You are on page 1of 2

VỢ CHỒNG A PHỦ

MB

Này là gió thổi khúc tình ca khẽ lay động những bông cúc dại đang nằm ủ rủ bên vệ đường vươn mình
đón cái vuốt ve ngọt ngào của gió. Này là bầu trời nhẹ nhàng lững lờ để lộ những đám mây ánh hồng
trong ánh nắng hoàng hôn. Này là những giọt nước mắt thoát ra từ trang sách vào cuộc đời để gột rửa
bao cằn khô sỏi đá để làm mát lòng nhân thế, để những điệu hồn khe khẽ trở mình trong cõi nhân sinh.
Có phải vậy không mà hàng ngàn năm nay văn chương cuộn mình trong biết bao nguồn cảm xúc dạt dào,
cuộn mình trong cái dòng nóng hổi của tình yêu, tình người nồng thắm. Thời gian luôn không ngừng
chảy trôi xoá mờ song những tác phẩm nghệ thuật đích thực vẫn như hằng số bất biến. Vợ chồng a Phủ
của Tô Hoài là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như vậy

TG

Nhắn đến Tô Hoài, là nhắc ngay đến một cây bút tên tuổi của nền văn học cận đại Việt Nam. Nhà báo Hà
Thuý Anh đã từng nhắc đến Tô Hoài với những ca từ như thế này: “Tô Hoài là một trong những tác gia
lớn nhất của thế kỷ XX. Ông là nhà văn thuộc thế hệ từ năm 1920 đổ về trước, đó là thế hệ vàng của văn
chương Việt Nam hiện đại, làm nên mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học thế kỷ XX – mùa vàng 1930 –
1945 cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố. Trước 1945, ông thể hiện sức sáng tạo
dồi dào của mình với hai chủ đề chính là truyện về loài vật và truyện về những cảnh đời lầm lũi nơi vùng
quê nghèo ngoại thành, Sau 1945, ngòi bút của ông đã vượt thoát khỏi ngôi làng ven đô ấy để hướng
đến cuộc sống của nhiều lớp người, nhiều vùng đất khác nhau, ông viết về những anh hùng người dân
tộc thiểu số đã hiến dâng đời mình cho Tổ.  Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài là ngôn ngữ xuất phát
từ đời sống quần chúng. Tô Hoài quan niệm đó là kho của cải vô giá và ông đã biết cách chọn lựa, nâng
cao và nghệ thuật hóa trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị của nó. Ông khẳng định: “Mỗi
chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do
phong cách văn chương của mình mà có”.

TP

“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây Bắc”, cũng là một trong những tác
phẩm tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp viết vào những năm
1952, 1953, sau chuyến đi thực tế bộ đội và nhân dân vào chiến dịch Tây Bắc. Đây là tác phẩm được nhà
văn xây dựng bằng những chuyện mắt thấy tai nghe, chan chứa tình cảm sâu nặng của tác giả đối với
đồng bào miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của các thế lực thực dân, phong kiến. Tô Hoài kể lại: “Cái kết
quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương
để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôi không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A
Phủ tiễn tôi tại dốc núi làng Tà Sùa rồi cùng vẫy tay gọi theo: “Chéo lù ! Chéo lù” (Trở lại ! Trở lại!). Tác
phẩm là bức tranh chân thực về cuộc sống và số phận nghiệt ngã của người nông dân nghèo miền núi
dưới ách áp bức bóc lột tàn bạo của các thế lực phong kiến và thực dân, đồng thời lại là một bài ca về
sức sống mãnh liệt và khát vọng tự do của con người.

NT
Tô Hoài có nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế và phát triển tính cách nhân vật hợp lý. Nhà văn ít tả hành
động mà chủ yếu khắc họa nội tâm. Các xung đột cũng thầm kín diễn ra, âm thầm mà mạnh mẽ. Ngoài
ra, nghệ thuật tả cảnh đặc sắc cũng góp phần tạo nên thành công trong tác phẩm. Tô Hoài đã vượt qua
được những hạn chế của một số tác phẩm đầu, ông không còn chỉ đứng ngoài quan sát mà đã hoà nhập
vào thế giới của nhân vật để đồng cảm, để thấu hiểu, để yêu thương.

KB

nhà văn Tô Hoài đã viết: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng
tác.” Nhân vật văn học chính là người chỉ đường, là hoá thân cho tinh thần và tiếng nói của người nghệ
sĩ. Đọc xong một tác phẩm, khép lại trang sách cuối, cái đọng lại sâu nhất trong tâm hồn người đọc chính
là những cảm xúc, những suy tư trăn trở về số phận, về cuộc đời của những con người được nhà văn thể
hiện. Và Tô Hoài thực sự đã thành công trong việc tạo ra một nhân vật hội tụ đầy đủ các yếu tố để có thể
rung lên sợi dây đồng điệu giữa người đọc và tác phẩm – nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A
Phủ”. Chính sức sống tiềm tàng và khát vọng tự do mãnh liệt của Mị đã để lại ấn tượng sâu sắc trong
lòng độc giả mà đồng thời qua đó, chúng ta cũng có thể nhìn thấu tấm lòng nhân đạo sâu sắc của người
nghệ sĩ Tô Hoài. 

TINH THẦN NHÂN ĐẠO

Giáo sư Đặng Thai Mai đã khẳng định: “Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương
con người.” Giá trị nhân đạo trong “Vợ chồng A Phủ” trước hết được thể hiện ở phương diện tố cáo
những thế lực độc ác. Đó là thế lực phong kiến miền núi lợi dụng cường quyền đàn áp bóc lột sức lao
động của người dân, đẩy họ vào bước đường cùng, vào bóng tối không lối thoát. Chính chúng đã đẩy
một cô gái trẻ trung, yêu đời vào trạng thái vô cảm, tê liệt tinh thần mà vẫn tiếp tục dửng dưng đày đoạ.
Những việc làm tàn bạo ấy không chỉ hành hạ về mặt thể xác mà nó còn bào mòn tinh thần con người đi
từng ngày. ông thương cảm những số phận bất hạnh như Mị và A Phủ, cảm thông và thấu hiểu những
tâm tư tình cảm, tâm trạng của những con người khốn khổ. Để rồi qua đó nhà phát hiện ra sức sống
tiềm tàng trong họ và phẩm chất tốt đẹp của họ. Ngòi bút Tô Hoài từng bước rọi sâu khám phá thế giới
nội tâm nhân vật, ông hiểu tâm tư, nỗi niềm và khát vọng của họ, đồng tình với tinh thần phản kháng,
đấu tranh và đồng thời vạch ra cho nhân vật con đường giải phóng. Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của Mị
như một viên kim cương toả sáng giữa núi rừng Tây Bắc. Nhà văn đã kêu gọi con người dũng cảm đấu
tranh cho sự sống, cho quyền con người chân chính bằng ngòi bút tài hoa của mình.

You might also like