You are on page 1of 19

BÀI TẬP VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN, CHIA THỪA KẾ

1. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN:

Câu 5. (Sách thầy Hải) Trong các trường hợp sau, trường hợp nào thì A có quyền đòi lại
tài sản ở C? Tại sao? Trường hợp nào thì không? Tại sao?

a) A cho B mượn chiếc xe đạp, B bán cho C chiếc xe đạp đó sau khi đã lừa dối để C
tin rằng chiếc xe đạp đó là của B.
b) A cho B mượn chiếc xe máy, B nói với C xe máy là của B nhưng đã bị mất giấy tờ
nên sẽ bán rẻ. Tin là thật nên C đã mua chiếc xe máy đó.
c) A cho B mượn chiếc xe đạp, B nói với C rằng xe đạp đó là của B và tặng cho C.
d) B trộm của A chiếc xe đạp và đem bán. C đã mua chiếc xe đạp đó vì nghĩ xe đó là
của B mà không biết là B đã trộm của A.

Câu 4. (Sách thầy Hải) Trước khi đi công tác lâu ngày ở nước ngoài, A giao cho B quản
lý một số tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: Xe hơi, xe máy, bộ vi tính để bàn và
một két sắt đã khóa. Trong thời gian đang ở nước ngoài, B đã lừa dối N rằng chiếc xe
máy của mình đã bi mất giấy tờ nên bán rẻ cho N. Tin là thật nên N đã mua chiếc xe máy
đó, B bán bộ vi tính để bàn cho M. Ngoài ra, B đã tìm cách mở được két sắt và lấy chiếc
đồng hồ cổ trong đó đem bán cho K được 450 triệu đồng. Đem xe hơi cầm cố để vay H
số tiền 300 triệu đồng.

Hỏi trong trường hợp trên, khi về nước:

a) A được và không được đòi lại những tài sản nào? Tại sao?
b) Nếu không thể kiện đòi lại tài sản, A sẽ khởi kiện theo phương thức nào, đối với ai
để bảo vệ quyền sở hữu của mình.

Câu 6. (Sách thầy Hải) A và B là hai chủ sở hữu bất động sản liền kề nhau. A xây dựng
nhà trước B, để xác định ranh giới, A đã trồng một cây nhãn vào giữa ranh giới của hai
nhà làm mốc giới. Khi B xây dựng nhà đã làm cửa sổ đối diện với cửa sổ nhà A và mái
che cửa sổ (ô văng) nhô sang phần đất của nhà A. Muốn thoát nước thải từ nhà B ra nơi
quy định buộc phải đi qua phần đất của nhà A.

Anh chị hãy xác định các vấn đề sau đây:

a) B có quyền yêu cầu A chặt cây nhãn không?


b) Nếu B chấp nhận cây nhãn làm mốc giới chung thì quyền của các bên đối với cây
nhãn như thế nào?
c) A có quyền yêu cầu B phải làm gì đối với cửa sổ và mái che cửa sổ?
d) Việc lắp đặt ống thoát nước thải của nhà B?

Câu 7: A trộm cắp chiếc xe đạp của B sau đó A thay đổi số sường số máy mới rồi
mang xe đem bán cho C trị giá 3 chỉ vàng rồi mới đổi xe nhận lập lậu ở Campuchia. C
mua được thời gian có giấy phép, B phát hiện đòi kiện. Quyền lợi các bên giải quyết
ntn? Vì sao?

Câu A đã lấy xe đạp của B gửi trong bãi xe của A để đem bán cho bà C là 400k đồng
rồi nói với B là xe đã bị mất trộm B đòi A bồi thường thiệt hại nhưng A cố tình lẫn
tránh. Một năm sau, B phát hiện bà C sử dụng chiếc xe của mình nên B đòi yêu cầu bà
C phải trả lại xe. Bà C không đồng ý vì cho rằng bà mua xe có trả tiền đàng hoàng và
ngay tháng theo đúng giá thị trường. Hơn nữa bà C còn đầu tư sơn sửa hết 200 ngàn
đồng làm tăng giá trị của chiếc xe do vậy bà C không đồng ý trả lại xe cho B. Hãy cho
biết đường lối xử lý tranh chấp giữa các bên trong các trường hợp sau đây và cho biết
vì sao lại giải quyết như vậy.

a) Bà C biết rõ xe đó là của A nhưng vẫn mua xe vì giá rẻ và hy vọng có thể sửa lại
để chủ sở hữu không nhận ra xe của họ.
b) Bà C không biết xe đó là xe của B vì A nói rằng xe đó là do A được người thân
tặng cho nên quyết định bán nên quyết định bán xe đó cho C

Câu Ông Tài bị Tòa án ra quyết định tuyên bố chết. Sau khi tòa án ra quyết định
tuyên bố chết thì tài sản của ông được chia thừa kế cho 2 người con là anh Dũng và bà
Q cụ thể như sau: Anh Dũng được hưởng thừa kế là 100 lượng vàng. Sau khi được
nhận được tài sản thừa kế, ông Dũng sửa chưa lại căn nhà và sử dụng căn nhà để kinh
doanh khách sạn. Bà Q dùng số tiền này để hùng tiền với bạn để kinh doan. Sau khi
kinh doanh thua lỗ bà bị mất hết số tiền này. Sau đó 1 năm, ông Tài còn sống trở về
và được Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định ông đã chết. Hỏi nếu ông Tài có yêu
cầu nhận lại tài sản thì ông sẽ được nhận lại tài sản gì? Vì sao?

2. BÀI TẬP VỀ CHIA THỪA KẾ:

Câu 1. Bà H (cư trú tại thị xã Thuận An, Bình Dương) có 3 người con với ông T (đã mất
năm 2000) là M, N, P và 1 người con riêng là L. Ngày 13/5/2017, anh L mất do tai nạn
giao thông, để lại cho chị V (vợ anh L) với 2 người con là X và Y. Ngày 5/6/2017, bà H
mất để lại 1 căn nhà ở Bình Tân giá 3 tỉ, 1 căn nhà ở Bình Dương giá 2,2 tỉ, 1 đất nông
nghiệp ở Long An 800 triệu, 2 xe bán tải 250 triệu/xe, 1 sổ tiết kiệm 500 triệu. Trước khi
mất, bà H có vay của bà Q 300 triệu nhưng chưa đến hạn trả. Trong di chúc 8/1/2017, bà
H đã tặng cho anh M đất ở Long An và 2 xe bán tải, định đoạt cho anh L căn nhà ở Bình
Dương, định đoạt căn nhà ở Bình Tân cho anh N, P. Giả sử chi phí ma chay đám tang bà
H là 75 triệu, tiền phúng điếu là 120 triệu. Theo BLDS 2015, hãy:

a. Xác định thời điểm, địa điểm mở thừa kế.


b. Xác định giá trị di sản thừa kế bà H.
c. Chia di sản của bà H.

Câu 2. Ông An kết hôn hợp pháp với bà Bình có 2 người con là Thịnh và Vượng. Anh
Thịnh có vợ là chị Hồng, có 2 người con là Xuân và Thu. Anh Vượng có vợ là chị Khánh
có 2 người con là Phong và Phú. Năm 2014, ông An lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho
anh Thịnh, Vượng. Ngày 15/1/2017, ông An và anh Vượng bị tai nạn giao thông chết
(cùng thời điểm). Thời gian sau, bà Bình mất ngày 18/3/2017. Hãy chia thừa kế biết rằng
tài sản chung của ông An và bà Bình là 180 triệu (cha mẹ của ông An, bà Bình đã chết
trước ông bà), tài sản chung của anh Vượng và chị Khánh là 240 triệu.

Câu 3. Ông Minh (cha mẹ đã mất) kết hôn với bà Mai, có 3 người con là Trung (nhân
viên văn phòng của công ty) và anh Dũng (bác sĩ quận X), anh Cường (công nhân). Anh
Cường có vợ là chị Hoa, có 2 người con là Xinh và Đẹp. Trong khoảng thời gian sinh
sống chung ông Minh và bà Mai tạo lập khối tài sản 360 triệu. Ông Minh lập di chúc hợp
pháp cho Xinh, Đẹp hưởng ½ tài sản của ông. Tháng 2/2017, ông Minh chết, bà Mai
(dùng tiền riêng) lo mai táng cho ông hết 20 triệu. Hãy chia thừa kế, biết anh Dũng từ
chối thừa kế di sản của ông Minh đúng theo thủ tục luật định.

Câu 8. (Giáo trình) Phân biệt thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp? Cho ví dụ minh họa?

Ông An và bà Bình là vợ chồng, có 4 người con là Chi, Dung, Đông và Hà. Chi có chồng
là Quân, có hai con chung là Xuân và Yến. Dung có chồng là Lộc, có hai con chung là
Minh và Nam. Đông là giáo viên, sống độc thân. Hà (sinh năm 2005) được cho làm con
nuôi từ lúc 2 tuổi. Năm 2006, ông An chung sống với bà Tiên như vợ chồng, có con
chung là Phương (sinh năm 2007). Đầu năm 2017, ông An lập di chúc hợp pháp với nội
dung: để lại toàn bộ di sản của mình cho bà Tiên, Phương, Chi, Dung và Đông. Tháng
6/2017, ông An và Chi chết trong cùng một thời điểm do tai nạn giao thông. Dung bị
bệnh cũng qua đời sau đó, chưa kịp nhận di sản thừa kế của cha để lại. Căn cứ vào BLDS
2015, Anh (chị) hãy chia thừa kế trong tình huống này, biết rằng: Trong thời kỳ chung
sống với bà Tiên, ông An có tạo lập một khối tài sản trị giá 800 triệu đồng; Chị Chi để lại
di sản thừa kế trị giá 600 triệu đồng; Cha và mẹ ông An đều chết trước ông An.

Câu 15. (Sách thầy Hải) Bà H có chồng là N và ba con là Q, L, T (khi bà H chết, T mới
15 tuổi và Q đã chết trước bà). Bà H lập di chúc để lại ½ di sản cho làng trẻ S.O.S, cho
ông N và Q mỗi người hưởng 50 triệu đồng, di tặng cho bà Y (là em gái của bà H) 100
triệu đồng, truất quyền thừa kế của T. Hãy chia di sản của bà H với giả thiết tài sản riêng
của bà là 300 triệu đồng; tài sản chung của ông, bà là 600 triệu đồng.

Câu 16. (Sách thầy Hải) Ông A và bà B sinh được một người con là C và nhận D làm
con nuôi (theo đúng thủ tục do pháp luật quy định). Anh C kết hôn với chị T sinh được M
và N. Chị D kết hôn với anh H sinh được Q và K. Sau khi bà B chết, ông A kết hôn với
bà X. Bà X đã có một con riêng là Y. Ông, bà coi C, D, Y như con đẻ của họ và ngược
lại. Trước khi chết, ông A lập di chúc để lại cho mỗi người con 1/3 di sản.

Hãy phân chia di sản của ông A, biết rằng: tài sản chung của ông A và bà X là
1.212.000.000 đồng (một tỷ hai trăm mười hai triệu đồng); D chết cùng thời điểm với ông
A; khi ông A chết, C đã chết trước ông A. Bằng tiền của mình, Y mai táng cho ông A hết
6 triệu đồng.

Câu 12. (Sách thầy Hải) Bà Y có ba người con là A, B, C. Bà để lại di sản trị giá 600
triệu đồng và trước khi chết bà đã lập di chúc để lại cho A là con cả của bà 400 triệu
đồng, còn B, C mỗi người được bà để lại di sản 100 triệu đồng. Anh B cho rằng bà Y
định đoạt như vậy là không công bằng vì anh A đã quá giàu có, trong khi C còn nghèo.
Vì vậy, anh B đã lấy di chúc của bà và sửa thành: A được hưởng 100 triệu đồng, còn C
được hưởng 400 triệu đồng. Đồng thời anh B đã từ chối hưởng di sản của bà Y.

Yêu cầu:

a) Anh, chị hãy giúp anh B hoàn tất thủ tục chối hưởng di sản cho đúng quy định của
pháp luật?
b) Di sản của bà Y được phân chia như thế nào, biết rằng sau khi chia di sản, việc sửa
chữa di chúc của B bi phát hiện?

Câu 10. (Sách thầy Hải) Ông A và bà B là vợ chồng, có hai người con chung là A1, A2.
Khi chết, ông A có số di sản trị giá là 720 triệu đồng.

Anh (chị) cho biết ai sẽ được hưởng di sản của ông A và hưởng bao nhiêu trong các
trường hợp sau:

a) Ông A chết không để lại di chúc.


b) Ông A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và cho A2 hưởng 2/3 số
di sản đó.
c) Ông A truất quyền thừa kế của A1.
d) Ông A và A1 chết trong cùng một vụ tai nạn mà không xác định được ai chết
trước, A1 đã có vợ là H và hai con là Y và K.

Câu 6. (Sách thầy Hải) Vợ chồng hai cụ H và Q có 6 người con là T, N, V, G, K, C,


trong đó anh T là con riêng của cụ H. Cụ H chết tháng 9/2006, cụ Q chết tháng 3/2017.
Hai cụ đều không để lại di chúc bằng văn bản. Tài sản chung của hai cụ gồm ngôi nhà hai
tầng trên diện tích đất ở là 168m 2. Tổng trị giá tài sản là 12.600.000.000 (mười hai tỷ sáu
trăm triệu đồng). Ngày 22/7/2016, cụ Q ốm nên đã tập trung các con lại và dặn dò bằng
miệng về việc chia đất cho các con.

Sau khi cụ Q mất, ông N và ông T yêu cầu chia thừa kế theo di chúc miệng mà cụ Q đã
dặn lại khi còn sống.

Hướng giải quyết vụ án trên.

Câu*. Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có 3 con chung là C, D, E (đều thành niên
và có nghề nghiệp ổn định). C có vợ là M và 2 con là X, Y. D có vợ là T và 2 con là K,
Q. Ông A và bà B đã cho E làm con nuôi của bà P từ lúc 2 tuổi. Năm 2010, ông A có
quan hệ với bà G và họ có 2 con sinh đôi là H và L (sinh năm 2012). Năm 2014, bà G
chết, không để lại di chúc. Năm 2016, ông A lập di chúc hợp pháp để lại toàn bộ tài sản
của mình cho C và D. Ngày 10/1/2017, do mâu thuẫn trong việc kinh doanh dẫn đến C
giết chết D. Hành vi của C bị Tòa án kết án 15 năm tù (Bản án đã có hiệu lực pháp luật).
Đau lòng trước việc gia đình nên ông A đã tự tử chết vào ngày 28/5/2017. Di sản thừa kế
của ông A sẽ được phân chia như thế nào (kèm theo giải thích) khi nội bộ gia đình phát
sinh tranh chấp về di sản thừa kế, biết rằng:

- Trong thời kỳ chung sống với bà B, ông A tạo lập khối tài sản trị giá
2,400,000,000 đồng.
- Ông A đóng góp 600,000,000 đồng trong tổng số khối tài sản chung giữa ông A và
bà G trị giá 1,500,000,000 đồng.
- Cha mẹ ông A và bà G đều chết trước ông, bà.

3. Cố A và cố B có 03 người con là C, D, E. Ông C có vợ F sinh ra 02 người con là M, N.


Bà D có chồng L và có con là H, K và đã lên Sài Gòn sinh sống. Ông E có vợ T và có con
là X, Y. Cố A và cố B có 03 căn nhà. Sinh thời (vào năm 1960), cố A và cố B có giao cho
ông D 01 căn nhà ở Châu Thành khi ông D lập gia đình. Cũng thời điểm này, cố A và cố
B có giao 01 ngôi nhà ở Mỹ Tho cho ông C để nuôi cha mẹ, thờ cúng tổ tiên. Còn ngôi
nhà ở Chợ Lớn thì hai cố cho ông P thuê từ 1965. Ngôi nhà ở Chợ Lớn đến nay vẫn do
ông V (cháu nội cố P) thuê, sử dụng. Năm 1970, cố A và cố B đều qua đời. Năm 2000,
con cháu ông E đã làm thủ tục hợp thức hóa chủ quyền và được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Ngôi nhà Mỹ Tho do ông C quản lý, sử dụng, và sau đó khi ông C
chết (2010), ngôi nhà này tiếp tục anh M, anh N tiếp tục sử dụng đến nay. Đầu năm 2017,
M và N làm thủ tục xác lập quyền sở hữu thì bị các anh X, Y đứng ra tranh chấp. Hỏi:

3.1. Việc tranh chấp của X, Y nói trên có cơ sở pháp lý không? Vì sao?

3.2. Hãy chia thừa kế trong tình huống trên? Giải thích vì sao và nêu cơ sở pháp lý?

Câu*. A và B là vợ chồng, có 03 người con chung là C, D, E. Anh C có vợ là H, có con


là X và Y. Năm 2012, C chết không để lại di chúc. Năm 2015, ông A lập di chúc để lại ½
tài sản của mình cho D và E. Năm 2017, ông A và D cùng bị tai nạn giao thông, ông A
chết tại chỗ còn D bị thương nặng dẫn tới liệt toàn thân.

Anh (chị) hãy chia di sản thừa kế trong các trường hợp trên (kèm theo giải thích và nêu
cơ sở pháp lý), biết rằng:

- Di chúc của A là hợp pháp;


- Cha mẹ A đều chết trước A;
- Tài sản chung của A và B là 1 tỷ 360 triệu đồng;
- Tài sản chung của C và H là 400 triệu đồng.

Câu 4. Ông A kết hôn với bà B có hai người con chung là C (sinh năm 1976) và D (sinh
năm 1980). C bị tâm thần từ nhỏ, D có vợ là E và có các con F, G, H. Vợ chồng D không
có tài sản gì và sống nhờ nhà của ông A – B. Năm 2015, bà B lập di chúc để lại cho D 1/3
tài sản của bà. Tháng 10/2016, D chết. Tháng 01/2017, bà B chết. Chia di sản của bà B
biết căn nhà là tài sản chung của ông A, bà B trị giá 1 tỉ đồng. Biết rằng, mẹ bà B là cụ G
còn sống.

Câu 5. Ông A và bà B kết hôn với nhau và có hai người con chung là C, D. Năm 2004,
ông A bỏ nhà chung sống với bà H như vợ chồng và có con chung là E sinh năm 2005 và
F sinh năm 2007. Năm 2016, ông A viết di chúc chia cho bà B ½ di sản, bà H
¼ di sản. Năm 2017, ông A chết. Tài sản chung giữa A và B là 200 triệu, ông
A và bà H có tài sản chung là 600 triệu. Hãy chia di sản của ông A.

Vậy: tiền phúng đám ma có phải là di sản thừa kế?


Đó không là di sản thừa kế mà theo tập quán đó là
tiền chia sẻ với tang chủ phục vụ đám tang và
hương khói sau này…

Khi đi cầm xe ô tô không chính chủ, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan để tiệm
cầm đồ xác nhận. Đồng thời, tránh gây rủi ro, thiệt hại về sau trong thời gian cầm cố. Khi
đến sử dụng dịch vụ cầm xe ô tô không chính chủ tại T2, hãy chuẩn bị các giấy tờ sau:
Giấy đăng ký xe ô tô cầ

n cầm cố

 Giấy đăng kiểm xe ô tô cần cầm cố.


 Bảo hiểm xe ô tô được cầm (nếu có).
 Hộ khẩu thường trú bảo photo và bản chính để cửa hàng đối chiếu.
 Hợp đồng uỷ quyền; hợp đồng mua bán, sang nhượng, gửi tặng xe ô tô có công chứng.
 Giấy tờ tuỳ thân của người đi cầm cố.
3. BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI:

1 Người đã được thừa hưởng theo di chúc thì không được thừa kế theo pháp luật.

2 Những người thừa kế có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của người chết để
lại.

3 Khi một người lập nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì bản di chúc sau cùng có
hiệu lực pháp luật.

4 Nếu di chúc được công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực là thời điểm công
chứng chứng thực.

5 Di chúc là hợp đồng tặng cho tài sản.

6 Khi chia di sản theo di chúc mà chia theo hiện vật di sản được xác định trong di chúc và
có hoa lợi, lợi tức đó được gộp vào di sản để phân chia.

7 Người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ từ thời điểm mở thừa kế.
8 Có trường hợp có di chúc nhưng vẫn thực hiện chia thừa kế theo pl.

9 Khi chia di sản theo di chúc mà chia bằng hiện vật thì không cần định giá tài sản để xác
định giá trị của toàn bộ di sản để lại.

10 Thừa kế thế vị luôn được hình thành khi con của người để lại chết trước người đó.

11 Khi một người đã là con nuôi của người khác thì không được hưởng di sản thừa kế
của cha đẻ, mẹ đẻ.

12 Khi vợ chồng đã được tòa án ra quyết định ly hôn thì họ không được hưởng di sản của
nhau nếu một bên chết.

13 Vợ chồng đã chia tài sản chung thì khi một bên chết, bên kia se không được hưởng
thừa kế di sản người đã chết

14 Khi con riêng và bố dượng có quan hệ chăm sóc nôi dưỡng nhau như cha con thì được
thừa kế di sản của nhau như thừa kế giữ cha nuôi và con nuôi.

15 Quan hệ thừa kế giữa ông bà với cháu là quan hệ thừa kế giữa những người luôn là
người có quyền hưởng di sản của nhau

16 Khi di chúc bị hư hại đến mức không thể thực hiện được đầy đủ ý chí của người lập di
chúc thì áp dụng các quy định thừa kế theo pháp luật.

17 Chỉ áp dụng một trong hai phương thức, hoặc là thừa kế theo di chúc, hoặc thừa kế
theo pháp luật để giải quyết một vụ án về thừa kế.

18 Con ngoài dã thú không có quyền hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ đẻ cho mình.

19 Con dâu không được hưởng thừa kế theo pháp luật của bố mẹ chồng.

20 Di chúc hợp pháp sẽ phát sinh hiệu lực.

21 Mọi cá nhân điều được tự mình lập di chúc định đoạt tài sản của mình trước khi chết.

22 Di chúc miệng có hiệu lực từ thời điểm di chúc được công chứng, chứng thực.

23 Người đã bị tước quyền thừa kế sẽ không được nhận di sản thừa kế.

24 Việc công chức di chúc là một trong các điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp.
25 Di chúc sẽ không có hiệu lực pháp luật nếu di chúc đó không xác định mỗi người thừa
kế được hưởng bao nhiêu di sản thừa kế.

26 Một người không thể lập di chúc viết do không biết chữ thì có thể lập di chúc miệng

27 Di chúc hợp pháp luông là di chúc có hiệu lực

28 Người bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền lập di chúc thông qua người giám hộ.

29 Người không biết chữ thì không có quyền lập di chúc bằng văn bản.

30 Tiền phúng viếng đám ma cũng thuộc di sản thừa kế của người chết để lại.

31 Trường hợp di sản thuộc về nhà nước, thì nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại.

32 Để xác định thời điểm mở thừa kế luôn phải thông qua căn cứ pháp lý là giấy chứng
tử.

33 Thời điểm xác lập quyền sở hữu là thời điểm bên có quyền chiếm hữu tài sản.

34 Một cá nhân bị tuyên bố mất tích thì việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản người
đó do người đại diện người đó thực hiện.

35 Chủ sở hữu phải chịu mọi rủi ro đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.

36 Chủ sở hữu luôn được đòi lại tài sản nếu tài sản đó bị lấy cắp hay cướp giật, lừa đảo.

37 Người thứ ba sẽ không phải trả lại tài sản nếu có được tài sản thông qua giao dịch dân
sự có đền bù.

38 Nếu tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu bị lấy cắp, bị mất thì chủ sở
hữu luôn có quyền đòi lại tài sản từ người đang chiếm hữu tài sản đó không có căn cứ
pháp luật.

39 Chủ sở hữu có thể đòi lại tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu
ngay tình dù người chiếm hữu tài sản này thông qua hợp đồng có đền bù với người không
có quyền định đoạt tài sản.

40 Người mua tài sản một cách ngay tình từ người mượn tài sản của người khác phải trả
lại tài sản đó khi chủ sở hữu đòi lại tài sản.
41 Người mua xe máy từ người mượn xe của người khác và bị người bán xe lừa là xe
của họ nhưng đã bị mất giấy tờ thì không phải trả lại xe cho chủ sở hữu.

42 Khi bị người khác gây thiệt hại đối với tài sản của mình do thực hiện tình thế cấp thiết
thì chủ sở hữu không được bồi thường vì gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải
là hành vi xâm phạm quyền sở hữu.

43 Thời hạn của quyền hưởng dụng phải do các bên thỏa thuận.

44 Khi quyền bề mặt chấm dứt

45 Sở hữu chung của dòng họ là sở hữu chung theo phần.

46 Sở hữu căn hộ chung cư thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất, không thể phân chia.

47 Tài sản bị tiêu hủy là một trong các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu.

48 Người phát hiện ra vật vô chủ sẽ là chủ sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia.

49 Cá nhân có toàn quyết định phương thức từ bỏ tài sản thuộc sở hữu của mình.

50 Tài sản không xác định được chủ sở hữu thì sau một năm sẽ trở thành vô chủ.

51 Quyền sở hữu chấm dứt khi chủ sở hữu bị tòa án tuyên bố mất NLHVDS

52 Chỉ có chủ sở hữu tài sản gốc mới được xác lập quyền sở hữu hoa lợi, lợi tức do tài
sản gốc sinh ra.

53 Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu đã thực hiện đầy đủ thủ tục
thông báo theo quan điểm của pháp luật thì sau một thời gian nhất định, tất cả vật mà họ
phát hiện thuộc sở hữu của họ.

54 Tài sản tạo thành do trộn lẫn tài sản luôn được sở hữu của người trộn lẫn tài sản.

55 Trong giao dịch dân sự việc định đoạt tài sản do người chưa đủ 6 tuổi thì luôn được
coi là vô hiệu.

56 Khi một cá nhân bị tuyên bố mất tích thì quyền sở hữu đối với tài sản do người đại
diện của người đó thực hiện.
57 Một người mua phải đồ trộm cắp là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và
không ngay tình.

58 Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là chiếm hữu không công khai.

59 Nếu người chiếm hữu ngay tình mà cho người khác thuê tài sản thì không còn chiếm
hữu liên tục tài sản.

60 Người được chuyển giao quyền chiếm hữu có quyền chiếm hữu tài sản đó như một
chủ sở hữu.

61 Thuốc kháng sinh là tài sản hạn chế lưu thông.

62 Cây cối là bất động sản.

63 Nhà công trình xây dựng là bất động sản.

64 Chỉ những vật được phép giao dịch mới được coi là tài sản theo quy định dân sự Điều
105 BLDS 2015.

65 Xe máy cùng dây chuyền sản xuất cùng màu sơn là vật cùng loại vì không thể phân
biệt được chúng do có cùng hình dáng, kích thước, màu sắc.

66 Nước biển có thể là tài sản.

67 Một tài sản gốc chỉ có sinh ra hoa lợi, lợi tức hoặc phát sinh lợi tức.

68 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ có giá.

69 Tiền chở xe ôm chính là lợi tức phát sinh từ việc khai thác công dụng của chiếc xe đó.

70 Người đại diện nếu là cá nhân thì phải có NLHVDS đầy đủ.

71 Đại diện theo ủy quyền chấm dứt khi người thứ 3 chết.

72 Người đại diện một cá nhân chỉ có thể là người đại diện cho một cá nhân tổ chức khác.

73 Thời hiệu là thời hạn do các bên thỏa thuận.

74 Thời hiệu luôn được xác định bởi khoảng thời gian cụ thể.

75 Người đại diện phải là người đủ 18 tuổi trở lên.


76 Giao dịch dân sự được xác lập do người mất NLHVDS với chủ thể khác luôn được coi
là vô hiệu.

77 Mọi hành vi giao dịch dân sự vi phạm về hình thức điều vô hiệu.

78 GDDS vô hiệu do vi phạm về chủ thể thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

79 Cá bên luôn được khôi phục lại tình trạng ban đầu hoàn trả cho nhau những gì đã nhận
nếu giao dịch mà các bên tham gia bị vô hiệu.

80 GDDS xác lập do bị đe dọa là GDDS vô hiệu tuyệt đối.

81 Pháp nhân chấm dứt kể từ khi bị Tòa án tuyên bố phá sản.

82 Quỹ xã hội không có tư cách pháp nhân.

83 Pháp nhân chỉ có thể có một người đại diện theo pháp luật.

84 Pháp nhân chấm dứt khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân chết.

85 Chỉ người của pháp nhân mới có thể là người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân
đó.

86 Pháp nhân sẽ chấm dứt tư cách chủ thể khi tiến hành cải tổ pháp nhân.

87 Doanh nghiệp tư nhân là pháp nhân.

88 Pháp nhân có NLPLDS giống nhau.

89 Chi nhánh là pháp nhân được tổ chức dưới dạng quy mô nhỏ.

90 Phó Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc luôn là người đại diện theo ủy quyền pháp nhân,
hoạt động theo điều lệ.

91 NLHVDS của cá nhân là như nhau.

92 Khi con chưa thành niên cha mẹ là người giám hộ đương nhiên nếu cha mẹ đủ điều
kiện.

https://www.academia.edu/33282761/BÀI_TẬP_THỪA_KẾ

You might also like