You are on page 1of 8

BÀI TẬP NHÓM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : HUỲNH TỊNH CÁT

THỰC HIỆN : NHÓM 1

ĐỀ TÀI : ASEAN – AEC

Danh sách thành viên :


1. Trần Anh Nam
2. Phạm Thị Thu Hương
3. Nguyễn Từ Hiền Thục
4. Trịnh Thanh Hà
5. Phan Thành Nhân
6. Nguyễn Thị Kim Phượng
7. Đặng Hữu Phi Long
8. Nguyễn Thị Ngọc Nhã
9. Nguyễn Thị Mỹ Hậu
10. Nam Châu

NỘI DUNG THỰC HIỆN


I, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI...........................................................................................................................2
II, NỘI DUNG CHÍNH ĐIỀU KHOẢN TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI. 3
III, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI..........................5
IV, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM KHI GIA NHẬP HIỆP
ĐỊNH THƯƠNG MẠI.............................................................................................6
V, LỢI ÍCH LỚN NHẤT CHO VIỆT NAM KHI KÍ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI...........................................................................................................................7
I, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập từ năm 1967 nhằm
tăng cường hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của 10 quốc gia khu vực
Đông Nam Á là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Brunei,
Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia.
ASEAN có ba trụ cột chính là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng An
ninh ASEAN (APSC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC)
Quá trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC
- Năm 1992: khái niệm hội nhập kinh tế ASEAN lần đầu tiên được đưa ra trong
Hiệp định khung về Thúc đẩy Hợp tác Kinh tế ASEAN ký tại Singapore. Hiệp định
này nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, công
nghiệp, năng lượng và khoáng sản, tài chính và ngân hàng, thực phẩm, nông
nghiệp và lâm nghiệp, giao thông và truyền thông.
- 2003: Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 9, các nhà lãnh đạo ASEAN lần đầu
tiên tuyên bố mục tiêu hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Mục
tiêu này cũng phù hợp với Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua vào năm 1997 với
mục tiêu phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN.
- 2006: Tại cuộc họp các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 38, Kế hoạch tổng
thể xây dựng AEC (AEC Blueprint) đã được đưa ra với các mục tiêu và lộ trình cụ
thể cho việc thực hiện AEC.
- 2007: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12, các nhà lãnh đạo ASEAN
đã đồng ý đẩy nhanh việc hình thành AEC vào năm 2015 thay vì 2020 như kế
hoạch ban đầu
- 22/11/2015: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo
ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC
+ Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập là để thực hiện mục tiêu cuối
cùng của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020", nhằm hình thành một
khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao,
trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do và vốn được lưu
chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế-xã
hội được giảm bớt vào năm 2020. Tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua hội
nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của ASEAN.
II, NỘI DUNG CHÍNH ĐIỀU KHOẢN TRONG HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI
Dưới đây là tóm tắt một số Hiệp định thương mại được ký kết trong khuôn khổ
ASEAN và hướng tới mục tiêu thực hiện AEC.
1. Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN (ATIGA)
- Hiệp định ATIGA 2010 có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung (CEPT/AFTA) được thực hiện từ năm 1992.
- ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương
mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt
giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định,
nghị định thư có liên quan.
- Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành
cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các
nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN là một bên
của thỏa thuận.
- Ngoài mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, ATIGA hướng nỗ lực chung của
ASEAN để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh,
kiểm dịch... đồng thời xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên
ASEAN trong bối cảnh xây dựng AEC.
- Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995 nhưng đến năm 1999 mới bắt đầu
thực thi CEPT và sau này là ATIGA.
- Theo ATIGA, đến năm 2010 các nước ASEAN-6 phải xóa bỏ thuế nhập khẩu
đối với 100% dòng thuế thuộc Danh mục thông thường; chỉ giữ lại một số dòng
thuế thuộc Danh mục loại trừ chung gồm những sản phẩm được miễn trừ vĩnh viễn
vì lý do an ninh quốc gia, đạo đức và sức khỏe). Các nước nhóm CLMV (gồm
Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) có lộ trình dài hơn xóa bỏ thuế cho hàng
hóa từ các nước ASEAN muộn hơn, đến năm 2015 mới phải xóa bỏ toàn bộ thuế
nhập khẩu trong Danh mục thông thường nhưng được linh hoạt giữ lại thuế suất
đối với 7% số dòng thuế đến năm 2018.
2. Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS)
- Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN (AFAS) được ký năm 1995 và Nghị
định thư sửa đổi AFAS ký năm 2003 nhằm điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ
giữa các nước ASEAN. Nội dung của AFAS tương tự Hiệp định Chung về Thương
mại Dịch vụ của WTO.
- Trên cơ sở AFAS, các nước ASEAN đến nay đã hoàn thành 8 Gói cam kết về
dịch vụ (cam kết cho 80 phân ngành), và đang đàm phán Gói thứ 9 (cam kết cho
104 phân ngành) và sau đó sẽ đàm phán Gói cuối cùng (cam kết cho 124 phân
ngành) nhằm hướng tới mục tiêu tự do hóa dịch vụ đến năm 2015.
- Trong các Gói cam kết trên, các Gói cam kết 1-7 của Việt Nam có mức độ mở
cửa dịch vụ chỉ thấp hơn hoặc bằng so với mức độ mở cửa dịch vụ của Việt Nam
trong WTO. Nhưng bắt đầu từ Gói thứ 8 trở đi, một số cam kết của Việt Nam trong
một số phân ngành đã bắt đầu cao hơn mức độ mở cửa trong WTO và bổ sung
thêm cam kết cho một số phân ngành mới.
- Hiệu lực của các Gói cam kết này phụ thuộc vào thông báo hoàn thành thủ tục
phê chuẩn nội bộ của các nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên, hiện không có
thông tin chính xác về số lượng các nước ASEAN đã hoàn thành thủ tục phê chuẩn
nội địa cho từng Gói cam kết cũng như tình trạng hiệu lực của các Gói cam kết
này.
- Hiện tại các nước ASEAN đang đàm phán Hiệp định Thương mại dịch vụ
ASEAN (ATISA) nhằm nâng cấp Hiệp định AFAS và tổng hợp các cam kết dịch
vụ trong các FTA ASEAN với các đối tác bên ngoài ASEAN.
3. Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA)
- Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) được ký kết tháng 2/2009 và có
hiệu lực từ 29/3/2012 thay thế cho Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư
ASEAN (IGA) 1987 và Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) 1998)
- ACIA bao gồm 4 nội dung chính: Tự do hóa đầu tư, Bảo hộ đầu tư, Thuận lợi
hóa đầu tư và Xúc tiến đầu tư.
- Phạm vi điều chỉnh của ACIA bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
- Phạm vi tự do hóa bao gồm các ngành phi dịch vụ (các ngành dịch vụ thuộc
phạm vi điều chỉnh của AFAS về dịch vụ như giới thiệu ở trên): sản xuất, nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai khoáng và các dịch vụ liên quan đến các
ngành trên.
- Một số đặc điểm nổi bật của ACIA:
+ ACIA mở rộng về phạm vi định nghĩa nhà đầu tư (ví dụ doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài khối tại một nước ASEAN khi đầu tư sang một nước ASEAN khác
được coi là nhà đầu tư ASEAN).
+ ACIA quy định về các biện pháp/yêu cầu đối với đầu tư bị cấm mà các nước
thành viên không được phép sử dụng (ví dụ yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa, cân bằng cán
cân thanh toán)
+ ACIA quy định cơ chế giải quyết tranh chấp trực tiếp giữa Nhà nước và nhà
đầu tư.
- ACIA bao gồm:
+ 49 Điều;
+ 02 phụ lục:
Phụ lục 1 quy định về các yêu cầu bắt buộc về thủ tục mà Cơ quan nước
thành viên phải tuân thủ đối với các trường hợp mà pháp luật nội địa của từng
nước quy định phải có chấp thuận bằng văn bản đối với khoản đầu tư (ví dụ đối với
Việt Nam là đầu tư trong các lĩnh vực nhạy cảm như dầu khí, khai thác khoáng sản
quý hiếm…).
Phụ lục 2 về trường hợp tịch biên và bồi thường
+ 01 Danh mục bảo lưu: Danh mục này của Việt Nam bao gồm các trường hợp
loại lệ không áp dung nghĩa vụ đối xử quốc gia và nghĩa vụ đối với quản lý cấp cao
và ban giám đốc.

III, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI


* Ưu điểm:
- Với AEC, ASEAN sẽ trở thành một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao; hội
nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu và là một thị trường duy nhất và một cơ sở
sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,
vốn và lao động có tay nghề nhất là thực hiện có hiệu quả.
- AEC tạo điều kiện hình thành cơ cấu kinh tế khu vực thống nhất, tạo sức
kháng cự với sự can thiệp của các thế lực từ bên ngoài đặc biệt từ các nước lớn.
- Sự hình thành AEC thống nhất còn tạo nền tảng giải quyết triệt để những vấn
đề chưa thống nhất về an ninh- chính trị, thúc đẩy mở rộng giao lưu văn hóa xã
hội, tạo nền tảng hình thành cộng đồng an ninh- chính trị, văn hóa- xã hội thống
nhất giữa các nước thành viên ASEAN.
* Nhược điểm
- Đối với các nước thành viên:
+ Phải đầu tư nhiều vào điều chỉnh chính sách và tổ chức lại bộ máy quản lý
phù hợp với những quan hệ kinh tế mới và cách ứng xử mới được hình thành đặc
biệt là chính sách tiền tệ- tài khóa, chính sách thuế, đầu tư công.Điều này đòi hỏi
chi phí đáng kể và thời gian.
+ Hoàn chỉnh thể chế vận hành để phù hợp với bộ quy tắc ứng xử mới trong
AEC. Các quy định pháp luật và thủ tục hành chính được điều chỉnh, sửa đổi và
xây dựng mới nhằm phù hợp với tình hình.
+ Điều chỉnh những sự khác biệt trong nhận thức và khắc phục chênh lệch
đáng kể về trình độ phát triển.
- Đối với doanh nghiệp:
+ Cạnh tranh găy gắt dẫn đến tình trạng bị thôn tín, lũng đoạn hoặc buộc phải
sáp nhập, mua lại thậm chí bị phá sản. Tính tương đồng càng cao, khả năng cạnh
tranh càng lớn do phải giành giật thị trường.
+ Tình trạng thất nghiệp có nguy cơ gia tăng, áp lực về việc làm lớn và thị
trường lao động có sự thay đổi đáng kể theo hướng phát triển phân khúc lao động
có tay nghề cao.
+ Khả năng bị thua lỗ lớn do thu hẹp thị trường và những đòi hỏi cao của người
tiêu dùng về chất lượng khó đáp ứng đầy đủ.

IV, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM KHI GIA NHẬP
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
Việc gia nhập hoạt động thương mại ASEAN - AEC cho Việt Nam mang lại nhiều
cơ hội và thách thức. Dưới đây là một số điểm nổi bật:
* Cơ hội:
- Mở ra một khu vực thị trường chung rộng lớn: với gần 100% hàng hóa được
tự do lưu chuyển trong nội khối, AEC tạo ra một khu vực thị trường hàng hóa
chung giữa các nước ASEAN, mở ra cơ hội làm ăn kinh doanh lớn cho các doanh
nghiệp
- Mở ra cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: môi trường kinh doanh
được mở rộng theo hướng minh bạch và bình đẳng hơn sẽ là điều kiện để thu hút
đầu tư nước ngoài không những từ các nước ASEAN mà cả từ các nước ngoại
khối, đặc biệt là các nước đối tác FTA của ASEAN vào Việt Nam để tham gia và
chuỗi giá trị khu vực
- Tạo ra sức ép, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam:
tham gia vào một sân chơi chung và chịu áp lực cạnh tranh từ các đối tác khu vực
cả về trình độ quản lý, công nghệ và nhân lực sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam
phải tự hoàn thiện, thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát
triển.
- Việc thực hiện các cam kết trong ASEAN đã và đang tạo nền tảng để Việt
Nam tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ với các đối tác ngoài ASEAN, nhất
là các nước lớn, qua đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam.
* Thách thức:
- Sức ép cạnh tranh từ hàng hóa từ các nước ASEAN: với cơ cấu sản phẩm
tương đối giống nhau ở cả 10 nước ASEAN, việc mở cửa thị trường sẽ tạo ra áp
lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh
nghiệp có sức cạnh tranh yếu và ở các ngành vốn được bảo hộ cao từ trước tới nay.
- Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu của AEC khi được hình thành là tự do
lưu chuyển lao động. Điều này đặt ra yêu cầu Việt Nam cần có sự chuẩn bị tốt hơn
về trình độ lao động, trong khi hiện nay lao động Việt Nam hiện có tay nghề chưa
cao, thiếu các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp…

V, LỢI ÍCH LỚN NHẤT CHO VIỆT NAM KHI KÍ HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI
Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-
28) tại Bru-nây, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ
7 của tổ chức này. Đây là quyết định mang tính lịch sử, mở ra một thời kỳ phát
triển mới của Việt Nam với những bước hội nhập nhanh chóng và tham gia sâu
rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, gia
nhập ASEAN - AEC là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế
quốc tế.
Xuyên suốt quá trình xây dựng và hiện thực hóa AEC, quan hệ kinh tế Việt
Nam - ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Năm 2000, GDP của Việt Nam
đứng thứ 7 ASEAN, năm 2010 đứng thứ 6 và đến năm 2020 đã tăng lên thứ 4
(chiếm 11,6% GDP của ASEAN). Tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là
12,54%/năm, là nước có tốc độ tăng thứ 3 trong tổng số các nước ASEAN và trở
thành 1 trong số 20 nền kinh tế có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm
2019. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam đã tạo ra luồng thu hút lớn đối
với hoạt động thương mại từ ASEAN. Sau khi AEC được thành lập cuối năm
2015, thương mại Việt Nam - ASEAN đã có cú hích lớn, tăng từ hơn 41 tỷ lên 57
tỷ USD trong vòng vài năm. Đến năm 2020, trao đổi thương mại Việt Nam - AEC
đã có những bước tiến quan trọng, xuất khẩu của Việt Nam sang Đông Nam Á đạt
23,2 tỷ USD. Có thể thấy quan hệ thương mại với ASEAN là rất quan trọng với
Việt Nam, nhưng Việt Nam cũng dần hướng đến các đối tác khác như Mỹ, Hàn
Quốc, Trung Quốc và EU. Việt Nam đang từng bước xác lập vị thế trong chuỗi
cung ứng toàn cầu và ghi tên mình vào top những nước xuất khẩu lớn thế giới về
các mặt hàng gạo, dệt may, điều… Ví dụ như, trong nhiều năm qua, kể cả trong
những thời điểm đầy khó khăn, ngành điều Việt Nam luôn giữ vững vị trí số 1 thế
giới về xuất khẩu nhân điều, thâm nhập vào thị trường của hơn 90 quốc gia và
vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 80% lượng nhân điều xuất khẩu trên thế giới. Hay
năm 2020, Việt Nam vượt Băng-la-đét thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ
hai thế giới trong bảng kết quả đánh giá thống kê thương mại thế giới mới nhất của
WTO với trị giá 29 tỷ USD, chỉ xếp sau Trung Quốc. Hiện sản phẩm may mặc
“made in Vietnam” chiếm 6,4% thị phần thế giới về hàng may mặc trên toàn cầu.
Việt Nam cũng đồng thời nằm trong top đầu các nước xuất khẩu gạo của thế giới
và đứng vị trị thứ 2 trong năm 2020 vừa qua…
Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các tổ chức trong khu vực và
trên thế giới, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài thể
hiện ở nguồn vốn nước ngoài đầu tư (FDI) vào nước ta tăng mạnh qua các năm.
Năm 1995, chỉ có 230 dự án với số vốn là gần 500 triệu USD đầu tư vào Việt Nam.
Sau khi AEC được chính thức thành lập năm 2015, số vốn đầu tư từ ASEAN vào
Việt Nam tăng lên gần 3 tỷ USD trong giai đoạn 2016 - 2019, và tăng đột biến lên
6,278 tỷ USD năm 2020 dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Có thể
thấy, rõ ràng việc hình thành AEC đã thúc đẩy các cơ hội hợp tác và phát triển đầu
tư kinh tế của Việt Nam - ASEAN lên một bước mới, giúp cho mối quan hệ trên
ngày càng nâng cao, hoàn thiện. Thông qua AEC, Việt Nam cũng thúc đẩy các
quan hệ đối tác với các nước khác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn
Độ, Ôxtrâylia,…

You might also like