You are on page 1of 4

NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU

CHƯƠNG 1: CÁC PHƯƠNG THỨC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


THÔNG DỤNG

1.Khái niệm: Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua
biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ
2. Lợi ích của doanh nghiệp:
- Doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp tăng lên.
- Giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
- Mở rộng các mối quan hệ ngoại thương với các nước, từ đó học hỏi được
nhiều kinh nghiệm và các công nghệ tiên tiến từ đối thủ.
3. Cách thức tiến hành một giao dịch thương mại:

- Hỏi giá: ( Inquiry – Enquiry) Là việc người mua đề nghị người bán cho biết giá
cả và các điều kiện cần thiết khác để mua hàng.

Nội dung: Tên hàng, qui cách, phẩm chất, đóng gói, số lượng, thời gian giao hàng,
điều kiện thanh toán, phương thức mua bán.

Cách viết 1 thư hỏi giá gồm 3 phần

- Phần mở đầu
+ Nếu 2 bên chưa quen biết thì “ Trình bày nguyên nhân chọn đối tượng’’
+ Nếu 2 bên đã quen biết thì “ Đề cập trực tiếp đến vấn đề chính”
- Nội dung chính của thư.
+ Thông báo cho chủ hàng biết mình đang cần loại hàng gì, yêu cầu chủ cửa
hàng gửi cho catalog, mẫu hàng .. đồng thời cho biết giá cả, chất lượng hàng
hóa, số lượng hàng hóa, số lượng khả năng cung cấp, thời hạn giao hàng, điều
kiện thanh toán và các điều kiện khác…
+ Có thể cho chủ cửa hàng biết sau lần yêu cầu này sẽ mở khả năng phát triển
quan hệ giữa 2 bên.
- Phần kết:
+ Hi vọng chủ cửa hàng đáp ứng nhu cầu của mình và chờ đợi hồi đáp từ đối
phương.

Chào hàng ( offer ) - là hình thức người bán đưa ra chào giá cho hàng hóa
của mình
Bao gồm: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, đóng gói, số lượng, thời gian giao
hàng, điều kiện thanh toán, phương thức mua bán.
Căn cứ vào mức chủ động của người bán ( XK )
Có 2 loại chào hàng là :
+ Chào hàng thụ động: người mua ( NK ) đã có gừi lời chào hỏi trước đó.
+ Chào hàng chủ động: Người mua ( NK ) chưa gửi lời chào hỏi trước đó.
Căn cứ vào mức độ ràng buộc của người chào hàng:
Có 2 loại chào hàng là:
+ Chào hàng cố định: chào hàng 1 loại hàng cố định trong khoảng thời gian nhất
định
+ Chào hàng tự do: có thể chào hàng nhiều loại cho khách hàng ( ghi rõ ‘ chào
hàng không cam kết’ – offer wihtout Engagement )

Hoàn giá ( counter offer )


Gồm 3 phần
Mở bài: Cảm ơn bên bán đã báo giá cho công ty mình
Nội dung chính:
+ Trình bày các điều kiện không thích hợp vưới công ty mình
+ Đề xuất điều kiện của mình
Phần kết: Mong nhận được thư hồi âm

Đặt hàng ( order ) là một lời đề nghị ký hợp đồng xuất phát từ người mua
Bao gồm các mục: tên hàng, tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, giá cả, thời hạn
giao hàng, phương thức thanh toán.
Gồm 3 phần chính
Mở đầu: Trên cơ sở hạ tầng do mình đưa ra hoặc catalogue hàng biểu giá biểu
do bên bán đưa ra, người mua lập đơn đặt hàng.
Phần nội dung chính: Nêu rõ những đề nghị về: chất lượng, bao bì, thời gian
giao hàng, điều kiện thanh toán, vận chuyển.
Phần kết thúc: Đề nghị bên bán chấp nhận đơn đặt hàng của mình.

Chấp nhận ( acceptance ) là sự đồng ý hoàn toàn tất cả các điều kiện từ đơn
đặt hàng or chào hàng.
Bên mua viết cho bên bán
Gồm 3 phần:
Phần mở đầu: Nói rõ mình chấp nhận những điều kiện do bên bán đưa ra, nếu
đã gửi FAX – telex rồi thì xác nhận lại 1 lần nữa cho rõ ràng.
Phần nội dung chính:
+ Thông báo, gửi ‘ Phiếu xác nhận mua’ và ‘ đơn đặt hàng’ cho bên bán
+ Báo cho bên bán biết mình đã chuẩn bị mở L/C cho họ
Phần kết thúc: Mong cho bên bán quan tâm đến đơn đặt hàng của mình.
Bên bán viết cho bên mua:
Gồm 3 phần:
Phần mở đầu: Nêu rõ mình chấp nhận các điều kiện do bên mua đưa ra. Nếu đã
gửi điện thì cần xác nhận rõ thêm.
Phần nội dung chính của thư: Nói rõ về phiếu xác nhận bán và bán hợp đồng
gửi kèm thư cho bên mua, yêu cầu bên mua mở thư tín dụng cho mình.
Phần kết thúc: Cảm ơn về đơn đặt hàng và bảo đảm.

Xác nhận ( confirmation ) khẳng định lại những điều đã thỏa thuận trong hợp
đồng để tránh nhầm lẫn cho đôi bên
4. Các phương thức thương mại quốc tế thông dụng
Phương thức giao dịch trực tiếp: gặp mặt trực tiếp, fax – thư từ, điện thoại
Ưu điểm:
+ Người XK nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu thi trường về số lượng, hàng
hóa, chất lượng, giá cả, để thõa mãn thị trường 1 cách tốt nhất.
+ Lợi nhuận ở các bên không bị chia sẽ
+ Chủ động trong việc xây dựng chiến lược Marketing quốc tế phù hợp với điều
kiện thị trường cũng như khả năng của công ty.
Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư, tiếp thị, quảng cáo ra nước ngoài lớn để các đối tác có thể biết
đến công ty.
+ Giao dịch đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải giỏi nghiệp vụ như; đàm phán, giao
dịch, thông hiểu tập quán thương mại các nước
+ Sẽ gặp rủi ro nhất là những thị trường giao dịch lần đầu tiên không tìm hiểu
kỹ đối tác.

Phương thức giao dịch thông qua trung gian: đại lý và môi giới

You might also like