You are on page 1of 7

TRẦN THỊ THẢO – THCS HIỆP THUẬN

Dạng 1: toán quan hệ giữa các số


Bài 1: Tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết tổng các chữ số của nó là 7. Nếu đổi
chỗ hai chữ số hàng đơn vị và hàng chục cho nhau thì số đó giảm đi 45 đơn vị.
(Đ/S: Số cần tìm là 61).
Bài 2: Tìm hai số biết rằng tổng của hai số đó bằng 17 đơn vị. Nếu số thứ nhất tăng
thêm 3 đơn vị, số thứ hai tăng thêm 2 đơn vị thì tích của chúng bằng 105 đơn vị.
(Đ/S: Hai số cần tìm là 12 và 5 hoặc 4 và 13).
Bài 3: Tìm một số có hai chữ số nếu chia số đó cho tổng hai chữ số thì ta được
thương là 6. Nếu cộng tích hai chữ số với 25 ta được số nghịch đảo.
(Đ/S: Số cần tìm là 54).
Bài 4 : Tìm số tự nhiên có hai chữ số biết rằng chữ sô hàng chục ít hơn chữ số hàng
đơn vị là 2 đơn vị. Nếu viết thêm chữ số 1 vào giữa hai chữ số đã cho thì được số mới
lớn hơn số cũ là 460 đơn vị.
Bài 5 : Cho số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng tổng hai chữ số của nó bằng 5; bình
phương chữ số hàng chục hơn chữ số hàng đơn vị là 1 đơn vị. Tìm số đó.
Bài 6 : Tìm một số tự nhiên có hai chữ số biết rằng tổng các bình phương hai chữ số
của số đó bằng 20. Mặt khác khi đổi chỗ hai chữ số cho nhau ta được số mới lớn hơn
số ban đầu 18 đơn vị.
Bài 7: Tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết tổng các chữ số của nó là 14. Nếu đổi
chỗ hai chữ số hàng đơn vị và hàng chục cho nhau thì số đó tăng 18 đơn vị.
Bài 8: Tìm một số tự nhiên có hai chữ số. Biết rằng chữ số hàng đơn vị hơn chữ số
hàng chục là 5 đơn vị và khi viết chữ số 1 xen vào giữa hai chữ số của số đó thì ta
được số mới lớn hơn số đó là 280 đơn vị.
Bài 9: Tìm một số có hai chữ số biết rằng chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn
vị là 5 và nếu đem số đó chia cho tổng các chữ số của nó thì được thương là 7 và dư
6.(Đ/S: Số cần tìm là 83).
Bài 10: Một phân số có tử số bé hơn mẫu số là 11. Nếu bớt tử số đi 7 đơn vị và tăng
mẫu số lên 4 đơn vị thì sẽ được phân số mới là nghịch đảo của phân số đã cho. Tìm
5
phân số đó(Đ/S: Số cần tìm là ).
6
Dạng 2:Toán liên quan môn học
Bài 0 :Một mảnh vườn hình chữ nhật trước đây có chu vi là 280m. Nay người ta làm
một lối đi xung quanh vườn rộng 2m do đó diện tích mảnh vườn còn lại 4256m2. Tính
chiều dài và chiều rộng mảnh vườn lúc đầu.
Bài 1: Một hình chữ nhật có chu vi bằng 130cm. Nếu tăng chiều rộng của hình chữ
4
nhật lên gấp ba lần chiều rộng ban đầu, tăng chiều dài lên gấp lần chiều dài ban
3
đầu thì được một hình vuông. Tính kích thước của hình chữ nhật đã cho.
Bài 2 :Một mảnh vườn hình chữ nhật trước đây có chu vi là 124m. Nay người ta mở
rộng chiều dài thêm 5m, chiều rộng thêm 3m, do đó diện tích mảnh vườn tăng thêm
255m2. Tính chiều dài và chiều rộng mảnh vườn lúc đầu.
Bài 3 :Tính độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông, biết rằng nếu tăng
mỗi cạnh góc vuông lên 3cm thì diện tích tam giác sẽ tăng thêm 36cm2 và nếu cạnh
góc vuông thứ nhất giảm đi 2cm, cạnh góc vuông thứ hai giảm đi 4 cm thì diện tích
của tam giác giảm đi 26cm2
LUYỆN MÃI THÀNH TÀI – MIỆT MÀI THÀNH GIỎI
TRẦN THỊ THẢO – THCS HIỆP THUẬN
Bài 5: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 5 m. Tính kích thước
của mảnh đất, biết rằng diện tích mảnh đất là 150 m2.
Bài 6: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 100 m. Nếu tăng chiều rộng 3 m và
giảm chiều dài 4m thì diện tích giảm 2 m2 . Tính diện tích của mảnh vườn.(Đ/S: 600
Bài 7: Tính độ dài các cạnh của hình chữ nhật, biết chiều dài hơn chiều rộng 1m và
độ dài mỗi đường chéo của hình chữ nhật là 5m.(Đ/S: 4m và 3m)
Bài 8: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 34m. Nếu tăng thêm chiều dài 3m
và chiều rộng 2m thì diện tích tăng thêm 45m2. Hãy tính chiều dài, chiều rộng của
mảnh vườn.(Đ/S: 12 m và 5 m)
Bài 9: Một hình chữ nhật ban đầu có cho vi bằng 2010 cm. Biết rằng nều tăng chiều
dài của hình chữ nhật thêm 20 cm và tăng chiều rộng thêm 10 cm thì diện tích hình
chữ nhật ban đầu tăng lên 13 300 cm2. Tính chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật
ban đầu.(Đ/S: 700 và 305 m)
Bài 10: Cho mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng ngắn hơn chiều dài 45 m. Nếu
giảm chiều dài 2 lần tăng chiều rộng lên 3 lần thì chu vi không đổi. Tính diện tích
mảnh đất(Đ/S: 900 (m2).
Bài 4 ; Người ta hòa lẫn 4kg chất lỏng I với 3kg chất lỏng II thì được một hỗn hợp
có khối lượng riêng 700 kg/m3. Biết rằng khối lượng riêng của chất lỏng I lớn hơn
khối lượng riêng của chất lỏng II là 200 kg/m3. Tính khối lượng riêng của mỗi chất
lỏng.
Bài 11:Miếng kim loại thứ nhất nặng 880g, Miếng kim loại thứ hai nặng 858g, thể
tích miếng thứ nhất bé hơn miếng thứ 2 là 10cm3 khối lượng riêng miếng thứ nhất
nhiều hơn miếng thứ hai là 1g/cm3 .Tính KLR của mỗi miếng?
Dạng 3: Toán làm chung riêng CV
Bài 1 : Hai đội cùng làm một công vieecjthif 4 ngày xong. Nếu đội 1 làm một nửa
công việc rồi đội thứ hai làm nốt thì hết tất cả 9 ngày. Tính thời gian mỗi đội làm
riêng để xong công việc?
Bài 2 : Hai người thợ cùng làm một công việc thì sau 7 giờ 12 phút làm xong. Nếu
người thứ nhất làm một mình trong 5 giờ và người thứ 2 làm một mình trong 6 giờ
thì cả hai người làm được 75% công việc. Hỏi nếu mỗi người làm một mình thì sau
bao nhiêu giờ xong công việc đó?
Bài 3: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể nước cạn (không có nước) trong 1 giờ 12
phút thì đầy bể. Nếu mở vòi thứ nhất chảy trong 30 phút và vòi thứ hai chảy trong 1
7
giờ thì được bể. Hỏi mỗi vòi chảy một mình thì sau bao lâu đầy bể?
12
Bài 4 : Hai người thợ cùng làm một công việc trong 6h thì xong. Nếu làm riêng thì
người thứ nhất mất nhiều thời gian hơn người thứ 2 là 5 giờ. Hỏi mỗi người làm một
mình công việc đó thì mấy giờ xong.
Bài 5 : Hai người làm chung một công việc thì sau 3 giờ 36 phút sẽ xong. Nếu mỗi
người làm một mình thì thời gian người thứ nhất hoàn thành công việc ít hơn người
thứ hai là 3 giờ. Tính thời gian mỗi người làm riêng để xong công việc.
Bài 6 : Hai đội cùng làm một công việc thì 6h xong. Nếu làm một mình thì thời gian
tổng cộng hai đội phải làm là 25h. Tính thời gian mỗi đội làm riêng để xong công
việc?

LUYỆN MÃI THÀNH TÀI – MIỆT MÀI THÀNH GIỎI


TRẦN THỊ THẢO – THCS HIỆP THUẬN
1
Bài tập 7: Hai máy ủi cùng làm việc trong vòng 12 giờ thì san lấp được khu đất.
10
Nếu máy ủi thứ nhất làm một mình trong 42 giờ rồi nghỉ và sau đó máy ủi thứ hai làm
một mình trong 22 giờ thì cả hai máy ủi san lấp được 25% khu đất đó. Hỏi nếu làm
một mình thì mỗi máy ủi san lấp xong khu đất đã cho trong bao lâu ?(Đ/S:300 và 200)
Bài 8 : Hai đội công nhân cùng làm chung một công việc. Thời gian để đội I làm một
mình xong công việc đó ít hơn thời gian đội II làm một mình xong công việc đó là 4
giờ. Tổng thời gian này gấp 4,5 lần thời gian hai đội cùng làm chung để xong công
việc đó. Hỏi mỗi đội làm một mình sau bao lâu thì hoàn thành công việc..
Dạng 5: Toán về năng suất
Bài 1 : Một xí nghiệp đặt kế hoạch sản xuất 3000 sản phẩm trong một thời gian.
Trong 6 ngày đầu họ thực hiện đúng tiến độ, những ngày sau đó mỗi ngày xí nghiệp
làm vượt 10 sản phẩm nên chẳng những đã hoàn thành kế hoạch sớm được 1 ngày mà
còn vượt mức 60 sản phẩm nữa. Tính năng suất dự kiến ban đầu của xí nghiệp.
Bài 2: Một tổ SX may được 600 khẩu trang phòng dịch trong một thời gian quy
định.Do tăng năng suất lao động, mỗi giờ tổ đó may được hơn kế hoạch 20 chiếc nên
công việc hoàn thành sớm hơn 1h.Hỏi theo kế hoạch mỗi giờ SX may ssuowcj bao
nhiêu khẩu trang?
Bài 3:Hưởng ứng phong trào trồng cây xanh vì môi trường xanh, sạch, đẹp, một chi
đoàn thanh niên dự định trồng 600 cây xanh trong một thời gian quy định. Do mỗi
ngày chi đoàn trồng được nhiều hơn dự định là 30 cây nên công việc được hoàn thành
sớm hơn quy định 1 ngày. Tính số cây mà chi đoàn dự định trồng trong một ngày.
Bài 4: Một đoàn xe vận tải nhận chuyên chở 15 tấn hàng. Khi sắp khởi hành thì 1 xe
phải điều đi làm công việc khác, nên mỗi xe còn lại phải chở nhiều hơn 0,5 tấn hàng
so với dự định. Hỏi thực tế có bao nhiêu xe tham gia vận chuyển. (biết khối lượng
hàng mỗi xe chở như nhau)
Bài 5: Một tổ công nhân dự định làm xong 240 sản phẩm trong một thời gian nhất
định. Nhưng khi thực hiện, nhờ cải tiến kĩ thuật nên mỗi ngày tổ đã làm tăng thêm 10
sản phẩm so với dự định. Do đó tổ đã hoàn thành công việc sớm hơn dự định 2 ngày.
Hỏi khi thực hiện, mỗi ngày tổ đã làm được bao nhiêu sản phẩm?
Bài 6: Hưởng ứng phong trào “Vì biể n đảo Trường Sa” mô ̣t đô ̣i tàu dự đinh ̣ chở 280
tấ n hàng ra đảo. Nhưng khi chuẩ n bi khơ ̣ ̉ i hành thì số hàng hóa dẫ tăng thêm 6 tấ n so
với dự đinh.
̣ Vì vâ ̣y đô ̣i tàu phải bổ sung thêm 1 tàu và mố i tàu chở ít hơn dự đinh ̣ 2
tấ n hàng. Hỏi khi dự đinḥ đô ̣i tàu có bao nhiêu chiế c tàu, biế t các tàu chở số tấ n hàng
bằ ng nhau? (Đ/S: 10 chiếc)
Bài 7: Một đội xe cần phải chuyên chở 150 tấn hàng. Hôm làm việc có 5 xe được
điều đi làm nhiệm vụ khác nên mỗi xe còn lại phải chở thêm 5 tấn. Hỏi đội xe ban
đầu có bao nhiêu chiếc?(Đ/S: 15 chiếc)
Bài 8:Một đội công nhân xây dựng hoàn thành căn nhà với 480 ngày công. Khi thực
hiện đội tăng cường thêm 3 công nhân nên thời gian hoàn thành công việc sớm hơn
8 ngày. Tính số công nhân ban đầu của đội
LUYỆN MÃI THÀNH TÀI – MIỆT MÀI THÀNH GIỎI
TRẦN THỊ THẢO – THCS HIỆP THUẬN
Bài 9 :Nếu bớt đi 2 công nhân thì phải mất thêm 3 ngày mới hoàn thành công việc.
Nếu tăng thêm 5 công nhân thì công việc hoàn thành sớm hơn được 4 ngày. Hỏi theo
dự định, cần bao nhiêu công nhân và làm bao nhiêu ngày?
Bài 10: Một xe lửa cần vận chuyển một lượng hàng. Người lái xe tính rằng nếu xếp
mỗi toa 15 tấn hàng thì còn thừa lại 5 tấn, còn nếu xếp mỗi toa 16 tấn thì có thể chở
thêm 3 tấn nữa. Hỏi xe lửa có mấy toa và phải chở bao nhiêu tấn hàng.
Dạng 6:Toán liên quan tới %
Bài 1: Theo kế hoạch 2 ôtô chở tất cả 360 tấn hàng. Xe 1 chở vượt mức 12%, xe 2
chở vượt mức 10% do đó hai xe chở được 400 tấn. Hỏi theo kế hoạch mỗi xe chở bao
nhiêu tấn.
Bài 2: Theo kế hoạch hai tổ sản xuất được giao làm 600 sản phẩm. Nhờ tăng năng
suất lao động tổ 1 làm vượt mức 10% và tổ hai làm vượt mức 20% so với kế hoạch của
mỗi tổ, nên cả hai tổ làm được 685 sản phẩm. Tính số sản phẩm mỗi tổ làm theo kế
hoạch (Đ/S: 350 sp và 250 sp )
Bài 3: Tháng đầu, hai tổ sản xuất được 900 chi tiết máy. Tháng thứ hai, do cải tiến
kỹ thuật nên tổ I vượt mức 10% vả tổ II vượt mức 12% so với tháng đầu, vì vậy, hai
tổ đã sản xuất được 1000 chi tiết máy. Hỏi trong tháng đầu mỗi tổ sản xuất được bao
nhiêu chi tiết máy ? (Đ/S: 400 và 500)
Bài 4: Trong tháng thanh niên Đoàn trường phát động và giao chỉ tiêu mỗi chi đoàn
thu gom 10kg giấy vụn làm kế hoạch nhỏ. Để nâng cao tinh thần thi đua bí thư chi
đoàn 10A chia các đoàn viên trong lớp thành hai tổ thi đua thu gom giấy vụn. Cả hai
tổ đều rất tích cực. Tổ 1 thu gom vượt chỉ tiêu 30%, tổ hai gom vượt chỉ tiêu 20% nên
tổng số giấy chi đoàn 10A thu được là 12,5 kg. Hỏi mỗi tổ được bí thư chi đoàn giao
chỉ tiêu thu gom bao nhiêu kg giấy vụn? (Đ/S: 5kg và 5kg)
Bài 5: Năm ngoái, hai đơn vị sản xuất nông nghiệp thu hoạch được 600 tấn thóc. Năm
nay, đơn vị thứ nhất làm vượt mức 10%, đơn vị thứ hai làm vượt mức 20% so với
năm ngoái. Do đó cả hai đơn vị thu hoạch được 685 tấn thóc. Hỏi năm ngoái, mỗi
đơn vị thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc?(Đ/S: 250 và 350 tấn)
Bài 6 : Tổng số học sinh của hai trường A và B thi đỗ vào lớp 10 là 483 em, đạt tỉ lệ
92%. Riêng trường A tỉ lệ đỗ 90% , trường B tỉ kệ đỗ 95%. Tính số học sinh dự thi
của mỗi trường. (Tỉ lệ đỗ = số học sinh thi đỗ / số học sinh dự thi x 100%)
Dạng 7: Toán chuyển động.
Bài 1 : Chiều dài của bể bơi là 100m. Trong một đợt tập bơi phòng chống đuối nước
ở một trường THCS, mỗi học sinh phải thực hiện bài tập bơi từ đầu này sang đầu kia
của bể bơi theo vận tốc quy định. Trên 3/5 quãng đường đầu, học sinh A bơi theo
đúng vận tốc quy định. Trên quãng đường còn lại học sinh A giảm vận tốc 1m/s so
với vận tốc quy định. Tính vận tốc theo quy định biết học sinh A bơi tổng cộng là
40 giây (ĐS: 3m/s)
Bài 2 :Chiều dài của bể bơi là 120m. Trong một đợt tập bơi phòng chống đuối nước
ở một trường THCS, mỗi học sinh phải thực hiện bài tập bơi từ đầu này sang đầu kia
1
của bể bơi theo vận tốc quy định. Sau khi bơi được quãng đường đầu, học sinh A
2
giảm vận tốc 1m/s so với vận tốc quy định trên quãng đường còn lại. Tính vận tốc
LUYỆN MÃI THÀNH TÀI – MIỆT MÀI THÀNH GIỎI
TRẦN THỊ THẢO – THCS HIỆP THUẬN
theo quy định biết học sinh A về đến đầu kia của bể bơi chậm hơn quy định là 10
giây.
Bài 3 : Một ô tô đi trên quãng đường từ A đến B dài 840km trong một thời gian nhất
định. Sau khi đi được một nửa quãng đường người đó nghỉ 30 phút. Để đến B đúng
dự định người đó tăng vận tốc thêm 2km/h trên quãng đường còn lại. Tính vận tốc dự
định của ô tô?
Bài 4: Mô ̣t người đi xe đa ̣p từ A đế n B cách nhau 36 km. Khi đi từ B trở về A, người
đó tăng vâ ̣n tố c thêm 3 km/h, vì vâ ̣y thời gian về it́ hơn thời gian đi là 36 phút. Tính
vâ ̣n tố c của người đi xe đa ̣p khi đi từ A đế n B.
Bài 5: Một ôtô đi trên quãng đường dài 400km. Khi đi được 180 km, ôtô tăng vận
tốc thêm 10 km/h đi trên quãng đường còn lại.Tính vận tốc ban đầu của ôtô. Biết thời
gian đi hết quãng đường là 8 giờ. (Giả thiết ô tô có vẫn tốc không đổi trên mỗi đoạn
đường. (Đ/S: 45 km/h)
Bài 6: Quãng đường từ A đến B dài 90 km. Một người đi xe máy từ A đến B. Khi
đến B, người đó nghỉ 30 phút rồi quay trở về A với vận tốc lớn hơn vận tốc lúc đi là
9 km/h. Thời gian kể từ lúc bắt đầu đi từ A đến lúc trở về đến A là 5 giờ. Tính vận
tốc xe máy lúc đi từ A đến B.
Bài 7 : Một người đi xe máy từ A đến B cách nhau 120kkm với vận tốc dự định. Sau
1
khi đi được quãng đường AB người đó phải dừng lại 6 phút để đợi tàu hỏa đi qua.
3
Sau đó trên quãng đường còn lại người đó đã tăng vận tốc thêm 10km/h, do đó đã đến
B sớm hơn dự định 18 phút. Tính vận tốc dự định của người đó.
Bài 8 (Đề 4)
Bài 9 ( ĐỀ 8)
Bài 10 (Đề 14).
Dạng 8: Chuyển động có dòng nước.
Bài 1: Khoảng cách giữa hai bến sông A và B là 48 km. Một canô đi từ bến A đến
bến B, rồi quay lại bến A. Thời gian cả đi và về là 5 giờ (không tính thời gian nghỉ).
Tính vận tốc của canô trong nước yên lặng, biết rằng vận tốc của dòng nước là 4
km/h. (Đ/S: 20 km/h).
Bài 2: Một canô đi xuôi dòng sông từ bến A đến bến B hết 6 giờ, đi ngược dòng sông
từ bến B về bến A hết 8 giờ. (Vận tốc dòng nước không thay đổi)
a) Hỏi vận tốc của canô khi nước yên lặng gấp mấy lần vận tốc dòng nước chảy ?
b) Nếu thả trôi một bè nứa từ bến A đến bến B thì hết bao nhiêu thời gian ?
Hướng dẫn giải
+ Gọi x, y lần lượt là vận tốc thật của canô và vận tốc dòng nước chảy, từ giả thiết
ta có phương trình: 6( x  y )  8( x  y )  2 x  14 y  x  7 y .

+ Vậy vận tốc của canô khi nước yên lặng gấp 7 lần vận tốc dòng nước.
LUYỆN MÃI THÀNH TÀI – MIỆT MÀI THÀNH GIỎI
TRẦN THỊ THẢO – THCS HIỆP THUẬN
+ Gọi khoảng cách giữa hai bến A, B là S, ta có: 6( x  y)  S  48 y  S .
S
+ Vậy thả trôi một bè núa xuôi từ A đến B hết số thời gian là  48 (giờ)
y
Bài 3: Một ca nô chuyển động xuôi dòng từ bến A đến bến B sau đó chuyển động
ngược dòng từ B về A hết tổng thời gian là 5 giờ . Biết quãng đường sông từ A đến
B dài 60 Km và vận tốc dòng nước là 5 Km/h . Tính vận tốc thực của ca nô (Vận tốc
của ca nô khi nước đứng yên )(Đ/S: 25 km/h)
Bài 4: Một ca nô xuôi dòng một quãng sông dài 12km rồi ngược dòng quãng sông đó
mất 2 giờ 30 phút. Nếu cũng quãng đường sông ấy, ca nô xuôi dòng 4km rồi ngược
dòng 8km thì hết 1 giờ 20 phút. Biết rằng vận tốc riêng của ca nô và vận tốc riêng của
dòng nước là không đổi, tính cận tốc riêng của ca nô và vận tốc riêng của dòng nước.
(Đ/S: 10 km/h và 2h)
Bài 5: Một ca nô chạy xuôi dòng sông từ A đến B rồi chạy ngược dòng từ B về A hết
tất cả 7 giờ 30 phút. Tính vận tốc thực của ca nô biết quãng đường sông AB dài 54
km và vận tốc dòng nước là 3 km/h.
Bài 6 : Một ô tô đi từ A đến B trong một thời gian dự định. Nếu vận tốc tăng thêm
14km/h thì đến B sớm hơn dự định là 2 giờ . Nếu vận tốc giảm đi 4km/h thì sẽ đến B
chậm hơn dự định 1 giờ . Tính khoảng cách AB , vận tốc và thời gian dự định của ô

Bài 7: đường AB dài 120km. Cùng một lúc một xe máy đi từ A đến B và một xe đạp
đi từ B đến A. Vận tốc xe máy lớn hơn vận tốc xe đạp là 20km/h. Hai xe gặp nhau tại
điểm cách B là 48km. Tính vận tốc xe đạp biết rằng trước khi gặp nhau xe máy có
dừng lại 1 giờ để bảo dưỡng?
Dạng 9: Toán dãy bàn ghế….
Bài 1: Trong đơ ̣t quyên góp ủng hô ̣ người nghèo, lớp 9A và 9B có 79 ho ̣c sinh quyên
góp đươ ̣c 975000 đồ ng. Mỗ i ho ̣c sinh lớp 9A đóng góp 10000 đồ ng, mỗ i ho ̣c sinh lớp
9B đóng góp 15000 đồ ng. Tin ́ h số ho ̣c sinh mỗ i lớp.
(Đ/S: 42 và 37)
Bài 2: Hai giá sách có tất cả 500 cuốn sách. Nếu bớt ở giá thứ nhất 50 cuốn và thêm
vào giá thứ hai 20 cuốn thì số sách ở cả hai giá sẽ bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi giá có
bao nhiêu cuốn?
(Đ/S: 285 và 215)
Bài 3: Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, lớp 9A trường THCS Hoa Hồng dự định trồng 300 cây xanh. Đến ngày lao
động, có 5 bạn được Liên Đội triệu tập tham gia chiến dịch an toàn giao thông nên
mỗi bạn còn lại phải trồng thêm 2 cây mới đảm bảo kế hoạch đặt ra. Hỏi lớp 9A có
bao nhiêu học sinh?(Đ/S: 30 học sinh)
Bài 4: Một phòng họp có 90 người họp được sắp xếp ngồi đều trên các dãy ghế. Nếu
ta bớt đi 5 dãy ghế thì mỗi dãy ghế còn lại phải xếp thêm 3 người mới đủ chỗ. Hỏi
lúc đầu có mấy dãy ghế và mỗi dãy ghế được xếp bao nhiêu người?(Đ/S: 15 dãy và 6
người)
Bài 5: Anh Bình đến siêu thị để mua một cái bàn ủi và một cái quạt điện với tổng số
tiền theo giá niêm yết là 850 ngàn đồng. Tuy nhiên, thực tế khi trả tiền, nhờ siêu thị
khuyến mãi để tri ân khách hàng nên giá của bàn ủi và quạt điện đã lần lượt giảm bớt
10% và 20% so với giá niêm yết. Do đó, anh Bình đã trả ít hơn 125 ngàn đồng khi
LUYỆN MÃI THÀNH TÀI – MIỆT MÀI THÀNH GIỎI
TRẦN THỊ THẢO – THCS HIỆP THUẬN
mua hai sản phẩm trên. Hỏi số tiền chênh lệch giữa giá bán niêm yết với giá bán thực
tế của từng loại sản phẩm mà anh Bình đã mua là bao nhiêu?(Đ/S: 45 và 80)
(Đ/S: 48 và 36)
Bài tập E.09: Ông Sáu gửi một số tiền vào ngân hàng theo mức lãi suất tiết kiệm với
kỳ hạn 1 năm là 6%. Tuy nhiên sau thời hạn một năm ông Sáu không đến nhận tiền
lãi mà để thêm một năm nữa mới lãnh. Khi đó số tiền lãi có được sau năm đầu tiên sẽ
được ngân hàng cộng dồn vào số tiền gửi ban đầu để thành số tiền gửi cho năm kế
tiếp với mức lãi suất cũ. Sau 2 năm ông Sáu nhận được số tiền là 112.360.000 đồng
(kể cả gốc lẫn lãi). Hỏi ban đầu ông Sáu đã gửi bao nhiêu tiền(Đ/S: 100 triệu đồng)
Bài tập E.10: Một phòng học có 10 băng ghế. Học sinh của lớp 9A được sắp xếp chỗ
ngồi đều nhau trên mỗi băng ghế. Nếu bớt đi 2 băng ghế, thì mỗi băng ghế phải bố trí
thêm một học sinh ngồi nữa mới đảm bảo chỗ ngồi cho tất cả học sinh của lớp. Hỏi
lớp 9A có bao nhiêu học sinh.(Đ/S: 40 học sinh)
Bài tập E.11: Một phòng họp có 360 chỗ ngồi và được chia thành các dãy có số chỗ
ngồi bằng nhau. nếu thêm cho mỗi dãy 4 chỗ ngồi và bớt đi 3 dãy thì số chỗ ngồi
trong phòng không thay đổi. Hỏi ban đầu số chỗ ngồi trong phòng họp được chia
thành bao nhiêu dãy.(Đ/S: 18 dãy)
Bài tập E.09:
Gọi số tiền ông Sáu gửi ban đầu là x( đồng, x > 0).
Theo đề bài ta có:
Số tiền lãi sau 1 năm ông Sáu nhận được là: 0,06x( đồng).
Số tiền có được sau 1 năm của ông Sáu là: x + 0,06x = 1,06x( đồng).
Số tiền lãi năm thứ 2 ông Sáu nhận được là: 1,06x. 0,06 = 0,0636x( đồng).
Do vậy số tiền tổng cộng sau 2 năm ông Sáu nhận được là: 1,06x + 0,0636x =
1,1236x( đồng).
Mặt khác: 1,1236x = 112360000 nên x = 100000000( đồng) hay 100 triệu đồng.
Vậy ban đầu ông Sáu đã gửi 100 triệu đồng.
Bài tập E.10:
Gọi số học sinh lớp 9A là x (học sinh) (x ∈ N*)
x
Nếu có 10 băng ghế thì mỗi băng có số học sinh là (học sinh)
10
x
Nếu bớt đi 2 băng ghế, còn 8 băng thì mỗi băng có số học sinh là (học sinh)
8
x x
Theo bài ra ta có phương trình:   x  40 (t/ m)
8 10

Vậy lớp 9A có 40 học sinh

LUYỆN MÃI THÀNH TÀI – MIỆT MÀI THÀNH GIỎI

You might also like