You are on page 1of 1

TỰ LUẬN

Câu 1. Viết phương trình hóa của phản ứng giữa các chất sau, ghi đủ điều kiện (nếu có):

a) Fe + Cl2 →

b) HCl + Cu →

c) HCl + KOH →

100o C
d) Cl2 + NaOH ⎯⎯⎯

Câu 2. Hãy viết một phương trình phản ứng chứng minh rằng:

a) iodine có tính oxi hóa mạnh.

b) tính oxi hóa của iodine yếu hơn các halogen khác.

Đáp án

Iot có tính oxi hóa mạnh

2Al + 3I2 → 2AlI3

Tính oxi hóa của iot yếu hơn các halogen khác.

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 ;

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

Câu 3. Thêm 80 ml dung dịch silver nitrate (AgNO3) 0,5 M vào một dung dịch có chứa 4,19 gam hỗn hợp potassium
bromide (KBr)và sodium iodine (NaI). Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch hydrochloric acid
(HCl) có nồng độ 0,2 M. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu.

Câu 4. Khí hydrogen thu được bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl, đôi khi bị lẫn tạp chất là khí chlorine. Để
kiểm tra khí hydrogen có lẫn chlorine không, người ta thổi khí đó qua một dung dịch chứa potassium iodide và tinh bột.
Hãy giải thích vì sao người ta làm như vậy.

Đáp án

Khí chlorine lẫn trong hỗn hợp sẽ phản ứng với dung dịch KI.

Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

Iodine sinh ra làm tinh bột chuyển sang màu xanh như vậy phát hiện có lẫn tạp chất là khí chlorine.

Câu 5. Nước muối sinh lý là dung dịch muối sodium chloride 0.9%, gọi là “sinh lý” vì đây là dung dịch có áp suất thẩm
thấu tương đương với dịch của cơ thể (máu, nước mắt,...) trong điều kiện bình thường. Một số gia đình có thói quen tự
pha chế nước muối sinh lý để sử dụng, tuy nhiên cần đảm bảo an toàn, vệ sinh vì nếu quá trình thao tác không đảm bảo,
có thể vô tình đưa vi khuẩn sâu vào cơ thể khi sử dụng. Hãy trình bày cách pha chế 500 ml dung dịch nước muối sinh lí từ
dung dịch sodium chloride chuẩn nồng độ 1,0M (hãng sản xuất: Merck, CAS: 7647-14-5).

You might also like