You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT

BÀI BÁO CÁO


SO SÁNH CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 VỚI CÔNG ƯỚC VIÊN 1980

GVHD: ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
Môn học: Pháp luật về hợp đồng trong thương mại (KL427) Bộ môn: Luật Thương mại

Cần Thơ, tháng 03 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN MSSV MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP


1 Lý do chọn đề tài và tổng hợp
file word
Hoàn thành 100%
2 Sơn Lệ Nguyên B1708067 Chương 1
3 Trần Thị Kim Ngân B2002038 Hoàn thành 100%
4 Danh Thị Anh Thư B2009902 Chương 2
5 Lê Trương Huỳnh Trân B2009909 Hoàn thành 100%
6 Bùi Thị Hiếu Thảo B2009896 Chương 3, File powepoint
Hoàn thành 100%
7 Đặng Phi Long B2009700 Kết luận
Hoàn thành 100%
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································
········································································································

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI.................3
1.1 Khái quát chung về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo quy
định của pháp luật Việt Nam..............................................................................................3
1.1.1 Khái niệm về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo quy
định của pháp luật Việt Nam........................................................................................3
1.1.2 Đặc điểm chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo quy định
của pháp luật Việt Nam................................................................................................3
1.1.3 Ý nghĩa của việc quy định chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương
mại theo pháp luật Việt Nam........................................................................................5
1.2 Khái quát chung về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo
quy định của pháp luật Việt Nam....................................................................................5
1.2.1 Khái niệm về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo Công
ước Viên 1980.............................................................................................................. 5
1.2.2 Đặc điểm chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo Công
ước Viên 1980.............................................................................................................. 7
1.2.3 Ý nghĩa của việc quy định chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương
mại theo Công ước Viên 1980......................................................................................9
1.3 Chức năng của chế tài trong hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam và
Công ước Viên 1980........................................................................................................9
1.3.1 Phòng ngừa vi phạm............................................................................................9
1.3.2 Xử lý vi phạm....................................................................................................10
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÔNG
ƯỚC VIÊN 1980..............................................................................................................11
2.1 Quy định của pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại
theo pháp luật Việt Nam................................................................................................11
2.1.1 Căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo
pháp luật Việt Nam....................................................................................................11
2.1.2 Cách tính các khoản bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại khi có
hành vi vi phạm..........................................................................................................16
2.1.3 Phạm vi bồi thường thiệt hại.............................................................................17
2.2 Quy định về bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo Công ước Viên
1980............................................................................................................................... 17
2.2.1 Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại
theo Công ước Viên 1980..........................................................................................17
2.2.2 Về phạm vi thiệt hại được đền bù......................................................................18
2.2.3 Về tính dự đoán trước của thiệt hại...................................................................18
2.2.4 Về giá trị tính toán của các khoản bồi thường thiệt hại.....................................19
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT SAU KHI SO SÁNH VỚI CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI THEO CÔNG ƯỚC VIÊN...........................................................................20
3.1 Bất cập của quy định pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động
thương mại....................................................................................................................20
3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại qua
một số vụ án cụ thể........................................................................................................21
3.3 Kiến nghị những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về bồi
thường thiệt hại trong hoạt động thương mại.................................................................22
3.3.1 Kiến nghị về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra hành
vi vi phạm..................................................................................................................22
3.3.2 Kiến nghị về tính toán số tiền buộc phải bồi thường khi xảy ra vi phạm mà các
bên phải huỷ bỏ hợp đồng trong hoạt động thương mại.............................................22
3.3.3 Kiến nghị về trường hợp bất khả kháng về miễn trách nhiệm trong Luật Thương
mại............................................................................................................................. 23
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................27
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
SO SÁNH CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG LUẬT THƯƠNG
MẠI 2005 VỚI CÔNG ƯỚC VIÊN 1980

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với sự hội nhập quốc
tế, hoạt động thương mại phát triển ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh sự phát triển hoạt
động thương mại của các chủ thể thì hành vi vi phạm hợp đồng cũng phát sinh, xu
hướng trở nên phức tạp hơn. Chế tài bồi thường thiệt hại tồn tại như giải pháp để bù
đắp cho bên bị thiệt hại những tổn thất mà hậu quả của hành vi vi phạm phát sinh.
Trong các hệ thống pháp luật khác nhau cũng quy định khác nhau về chế tài bồi
thường thiệt hại. Pháp luật Việt Nam về chế tài bồi thường thiệt hại trong quy định và
thực tiễn áp dụng đang bộc lộ những hạn chế như căn cứ phát sinh, mức bồi thường,
… . Cần phân tích quy định và đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế đó.
Trên cơ sở nghiên cứu về chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương mại 2005 và
Công ước Viên 1980 để thấy được những điểm tương đồng cũng như khác biệt giữa
hai văn bản pháp lý. Từ đó, so sánh hai văn bản pháp lý này nhằm định hướng hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về chế tài bồi thường thiệt hại.
Từ những lý do trên, nhóm đã lựa chọn đề tài “So sánh chế tài bồi thường thiệt hại
trong Luật Thương mại 2005 với Công ước Viên 1980”.
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài “So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương mại 2005 với Công
ước Viên 1980” sẽ tập trung vào quy định về chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật
Thương mại 2005 và Công ước Viên 1980. Cụ thể là nghiên cứu về mặt lý luận, quy
định và thực tiễn áp dụng của chế tài bồi thường thiệt hại. Qua đó, nhìn nhận vấn đề
bất cập xoay quanh chế tài bồi thường thiệt hại và có kiến nghị hoàn thiện những bất
cập đó.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài “So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương mại 2005 với Công
ước Viên 1980”, trong quá trình nghiên cứu nhóm đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu cơ bản là tìm đọc và tổng hợp tài liệu. Ngoài ra, còn có những phương
pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương
pháp diễn giải, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp.

1
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài báo cáo nhóm chủ yếu xoay quanh, phân tích về chế tài bồi thường thiệt trong
pháp luật Việt Nam, cụ thể là quy định trong Luật Thương mại 2005 và trong Công
ước Viên 1980 làm sáng tỏ những quy định chung cũng như những nội dung cụ thể về
chế tài bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh chế tài bồi thường thiệt hại giữa
Luật Thương mại 2005 và Công ước Viên 1980 nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác
biệt. Từ đó hoàn hiện pháp luật Việt Nam về chế tài bồi thường thiệt hại.
5. Bố cục đề tài
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, bài báo cáo về đề tài
“So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương mại 2005 với Công ước Viên
1980” bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về chế tài bồi thường thiệt hại
Chương 2: Quy định của pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động
thương mại trong pháp luật Việt Nam và Công ước Viên 1980
Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại trong
hoạt động thương mại và những giải pháp hoàn thiện pháp luật sau khi so sánh với
chế tài bồi thường thiệt hại theo Công ước Viên 1980

2
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
1.1 Khái quát chung về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại
theo quy định của pháp luật Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo quy
định của pháp luật Việt Nam
Theo quan điểm của Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp một bên khi thực hiện
nghĩa vụ dân sự mà có hành vi vi phạm nghĩa vụ và gây ra thiệt hại thì phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác.
Căn cứ khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định: “Bồi thường thiệt
hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây
ra cho bên bị vi phạm”.
Như vậy có thể hiểu là khi một bên vi phạm hợp đồng thương mại thì bên kia có thể
yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1.1.2 Đặc điểm chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo quy định
của pháp luật Việt Nam
Từ khái niệm trên có thể rút ra một số đặc điểm pháp lý của chế tài bồi thường
thiệt hại như sau:
 Thứ nhất, về bản chất
Bồi thường thiệt hại là một chế tài luật định nhằm yêu cầu bên vi phạm phải bồi
thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Theo
nguyên tắc, người nào gây ra thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho người bị thiệt hại, nếu thiệt hại xảy ra xuất phát trực tiếp từ hành vi vi phạm của
người đó.
Bên cạnh đó, chế tài bồi thường thiệt hại không phải là chế tài thỏa thuận như
phạt vi phạm hợp đồng mà là chế tài luật định. Cụ thể hơn, kể cả trong trường hợp
giữa các bên không tồn tại một thỏa thuận về bồi thường thiệt hại từ trước thì khi thiệt
hại xảy ra, bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường một khoản
tiền nhất định tương ứng với thiệt hại mà bên đó đã gây ra do hành vi vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng, miễn là hành vi của bên vi phạm đáp ứng đầu đủ các điều kiện để có thể
áp dụng chế tài này.
 Thứ hai, về tính chất

3
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
Vì nghĩa vụ của bên vi phạm trong trường hợp này là nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại, mà cụ thể là bên vi phạm phải trả một khoản tiền tương ứng với thiệt hại vật chất
thực tế của bên bị vi phạm, nên có thể khẳng định: tương tự như chế tài phạt vi phạm,
chế tài bồi thường thiệt hại cũng là chế tài có tính tài sản, và hậu quả pháp lý bất lợi
dành cho bên vi phạm khi áp dụng chế tài này là lợi ích kinh tế của bên vi phạm sẽ bị
ảnh hưởng vì hành vi vi phạm nghĩa vụ mà họ đã thực hiện.
 Thứ ba, về chủ thể được quyền lựa chọn và áp dụng chế tài
Vì hợp đồng thương mại được xây dựng trên cơ sở sự tự nguyện thỏa thuận của
các bên nên việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cũng là do các bên hoàn toàn tự
nguyện. Do đó, khi xảy ra hành vi vi phạm nghĩa vụ, nhận thấy quyền và lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm phạm, mà cụ thể là có thiệt hại xảy ra, bên bị vi phạm có quyền
tự mình yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trên thực tế, đôi
khi việc xác định hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế để làm căn cứ áp dụng chế tài
bồi thường thiệt hại lại không hề dễ dàng nên trong nhiều trường hợp, các bên trở nên
mâu thuẫn với nhau và từ đó phát sinh tranh chấp.
Những tranh chấp này có thể được giải quyết bởi các cơ quan tiến hành tố tụng
và có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại như Tòa án hoặc Trọng tài thương
mại. Khi giải quyết tranh chấp, những cơ quan này cũng có quyền được yêu cầu bên
vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm theo yêu cầu của bên bị vi phạm
và trên cơ sở tính toán một cách hợp lý giá trị bồi thường.
 Thứ tư, về mục đích áp dụng
Khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại, hành vi vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại
vật chất thực tế đã xảy ra nên mục đích của chế tài này chính là nhằm khôi phục, bù
đắp những tổn hại về lợi ích vật chất của bên bị vi phạm, qua đó làm cho hành vi vi
phạm hợp đồng trở nên vô hại về mặt vật chất đối với bên bị vi phạm.
Xét trong lĩnh vực thương mại, một chủ thể có thể trở thành một bên trong nhiều
quan hệ hợp đồng khác nhau, có thể chủ thể đó là bên bán trong quan hệ hợp đồng
này nhưng lại trở thành bên mua trong quan hệ hợp đồng khác, hay ngược lại. Bởi vì
bản chất của việc thực hiện hoạt động thương mại chính là việc mua đi bán lại sản
phẩm hàng hóa trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Do đó, thiệt hại phát sinh trong quan hệ hợp đồng này hoàn toàn có thể khiến
cho bên bị vi phạm vướng phải những thiệt hại phát sinh trong quan hệ hợp đồng khác
nên thiệt hại trên thực tế của bên bị vi phạm có thể rất lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ

4
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
đến lợi ích kinh tế của họ. Vì vậy, việc bồi thường thiệt hại của bên vi phạm có thể
giúp giảm thiểu thời gian bù đắp những thiệt hại đã xảy ra. Đây hoàn toàn là quyền lợi
hợp pháp của bên bị vi phạm.
Mặt khác, sau khi đã phải bỏ một chi phí không nhỏ để bồi thường thiệt hại, bên
vi phạm cũng sẽ phải có ý thức hơn trong việc thực hiện hợp đồng nếu không muốn
tiếp tục mất đi những chi phí không đáng có, ảnh hưởng đến việc tối đa hóa lợi nhuận
trong kinh doanh.
1.1.3 Ý nghĩa của việc quy định chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương
mại theo pháp luật Việt Nam
Từ các phân tích đặc điểm, chúng ta thấy ý nghĩa của bồi thường thiệt hại là
nhằm bù đắp những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên đã gây ra cho
bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm,“tổn thất thực tế, trực tiếp” và
“khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi
phạm”.
Bồi thường thiệt hại còn có tác dụng như là một thông điệp mang tính răn đe tất
cả những chủ thể khác khiến họ phải kiềm chế, tự giữ mình không vi phạm pháp luật
nói chung và vi phạm hợp đồng trong thương mại nói riêng. Đây cũng là một biện
pháp giáo dục các tổ chức và các cá nhân có ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm
minh pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng, làm cho mọi người tin tưởng
vào công lý. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một quy định hợp lý thể hiện rõ chức
năng là một chế tài dân sự trong quan hệ hợp đồng khi mà hoạt động kinh doanh trong
môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt.
1.2 Khái quát chung về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại
theo quy định của pháp luật Việt Nam
1.2.1 Khái niệm về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo
Công ước Viên 1980
Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước CISG) dành
Mục II Chương 5 cho chế tài bồi thường thiệt hại. Theo đó, thiệt hại do vi phạm hợp
đồng của một bên là tổng số các tổn thất kể cả lợi tức bị mất, mà bên kia phải chịu do
hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những thiệt hại như vậy không thể vượt quá tổn
thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được trong
thời điểm ký kết hợp đồng như là hậu quả có thể xảy ra của vi phạm hợp đồng đó, trên

5
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
cơ sở các thông tin và tình tiết mà bên vi phạm hợp đồng đã biết hoặc phải biết vào
thời điểm đó. Như vậy, những vấn đề cơ bản đáng được lưu tâm bao gồm:

Phạm vi thiệt hại được đền bù: thiệt hại bao gồm những tổn thất. Khoản lợi
đáng lẽ được hưởng (lợi tức bị mất) cũng được tính là tổn thất. Công ước viên 1980
không quy định cụ thể về loại thiệt hại này và có quy định việc loại trừ việc áp dụng
Công ước cho những thiệt hại do người chết hoặc bị thương.
Dự đoán trước thiệt hại: Thiệt hại phải là những tổn thất mà bên vi phạm hợp
đồng đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán trước được trong thời điểm ký kết hợp
đồng như là hậu quả có thể xảy ra đối với vi phạm hợp đồng đó.

Theo CISG, việc giải quyết bồi thường thiệt hại theo 04 điều khoản của Công ước (từ
Điều 74 đến Điều 77). Với quy định tại Điều 74 của CISG thì bồi thường thiệt hại bao
gồm 02 nguyên tắc: Bồi thường đầy đủ và giới hạn trách nhiệm theo quy tắc có thể
thấy trước. CISG không phân biệt thiệt hại bằng tiền hay không bằng tiền và không
cấm bồi thường quá mức. Điều 74 trao cho Tòa án thẩm quyền rộng rãi trong việc giải
quyết thiệt hại theo cách phù hợp với hoàn cảnh.
Điều 74 Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) quy định
về vấn đề bồi thường thiệt hại như sau: Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi
phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia
đã phải chịu do hậu qủa của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này
không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ
phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu qủa có thể xảy ra do vi phạm
hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết. Như vậy,
CISG cho phép các bên có thể dự liệu về mức bồi thường thiệt hại vào lúc kí kết hợp
đồng bên cạnh việc đưa ra các nguyên tắc xác định khác (các nguyên tắc này tương tự
như các nguyên tắc xác định thiệt hại được quy định trong Luật Thương mại năm
2005). Việc thừa nhận thỏa thuận bồi thường cố định cho thấy quan điểm tương đồng
của CISG với pháp luật của một số nước như Anh và Mỹ. Theo đó, mức bồi thường
cố định phải được dự liệu vào lúc kí kết hợp đồng, và công ước cũng cho rằng, trong
trường hợp có thiệt hại xảy ra thì mức bồi thường thiệt hại được đề nghị không được
cao hơn mức bồi thường đã được dự liệu trước trong hợp đồng. Việc dự liệu trước này

6
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
trong một số trường hợp sẽ là một căn cứ để giới hạn mức bồi thường thiệt hại trong
thực tế.
Công ước Viên 1980 không đưa ra một khái niệm cụ thể, chính thức về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì nhưng thông qua các quy định trong công ước,
chúng ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng
hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau Như vậy, công ước
chỉ đưa ra tiêu chỉ duy nhất để xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa
là tiêu chí về trụ sở thương mại. Cụ thể hơn, tại Điều 10 Công ước quy định: “Nếu
một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ là trụ sở
nào có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng
đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất
kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng; Nếu một bên không có trụ sở thương
mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ.
Còn đối với khái niệm vi phạm hợp đồng thì là việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận, theo thói quen trong
thương mại giữa các bên, pháp luật điều chỉnh hợp đồng hoặc tập quán thương mại
quy định sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Như vậy, qua các khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và vi phạm hợp
đồng thì ta có thể hiểu rõ hơn về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế qua quy định của CISG cụ thể:
Điều 74 Công ước Viên 1980 đưa ra khung cơ bản cho việc đền bù thiệt hại
“Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao
gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm
hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại nên không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà
bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như
một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã
biết hoặc đáng lẽ phải biết.
Theo đó có thể thấy việc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế theo CISG quy định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
được thống nhất theo nguyên tắc bên vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hại thì phải bồi
thường và quy định các thiệt hại được bồi thường bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ
lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng (tính dự đoán trước
thiệt hại bồi thường).

7
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
1.2.2 Đặc điểm chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo Công
ước Viên 1980
Có hành vi vi phạm hợp đồng: biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm hợp đồng,
mua bán hàng hóa quốc tế là việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các
nghĩa vụ của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vi phạm hợp đồng không chỉ là vi
phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà còn là vi phạm nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật. Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là căn cứ để áp dụng
đối với chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Có thiệt hại xảy ra: thiệt hại phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy định của pháp
luật. Thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gây ra là căn cứ bắt
buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Thiệt hại được đền bù do vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm thiệt hại về vật chất và tinh thần.
Phạm vi thiệt hại được đền bù: CISG quy định bên vi phạm hợp đồng phải bồi
thường thiệt hại phát sinh cho bên bị vi phạm. Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do
một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ
mà bên kia phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại
không thể cao hơn thiệt hại thực tế và những khoản đáng lẽ thu được nhưng bị bỏ lỡ
là những khoản mà bên vi phạm đã dự liệu được hoặc đáng lẽ phải dự liệu được và
thời điểm ký hợp đồng.
Đối với trường hợp bên bị thiệt hại đã ký kết hợp đồng thay thế: lúc này, công thức
tính tiền bồi thường bằng khoản chênh lệch giữa giá trị hợp đồng bị hủy ( hợp đồng
gốc) và giá hợp đồng thay thế cho bên vi phạm. Còn phần chênh lệch thì có thể được
điều chỉnh tính theo các khoản bồi thường tại Điều 74 hay điều chỉnh giảm đi các
khoản đáng lẽ ra phải ngăn ngừa được theo nguyên tắc hạn chế tổn thất tại Điều 74.
Để áp dụng Điều 75 thì cần đáp ứng đủ hai điều kiện: Có tồn tại việc hủy hợp đồng;
có tồn tại giao dịch thay thế và giao dịch thay thế này phải có tính hợp lý, nghĩa là
được thực hiện “ một cách hợp lý” và “ trong một thời gian hợp lý”. Trong một hợp
đồng mua bán hàng hóa, giao dịch thay thế khi có vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
có thể thực hiện bởi cả bên mua hoặc bên bán. Tuy nhiên, việc xác định việc hủy hợp
đồng có thực cũng như xác định giao dịch thay thế đó đã thực hiện “một cách hợp lý”,
“ trong một thời gian hợp lý” không hề dễ dàng.

8
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
Đối với trường hợp bên bị thiệt hại chưa ký kết hợp đồng thay thế: trường hợp
này được ấp dụng công thức tại Điều 76. Điều kiện để áp dụng công thức theo Điều
76: Hợp đồng phải bị hủy, bên bị thiệt hại không ký kết hợp đồng thay thế; tồn tại giá
hiện hành trên thị trường.
Điều 76: Điều 76 công ước CISG đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường
hợp hủy hợp đồng nhưng bên bị thiệt hại không ký hợp đồng thay thế. Trường hợp
bên bị vi phạm không ký hợp đồng thay thế, bên vi phạm bồi thường chênh lệch giữa
giá hợp đồng bị hủy và giá thị trường hiện hành cao hơn giá hợp đồng đã bị hủy.
Điều 77: Điều 77 Công ước Viên 1980 quy định bên nào viện dẫn sự vi phạm
hợp đồng của bên kia thù phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình
huống cụ thể để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây
ra. Các biện pháp hạn chế tổn thất bao gồm: biện pháp do người mua thực hiện và
biện pháp do người bán thực hiện. Về mặt pháp lý bên bị vi phạm không bị bắt buộc
thi hành những biện pháp hợp lý cần thiết để ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thất, nhưng
về mặt kinh tế bên có quyển phải chịu hậu quả là sẽ không được bồi thường đối với
những khoản thiệt hại lẽ ra có thể ngăn chặn dược hoặc hạn chế được bằng các biện
pháp hợp lý cần thiết.
1.2.3 Ý nghĩa của việc quy định chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương
mại theo Công ước Viên 1980
Việc vi phạm của một bên luôn dẫn đến thiệt hại cho bên còn lại, khiến họ
không đạt được mục đích giao kết hợp đồng. Việc dự liệu trước những điều khoản bồi
thường và hủy bỏ hợp đồng khi một bên vi phạm những cam kết trong quá trình thực
hiện hợp đồng là cách thức hữu hiệu để doanh nghiệp đảm bảo sự hợp tác an toàn và
hiệu quả trong các giao dịch thương mại quốc tế.
1.3 Chức năng của chế tài trong hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam
và Công ước Viên 1980
1.3.1 Phòng ngừa vi phạm
Từ các phân tích khái quát chung về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động
thương mại theo pháp luật Việt Nam cụ thể là Luật Thương mại 2005 và Công ước
viên 1980, chúng ta nhận thấy rằng quy định của hai văn bản có thể gọi là giống nhau.
Cả hai văn bản đặt ra quy định về chế tài bồi thường thiệt hại đều nhằm mục đích là
bù đắp những tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm của bên
vi phạm.

9
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
Bên cạnh mục đích trên, chế tài bồi thường thiệt hại được đặt ra đồng thời tạo
chức năng phòng ngừa vi phạm, mang tính răn đe đối với những chủ thể, khiến cho họ
không vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng và không vi phạm
pháp luật nói chung.
1.3.2 Xử lý vi phạm
1.3.2.1 Chức năng của chế tài trong việc xử lý vi phạm theo pháp luật Việt nam
Chế tài bồi thường thiệt hại không phải là chế tài thỏa thuận như phạt vi phạm hợp
đồng mà là chế tài luật định. Cụ thể hơn, kể cả trong trường hợp giữa các bên không
tồn tại một thỏa thuận về bồi thường thiệt hại từ trước thì khi thiệt hại xảy ra, bên bị vi
phạm vẫn có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường một khoản tiền nhất định tương
ứng với thiệt hại mà bên đó đã gây ra do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, miễn là
hành vi của bên vi phạm đáp ứng đầu đủ các điều kiện để có thể áp dụng chế tài này.

Không chỉ thế, nếu như chế tài phạt vi phạm hợp đồng được coi như một biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, tức là việc đặt ra chế tài này chủ yếu nhằm giúp
các bên nghiêm túc hơn trong việc thực hiện hợp đồng và khi chưa có bất cứ hành vi
vi phạm nào xuất hiện thì vẫn có thể thỏa thuận về phạt vi phạm, thì chế tài bồi
thường thiệt hại được đặt ra để yêu cầu bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý
cho hành vi vi phạm hợp đồng của mình, mà cụ thể là yêu cầu bên vi phạm phải bỏ
tiền ra để bù đắp những tổn thất về kinh tế đã gây ra cho bên bị vi phạm.
Mặt khác, sau khi đã phải bỏ một chi phí không nhỏ để bồi thường thiệt hại, bên vi
phạm cũng sẽ phải có ý thức hơn trong việc thực hiện hợp đồng nếu không muốn tiếp
tục mất đi những chi phí không đáng có, ảnh hưởng đến việc tối đa hóa lợi nhuận
trong kinh doanh.
1.3.2.2 Chức năng của chế tài trong việc xử lý vi phạm theo công ước Viên 1980
Tạo ra sự bình đẳng về mặt pháp lý cho người bán và người mua trong hợp
đồng mua bán hàng hóa. đề cao khả năng dự đoán trước đối với những thiệt hại mà
bên vi phạm thực hiện.
Công ước Viên 1980 là công cụ pháp lý chính điều chỉnh vấn đề bồi thường
thiệt hại trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế nếu được áp dụng liên quan đến
hợp đồng.

10
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VÀ CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
2.1 Quy định của pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động
thương mại theo pháp luật Việt Nam
2.1.1 Căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo
pháp luật Việt Nam
2.1.1.1 Có hành vi vi phạm
Đây là căn cứ đầu tiên để áp dụng chế tài do vi phạm hợp đồng, xảy ra khi một bên
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều khoản trong hợp đồng mà hai
bên đã thỏa thuận, cam kết với nhau. Điều 303, 308, 310, 312 LTM năm 2005 quy
định một trong những căn cứ để áp dụng chế tài do vi phạm hợp đồng là phải có hành
vi vi phạm hợp đồng. Tại Điều 360 BLDS năm 2015 coi vi phạm hợp đồng là yếu tố
cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa
vụ của mình cho bên có quyền, nhưng đã không thực hiện, thực hiện không đúng,
không đầy đủ nghĩa vụ của mình với bên có quyền. Hành vi vi phạm này là hành vi
trái pháp luật. Vì pháp luật thừa nhận và bảo vệ các quyền dân sự hợp pháp của chủ
thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự. Các quyền dân sự hợp pháp của chủ thể được pháp
luật bảo vệ, người có hành vi vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của bên có quyền,
hành vi vi phạm đó là hành vi trái pháp luật.
Theo Khoản 12 Điều 3 LTM năm 2005: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không
thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả
thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này". Như vậy dấu hiệu của vi phạm
hợp đồng là không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các
nghĩa vụ hợp đồng.
Vi phạm hợp đồng được phân biệt thành hai loại vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ
bản. Sự phân biệt này có ý nghĩa rất lớn đối với việc áp dụng các chế tài, theo khoản
13 Điều 3 LTM năm 2005: "Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây
thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao
kết hợp đồng", hậu quả là bên bị vi phạm có quyền tuyên bố tạm ngừng thực hiện hợp
đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy hợp đồng.
Tuy nhiên, khi đọc điều luật này ta không dễ dàng xác định đâu là vi phạm cơ bản,
cho đến nay LTM năm 2005 cũng chưa có hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. Để xác
định vi phạm cơ bản đòi hỏi cả hai bên phải hiểu rõ mục đích của việc ký kết hợp
11
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
đồng. Vì bên bị vi phạm phải chứng minh hành vi vi phạm làm mình không đạt được
mục đích hợp đồng và đây là yếu tố rất khó để chứng minh.
Khi một vi phạm không là vi phạm cơ bản thì nó là vi phạm không cơ bản. Có thể
hiểu, vi phạm không cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên nhưng chưa đến
mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Xét góc độ thực tiễn, hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể được thể hiện
dưới dạng hành động hoặc không hành động. Ví dụ như “hành động" tự ý đơn phương
chấm dứt hợp đồng, hoặc là giao hàng hóa không đúng số lượng, giao hàng hóa không
đúng chất lượng đã thỏa thuận, giao hàng không đồng bộ hay không đúng chủng loại.
Hành vi "không hành động" như không giao hàng hóa đúng hạn thỏa thuận, không
thanh toán tiền mua hàng theo đúng hợp đồng.
Xét ở góc độ thời gian vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì sự vi phạm hợp đồng này
có thể tồn tại ở hai dạng đó là hành vi vì phạm hợp đồng xảy ra trước thời hạn hoặc
hành vi vi phạm hợp đồng đã đến hạn thực hiện. Vi phạm trước thời hạn hay còn gọi
là vị phạm khi chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Có thể hiểu rằng vi
phạm trước thời hạn là trước khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, bên có
quyền biết được rằng nghĩa vụ sẽ không thực hiện hay có căn cứ cho rằng nghĩa vụ sẽ
không thể thực hiện, thì có thể thực hiện ngay các quyền hoặc một số quyền mà thông
thường chỉ được dùng cho các trường hợp nghĩa vụ đã không thực hiện trên thực tế.
Ví dụ: Thương nhân A giao kết giao hợp đồng mua bán dầu cho Thương nhân B tại
cảng Hải Phòng bằng tàu vào ngày 03 tháng 02. Ngày 01 tháng 02, tàu chở dầu của
Thương nhân A vẫn còn cách cảng Hải Phòng 1600 hải lý. Với tốc độ đang chạy, tàu
sẽ không thể đến được cảng Hải Phòng vào đúng ngày 03 tháng 02, dự kiến tàu cập
bến sớm nhất vào ngày 05 tháng 02. Thời gian là yếu tố chủ yếu của hợp đồng này và
sự chậm trễ này thì Thương nhân B có quyền huỷ hợp đồng với Thương nhân A trước
ngày 03 tháng 02.
Còn về vi phạm khi đã đến hạn thực hiện hợp đồng là việc các bên đã thỏa thuận đến
một thời điểm nhất định sẽ thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng khi đến hạn thực
hiện thị một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của
mình như bên bán không giao hàng hay giao hàng không đúng như thỏa thuận cho
bên mua (về số lượng, chất lượng) hoặc bên mua không thanh toán tiền hàng cho bên
bán. Và những hành vi vi phạm này xảy ra trên thực tế gây ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của bên còn lại.

12
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
Miễn trách nhiệm là việc giải phóng cho bên vi phạm khỏi các trách nhiệm pháp
lý mà đáng lẽ họ phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của mình. Bên vi phạm
được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được là mình không có lỗi, bằng cách chỉ ra
những hoàn cảnh khách quan khiến cho mình không thể thực hiện hợp đồng hoặc
không thể thực hiện đúng hợp đồng. Những hoàn cảnh như vậy được pháp luật quy
định, hoặc do các bên đã thỏa thuận trước với nhau hoặc việc vi phạm hoàn toàn do
lỗi của bên bị vi phạm.
Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại
Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách
nhiệm trong các trường hợp sau:
“a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp
đồng".
Về bản chất, các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng là những trường hợp loại trừ
yếu tố lỗi của bên vi phạm. Cơ sở để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng
chính là ở chỗ họ không có lỗi khi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng.
Nếu bên vi phạm hợp đồng có khả năng lựa chọn xử sự nào khác ngoài xử sự gây
thiệt hại mà không lựa chọn thì bị coi là có lỗi và ngược lại, nếu không có khả năng
lựa chọn xử sự nào khác thì được coi là không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm
về hành vi vi phạm của mình.
Mặt khác, theo khoản 2 Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định: “Bên vi phạm hợp
đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm”. Ngoài ra, khi xảy ra
tình trạng miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng còn phải thông báo
ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và hậu quả có
thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên
kia thì phải bồi thường thiệt hại.
2.1.1.2 Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại căn cứ bắt buộc khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng. Tùy thuộc vào hợp đồng đã được thực hiện hay chưa được thực hiện mà sự vi
phạm hợp đồng có thể dẫn đến ít hay nhiều thiệt hại. Khi thiệt hại được xác định bên

13
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Dựa trên nguyên tắc
chung: Có thiệt hại thì mới bồi thường, nếu có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng
không gây thiệt hại thì không phải chịu trách nhiệm. Có thiệt hại xảy ra là vì nếu hành
vi vi phạm chưa làm phát sinh thiệt hại thì bên bị vi phạm không thể yêu cầu bên vi
phạm bồi thường thiệt hại được mà chỉ có thể yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt (nếu
có thỏa thuận), buộc thực hiện đúng hợp đồng hay tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp
đồng.
Thiệt hại thực tế ở đây bao gồm cả những thiệt hại trực tiếp phát sinh do hành vi vi
phạm hợp đồng và thiệt hại gián tiếp là những khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm
đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Có thể thấy, Luật Thương mại
2005 chỉ căn cứ vào thiệt hại vật chất thực tế để xác định giá trị bồi thường thiệt hại
của bên vi phạm. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt
hại do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh
thần; và bên vi phạm nghĩa vụ dân sự phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại này cho
bên bị vi phạm.
Như vậy, thiệt hại được xem là điều kiện bắt buộc để áp dụng chế tài bồi thường thiệt
hại, giá trị bồi thường thiệt hại là những tổn thất vật chất mà bên bị vi phạm phải gánh
chịu do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, các chi phí hợp lý để hạn chế
và khắc phục thiệt hại.
2.1.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Theo quy định tại khoản 3 Điều 303 LTM năm 2005 thì quan hệ nhân quả được hiểu
là mối liên hệ khách quan, tất yếu, trực tiếp, trong đó hành vi vi phạm nghĩa vụ là
nguyên nhân trực tiếp, còn việc phát sinh những tổn thất vật chất thực tế là kết quả
khách quan tất yếu.
Xét về mặt lý luận thì bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu trách nhiệm về những
thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Bởi vậy, cùng với việc chứng minh sự tồn tại các
thiệt hại thực tế, mức độ thiệt hại thì bên bị vi phạm cũng phải chứng minh được mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại. Theo đó, hành vi vi phạm hợp
đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, chính hành vi vi phạm này đã dẫn đến
thiệt hại xảy ra của bên bị vi phạm, còn thiệt hại là kết quả trực tiếp do hành vi vi
phạm gây ra. Về mặt thời gian, nguyên nhân phải có trước kết quả, nên hành vi vi
phạm nghĩa vụ phải có trước khi có thiệt hại. Do vậy, nếu thiệt hại đã xảy ra trước
việc không thực hiện đúng hợp đồng thì không có quan hệ nhân quả. Ngược lại, thiệt

14
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
hại xảy ra sau hành vi vi phạm hợp đồng cũng không luôn luôn được bồi thường mà
cần phải xem xét thêm yêu tố nhân quả.
Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực
tế có ý nghĩa quan trọng đối với bên bị thiệt hại. Nếu bên bị thiệt hại chứng minh
được hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại thì quyền
yêu cầu bên có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được cơ
quan tiến hành tố tụng chấp nhận. Nếu không chứng minh được mối quan hệ nhân quả
thì sẽ bị cơ quan tiến hành tổ tụng bác yêu cầu bồi thường thiệt hại. Mối quan hệ nhận
quả là mối quan hệ khách quan giữa các sự vật hiện tượng, nó tồn tại không phụ thuộc
vào ý thức chủ quan của con người. Nếu các bên đã dự kiến nhìn thấy trước được thiệt
hại xảy ra nghĩa là đã có ý thức chủ quan, khi đó cần phải xem xét đến yếu tố lỗi của
người vi phạm. Do vậy để xác định đúng đãn tính nhân quả cần làm rõ nguyên nhân
có tính trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp gây ra hậu quả, đây là một trong những
nghĩa vụ của các bên trong việc chứng minh cho yêu cầu bồi thường của mình đối với
bên có hành vi vi phạm hợp đồng.
Ví dụ: Cty A và Cty B ký hợp đồng theo đó A đầu tư xây lắp trên đất của B. Hai bên
thỏa thuận A sẽ chuyển hết máy móc ra khỏi đất của B vào ngày 8/11/2010. Ngày
25/1/2011 B ký hợp đồng với C về việc lắp đặt máy may công nghiệp, theo đó sẽ giao
mặt bằng cho C ngày 1/3/2011. B cũng đã nhận đặt cọc của C 124 triệu, điều 9 HĐ có
ghi "Ai không thực hiện đúng sẽ bị phạt tiền cọc... Đến ngày 21/4/2011 A mới chuyển
hết máy móc đi. B không giao mặt bằng đúng hạn cho C phải chịu phạt tiền cọc. B
yêu cầu A chịu trách nhiệm đối với thiệt hại này. Trong thời gian trên A có làm công
văn xin gia hạn và được B chấp nhận (B yêu cầu A phải chuyển hết máy móc chậm
nhất ngày 19/4/2011. B bị C phạt tiền cọc không phải lỗi của A. Vì A đã nhận được
sự gia hạn của B vào 19/4/2011, hành vi vi phạm nghĩa vụ của A không trực tiếp gây
ra thiệt hại cho B.
2.1.1.4 Lỗi
Theo quy định tại Điều 364 BLDS 2015 quy định lỗi là một căn cứ phát sinh trách
nhiệm dân sự do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Lỗi thuộc hai
trường hợp là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Trong đó, lỗi cố ý là trường hợp người vi phạm
nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và
muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Còn lỗi vô ý là
việc người vi phạm không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc

15
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của minh
có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
chặn được. Tuy nhiên, căn cứ để xác định hành vi vi phạm trong luật thương mại
2005 lại ko quy định yếu tố lỗi nhưng lại ngầm xác nhận bên vi phạm phải co syếu tố
lỗi đây cũng là một bất cấp về câu chữ trong quy định pháp luật.
2.1.2 Cách tính các khoản bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại khi có
hành vi vi phạm
Điều 13 BLDS năm 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm
phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
hoặc luật có quy định khác”. Điều 360 BLDS năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Quy định này được hiểu: Bên vi phạm nghĩa vụ, mà hành vi vi phạm gây thiệt hại cho
bên kia, thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trừ khi các bên có thỏa thuận
khác, hoặc luật có quy định khác.Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng, K1
Điều 419 BLDS năm 2015, quy định:
“Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo
quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
Về nguyên tắc, hai bên có thể tiến hành thỏa thuận để thống nhất về mức bồi thường
thiệt hại.
Nếu trong hợp đồng có điều khoản về bồi thường thiệt hại thì sẽ xác định theo thỏa
thuận trong hợp đồng.
Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận và hợp đồng cũng không có điều
khoản về bồi thường thiệt hại khi vi phạm thì sẽ xác định theo quy định của pháp luật,
cụ thể:
 Theo Khoản 2 Điều 419 BLDS 2015, người có quyền có thể yêu cầu bồi
thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại
và chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng
lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. Theo tinh
thần của BLDS có thể thấy mức bồi thường thiệt hại có thể thỏa thuận trên
nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, hợp tác nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh. Nhưng thực tế hai bên có được quyền tự ấn

16
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
định theo ý chí của mình không hay phải xác định dựa vào mức độ thiệt hại thử
tế xảy ra theo nguyên tắc “sai phạm đến đâu bồi thường đến đó”.
 Theo Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005, giá trị bồi thường thiệt hại
gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi
phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu
không có hành vi vi phạm.
Như vậy, cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng sẽ phụ thuộc vào
sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng như giá trị thiệt hại thực tế xảy ra đối
với từng trường hợp cụ thể.
2.1.3 Phạm vi bồi thường thiệt hại
Theo Luật Thương mại Việt Nam quy định giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm 2
loại: tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng. Theo khoản 2 Điều
302 LTM năm 2005, giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế trực
tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên
bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được xác định do sự thỏa thuận của các bên, có thể một khoản tiền ấn
định trước hoặc xác định theo hậu quả thực tế.
2.2 Quy định về bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại theo Công ước
Viên 1980
2.2.1 Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại
theo Công ước Viên 1980
Hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế (yếu tố nước
ngoài, nhân tố nước ngoài). Theo CISG, tính chất quốc tế được xác định theo tiêu chí
là bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các quốc gia khác nhau. Pháp luật
Việt Nam không ghi nhận trực tiếp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng
Điều 27 LTM năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện dưới
hình thức: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển
khẩu”. Như vậy, tính chất quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo
pháp luật Việt Nam được xác định theo tiêu chí là đối tượng của hợp đồng mua bán
hàng hóa khi ra vào lãnh thổ Việt Nam, đó là “sự chuyển giao hàng hóa biên giới”. Và
bồi thường thiệt hại chính là một chế định quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế.

17
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại quốc tế được thống nhất theo
nguyên tắc “Người gây ra thiệt hại thì phải bồi thường”. Đây là một hình thức trách
nhiệm do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, được tất cả các nước trên thế giới áp dụng. Theo CISG, việc
giải quyết bồi thường thiệt hại theo 04 điều khoản của Công ước (từ Điều 74 đến Điều
77). Với quy định tại Điều 74 của CISG thì bởi thuởng thiệt hại bao gồm 02 nguyên
tác Bồi thường đầy đủ và giới hạn trách nhiệm theo quy tắc có thể thấy trước CISG
không phân biệt thiệt hại bằng tiền hay không bằng tiến và không cấm bởi thường qua
mức. Điều 74 trao cho Tòa án thẩm quyền rộng rãi trong việc giải quyết thiệt hại theo
cách phù hợp với hoàn cảnh.
2.2.2 Về phạm vi thiệt hại được đền bù
Theo Điều 74 CISG, có 02 loại thiệt hại được bồi thường bao gồm: (i) Tổn thất mà
bên bị vi phạm đã gánh chịu. Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do vi phạm hợp đồng
thường sẽ là: Những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng,
giảm sút về tài sản, chi phí mà bên bị vi phạm trong hợp đồng phải bỏ ra để ngăn
chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do bên vi phạm hợp đồng gây ra (ví dụ:
Chi phí sửa chữa hàng hóa hư hỏng); người mua không thể đòi lại khoản lợi nhuận bị
mất nếu người mua không thông báo theo Điều 44 Công ước CISG, tại Điều 5 Công
ước này còn quy định loại trừ việc áp dụng Công ước cho những thiệt hại do người
chết hoặc bị thương; (ii) Khoản lợi bị bỏ lỡ (thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút) đối
với bên bị vi phạm, là hậu quả của sự vi phạm hợp đồng . Lợi nhuận bị mất cần được
xác lập một cách hợp lý.
2.2.3 Về tính dự đoán trước của thiệt hại
Theo CISG, các thiệt hại được bồi thường không thể cao hơn những tổn thất và khoản
lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm có khả năng đã dự liệu được vào lúc giao kết hợp đồng
như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ
đã biết hoặc đáng lẽ phải biết. CISG không quy định rõ ràng về tính chất trực tiếp hay
gián tiếp của thiệt hại được bồi thường nhưng các khoản thiệt hại phải được tính toán
và chứng minh một cách hợp lý. Tính hợp lý ở đây được đánh giá một cách khách
quan, dựa trên thực tiễn các yếu tố tranh chấp và thị trường. Nguyên tắc này không
cho phép các bên thổi phồng thiệt hại của mình lên một cách vô căn cứ, bất hợp lý.
Trường hợp án lê SARL Ego Fruits v. Sté La Verja Begasti (1999): Trong tranh chấp
này, người bán đã lập luận rằng việc mình tiến hành bảo quản hàng là hợp lý, đặc biệt

18
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
hàng trong trường hợp này là hàng nhanh hỏng (không bền - theo lập luận của người
bản). Tuy nhiên, việc bao quản bằng cách cô đặc hàng hóa đã làm thay đổi đổi tượng
hàng hóa theo hợp đồng là nước cam ép nguyên chất và đây không thể là một cách
bao quân hàng hợp lý. Đặc biệt, người bán không thông báo và nêu lý do về sự cần
thiết phải làm điều đó khi người mua chậm nhận hàng. Như vậy, người mua không
thể tiên liệu được thiệt hại đó khi họ không thực hiện nghĩa vụ của mình và một cách
hợp lý, người mua hiểu rằng họ được cho một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện
hợp đồng, chiếu theo Điều 63 CISG. Như vậy, tính dự đoán trước của thiệt hại đối với
bên vi phạm được CISG nhấn mạnh (tại Điều 25 và Điều 74). Một bên khi áp dụng
một hành động đối phó hay một biện pháp bảo hộ hợp lý với một vi phạm họp đồng
của bên kia cần phải thông báo cho họ, tránh trường hợp họ viện dẫn là không thể
lường trước được thiệt hại.
2.2.4 Về giá trị tính toán của các khoản bồi thường thiệt hại
Điều 75 CISG 1980 Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một
thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người
bán đã bán hàng lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh
lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế hay bán lại hàng cũng như mọi khoản tiền bồi
thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74.
Điều 75 đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy và bên bị vi
phạm đã ký một hợp đồng thay thế. Lúc này bên bị thiệt hại sẽ được bồi thường khoản
chênh lệch giữa giá theo hợp đồng và giá của giao dịch thay thế.
Điều 76 CISG 1980
1. Khi hợp đồng bị hủy và hàng có một giá hiện hành, bên đòi bồi thường thiệt hại có
thể, nếu họ đã không mua hàng thay thế hay bán lại hàng chiếu theo Điều 75, đòi
nhận phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành lúc hủy hợp
đồng, cùng mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều
74. Mặc dầu vậy, nếu bên đòi bồi thường thiệt hại đã tuyên bố hủy hợp đồng sau khi
đã tiếp nhận hủy hàng hóa, thì giá hiện hành vào lúc tiếp nhận hàng hóa được áp
dụng và không phải là giá hiện hành vào lúc hủy hợp đồng.
2. Theo mục đích của điều khoản trên đây, giá hiện hành là giá ở nơi mà việc giao
hàng đáng lẽ phải được thực hiện nếu không có giá hiện hành tại nơi đó, là giá hiện
hành tại một nơi nào mà người ta có thể tham chiếu một cách hợp lý, có tính đến sự
chênh lệch trong chi phí chuyên chở hàng hóa.

19
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
Điều 76 đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng nhưng bên bị
thiệt hại đã không ký hợp đồng thay thế.
Tuy nhiên, không tìm thấy những quy định tương tự như vậy trong Luật Thương mại
Việt Nam mặc dù trong thực tế cách tính toán thiệt hại như trên là khá thông dụng.
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ NHỮNG
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT SAU KHI SO SÁNH VỚI CHẾ TÀI
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO CÔNG ƯỚC VIÊN
3.1 Bất cập của quy định pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt
động thương mại
Bồi thường thiệt hại là một trong các chế tài mà Luật Thương mại Việt Nam quy
định nhằm bồi thường những tổn thất do có hành vi vi phạm của bên vi phạm đối với
bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường là giá trị thiệt bị thiệt hại xảy ra trên thực tế mà bên
bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phảm
được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Thực tiễn áp dụng liên quan đến bồi thường thiệt hại tại Việt Nam còn bộc lộ
những hạn chế nhất định, nhiều tranh chấp xảy ra khó giải quyết kịp thời và triệt để.
Hạn chế về mặt câu chữ cũng gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật khi có tranh
chấp xảy ra.
- Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước đây được quy định
trong LTM 1997 bao gồm các yếu tố: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại vật
chất, có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất, có
lỗi của bên vi phạm hợp đồng. LTM 2005 hiện nay đã bỏ đi căn cứ “có lỗi của bên vi
phạm hợp đồng”, việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại phát sinh khi chỉ cần có đủ
các yếu tố sau: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế và hành vi vi phạm
hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Hành vi vi phạm hợp đồng là căn
cứ bắt buộc khi áp dụng bất kì chế tài nào. Có thiệt hại thực tế xảy ra cho bên bị vi
phạm là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Mức độ bồi
thường phụ thuộc vào thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm. Vì vậy, muốn buộc bên vi
phạm hợp đồng bồi thường thiệt hại thì trước hết phải có thiệt hại về tài sản và bên bị
vi phạm phải chứng minh được mình có thiệt hại, mức độ thiệt hại và thiệt hại đó phải
tính được bằng các phương pháp nhất định.

20
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
- Về giá trị bồi thường thiệt hại: Khoản 2, Điều 302, Luật Thương mại năm
2005 xác định giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà
bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi
phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm gây ra. Vậy Luật Thương
mại có cho phép hai bên tự mình ấn định một mức bồi thường hay giá trị bồi thường
này do cơ quan chuyên môn ấn định một mức cụ thể khi có tranh chấp phát sinh hay
thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó. Mà để chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra có thể
thực hiện được còn để chứng minh khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ
được hưởng nếu không có hành vi vi phạm gây ra là điều rất khó điều này còn chưa
quy định cụ thể. Pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
thương mại cần bổ sung thêm. Cụ thể: về phạm vi thiệt hại được bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng thương mại, pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ vi phạm bao
gồm những thiệt hại phi tiền tệ (như thiệt hại do mất uy tín, danh dự của thương nhân)
trong hoạt động thương mại để củng cố, khuyến khích, thúc đẩy thương mại trong
nước và quốc tế.
- Các quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
thương mại còn một số điểm chưa được quy định rõ ràng và còn thiếu như: Điều 294
Luật Thương mại 2005 quy định về việc miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng
nhưng không quy định rõ sự kiện bất khả kháng xảy ra với Nhà nước chủ thể trong
quan hệ hợp đồng hay sự kiện bất khả kháng xảy ra với bên thứ ba. Quy định về miễn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên do
thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không
thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng cũng chưa triệt để vì chưa dự liệu trách
nhiệm của Nhà nước đối với người thiệt hại trong trường hợp này.
3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương
mại qua một số vụ án cụ thể
Việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại là một việc làm hết sức cần thiết đối với bên
bị vi phạm điều này góp phần giúp cho bên bị vi phạm khắc phục lại phần nào thiệt
hại xảy ra do có hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên còn lại. Văn bản quy phạm pháp
luật quy định về bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại cụ thể là Luật
Thương mại. Tuy nhiên, đó là quy định trên giấy tờ mà còn việc áp dụng thực tiễn
như thế nào còn phải dựa vào quan điểm đánh giá, xem xét về mức độ thiệt hại và
xuất phát từ hành vi nào dẫn đến thiệt hại. Thực tiễn áp dụng xét xử có khách quan

21
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
phù hợp với pháp luật hay không còn phụ thuộc vào quan điểm áp dụng quy định của
Thẩm phán. Bất cập trong Hợp đồng kinh tế số 08/HĐKT-RED/MH-2010 (gọi tắt là
hợp đồng kinh tế số 08/2010/HĐKT) giữa nguyên đơn: Công ty cổ phần thiết bị T có
trụ sở tại quận T, thành phố Hà Nội và bị đơn: Công ty TNHH công nghệ thương mại
S có trụ sở tại quận B Đ, thành phố Hà Nội (nội dung vụ án được đính kèm theo) là
một ví dụ về áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại giữa 2
công ty với nhau. Trong bản án số 80/2017/KDTM- PT. Ngày 01/9/2017. V/v tranh
chấp hợp đồng mua bán hàng hóa của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội được tuyên
thì quan điểm của tòa án lại phân chia mức độ lỗi của 2 bên: 70% của bị đơn tức Công
ty TNHH công nghệ thương mại S và 30 % lỗi của nguyên đơn tức Công ty cổ phần
thiết bị Theo quan điểm của tòa án dựa vào yếu lỗi để phân chia mức độ vi phạm bồi
thường giữa các bên. Như vậy, có phù hợp hay khi tinh thần của Luật thương mại quy
định rằng bên nào có hành vi vi phạm mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải bồi
thường. Nếu có hành vi vi phạm thì tính theo vi phạm tức là không phân chia mức độ
lỗi theo quan điểm của tòa án là chưa phù hợp. Trong vụ án nêu trên là một ví dụ về
áp dụng quy định của chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại vào
thực tiễn còn có điều chưa hợp lý nếu tòa án phân cấp mức độ lỗi như trong bản án là
không phù hợp với tinh thần của Luật Thương mại và cũng là một nguyên tắc cơ bản
trong Bộ luật Dân sự “Ai gây thiệt hại thì người đó bồi thường”.
3.3 Kiến nghị những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về
bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại
3.3.1 Kiến nghị về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra hành
vi vi phạm
Khi xác định một hành vi vi phạm phải đáp ứng đầy đủ các yếu trong đó yếu tố
lỗi là một trong các tiền đề rất quan trọng để xác định. Tuy nhiên Luật Thương mại
2005 lại bỏ qua yếu tố này trong mặt câu từ của luật không quy định. Tuy nhiên thông
thường các cấu thành một hành vi phạm phải có yếu tố lỗi việc một bên vi phạm nghĩa
vụ của hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên còn lại hoặc bên thứ 3 dẫn đến phải thực
hiện nghĩa vụ bồi thường. Do đó, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hoạt động thương mại phải quy định rõ ràng về mặt câu chữ của yếu tố “lỗi”
trong văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại cụ thể là Luật
Thương mại 2005.

22
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
3.3.2 Kiến nghị về tính toán số tiền buộc phải bồi thường khi xảy ra vi phạm mà các
bên phải huỷ bỏ hợp đồng trong hoạt động thương mại
Điều 75 CISG đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy
và bên bị vi phạm đã ký một hợp đồng thay thế. Lúc này, bên bị thiệt hại sẽ được bồi
thường khoản chênh lệch giữa giá theo hợp đồng và giá của giao dịch thay thế. Điều
76 đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng nhưng bên bị thiệt
hại đã không ký hợp đồng thay thế. Hiện không tìm thấy những quy định về vấn đề
này trong LTM Việt Nam.
Về mức bồi thường thiệt hại, do pháp luật dân sự Việt Nam ưu tiên thoả thuận
nên về nguyên tắc sẽ theo hợp đồng của 2 bên, cụ thể, các bên có thoả thuận ngay
trong hợp đồng về mức bồi thường bằng, thấp hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra và
khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì mức bồi thường sẽ áp dụng mức do
các bên thoả thuận. Quy tắc này cũng được áp dụng cho các hợp đồng thương mại.
Còn khi các bên không có thỏa thuận trước thì theo quy định của LTM 2005: “Giá trị
bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải
chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Như vậy, nếu các bên không thoả thuận về
mức bồi thường thiệt hại thì về nguyên tắc, thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu.
Thiệt hại ở đây là giá trị tổn thất thực tế và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng
lẽ được hưởng. Thực tế thì chứng minh giá trị tổn thất thực tế có thể dễ dàng thực
hiện được, còn chứng minh khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng
nếu không có hành vi vi phạm không phải là chuyện dễ dàng. Do vậy, pháp luật Việt
Nam cần quy định rõ thiệt hại là có tính dự đoán trước bên cạnh tính thực tế, trực tiếp.
Quy định cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy với hai khả năng
là bên bị vi phạm đã ký hợp đồng thay thế hoặc không. Bên cạnh đó luật Thương mại
cần bổ sung thêm các quy định về bồi thường thiệt hại không thể đo lường về vật chất
như thiệt hại về tinh thần, sự uy tín, danh dự của doanh nghiệp. Khi thương nhân tham
gia vào hoạt động thương mại với mong muốn tìm kiếm lợi nhuận tuy nhiên bị hành
vi vi phạm của bên vi phạm làm mất đi thời gian, công sức tiền bạc mà thương nhân
đã đầu tư vào, việc bổ sung thêm quy định trên hoàn toàn là hợp lý và nên là một điều
khoản trong Luật Thương mại luôn chứ không là một yêu cầu dẫn chiếu đến Bộ luật
Dân sự.

23
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
3.3.3 Kiến nghị về trường hợp bất khả kháng về miễn trách nhiệm trong Luật Thương
mại
Các trường hợp về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm trong đó trường hợp xảy
ra sự kiện bất khả kháng được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 294 như thế nào là
xảy ra sự kiện bất khả kháng thì Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 phải có ba yếu tố sau:
Trở ngại khách quan: những nguyên nhân tự nhiên như: thiên tai, động đất, hỏa
hoạn,..Không thể lường trước: sự kiện xảy ra không nằm trong ý chí chủ quan, không
thể lường trước được sẽ có sự kiện bất khả kháng tác động vào. Không thể khắc phục
được: Dùng mọi cách thức khắc phục nhưng vẫn không thể giải quyết được vấn đề.
Xảy ra sự kiện bất khả kháng được hiểu đơn giản là bao gồm các tác động của thiên
nhiên, dịch bệnh,… mà con người không thể liệu định được trước và không thể làm gì
để ngăn chặn có thể được xem là sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, nếu sự kiện bất
khả kháng này xảy ra với bên thứ 3 hoặc xảy ra với nhà nước là chủ thể của hợp đồng
thì có được xem là sự kiện bất khả kháng không.

24
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
KẾT LUẬN
Qua so sánh chế tài thương mại trong CISG và pháp luật Việt Nam có thể thấy
sự vượt trội với các căn cứ đầy đủ, chặt chẽ, được quy định chi tiết, đồng thời thể hiện
sự ràng buộc và tính chất pháp lý cao trong Công ước CISG. Đồng thời qua đó cũng
cho thấy sự tương đồng, tính chặt chẽ và mối quan hệ gắn kết giữa pháp luật Việt
Nam và Công ước CISG. Mặc dù vẫn có những nét riêng biệt, một số chế tài không
đồng nhất hoặc có những nội dung trong chế tài Công ước CISG có nêu nhưng trong
pháp luật Việt Nam lại không đề cập đến hoặc ngược lại. Tuy nhiên, việc không đồng
nhất trong một số quy định cũng là yêu cầu tất yếu khi mà pháp luật Việt Nam và
Công ước có đối tượng, phạm vi điều chỉnh không giống nhau, hay nói cách khác
Luật thương mại chỉ điều chỉnh trong phạm vi nội địa trong khi CISG là văn bản
nhằm điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế giữa các nước thành viên. Trên cơ
sở đó có thể thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc nghiên cứu và làm rõ sự gống và
khác nhau giữa các quy định về chế tài thương mại giữa hai văn bản trên để có những
xem xét, điều chỉnh và áp dụng cho phù hợp với pháp luật Việt Nam nhưng vẫn đảm
bảo không vi phạm các điều ước mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia với tư cách là
thành viên.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong các chế tài được áp dụng trong
hợp đồng thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể khi tham gia
vào hợp hợp đồng thương mại đồng thời đề cao ý thức, trách nhiệm của mỗi bên trong
việc thực thi các nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt
hại đối với hợp đồng thương mại trong thực tế không hề đơn giản, đòi hỏi các bên liên
quan phải vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luận hiện hành mới có
thể đưa ra phán quyết hợp tình hợp lý. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện
nay chưa có sự đồng bộ, thống nhất đối với các quy định về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại, chưa tương thích với quy
định của luật pháp quốc tế. Chính vì vậy, điều chỉnh những bất cập đối với quy định
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Luật Thương mại là yêu cầu cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay.
Như vậy, chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương mại được áp dụng đối với
quan hệ thương mại quốc nội. Việc điều chỉnh nó theo khuynh hướng áp dụng cho
quan hệ thương mại quốc tế cần xem xét đến tính xác đáng của nó. Sự lựa chọn hợp lý
nhất là khi Luật Thương mại Việt Nam được áp dụng cho một hợp đồng thương mại

25
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
quốc tế, nên giải thích áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại này theo hướng điều chỉnh
trên. Và để đảm bảo tính tổng quan, nên thừa nhận việc áp dụng CISG và các quy
định quốc tế về hợp đồng thương mại quốc tế để bổ trợ giải thích LTM nói chung và
chế tài bồi thường thiệt hại nói riêng.

26
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07
So sánh chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật Thương Mại 2005 với Công Uớc
Viên 1980
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ước viên 1980


2. Bộ luật Dân sự 2015
3. Luật Thương mại 1997
4. Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung 2017
5. Trường đại học luật Hà Nội (2015) Giáo trình luật thương mại, Tập 1, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội
6. Trường đại học luật Hà Nội (2015) Giáo trình luật thương mại, Tập 2, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội
7. Trường đại học luật Hà Nội Sách pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu
tư, Nxb Chính trị quốc gia sự thật
8. Trường đại học luật TP.HCM Giáo trình thương mại quốc tế, Nxb Hồng Đức- Hội
luật gia Việt Nam
9. Trường đại học luật TP.HCM Giáo trình pháp luật về thương mại mua bán hàng
hóa dịch vụ, Nxb Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam
10. Trường đại học Cần Thơ Sách tham khảo luật kinh tế, Nxb Giáo dục Việt Nam
11. Nguyễn Mạnh Bách (1995) Pháp luật về hợp đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội
12. Lê Thị Thảo Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Công ước CISG và
Luật Thương mại Việt Nam

27
GVHD ThS. Đoàn Nguyễn Minh Thuận Nhóm thực hiện: nhóm 07

You might also like