You are on page 1of 10

Đề thi gồm có 09 trang Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời

gian phát đề) Ngày thi: 20/12/2021


MÔN THI: SINH HỌC
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Chuyên đề: Các bằng chứng tiến hóa

Họ, tên thí sinh:.....................................................................

Số báo danh:.............................

Câu 1: Cơ quan tương đồng là những cơ quan


A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có
hình thái tương tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, thực hiện các
chức năng khác nhau.
C. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện
các chức năng khác nhau
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu
cấu tạo giống nhau.
Câu 2: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li.
B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song song.
D. phản ánh nguồn gốc xa nhau.
Câu 3: Cơ quan tương tự là những cơ quan
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có
hình thái tương tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo
giống nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu
cấu tạo giống nhau.
Câu 4: Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li.
B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành.
D. phản ánh nguồn gốc chung.
Câu 5: Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau
giữa các loài về?
A. Cấu tạo trong của các nội quan.
B. Các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. Cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
D. Đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
Câu 6: Bằng chứng nào sau đây thuộc loại bằng chứng sinh học
phân tử?
A. Các cơ quan tưong đồng của sinh vật.
B. Bộ mã di truyên của sinh vật có tính phổ biến.
C. Các quan thoái hóa của sinh vật.
D. Tế bào - đơn vị cấu tạo, đơn vị chức năng của sinh vật
Câu 7: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh
học phân tử?
A. Bộ xương khủng long nằm trong các lớp đá có màu trắng.
B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
C. Mã di truyền ở các loài khác nhau hầu như đều giống nhau.
D. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
Câu 8: Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác
nhau giữa các loài về?
A. Cấu tạo trong của các nội quan.
B. Các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. Cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
D. Sinh học và biến cố địa chất.
Câu 9: Nói về bằng chứng tế bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng nhỏ nhất của mọi sinh
vật sống.
B. Mọi sinh vật nhân thực đều có cấu tạo đa bào
C. Các tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước
D. Các quá trình chuyển hóa vật chất và di truyền diễn ra bên trong tế bào
Câu 10: Nói về bằng chứng phôi sinh học (phôi sinh học so sánh), phát biểu nào
sau đây là đúng?
A. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong quá
trình phát triển phôi của các loài động vật.
B. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm giống nhau trong quá
trình phát triển phôi của các loài động vật.
C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống nhau và khác nhau
trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.
D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn
đầu, giống nhau ở giai đoạn sau trong quá trình phát triển phôi của các loài.
Câu 11: Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên
cạn hiện nay đều có chung nguồn gốc từ các loài sống ở môi trường nước?
A. Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn.
B. Phôi đều trải qua giai đoạn có khe mang.
C. Bộ não thành 5 phần như não cá.
D. Phôi đều trải qua giai đoạn có dây sống.
Câu 12: Bằng chứng địa lí - sinh vật học về tiến hóa dẫn đến kết luận quan
trọng nhất là
A. Sinh vật giống nhau do ở khu vực địa lí như nhau.
B. Sinh vật chung nguồn gốc, phân hóa do cách li địa lí.
C. Trước đây, các lục địa là một khối liền nhau.
D. Sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lí khác nhau.
Câu 13: Trong các bằng chứng tiến hoá dưới đây, bằng chứng nào khác nhóm
so với các bằng chứng còn lại
A. Các axit amin trong chuỗi β – hemoglobin của người và tinh tinh.
B. Hoá thạch một loài cá được tìm thấy ở vùng núi Tây Nguyên.
C. Vây cá voi và cánh dơi có cấu tạo xương theo trình tự giống nhau.
D. Các loài sinh vật sử dụng khoảng 20 loại axit amin để cấu tạo nên các phân
tử.
Câu 14: Những bằng chứng tiến hóa chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay đều
bắt nguồn từ một tổ tiên chung là
A. cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự.
B. cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa và cơ quan tương tự.
C. cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa.
D. cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa.
Câu 15: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh
học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit
amin.
B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau.
D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào.
Câu 16: Sử dụng phương pháp giải phẫu và so sánh phôi sinh học có thể kiểm
chứng được bao nhiêu giả thuyết sau đây?
(1) Mối quan hệ họ hàng giữa người và lợn.
(2) Ti thể trong tế bào nhân thực là do vi khuẩn sống nội cộng sinh tạo
thành. (3) % axit amin tương đồng giữa Hemoglobin của người và
Hemoglobin của cá.
(4) Xương cụt là dấu tích của đuôi ở động vật.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 17: Một số loài trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm một số cơ quan. Nguyên
nhân nào giải thích đúng về hiện tượng này?
A. Do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới.
B. Sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.
C. Có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên.
D. Chọn lọc tự nhiên không tác động đến loài đó nữa.
Câu 18: Các cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì vẫn được di truyền từ
đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải, giải thích nào sau
đây đúng?
A. Cơ quan này thường không gây hại cho cơ thể sinh vật, thời gian tiến hóa
chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen quy định cơ quan thoái hóa.
B. Cơ quan thoái hóa không có chức năng gì nên tồn tại trong quần thể sẽ
không ảnh hưởng đến sự tiến hóa của quần thể.
C. Nếu loại bỏ cơ quan thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác
trong cơ thể.
D. Cơ quan thoái hóa là cơ quan khác nguồn gốc tạo ra sự đa dạng di truyền
nên được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
Câu 19: Nói về hiện tượng lại tổ, phát biểu đúng khi nói về hiện tượng này là:
A. Trường hợp cơ quan thoái hoá lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể
nào đó B. Trường hợp cơ quan tương đồng lại phát triển mạnh và biểu hiện ở
một cá thể nào đó
C. Trường hợp cơ quan tương tự lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể
nào đó D. Trường hợp cơ quan thoái hoá lại phát triển mạnh ở một phôi người
nào đó
Câu 20: Bằng chứng tiến hoá nào dễ được xác định bằng phương pháp
thực nghiệm A. Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
B. Bằng chứng phôi sinh học so sánh.
C. Bằng chứng tế bào học.
D. Bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 21: Khi nói về bằng chứng sinh học phân tử, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng cho
thấy các loài trên Trái Đất đều có chung tổ tiên.
B. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin trong phân
tử protein hay trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng càng có xu hướng
giống nhau và ngược lại.
C. Phân tích trình tự các axit amin của cac loại protein hay trình tự các nucleotit
của các gen khác nhau ở các loài có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các
loài.
D. Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã
di truyền và dùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên protein,… chứng tỏ chúng tiến
hóa từ một tổ tiên chung.
Câu 22: Ý nghĩa to lớn nhất của học thuyết tế bào trong tiến hóa là:
A. Quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới dưới áp lực của CLTN.
B. Sự thống nhất trong đa dạng sinh giới.
C. Sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.
D. Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.
Câu 23: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb
như nhau và AND hai loài giống nhau 97, 6% chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là?
A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
B. Bằng chứng phôi sinh học.
C. Bằng chứng địa lí sinh học.
D. Bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 24: Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn mối quan hệ giữa các loài
sinh vật là?
A. Bằng chứng địa lí sinh vật học.
B. Bằng chứng hóa thạch.
C. Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
D. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Câu 25: Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân
loại khác nhau phản ánh
A. Nguồn gốc chung của sinh giới.
B. Sự tiến hóa phân li.
C. Ảnh hưởng của môi trường.
D. Mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài.
Câu 26: Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc
chung là?
A. Cơ quan thoái hoá.
B. Sự phát triển phôi giống nhau.
C. Cơ quan tương đồng.
D. Cơ quan tương tự.
Câu 27: Những bộ phận nào trong các bộ phận sau của cơ thể người gọi là cơ
quan thoái hóa?
(1) Trực tràng. (2) Ruột già. (3) Ruột thừa. (4) Răng khôn. (5)
Xương cùng. (6) Tai.
A. (2), (3) và (4). B. (1), (3) và (4). C. (3), (4) và (5). D. (1), (4) và (5).
Câu 28: Cho những ví dụ sau:
(1) Cánh dơi và cánh chim.
(2) Vây ngực của cá voi và chi sau của báo.
(3) Mang cá và mang tôm.
(4) Chi trước của ngựa và tay người.
(5) Khe mang của các loài cá đuối nằm dưới các vây ngực trên mặt bụng, trong khi
mang cá hồng thì ở hai bên đầu.
(6) Chi trước của báo và linh cẩu.
(7) Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.
Ví dụ về cơ quan tương đồng là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 29: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là sai?
(1). Cánh bướm và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng
giống nhau là giúp cơ thể bay.
(2). Cánh của dơi, vây ngực của cá vọi, chân trước của mèo và tay người là cơ
quan tương đồng, vì cùng nguồn gốc và có hình thái giống nhau
(3). Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là
cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
(4). Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến
dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan
tương đồng
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 30: Các nghiên cứu về giải phẫu cho thấy có nhiều loài sinh vật có nguồn gốc
khác nhau và thuộc các bậc phân loại khác nhau nhưng do sống trong cùng mội
môi trường nên được chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị theo một hướng. Bằng
chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa của sinh vật theo xu hướng đó:
A. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
B. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển
của biểu bì thân.
C. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ
tự tương tự nhau.
D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
Câu 31: Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, một học sinh đã đưa ra các nhận
định sau: (1) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di
truyền, trừ một vài ngoại lệ.
(2) Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin trong
prôtêin giống nhau càng nhiều.
(3) Nếu trình tự axit amin trong một loại prôtêin giống nhau giữa 2 cá thể thì chứng
tỏ 2 cá thể đó thuộc 1 loài.
(4) Trong tế bào của các loài sinh vật khác nhau đều có thành phần axit amin giống
nhau là một loại bằng chứng tế bào học.
Số nhận định đúng gồm:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 32: Bức ảnh dưới so sánh về ngàm của nhện và hàm của châu chấu. Phát
biểu nào sau đây là đúng khi nói về 2 cơ quan trên?

A. Ngàm của nhện và hàm của châu chấu là cơ quan tương đồng vì hoạt động của
chúng là khác nhau.
B. Ngàm của nhện và hàm của châu chấu là cơ quan tương tự vì chúng có cùng
chức năng là bắt mồi.
C. Ngàm của nhện và hàm của châu chấu là cơ quan tương đồng vì chúng cùng
được phát triển từ đốt đầu.
D. Ngàm của nhện và hàm của châu chấu là cơ quan tương tự vì nguồn gốc của
chúng là khác nhau.
Câu 33: Ý nào sau đây nói chưa đúng về cơ quan thoái hoá?
A. Ở loài trăn hai bên lỗ huyệt còn có 2 mấu xương hình móng vuốt nối với xương
chậu, điều này nói lên rằng bò sát không chân đã xuất phát từ bò sát có chân.
B. Cá voi là động vật có vú, do thích nghi với đời sống dưới nước, các chi sau đã
bị tiêu giảm, hiện chỉ còn di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày,
hoàn toàn dính với cột sống.
C. Ở các loài động vật có vú, trên cơ thể hầu hết các con đực đều có di tích các
tuyến sữa không hoạt động.
D. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa vẫn còn di tích nhuỵ
Câu 34: Trình tự các Nu trong mạch mang mã gốcmcủa 1 đoạn gen mã hoá
của nhóm enzim dehidrogenase ở người và các loài vượn người:
- Người: - XGA-TGT-TTG-GTT-TGT-TGG-
- Tinh tinh: - XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-
- Gôrila: - XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT-
- Đười ươi: - TGT-TGG-TGG-GTX-TGT-GAT
Từ các trình tự Nu nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa
loài người với các loài vượn người
A. Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là
đười ươi.
B. Đười ươi có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là
tinh tinh
C. Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến đười ươi, sau cùng
là Gôrila.
D. Gôrila có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến tinh tinh, sau cùng là
đười ươi.
Câu 35: Có bao nhiêu sự kiện sau đây được xem bằng chứng sinh học phân tử về
quá trình tiến hóa của sinh giới?
(1) Axit nucleic và protein của mỗi loài đều có các đơn phân giống nhau.
(2) Thành phần axit amin ở chuỗi β –Hb của người và tinh tinh giống nhau.
(3) Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ
tế bào. (4) Mã di truyền mang tính thống nhất trong toàn bộ sinh giới (trừ
một vài ngoại lệ).
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 36: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa xét các phát biểu sau:
(1) Bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của các loài trong sinh giới theo hình
thức phân li là cơ quan tương đồng.
(2) Bằng chứng nói lên mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài là giải
phẫu học so sánh, địa lí sinh vật học, tế bào học, sinh học phân tử.
(3) Mã di truyền có tính thoái hóa là một bằng chứng về nguồn gốc thống
nhất giữa các loài.
(4) Hóa thạch là một trong các bằng chứng tiến hóa của sinh vật qua các
thời gian địa chất.
(5) Cánh của đà điểu và chim cánh cụt là cơ quan thoái hóa vì không còn thực
hiện được chức năng bay.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 37: Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nhận định là bằng chứng tiến
hóa phân tử chứng minh nguồn gốc chung của các loài:
1- AND của các loài khác nhau thì khác nhau ở nhiều đặc điểm.
2- Axit nucleic của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại
nucleotit.
3- Protein của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit
amin.
4- Mọi loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
5- Mã di truyền dùng chung cho các loài sinh vật (trừ một số
ngoại lệ).
6- Vật chất di truyền trong mọi tế bào đều là nhiễm sắc thể.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 38: Quan sát hình bên dưới và cho biết: Trong các phát biểu sau, có bao
nhiêu phát biểu đúng?

(1) Xương của tay người, chi trước của mèo, vây cá voi và cánh dơi được xem
là cơ quan tương đồng vì thực hiện các chức năng khác nhau.
(2) Sự giống nhau về trình tự phân bố các xương phản ánh mối quan hệ gần gũi giữa
các loài. (3) Để thích nghi với các môi trường khác nhau, chi trước của các loài biến
dạng theo các hướng khác nhau. Tuy nhiên, nếu các loài họ hàng cùng sống trong
một môi trường thì có thể có cấu trúc giải phẩu chi trước gần như giống nhau.
(4) Để thích nghi với tập tính bay lượn, từ một loài tổ tiên, chi trước chúng đã tiến
hóa theo hướng nhỏ đi, hình thành một màng da mỏng nối liền ngón tay và xương
cánh tay Điều này khiến cho việc bay lượn của dơi vô cùng linh hoạt.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 39: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
(1) Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng tiến hóa trực tiếp vì có thể nghiên
cứu được bằng thực nghiệm.
(2) Cơ quan tương đồng chỉ phản ánh hướng tiến hóa phân li mà không phản ảnh
nguồn gốc chung của sinh giới.
(3) Tất cả cảc sinh vật từ virut, vi khuẩn tới động vật, thực vật đều cấu tạo từ tế bào
nên bằng chứng tế bào học phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
(4) Cơ quan tương tự là loại bằng chứng tiến hóa trực tiếp và không phản ánh
nguồn gốc chung của sinh giới.
(5) Bằng chứng phôi sinh học được xem là một bằng chứng tiến hóa vì nó thể hiện
sự gần gũi giữa các loài.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 40: Một nhà khoa học khi đang phân tích trình tự gen mã hóa cùng một loại
protein ở một số loài. Ông phát hiện chúng chỉ khác nhau ở trình tự nuclêôtit sau
đây:
Loài A 3’ - XAG GTX AGT -5’
Loài B 3’ - XAX GTX AGG -5’
Loài C 3’ - XXX GTT AAG -5’
Loài D 3’ - XXG GTX AAG -5’
Phân tích bảng dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu là đúng?
(1) Chuỗi AND mã hóa protein của 2 loài A và B khác nhau ở 2 triplet nhưng trình tự
protein là hoàn toàn giống nhau là do tính thoái hóa của mã di truyền.
(2) Loài A có thể có mối quan hệ họ hàng gần gũi với loài B hơn loài
C và D.
(3) Loài C có quan hệ gần gũi với loài D nhất.
(4) Ta nhận thấy trình tự Nu của các loài khác nhau không nhiều, đồng thời các
chuỗi polipeptit mã hóa bởi các gen đang xét sai khác tối đa 2 axit amin. Điều
này chứng tỏ loài này đều có quan hệ gần gũi với nhau.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. -----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

You might also like