần có Vmware tools
hoặc open-vm-tools).
- Power off: tắt máy chủ.
- Power on: mở lại máy chủ (đang ở trạng thái power off trước đó).
- Power on and Force Recustomization: mở máy và thực thi tự động các thuộc
tính Guest Customize cho Hệ điều hành (computer name, change SID, mật khẩu
admin,…). Thông số này được cấu hình trong phần Guest OS Customization của
VM ( chọn nút Details).
- Reset: reset lại máy chủ.
b) Media: chèn (Insert media) và nhả (Eject) các file ISO cài đặt Hệ điều hành, đĩa
khởi động.

8
Viettel IDC có sẵn thư viện file ISO nguồn cài đặt các Hệ điều hành và các ứng
dụng/appliance (SQL Server, Pfsense, Sophos…), tiện ích(Hiren Boot, Gparted CD…)
phổ biến. Quý khách có thể lọc theo trường Name để tìm kiếm nhanh hơn và vui lòng
tham khảo “Hướng dẫn tự cài đặt lại Hệ điều hành cho Máy chủ từ vCloud Portal”.
Lưu ý: Trong trường hợp Quý khách tự cài mới lại Hệ điều hành cho Máy chủ ảo,
vui lòng cài đặt thêm ứng dụng Vmware Tool hoặc Open-VM-Tools để đảm bảo tính
tương thích, hiệu suất và các tính năng trên hệ thống được hoạt động ổn định.

4.1.4 Hướng dẫn quản lý User

9
Để thêm/xóa/sửa user đăng nhập sử dụng vCloud Portal của Quý Khách, từ giao diện
quản trị chọn menu Administration → Users

 Để tạo mới User, chọn nút New:


- Nhập tên và mật khẩu vào ô Username, Password và các thông tin cá nhân trong
mục Contact Info.
- Chọn quyền trong mục Role. Thông thường chọn quyền cao nhất là: Organization
Administrator.

10
- Chọn Unlimited trong phần Quotas

- Cuối cùng nhấn Save để lưu lại thay đổi.


Để chỉnh sửa chọn nút Edit và xóa chọn Disable-Delete tương ứng.

4.2 Quản lý thao tác trên hệ thống vVPC giao diện HTML5
4.2.1 Khởi tạo máy chủ ảo (VM mới)

4.2.1.1 Clone VM từ Catalog :


- Vào Datacenter - Compute, phần vAPP
- Tại giao quản trị vAPP kích chọn NEW và Add vApp From Catalog

- Chọn Template VM cần tạo

11
- Đặt tên vAPP

- Cấu hình resources

12
- Chọn Placement Policy và thiết lập thông số CPU, Memory cho VM

- Cấu hình dung lượng disk cho VM

13
- Điền thông tin Computer Name

- Finish để hoàn thành quá trình khởi tạo VM từ Catalog

14
4.2.1.2 Tạo card mạng cho máy chủ ảo
- Tạo Org VDC Network (Trong trường hợp đã tạo Org VDC Network cho dải IP
cần rồi thì có thể bỏ qua bước này)
 Vào tab Data Centers NetworksNew

 Network type hỗ trợ 2 kiểu kết nối:


+ Routed: Kết nối với vFirewall/VLB, các VM sẽ truy cập có kiểm soát ra
mạng bên ngoài thông qua NAT và Firewall rule.
+ Isolated: dạng cô lập nội bộ giữa các VM, hoàn toàn không có kết nối ra bên
ngoài.

15
 Chọn Edge Connection, bấm Next

 Điền tên cho Org VDC Networks


Gateway CIDR: Nhập Gateway IP Private và Subnet cho hệ thống

16
 Nhập Static IP Pool

 Điền thông tin DNS sử dụng và Next

17
 Finish để hoàn tất quá trình khởi tạo Network
- Add card mạng vào VM
 Chọn VM cần thêm card mạng
 Tại mục NICs, chọn Edit và Add vApp Network, chọn Type OrgVDC
Network và kích chọn Network mới tạo ở trên. Bấm Add

18
 Quay trở lại màn hình tạo card mạng, bấm New và chọn các thông số:
+ Adapter type: chọn VMXNET3
+ Network chọn Org VDC Network đã tạo
+ IP mode chọn Static – Manual
+ IP Address điền IP cấp chọn cho VM đó
+ Bấm Save để lưu cấu hình.

4.2.2 Chỉnh sửa cấu hình của VM (CPU & RAM)

- Vào Datacenter - Compute, phần Virtual Machine, chọn VM cần điều chỉnh

19
- Tại tab Hardware, phần Compute chọn Edit đặt lại số vCPU, RAM cho đúng với
cấu hình mong muốn

4.2.3 Chỉnh sửa dung lượng đĩa (Hard disk) của VM

- Vào Datacenter - Compute, phần Virtual Machine, chọn VM cần điều chỉnh

20
- Tại tab Hardware, phần Hard Disk chọn Edit đặt lại dung lượng cho đúng với
cấu hình mong muốn

- Bổ sung disk mới. Chọn Hard Disk - Add và điền các thông tin Size, Policy, Bus
Type. Khuyến nghị sử dụng Bus type Paravirtual (SCSI) để đảm bảo hiệu suất
I/O tốt nhất. Chọn Save để hoàn tất cấu hình.

21
4.2.4 Hướng dẫn khởi động lại máy chủ

Chức năng reset trên trang quản trị vVPC còn là chức năng reset server khi server
treo hoặc gặp sự cố. Ngoài cách thông thường truy cập vào server và thực hiện reset, ta
còn thể reset bằng cách truy cập vào trang quản trị vVPC và thực hiện reset server.

- Vào Datacenter - Compute, phần Virtual Machine.


- Chọn Action → Power VM cần Reset. Chọn Reset

4.2.5 Hướng dẫn tắt máy chủ

Ngoài việc thực hiện Power Off (hay còn gọi là Shutdown server) trong hệ điều
hành. Còn có thể sử dụng chức năng Power Off để thực hiện Shutdown server.

- Vào Datacenter - Compute, phần Virtual Machine.


- Chọn Action → Power VM cần tắt. Chọn Power Off

22
Lưu ý: Ngoài việc shutdown server bằng Power Off, ta vẫn có thể sử dụng Shut
Down Guest OS.

4.2.6 Hướng dẫn tạm dừng máy chủ

Suspend là chức năng để tạm dừng dịch vụ. Có thể so sánh chức năng này giống
như Sleep trong windows. Khi Resume lại VM thì trạng thái trước khi suspend sẽ được
giữ trạng thái trước khi tạm dừng.

- Vào Datacenter - Compute, phần Virtual Machine.


- Chọn Action → Power VM cần tạm dừng. Chọn Suspend

Lưu ý: Sau khi tiến hành Suspend, muốn resume lại server ta làm như sau:
- Vào Datacenter - Compute, phần Virtual Machine.
- Chọn Action → Power VM cần mở lại. Chọn Power On.

4.2.7 Hướng dẫn xóa máy chủ

- Vào Datacenter - Compute, phần Virtual Machine.


- Chọn Action → Power VM cần xóa. Chọn Power Off.

23
- Khi trạng máy của VM là Powered off, chọn Action → Delete VM cần xóa (Lưu
ý: Máy chủ sẽ bị xóa vĩnh viễn không khôi phục được)

4.2.8 Hướng dẫn reset mật khẩu admin của Hệ điều hành

Để thực hiện thao tác này, Hệ điều hành của Máy chủ ảo cần được cài đặt ứng dụng
Vmware tools trên Windows hoặc gói Open-vm-tools trong các hệ điều hành Linux.

24
- Chọn VM cần đặt lại mật khẩu, chọn Guest OS Customization → Edit để thực
hiện cho user Administrator/Root

- Khai báo thông tin mới:


 Enable guest customization: Cho phép thay đổi thông số bên trong Hệ điều
hành, cần chọn để các tính năng phía dưới có hiệu lực.
 Allow local administrator password: Thay đổi password đăng nhập của user
administator.
 Chọn Require Administrator to change password on first login nếu muốn
thay đổi password admin lần đăng nhập đầu tiên.
 Nhập mật khẩu mới vào ô Specify password

25
Các thao tác bên dưới sẽ hiệu lực trong lần đầu Máy chủ được mở hoặc khi quản trị
viên nhấn chọn Power On, Force Recustomization. Để thực thi các thay đổi, cần
Power off VM và dùng lệnh Power on and force recustomization.
4.2.9 Snapshot
Trong trường hợp có thuê dung lượng lưu trữ cho Snapshot, Quý khách có thể sử
dụng chức năng này để tạo ảnh chụp cho máy chủ.
- Create Snapshot: tạo bản Snapshot
- Revert to Snapshot: Phục hồi lại bản Snapshot đã tạo trước đó.
- Remove Snapshot: Xóa Snapshot.
Lưu ý:
 Hệ thống chủ lưu 1 bản snapshot duy nhất, việc tạo mới sẽ ghi đè lên bản
snapshot cũ.
 Khuyến nghị không nên lưu snapshot quá lâu (>3 ngày). Nếu có nhu cầu bản dự

26
phòng thời gian dài có thể sử dụng dịch vụ Cloud Backup của Viettel IDC
4.2.10 Console
Quý khách có thể console trực tiếp vào màn hình của máy chủ ảo thông qua trình
duyệt Web hoặc VM Remote Console (cần cài ứng dụng VMware Remote Console-
VMRC trên máy client)
- Lauch Web Console: console vào màn hình máy chủ qua giao diện Web
Console.
- Launch VM Remote Console: Truy cập Server bằng VM Remote Console.
- Download VMRC: Tải tiện ích VMware Remote Console.

4.2.11 Biểu đồ hiệu suất tài nguyên của VM


vCloud Portal cung cấp sẵn tính năng giám sát (gói miễn phí) xem biểu đồ hiệu suất
tài nguyên (CPU, memory, disk, network) cơ bản cho toàn bộ VM. Từ giao diện quản
trị truy cập menu Datacenters → Virtual Machines, click chọn VM cần xem biểu đồ
hiệu suất tài nguyên và tìm đến mục Monitoring Chart.

27
Sau đó chọn chỉ số (metric) và chu kỳ (Period) cần theo dõi. Hiện gói giám sát miễn
phí hỗ trợ các chu kỳ ½ Hour, Hour, Day, Week. Quý khách có thể theo dõi:
Chỉ số Mô tả
CPU usage (average) as a percentage during
cpu.usage.average
the interval
CPU usage(maximum) as a percentage
cpu.usage.maximum
during the interval
cpu.usagemhz.average CPU usage in megahertz during the interval
Amount of storage set aside for use by a
disk.provisioned.latest
datastore or a virtual machine
Average number of kilobytes read from the
disk.read.average disk each second during the collection
interval
Amount of space actually used by the virtual
disk.used.latest
machine or the datastore
Average number of kilobytes written to disk
disk.write.average
each second during the collection interval
Memory usage as percentage of total
mem.usage.average
configured or available memory
net.usage.average Average amount of data per second
Average number of read commands (IOPS)
disk.numberReadAveraged.average issued per second to the virtual disk during
the collection interval
Average number of write commands (IOPS)
disk.numberWriteAveraged.average issued per second to the virtual disk during
the collection interval
Lưu ý: Các biểu đồ hiệu suất này được giám sát ở lớp hạ tầng, các chỉ số giám sát chi
tiết hơn cho lớp hệ điều hành và ứng dụng, Quý khách có thể sử dụng các công cụ
giám sát chuyên dụng được cài đặt bên trong Hệ điều hành.
Một số biểu đồ minh họa:

28
5 Hướng dẫn cấu hình vFirewall và vLoad Balancer
5.1 Giới thiệu
vFirewall và vLoad Balancer là 2 dịch vụ gia tăng (add-on) cung cấp trên nền
tảng dịch vụ vVPC của Viettel IDC.
Giả sử chúng ta cần thiết lập mô hình mạng mức cơ bản như sơ đồ dưới:

29
Private Zone Public Zone Mode
NSX Edge Có interface trực tiếp
192.168.1.254 171.244.42.17
(vFirewall) với internet
NSX Edge 1 cluster gồm 2
VIP đại diện cho
Load Balancer member Web Server 171.244.42.17
cluster
ở dưới
Web Server 01 192.168.1.1 171.244.42.111 NAT qua vFirewall
Web Server 02 192.168.1.2 171.244.42.112 NAT qua vFirewall
Trong mô hình này có ta thấy có 2 loại Public IP: 1 là IP sử dụng đại diện cho
NSX Edge (vFirewall), làm virtual IP cho vLoad Balancer (tạm gọi là Master IP); 2 là
các IP public dùng để NAT 1:1 cho các VM (tạm gọi là các NAT IP).
5.2 Mô hình triển khai
Trong thực tế, khách hàng thường triển khai mô hình firewall, loadbalancer như sau
- Khách hàng sử dụng 02 web server để tăng khả năng phục vụ, các server kết nối
với nhau bằng IP private. Các request dịch vụ web đến từ ngoài internet sẽ được
phân phối đều trên 2 web server.
- Firewall và LoadBalancer đứng trước làm nhiệm vụ NAT những server private
bên trong ra Internet, bảo vệ và cân bằng tải dịch vụ web.

30
- Giữa office/datacenter của khách hàng có kết nối VPN site-to-site đến Virtual
Datacenter (VDC) của Viettel IDC.

Mô hình chạy dịch vụ phổ biến

5.3 Cấu hình Network Address Translation (NAT)


- Từ màn hình quản trị, chọn Edges → Edge Gateway cần cấu hình → Services

- Màn hình cấu hình NSX Edge hiện ra chọn tab NAT, trong này sẽ hiển thị danh
sách tất cả các Rule NAT đã cấu hình. Giải pháp vFirewall của Viettel IDC hỗ trợ
2 loại NAT chính: NAT theo nguồn (SNAT) và NAT theo đích (DNAT) cho cả
IPv4 và IPv6. Hướng dẫn này tập trung vào IPv4.
- Để tạo rule NAT mới, chọn biểu tượng DNAT RULE hoặc SNAT RULE tương
ứng với hình thức NAT mà bạn muốn tạo:
 SNAT RULE

31
 Applied On: Chọn vùng mạng thực thi, mặc định là lớp mạng ngoài
(External).

 Original Source IP/Range: nhập IP gốc (IP private của server)

 Translated Source IP/Range: IP được chuyển đổi sau NAT (chính là các
Public NAT IP đã lấy được ở trên)

 Description: nhập mô tả

 Enable: chọn mục này để rule có hiệu lực Nhấn Keep sau khi điền xong
thông số.

 DNAT RULE

32
 Applied On: Chọn vùng mạng thực thi, mặc định là lớp mạng ngoài
(External).

 Original IP/Range: nhập IP gốc (IP Public, chính là các Public NAT IP đã
lấy được ở trên)

 Protocol: chọn loại giao thức (TCP, UDP, ICMP, Any)

 Original Port: port gốc do client gửi tới

 Description: nhập mô tả

 Translated IP/Range: IP Private của server được chuyển đổi sau NAT

 Translated Port: Port chuyển đổi, chuyển đến server sau khi NAT

 Enable: chọn mục này để rule có hiệu lực

Nhấn Keep sau khi điền xong thông số

33
Thực hiện tương tự cho Web Server 02. Sau khi hoàn thành nhấn nút “Save
Changes” để lưu lại và thực thi cấu hình mới:

5.4 Khai báo Firewall Rules


Chuyển sang tab Firewall, đảm bảo Firewall phải đang được Enable và tùy chọn
“Show only user-defined rules” được bật.

Tạo rule mới

Xóa rule đang chọn

Chuyển thứ tự ưu tiên của rule lên trên 1 bậc

Hạ thứ tự của rule xuống 1 bậc


Sau khi nhấn chọn tạo rule mới, cửa sổ quản trị sẽ tạo ra 1 dòng mới với các ô
thông tin mặc định (any, any, accept), nhấn chuột vào ô tương ứng để sửa thông tin
cần:
Ví dụ minh họa cho mô hình hệ thống giả lập ban đầu ở Mục I:

34
 No: Thứ tự ưu tiên của rule

 Name: tên của rule

 Type: kiểu (do hệ thống hay user tạo ra)

 Source: địa chỉ IP nguồn, có thể nhấn để nhập IP hoặc để chọn đối
tượng (internal, external, all..)

 Destination: địa chỉ IP đích.

 Service: chọn giao thức (TCP, UDP, ICMP, Any) và cổng (80, 443, 21..) cho
nguồn và đích.

 Action: chọn loại hành động: Accept – cho phép hay Deny – chặn

Sau khi hoàn thành các rule như mong muốn, nhấn nút “Save Changes” để lưu lại
và thực thi cấu hình mới.

 Rule số 1: cho phép traffic từ mạng internal (192.168.1.x) đến tất cả các hướng
(gồm cả mạng external). Mạng internal lúc này sẽ theo rule NAT đã khai báo ở
trên để ra internet.

 Rule số 2 và 3: cho phép client có thể ping (ICMP) và truy cập đến dịch vụ web
(http-tcp port 80) của 2 public IP 171.244.42.111 và 171.244.42.112. Đây chính
là NAT IP của 2 Web server 192.168.1.1 và 192.168.1.2. Kết hợp với rule NAT
ở trên, client từ mạng external (internet) có thể truy cập web đến 2 server này.

 Các traffic không khớp với 3 rule trên mặc định bị chặn (deny).

Kiểm tra kết quả:


 Từ Web Server 1, ping ra internet:

35
 Check trạng thái dịch vụ:

5.5 Dịch vụ vLoad Balancer


Với dịch vụ vLoad Balancer(vLB) của Viettel IDC, Quý khách có thể triển khai
theo cả 2 mô hình: Proxy mode và transparent mode.
Trong mô hình Proxy mode, vLB đóng vai trò làm reverse proxy tương tự
nginx.

36
Còn với mô hình transparent mode, vLB đóng vai trò trong suốt với traffic của
người dùng:

Trước hết chúng ta cần enable dịch vụ vLB lên bằng cách chọn tab Load Balancer →
Global Configuration → check chọn vào mục Enable Status → nhấn “Save Changes”

37
Quá trình khởi tạo, cấu hình vLB được thực hiện qua các bước như sau:

5.5.1 Import chứng chỉ (Certificate)


Ghi chú: Trường hợp bạn muốn triển khai Website với giao thức HTTPS có
Certificate hợp lệ và muốn chạy tương thích với vLB thì cần thực hiện bước này.
Ngược lại (chạy giao thức HTTP thông thường hoặc mô hình SSL Passthrough)
thì không cần thực hiện bước này.
Với HTTPS chạy SSL, vLB tương thích với cả 3 mô hình triển khai: SSL Offload,
SSL Passthrough và End-to-End SSL.

Để import certificate sẵn có, chọn tab Certificates → nhấn chọn nút Cửa sổ Create
SSL Trust Object hiện ra, nhấn chọn nút upload và trỏ đường dẫn đến các file .crt và
.pri tương ứng với mục Service Certificate và Private Key. Sau đó nhấn Keep để lưu
lại cấu hình.

38
Certificate mới được import sẽ hiện ra trong danh sách:

5.5.2 Application Profiles


Để tạo Application Profile chọn tab Load Balancer → Application Profiles, nhấn chọn

nút
Các thông số lưu ý:
 Name: đặt tên cho Profile

39
 Type: kiểu giao thức, hỗ trợ HTTP, HTTPS, TCP, UDP

 Enable SSL Passthrough: chạy vLB ở mô hình SSL Passthrough

 Persistence: hỗ trợ 3 mode: source IP, cookie và none

 Insert X-Forwarded-For HTTP header: thêm header X-Forward-For HTTP


(để dùng trong 1 số tình huống như nhận diện IP thực của client).

 Virtual Server Certificates: chọn certificate đã import ở bước 1. Trường hợp


này chỉ dùng được nếu trường type ở trên chọn HTTPS.

Hình dưới minh họa tạo Application Profile cho 2 giao thức HTTP và HTTPS:

40
5.5.3 Server Pool
Chọn tab Load Balancer → Pools, nhấn vào biểu tượng Add, nhập các thông số sau: -
Name và Description: nhập tên và mô tả cho Pool

 Algorithm: thường sử dụng 2 thuật toán sau để điều phối traffic xuống các
server lớp dưới: Round Robin (xoay vòng) hoặc Least connected (chọn server ít
kết nối đến hơn).

41
 Monitors: chọn Service monitor, mặc định hệ thống sẵn có
default_http_monitor, default_https_monitor và default_tcp_monitor tương ứng
với 3 giao thức HTTP, HTTPS và TCP. Với giao thức HTTP và HTTPS, mặc
định monitor này sử dụng phương thức GET đến URL gốc (“/”). Bạn có thể
định nghĩa các monitor này tại tab Service Monitor.

 Transparent: enable mục này nếu bạn muốn chạy mô hình Transparent mode.

Tại mục Member, chọn biểu tượng Add và cấu hình lần lượt các Web Server lớp dưới:
 Name: Tên, VD: WebServer01
 IP Address: địa chỉ IP private của server

 Port: cổng dịch vụ tương ứng, VD: 80, 443

 Monitor Port: cổng giám sát (để phát hiện trạng thái up/down của server)

 Weight: trọng số ưu tiên.


Nhấn Keep sau khi nhập xong thông số.

42
Sau khi khởi tạo xong, chúng ta có thể kiểm tra trạng thái của Pool và các server trong
Pool bằng cách nhấn chọn Show Pool Statistics:

5.5.4 Virtual Server


Đây là bước cuối cùng để thiết lập vLoad Balancer. Chọn tab Virtual Servers sau đó
nhấn biểu tượng thêm mới .
Các thông số cần thiết lập như sau:
 Enable Virtual Server: cho phép thực thi Virtual Server

 Application Profile: chọn Application Profile tương ứng đã tạo ở Bước 2. Lưu
ý chọn đúng với giao thức (HTTP, HTTPS..) mong muốn.
 Name: đặt tên

 IP Address: nhấn tiếp Select và chọn Public Master IP đã lấy được ở Mục II
trong tài liệu này.

43
 Protocol và Port: chọn giao thức và port lắng nghe kết nối của client - Default
Pool: chọn Pool đã tạo ở Bước 3.

Lưu ý: tới đây quá trình cấu hình vLB cơ bản đã xong, bạn có thể cần phải tạo
Firewall Rule để cho phép người dùng truy cập đến Public IP của Virtual Server
đã tạo ở trên:

5.5.5 Test – Kiểm tra dịch vụ


Truy cập đếnVIP của vLB ở trên với mode Round Robin: Truy cập lần thứ 1:

44
Truy cập lần thứ 2: Web Server thứ 2 sẽ phục vụ traffic:

Tiến hành giả lập tắt service IIS trên Web Server 02:

45
Ngay lập tức vLB nhận diện và chuyển trạng thái WebServer 02 trong pool sang
down:

Web Server 01 lúc này đóng vai trò đáp ứng traffic duy nhất cho người dùng:

46
Qua hướng dẫn vừa rồi, Quý khách đã được trải nghiệm các bước khởi tạo và cấu hình
dịch vụ vFirewall và vLoad Balancer của Viettel IDC.
6 Cấu hình IPsec VPN Site to Site
Trong gói dịch vụ vFirewall của Viettel IDC có hỗ trợ tính năng khai báo kết nối VPN
Site to Site. Từ giao diện quản trị chính, chọn tab VPN → IPsec VPN → IPsec VPN
Sites. Nhấn chọn để tạo kết nối VPN mới.

Sau đó điền các thông số để thiết lập phiên VPN như dưới. Lưu ý các thông số này
phải khớp với cấu hình trên router/firewall đầu xa.
 Enabled: cho phép hoặc vô hiệu thực thi phiên VPN.

 Enable perfect forward secrecy (PFS): cho phép chạy mode PFS để tăng tính
bảo mật (khuyến nghị nên dùng).

 Name: tên phiên kết nối VPN

47
 Local Id và Local Endpoint: điền địa chỉ Public Master IP của vFirewall đã
lấy ở mục II.1. Trường hợp mô hình giả lập là 171.244.42.17

 Local Subnets: dải mạng private của đầu local, trường hợp này là
192.168.1.0/24 - Peer Id và Peer Endpoint: IP Public của router đầu xa.

 Peer Subnets: dải mạng private của đầu xa.

 Encryption Algorithm: thuật toán mã hóa, hỗ trợ các thuật toán: AES,
AES256 và 3DES. Khuyến nghị sử dụng AES256

 Authentication: hình thức chứng thực, thông thường dùng preshare key (PSK)

 Pre-Shared Key: nhập preshare key

 Diffie-Hellman Group: chọn phương thức trao đổi khóa, hỗ trợ các phương
thức: DH2, DH5, DH14, DH15, DH16

 IKE Option: chọn giao thức Internet Key Exchange (IKE): IKEv1, IKEv2,
IKEFlex để thiết lập liên kết bảo mật IPSec.

Nhấn Keep sau khi điền xong thông số. Cuối cùng chọn “Save Changes” để áp
dụng các thay đổi mới.
 Giả sử chúng ta cần thiết lập kênh kết nối VPN theo mô hình sau:

Bước 1: Cấu hình đầu phía Cloud của Viettel IDC như sau:

48
Lưu ý các thông số: giao thức mã hóa, phương thức trao đổi khóa và preshare key
phải được thiết lập giống nhau giữa 2 đầu thiết bị thiết lập kênh VPN. Khuyến cáo
khách hàng nên sử dụng giao thức IKEv2 liên kết bảo mật an toàn hơn.

49
Bước 2: Chuyển sang tab Activation Status, bật tùy chọn “IPsec VPN Service
Status” và nhấn “Save Changes”:

 Kiểm tra trạng thái kênh VPN: chọn tab Statistics → IPsec VPN:

Đến đây chúng ta đã sử dụng được các tính năng cơ bản: NAT, Firewall rule và VPN
trên vFirewall của Viettel IDC.

7 SSL VPN Client To Site


7.1 Cấu hình SSL VPN
- Trong gói dịch vụ vFirewall của Viettel IDC có hỗ trợ tính năng khai báo kết
nối VPN Client to Site. Từ giao diện quản trị chính, chọn tab SSL VPN-Plus →
Server Setting và chọn các thông số:
 Enable Server
 IP Address: Chọn IP Public VPN
 Cipher List: Chọn AES256-SHA
Save Changes: Lưu lại các thay đổi

50
- Vào tab Private Network. Nhấn chọn để tạo dải mạng private. Dải này
cần khai báo cùng dải với VM.

Chọn Keep đễ giữ lại các thay đổi.


Chọn Save Changes: Lưu lại các thay đổi
- Vào tab User để tạo người dùng cho phép kết nối SSL VPN. Nhấn chọn
để tạo tài khoản

51
 User ID: tên tài khoản kết nối SSL VPN
 Password: Mật khẩu kết nối SSL VPN
 Retype Password: Gõ lại mật khẩu kết nối SSL VPN
Chọn Keep để giữ lại các thay đổi

- Vào tab IP Pool để tạo dải mạng khi kết nối SSL VPN. Nhấn chọn để tạo
dải mạng

52
- Điền các thông tin dải mạng như hình dưới. Có thể dùng dải mạng bất kỳ nhưng
không được trùng với dải mạng nội bộ của hệ thống vVPC.

Chọn Keep đễ giữ lại các thay đổi.


Chọn Save Changes: Lưu lại các thay đổi
- Vào tab Installation Packets. Nhấn chọn để tạo gói cài đặt từ giao diện
web cho client.

53
 Profile Name: Tên gói cài đặt
 Tích chọn vào hệ điều hành cần VPN

Chọn Enable các mục như hình trên.


Chọn Keep đễ giữ lại các thay đổi.
Chọn Save Changes: Lưu lại các thay đổi
Lưu ý: Không tích chọn Hide SSL client network adapter (nếu không sẽ gặp lỗi
“Driver installation failed for reason E000024B” trên một số máy).
7.2 Hướng dẫn thiết lập kết nối SSL VPN trên máy trạm

54
- Truy cập https://IP-SSL_VPN_Server với tài khoản đã được tạo ở bước trên
Click chọn vào SSL VPN-Plus trong list và tải về soft client:

- Cài đặt file VMware_index.html-Setup. Exe đã tải về. Thực thi ứng dụng
VMwareTray trên desktop
- Nhấn nút login trên giao diện và nhập tài khoản VPN đã được cung cấp:

- Kết nối thành công:

55
- Kiểm tra bằng cách ping thành công đến ip local của máy chủ trên hệ thống
Cloud của Viettel IDC.
8 Hướng dẫn cài đặt Vmware tools

VMware Tools là bộ tiện ích tuyệt vời giúp cải thiện hiệu suất của hệ điều hành
(OS) và khiến việc quản lý máy ảo trở nên thuận lợi hơn.
Một số lợi ích khi cài đặt VMware Tools cho hệ điều hành máy ảo:
- Cải thiện chất lượng độ phân giải, độ sâu màu sắc videos, hình ảnh.
- Cho phép thao tác chuột hiệu quả: kéo, thả tập tin, …
- Đồng bộ thời gian trong hệ điều hành (Guest OS) với máy chủ (Hosts).
- Cung cấp drivers đầy đủ cho hệ điều hành.
- Giúp cải thiện tốc độ và sự ổn định của network.
- Cung cấp tính năng quản lý tự động các tác vụ bên trong hệ điều hành.
VMware Tools hỗ trợ hầu hết các loại hệ điều hành phổ biến trên thế giới:
Windows, Linux, … VMware Tools được VMware cung cấp dưới dạng mã nguồn
đóng, thường được cài đặt thông qua CD/DVD. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất hệ điều
hành như Linux đã tích hợp Open VM Tools dưới dạng Packages bên trong Repository
(kho phần mềm) cho từng Distribution (CentOS, Debian, Ubuntu, …), vì thế sẽ được
tối ưu hơn. Do đó, với hệ đều hành Linux VMware khuyến khích người dùng sử dụng
Open VM Tools hơn.
a) Hướng dẫn cài đặt VMware Tools cho Windows
Khi khởi tạo VM từ template có sẵn của Viettel IDC, VMware Tools sẽ được cài
đặt sẵn bên trong hệ điều hành Windows. Trường hợp Khách hàng tự cài lại OS thì
phải cài đặt thêm VMware Tools.
Cách kiểm tra hệ điều hành Windows đã được cài đặt VMware Tools hay chưa.
Kiểm tra thanh Taskbar, nếu đã được cài đặt sẽ có Icon như bên dưới:

56
Kiểm tra bên trong Control Panel:

Để cài đặt Vmware tool từ giao diện quản trị VM ở trên, chọn “Install Vmware
Tools” trong mục Actions. Sau đó remote hoặc console vào bên trong để cài đặt từ đĩa
CD mới được gắn vào:

Bấm Finish và sau đó thực hiện reboot lại OS để hoàn thành quá trình cài đặt.
b) Hướng dẫn cài đặt VMware Tools / Open VM Tools cho Linux
Cách kiểm tra hệ điều hành Linux đã được cài đặt VMware Tools / Open VM
Tools hay chưa.
 Login SSH bằng user root và gõ một trong các lệnh sau:
ps ax | grep vmware
ps ax | grep vmtools
/etc/init.d/vmware-tools status

Nếu đã cài, ouput sẽ hiện như bên dưới:

57
 Để thực hiện cài đặt Open VM Tools:
 Cài đặt Open VM Tools cần phải có kết nối Internet mới có thể thực hiện được.
 Đối với hệ điều hành CentOS 7.x, thực hiện các lệnh sau:
yum install -y epel-release
yum install -y open-vm-tools
 Đối với hệ điều hành Ubuntu/Debian, thực hiện các lệnh sau:
apt-get install open-vm-tools -y

 Reboot lại Hệ điều hành để hệ thống cập nhật cấu hình.


9 Hướng dẫn tăng dung lượng đĩa trên LVM Linux

Chúng ta cần kiểm tra chắc chắn rằng partition của chúng ta đang thao tác là
Linux LVM
fdisk -l

Như bạn có thể thấy là /dev/sda2 ở trên là Linux LVM và nó có ID là 8e. 8e là


mã hex để thể hiện nó là type kiểu Linux LVM. Như vậy chúng ta đã kiểm tra được
đang làm việc trên Linux LVM rồi.

58
Như thông tin trong ảnh bên dưới thì ổ cứng hiện tại là 37.7GB và nó đang được
đặt trong logical với tên là /dev/mapper/centos-root nơi mà chúng ta sẽ mở rộng ổ
cứng mới.

Trước khi chúng ta có thể làm được điều này thì cần phải check được
"unallocated disk" đã được phát hiện ở server chưa. Bạn có thể sử dụng lệnh "fdisk -l"
để xem danh sách primay disk. Tuy nhiên bạn có thể sẽ nhìn thấy list giống như trạng
thái ban đầu, ở thời điểm này bạn không cần phải restart server mà vẫn có thể check
được thay đổi bằng command dưới đây.
echo "- - -" > /sys/class/scsi_host/host0/scan
Theo như hình ảnh bên dưới thì chúng ta có thể xác nhận được là đã hiển thị bao
gồm cả ổ cứng mới.

Như bạn đã thấy chúng ta đang làm việc với /dev/sda và chúng ta sẽ tạo primary
partition mới bằng cách sử dụng fdisk.

fdisk /dev/sda

59
 Chúng ta sẽ làm theo hướng dẫn như bên dưới và nhập theo kí tự in đậm. Chú ý
chọn m để có thể get tất cả commands liên quan đến fdisk ‘n’ là để thêm
partition mới

 ‘p’ là để tạo primary partition

 Chúng ta đã có /dev/sda1 và /dev/sda2 như trên vì vậy sử dụng 3 để tạo


/dev/sda3

 Tiếp theo enter 2 lần để nhận default cylinders đầu và cuối

 ‘t’ là để thay đổi system ID của partition, trong trường hợp này sẽ thay đổi
về 3 vừa được tạo ở trên.

 Mã code hex 8e là code cho Linux LVM

Bạn có thể thấy cảnh báo cần reboot lại nhưng nếu bạn ko thấy partition mới bằng
cách sử dụng "fdisk -l" thì có thể chạy "partprobe -s" để quét lại bảng partition.

60
Để không phải reboot lại thì bạn phải sử dụng partprobe/partx sau đó thực hiện lại lệnh
pvcreate.

 Sử dụng lệnh pvcreate để tạo physical volume sử dụng LVM.

 Tiếp theo kiểm tra xem tên hiện tại của volume group bằng lệnh vgdisplay

 Bây giờ mở rộng bằng cách add thêm physical volume /dev/sda3 bằng lệnh
pvcreate

 Sử dụng lệnh pvscan để scan tất cả disk cho physical volumes. Nó sẽ bao gồm
/dev/sda5 ban đầu và physical volume vừa thêm /dev/sda3

61
Tiếp theo là tăng logical volume, đầu tiên kiểm tra đường dẫn của logical volume sử
dụng lvdisplay

62
 Extend logical volume sử dụng

 Bước cuối cùng là resize lại file system sử dụng resize2fs

Và bây giờ sử dụng df để kiểm tra dung lượng ổ cứng available

10 An toàn thông tin


Các máy chủ Viettel IDC cung cấp cho khách hàng đã được đảm bảo các chính
sách an toàn thông tin và được cập nhật bản vá lỗ hổng định kỳ:
- Cài đặt hệ điều hành mới nhất và cập nhật bản vá.Với mỗi phiên bản hệ
điều hành Windows Server, yêu cầu nâng cấp lên bản Service Pack mới nhất.
(Chỉ cài đặt các bản vá security).
- Đối với các hệ thống mới sử dụng hệ điều hành Windows Server, yêu
cầu cài đặt phiên bản Windows Server 2012 R2 trở lên.
- Thiết lập chính sách tài khoản.
- Xóa hoặc disable tất cả các tài khoản không sử dụng trên hệ thống.
63
- Thiết lập chính sách mật khẩu mạnh. (8 ký tự, có chữ thường, chữ hoa,
ký tự đặc biệt).
- Enable tường lửa mềm.
- Thiết lập các phân vùng được định dạng NTFS.
- Thiết lập đồng bộ thời gian cho hệ điều hành.
- Cấu hình time Zone (UTC+7:00 Bangkok, HaNoi, Jakata)
- Cấu hình NTP Server (Default là times.windows.com)
- Enable Remote Desktop, SSH.
11 Máy chủ đồng bộ thời gian
Các máy chủ Viettel IDC cung cấp cho khách hàng đã cấu hình timezone, NTP
default:
- Cấu hình time Zone (UTC+7:00 Bangkok, HaNoi, Jakata).
- Cấu hình NTP Server (Default là times.windows.com).
Ngoài ra Viettel IDC cung cấp cho các khách hàng máy chủ NTP như sau:
- NTP Server 01: 115.84.177.8
12 Vi phạm bản quyền phần mềm
Bản quyền phần mềm được quy định trong hợp đồng ký kết với khách hàng. Khi
khách hàng có yêu cầu, thắc mắc về bản quyền xin vui lòng liên theo hotline:
18008088 hoặc gửi email tới địa chỉ support@viettelidc.com.vn.

64

You might also like