You are on page 1of 13

CHƯƠNG 3: Thực hiện và trao đổi thảo luận khi thực hiện bài

tập lớn
I. Kể lại quá trình làm việc nhóm khi thực hiện BTL
1. Làm quen các thành viên trong nhóm
Trong những ngày đầu khi được cô phân công vào cùng nhóm, chúng em
không thể tránh được những bỡ ngỡ, ngại ngùng vì cả 10 người chưa hề tương
tác với nhau từ trước đó. Phải đến sau khi học về nội dung làm việc nhóm,
chúng em mới hiểu ra được rằng đó là một kĩ năng vô cùng cần thiết đối với
chúng ta, với nhiệm vụ phải phối hợp cùng nhiều người tạo thành nhóm để gây
dựng nên thành quả chung với sự đóng góp của từng thành viên.
Thời gian đầu, nhóm chúng em không thể tránh khỏi những mâu thuẫn đến
từ từng thành viên, bởi mục tiêu và cách học của mỗi người là không giống
nhau. Tuy nhiên bằng những giải pháp hiệu quả cùng với những bài học rút ra
được sau khi học về làm việc nhóm, cả 10 người chúng em đều hướng đến mục
tiêu chung đó là hoàn thiện bài tập lớn và đạt điểm số cao cho môn học này.
2. Giới thiệu đề tài
Nhóm có 10 thành viên nên sẽ có rất nhiều cá tính và quan điểm, bọn em đã
trao đổi thảo luận về rất nhiều chủ đề thú vị, hấp dẫn. Bằng phương pháp vote
thì chúng em đã lựa chọn chủ đề “ Xâm hại tình dục, quấy rối tình dục và đổ lỗi
cho nạn nhân”. “Không có lửa sao có khói” - Đây là một câu nói khá quen thuộc
đối với người Việt Nam. Câu nói này thực chất là để chỉ mối quan hệ nguyên
nhân - kết quả của các sự vật, hiện tượng. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào tồn tại
cũng đều bắt nguồn từ những nguyên nhân nhất định. Song, nhiều người lại lấy
đó làm căn cứ để “đổ tội” cho nạn nhân trong các vụ tấn công, xâm hại tình dục.
Mỗi khi có một vụ án hiếp dâm xảy ra, chúng ta vẫn còn chứng kiến những
phản ứng mang tính đổ lỗi cho nạn nhân (victim-blaming) từ phía cư dân mạng.
Các thành viên đều thấy chủ đề này rất thiết thực, nêu nên được quan điểm của
bọn em về hiện tượng nhức nhối này. Mọi người trong nhóm rất hứng thú với
chủ đề “Xâm hại tình dục, quấy rối tình dục và đổ lỗi cho nạn nhân” nên đã bắt
đầu phân chia công việc.

3. Thực hiện đề tài

Sau khi chọn xong chủ đề, mọi người chọn ra nhóm trưởng là bạn Phạm
Ngọc Thọ và thư ký là bạn Phạm Thị Thanh Thúy, chọn tên nhóm là “ÉT Ô
ÉT” và chia nội dung để mọi người tìm thông tin và tài liệu
Mọi người đã sắp xếp 2 buổi/tuần để họp mặt nhau qua hình thức online trên
google meet và thảo luận về đề tài. Do là một trong những nhóm đăng ký thuyết
trình sớm nên thời gian cũng không có nhiều, hầu hết mọi người đều tham gia
đầy đủ và thảo luận rất sôi nổi. Trong khi thảo luận nhóm có xảy ra mâu thuẫn
vì các quan điểm của mọi người khá khác nhau nhưng vì thế mà nhóm đã hoàn
thiện được nội dung tốt hơn, các thành viên hiểu nhau hơn và có được kinh
nghiệm, bài học áp dụng cho chủ đề đang thảo luận.
Sau 2 buổi đầu phân chia thì nội dung và nhiệm vụ của mọi người được phân
chia như sau:

Nội dung buổi thuyết trình được phân vai và chia ý hết trong buổi họp mặt
nên các bạn đã tập trung và chuẩn bị cho phần của mình. Bởi vì đã được học
qua về cách làm việc và hoạt động nhóm nên chúng em cũng có một chút kiến
thức về vấn đề mẫu thuẫn nhóm. Thêm vào đấy việc tìm kiếm thông tin liên
quan đến chủ đề cũng rất thuận lợi bởi nguồn tài liệu vô cùng dồi dào trên các
trang mạng, tham khảo từ các bài báo phóng sự và qua những lời kể của một số
nạn nhân. Bên cạnh đó, trong lúc làm việc cũng có một số những khó khăn xảy
như bất đồng quan điểm về nội dung, một số thành viên lười đóng góp ý tưởng,
chậm deadline. Nhưng nhờ có sự động viên và giúp đỡ của các thành viên còn
lại nên những xung đột, khó khăn đã được giải quyết. Vào thời gian 1 tuần trước
buổi bảo vệ, nhóm trưởng lên lịch họp thường xuyên để đôn thúc mọi người
hoàn thành công việc, nhờ thế nên mọi người đã nhanh chóng hoàn thành công
việc.
4. Tập duyệt trước buổi bảo vệ
Sau khi đã chuẩn bị nội dung và slide nhóm chúng em đã tiến hành thuyết
trình thử qua Teams và đã nhận ra được 1 số vấn đề sau:
- Thời gian trình bày thuyết trình hơi dài và đã quá thời gian so với cô quy
định do đó chúng em phải lược bỏ một số nội dung.
- Slide còn một số lỗi.
- Bạn trình bày thuyết trình khi thuyết trình thử vẫn còn một số lỗi đọc vấp
từ và chưa được tự tin.
5. Ngày bảo vệ
Tuy đã chuẩn bị khá kĩ về mọi mặt nhưng đến ngày bảo vệ lại không được
như ý muốn của nhóm. Bởi vì là nhóm cuối cùng bảo vệ tuần 7 do đó không có
đủ thời gian để nhóm em thuyết trình và đã được cô chuyển lịch sang tuần 9.
Buổi thuyết trình tuần 9 nhóm còn trực trặc về laptop và âm thanh. Vì hai
bạn thuyết trình là bạn Thọ và Thu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đứng
trước đám đông, bị căng thẳng nên đã mắc những sai lầm và chưa thuyết phục
hiệu quả được mọi người đến nội dung bài thuyết trình hướng tới. Nhưng dù sao
nhóm vẫn dành lời khen cho các bạn vì đã can đảm đối đầu với nỗi sợ của mình,
những sai lầm mắc phải trong hôm đó đã giúp các bạn rút ra những bài học quý
báu cho những lần thuyết trình sau.
Sau khi nghe những lời nhận xét từ cô Tú cũng như các bạn sinh viên trong lớp,
các thành viên đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, những điểm còn thiếu
sót trong bài thuyết trình của nhóm.
Dưới đây là một vài hình ảnh về slide của buổi bảo vệ nhóm đã thực hiện:
II. Kinh nghiệm đúc kết sau buổi bảo vệ
Dù quá trình chuẩn bị bài báo cáo cũng như sự tập dượt cho buổi bảo vệ bài
tập lớn đã diễn ra với sự đồng lòng của các thành viên và sự sát sao của trưởng
nhóm cũng như thư kí, buổi thuyết trình lại diễn ra với một vài sai sót nhất định,
cùng với những điểm cần được chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.
- Trước hết là một vấn đề mà cô cũng đã nhắc nhở trước lớp để làm bài học
cho chúng em cũng như những nhóm khác khi thuyết trình, đó là phải giữ phong
thái cũng như thần thái một cách tự nhiên để những người theo dõi sẵn sàng
lắng nghe. Cần hạn chế phụ thuộc vào giấy viết lời, bởi nếu chỉ đọc những nội
dung trong giấy mà không có sự tương tác với những người xem hay trên màn
chiếu thì sức thuyết phục sẽ giảm đi rất nhiều.
- Các thành viên trong nhóm đều có ý thức chung rất tốt, có tinh thần trách
nhiệm cao, hoàn thành công việc được giao đúng hạn => Công việc của nhóm
luôn đi đúng tiến độ, các nhiệm vụ cô yêu cầu nhóm đều hoàn thành đầy đủ và
đúng hạn.
- Tuy nhiên, Trong quá trình làm việc cùng nhau, nhóm cũng vấp phải sự
bất đồng về quan điểm và mọi người thường chọn cách im lặng hoặc rất lâu sau
mới đưa ra ý kiến. Một số bạn còn khá rụt rè, chưa dám đưa ra những quan
điểm, ý kiến cá nhân mà thường tán thành theo số đông.
Đó là những kinh nghiệm mà các thành viên trong nhóm đã rút ra được qua
quá trình bảo vệ đề tài báo cáo. Quan trọng hơn là các thành viên học thêm
được những kiến thức, kĩ năng mới như: kĩ năng lắng nghe, thuyết phục, tôn
trọng, trợ giúp, sẻ chia, phối hợp... để phục vụ cho việc hoạt động nhóm sau
này. Ngoài ra đó cũng là những bài học không chỉ cho thời viên mà còn là cho
cả tương lai sau này, khi mà làm việc nhóm được đề cao, mọi lời nói đều phải
có sức thuyết phục người khác thì bản thân mỗi người mới có thể đi đến thành
công.

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓM KHI LÀM BTL 


1. Kết quả làm việc nhóm đạt được
Từ những con người xa lạ ban đầu với điểm chung duy nhất là sinh viên
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 10 thành viên của nhóm đã dần thân thiết,
hiểu nhau hơn với tấm lòng chân thành và cởi mở. Nhờ tinh thần trách nhiệm và
tích cực, các thành viên đã hoàn thành tốt công việc của mình và hỗ trợ các
thành viên khác trong nhóm. Minh chứng rõ nhất cho sự hợp tác hiệu quả này
của nhóm là các sản phẩm:
- Powerpoint của bài tập lớn:
2. Ý nghĩa của bài tập lớn mà nhóm đã làm
Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm xâm hại và quấy rối tình dục
chiếm một tỉ lệ lớn. XHTD và QRTD không chỉ gặp ở nữ giới mà còn xảy ra ở
nam giới, đặc biệt hơn là xảy ra ở trẻ em – những mầm xanh của đất nước. Ở
Việt Nam theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cùng ActionAid
cho thấy 60% thanh thiếu niên từng bị quấy rối ít nhất một lần trong đời nhưng có
tới 25% các em chưa kể với bất kỳ ai. Mảnh ghép gần đây nhất là một khảo sát
online do UN Women mới thực hiện, tại 3 trường đại học (với 1.809 sinh viên và
350 giảng viên) cho thấy 51,8% sinh viên và 30,2% giảng viên từng bị quấy rối
tình dục và “tỉ lệ này có thể chưa phản ánh hết thực trạng vì sinh viên có xu hướng
che giấu sự cố của mình”. Bạn đã từng hỏi, vì sao khi xảy ra những chuyện đó,
những nạn nhân thường chọn cách im lặng, không đứng lên đấu tranh đòi lại công
bằng cho bản thân hay chưa? Bởi vì, khi một bản tin về vụ việc hiếp dâm xuất
hiện, bên cạnh những lời động viên, hỏi han nạn nhân, không khó để bắt gặp các
câu hỏi xoay quanh việc nạn nhân mặc gì, làm gì giữa đêm mà không về nhà sớm,
tại sao nạn nhân không đánh lại kẻ quấy rối, v.v. Thậm chí, khi nạn nhân đã dũng
cảm lên tiếng, họ vẫn phải gánh chịu những lời nhận xét như “không có lửa làm
sao có khói”, “nếu là tôi thì tôi sẽ im miệng mà sống”, v.v. Họ quy chụp sai lệch,
hướng những điều không tốt đến nạn nhân. Hành vi XHTD và QRTD không chỉ
gây ra cho các nạn nhân nỗi đau đớn về thể xác mà còn để lại những sang chấn
tâm lý lâu dài và hết sức nặng nề. Nạn nhân bị XHTD và QRTD  thường mắc
chứng hoang mang cực độ hoặc tâm thần, khó hoà nhập lại với cuộc sống bình
thường. Hơn thế nữa, nạn nhân phải chịu những lời ác ý, sai sự thật về bản thân
mình, việc đổ lỗi cũng ngăn nạn nhân tiếp cận với sự hỗ trợ và giúp đỡ mà họ
xứng đáng có. Họ sẽ phải chứng kiến cảnh những kẻ phạm tội trốn thoát được
sự trừng phạt thay vì nhận được sự công bằng mà họ đáng được nhận.

Nhóm ÉT Ô ÉT chúng em muốn giúp cho mọi người hiểu hơn về những hậu
quả khôn lường của XHTD, QRTD và đổ lỗi cho nạn nhân. Đây là một vấn đề
cấp thiết và quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta cần đứng nên đấu tranh, đừng
ngại lên tiếng phản đối. Với tư cách là người ngoài cuộc, không ai trong chúng
ta biết được rằng nạn nhân đã “bảo vệ bản thân” ra sao, đã “cẩn thận” như thế
nào. Và dù theo góc nhìn của bạn, “mức độ bảo vệ bản thân” của người ấy là
“cao” hay “thấp”, nó cũng không nói lên rằng họ ĐỒNG THUẬN với việc BỊ
hiếp dâm. Đẩy lùi việc đổ lỗi cho nạn nhân sẽ giúp xã hội trở nên an toàn và tốt
đẹp hơn.

3. Đánh giá theo nhóm

STT Họ và tên thành MSSV Thái độ / Trác nhiệm Số bài Quiz Điểm
viên đối với BTL chưa làm BTL

1 Phạm Ngọ Thọ 20203053 Thuyết trình, dẫn dắt,


đóng góp ý tưởng, hỗ
trợ, tích cực tham gia và
hoàn thành công việc
của nhóm.

2 Phạm Thị 20210832 Dẫn dắt, đóng góp ý


Thanh Thúy tưởng, hỗ trợ, tích cực
tham gia và hoàn thành
công việc của nhóm

3 Đỗ Minh Thư 20218439 Đóng góp ý tưởng, hỗ


trợ, tích cực tham gia và
hoàn thành công việc
được giao
4 Trần Như 20212032 Đóng góp ý tưởng, hỗ
Nguyệt trợ, tích cực tham gia và
hoàn thành công việc
được giao

5 Nguyễn Liên 20217435 Đóng góp ý tưởng, hỗ


Thuận trợ, tích cực tham gia và
hoàn thành công việc
được giao

6 Bùi Thị 20197129 Đóng góp ý tưởng, hỗ


Phương Thúy trợ, tích cực tham gia và
hoàn thành công việc
được giao

7 Nguyễn Thị 20218438 Đóng góp ý tưởng, hỗ


Thu Thủy trợ, tích cực tham gia và
hoàn thành công việc
được giao

8 Lê Thị Thu 20212030 Đóng góp ý tưởng, hỗ


trợ, tích cực tham gia và
hoàn thành công việc
được giao

9 Lê Phương 20193454 Đóng góp ý tưởng, hỗ


Thúy trợ, tích cực tham gia và
hoàn thành công việc
được giao
10 Nguyễn Phú 20217591 Đóng góp ý tưởng, hỗ
Thịnh trợ, tích cực tham gia và
hoàn thành công việc
được giao
4. Chia sẻ của 10 thành viên dành cho nhau
- Chia sẻ từ bạn Phạm Thị Thanh Thúy

Họ và tên thành MSSV Những điều mình yêu Mình mong muốn
viên quý / học hiểu từ bạn bạn cải thiện

Phạm Ngọ Thọ 20203053 Anh là người thân thiện Cải thiện kĩ năng
hòa đồng, anh đã chỉ thuyết trình của
dạy cho em nhiều thứ. mình hơn nhé
Anh đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ của trưởng
nhóm ạ

Đỗ Minh Thư 20218439 Cậu là một người năng Chăm chỉ đi học
động, vui vẻ và đã hoàn nha
thành tốt nhiệm vụ của
mình

Trần Như Nguyệt 20212032 Tớ chưa được nói Cải thiện kĩ năng
chuyện nhiều với cậu, thuyết trình của bản
nhưng cậu là người có thân hơn nhé
trách nhiệm hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình

Nguyễn Liên 20217435 Nội dung của cậu tìm Tương tác với mọi
Thuận cho bài thuyết trình rất người nhiều hơn
đầy đủ

Bùi Thị Phương 20197129 Chị là người hiền lành, Trò chuyện và chia
Thúy khiêm tốn. Luôn đi học sẻ với mọi người
đúng giờ và hoàn thành hơn nha
tốt công việc của mình
Nguyễn Thị Thu 20218438 Cậu chăm chỉ và sáng Trò chuyện và chia
Thủy tạo, hoàn thành tốt sẻ với mọi người
nhiệm vụ của mình hơn nha

Lê Thị Thu 20212030 Cô bé " đồ họa" cậu cởi Cậu đã làm rất tốt.
mở, hòa đồng với mọi Hãy không ngừng
người và hoàn thành rất phát triển bản thân
tốt công việc của bản hơn nhé!
thân

Lê Phương Thúy 20193454 Chị là người gắn kết Chị đã làm rất tốt.
mọi người trong nhóm. Hãy không ngừng
Chị luôn có sự tích cực phát triển bản thân
khi tiếp xúc với mọi hơn nhé!
người và luôn là người
đứng ra hòa giải những
cuộc cãi vã của chúng
em.

Nguyễn Phú Thịnh 20217591 Cậu là người làm việc Lắng nghe ý kiến
trách nhiệm, nêu lên của mọi người hơn
quan điểm của bản thân nha, hãy bình tĩnh
và đóng góp nhiều ý đừng nóng vội.
kiến hay cho bài thuyết
trình.

Khi bắt đầu môn Kỹ năng mềm, em đặt mục tiêu cho bản thân phải lấy điểm
cao, việc cô phân chúng em thành các nhóm ngẫu nhiên là điều khiến em có
chút bất ngờ, bởi làm việc nhóm vốn dĩ không phải điểm mạnh của em. Một
nhóm gồm 10 con người với 10 tính cách, màu sắc khác nhau, lúc đầu em đã
nghĩ sẽ có rất nhiều trở ngại trong việc hoàn thiện nhiệm vụ chung (bài tập lớn)
được giao; tuy nhiên sau thời gian ngắn làm quen với các bạn, em thấy rằng làm
việc nhóm không chỉ cần thiết mà còn giúp cho mỗi cá nhân có tinh thần trách
nhiệm trong công việc chung, đó cũng sẽ là cơ hội để mỗi người thể hiện những
điểm mạnh của riêng mình và hoàn thiện những sản phẩm. Thông qua việc mỗi
người đóng góp một phần cho nhóm, em đã nhận ra được sự đoàn kết và kỉ luật
của mỗi thành viên để có được một bài tập lớn và một bài báo cáo hoàn chỉnh.
Em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Thanh Tú đã truyền tải cho em những kiến thức
sâu sắc. Và cảm ơn các thành viên nhóm “ÉT Ô ÉT” vì đã phần nào giúp mình
hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm, mọi người đã dạy cho mình nhiều
điều hay và ý nghĩa. Dù kết quả có ra sao thì tất cả cũng đã cố gắng hết mình
rồi, chúc cho tất cả được điểm cao môn này nhé.

You might also like