You are on page 1of 3

SLIDE 1:

- Vào những năm 60 của thế kỷ XX, tình hình trong nước và quốc tế có những biến
đổi to lớn.
- Xu hướng hòa dịu trong quan hệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nhưng cũng gây bất lợi cho sự nghiệp đấu
tranh giải phóng miền Nam.
- Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ
Chí Minh đứng đầu, cách mạng Việt Nam đã tiến lên giành được những thành tựu to
lớn ở hai miền Nam, Bắc.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã họp tại Hà
Nội diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960 và xác định rằng “Đại hội lần này là Đại
hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước
nhà”.
SLIDE 2:
- Nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam là thực hiện đồng thời hai chiến lược
cách mạng khác nhau ở hai miền:
+ đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
+ tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Với mục tiêu chiến lược chung là giải phóng miền Nam, xây dựng một nước Việt
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
 Đại hội cũng nhấn mạnh về việc giữ vững đường lối hòa bình để thống nhất
nước nhà và triển vọng của cách mạng là thắng lợi cuối cùng thuộc về nhân dân ta.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc điểm lớn nhất là từ nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Ý NGHĨA ĐƯỜNG LỐI:
- Đại hội lần thứ III của Đảng đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách
mạng Việt Nam Nam trong giai đoạn mới. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phù hợp với cả nước Việt Nam và tình hình quốc tế.
- Kết hợp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở
miền Nam => Mục tiêu : giải phóng miền nam, thống nhất Tổ Quốc.
- Đường lối này đã phát huy và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến,
sức mạnh cả nước và sức mạnh của ba dòng thác cách mạng trên thế giới, tranh thủ
được sự đồng tình giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc.
 Do đó tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc
Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
SLIDE 3: Miền Bắc:
- Trên cơ sở miền Bắc đã hoàn thành kế hoạch ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-
1960). Ở Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra và chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất (1961-1965)
+ Nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH và hoàn thành
công cuộc cải tạo XHCN.
+ Mục tiêu của kế hoạch này là hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, cải thiện đời
sống nhân dân và đảm bảo an ninh quốc phòng, hậu thuẫn cho đấu tranh thống
nhất đất nước. Và đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc nước ta là đoàn kết toàn dân và đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa để
đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
- Sau 4 năm thực hiện (do phải đối phó với chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc
Mỹ) thì được chuyển hương, song kế hoạch đã hoàn thành cơ bản các mục đề ra.
- Trong khoảng thời gian đó, miền Bắc tăng cường chi viện cách mạng miền Nam
thông qua đường mòn Hồ Chí Minh và đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là một
thành công lớn có ý nghĩa chiến lược của hậu phương miền Bắc=> Góp phần vào
chiến thắng của quân dân miền Nam đánh bại đế quốc Mỹ và tay sai (1961-1965).
- Sau 10 năm khôi phục, cải tạo và xây dựng chế độ mới, Miền Bắc đã trở thành căn
cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước với chế độ chính trị ưu việt và lực lượng
kinh tế và quốc phòng lớn mạnh.
- Ngoài ra có nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua được triển khai sôi nổi ở các
ngành, các giới và các địa phương.
+ Trong nông nghiệp có phong trào thi đua theo gương của Hợp tác xã Đại Phong
(Quảng Bình)
+ Trong quân đội có phong trào thi đua “Ba nhất”
+ Đặc biệt, phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào
miền Nam ruột thịt” theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị chính trị
đặc biệt tháng 3/1964
SLIDE 4: MIỀN NAM
- Từ năm 1961, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
ở miền Nam Việt Nam với vai trò của Tổng thống Mỹ John F Kennedy.
+ Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm triển khai thực hiện kế hoạch bình định miền
Nam trong vòng 18 tháng và có hai kế hoạch quân sự-chính trị là kế hoạch Stalay-
Taylo (1961-1963) và Giôn xơn-Mắc Namara (1964-1965).
+ Chiến thuật quân sự được chúng áp dụng là “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
+ Từ ngày 10-8-1961, Mỹ bắt đầu rải chất độc Dieoxin (chất đọc màu da cam) xuống
miền Nam Việt Nam.
- Tháng 1-1961 và tháng 2-1962, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị về “Phương hướng và
nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam”. Đẩy mạnh đấu tranh vũ
trang và chính trị ở miền Nam, tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, bằng ba
mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận.
- Tháng 10-1961, Trung ương Cục miền Nam được thành lập. Thống nhất lực lượng,
đẩy nhanh tiến độ để thực hiện kế hoạch giải phóng miền Nam
- Ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang ở miền Nam được thống nhất với tên gọi
Quân giải phóng miền Nam Việt N4am.=> Thống nhất lực lượng, đẩy nhanh tiến độ
để thực hiện kế hoạch giải phóng miền Nam
- Ngày 2-1-1963, quân ta giành thắng lợi vang dội tại Ấp Bắc (Mỹ Tho), thể hiện sức
mạnh và hiệu quả của đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận,
chống địch càn quét và nổi dậy giành quyền làm chủ.
-  Từ đầu năm 1961 đến giữa năm 1965, lực lượng cách mạng ở miền Nam đã làm
phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Phong trào
đấu tranh phá “ấp chiến lược” và đấu tranh chính trị ở các đô thị phát triển mạnh mẽ.
Nội bộ kẻ địch khủng hoảng trầm trọng.
- Tháng 12-1963, Nghị quyết Trung ương lần thứ 9 xác định “đấu tranh vũ trang đóng
vai trò quyết định trực tiếp” thắng lợi trên chiến trường.
- Cuối 1964 đầu 1965, quân và dân miền Nam đã mở nhiều chiến dịch với hàng trăm
trận đánh lớn nhỏ trên khắp các chiến trường.

Bổ sung Miền bắc:


- Để thực hiện mục tiêu này, sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân thực hiện cải tạo
xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế, phát triển thành phần kinh tế quốc
doanh. Đồng thời cũng cần đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn
hóa và kỹ thuật để biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghiệp
hiện đại và văn hóa và khoa học tiên tiến.

You might also like