You are on page 1of 28

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3

Bộ môn Kế toán tài chính

Copyright © 2019 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1


CHƯƠNG 7
TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hà Nội, 2022
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Mục tiêu chương:


• Nắm vững nguyên tắc công bố thông tin đầy đủ;

• Trình bày các thông tin quan trọng công bố trên báo cáo kiểm toán và trách nhiệm quản lý
với chất lượng báo cáo tài hính;

• Yêu cầu công bố thông tin với các giao dịch liên kết, các sự kiện phát sinh sau ngày lập
báo cáo, báo cáo bộ phận và báo cáo giữa kỳ.
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.1. Nguyên tắc công bố thông tin đầy đủ


• Hành vi điều chỉnh thông tin trình bày trên BCTC thông qua một số lựa chọn mở, xét
đoán nghề nghiệp trong quy định về kế toán

 Ảnh hưởng đến chất lượng thông tin và lòng tin của người sử dụng (nhà đầu tư)

 Thông tin bất đối xứng giữa bên cung cấp và bên sử dụng thông tin

 Áp dụng nguyên tức công bố thông tin đầy đủ nhằm giảm khoảng cách kỳ vọng về thông
tin giữa hai bên

 Ban hành IAS 1 “Trình bày BCTC” và IAS 7 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”, v.v.
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.1. Nguyên tắc công bố thông tin đầy đủ


• Một số vấn đề khi áp dụng nguyên tắc công bố thông tin đầy đủ:

- Cân bằng giữa lợi ích và chi phí

- Rủi ro khi doanh nghiệp cung cấp thông tin quá chi tiết

+ Gây nhiễu cho người sử dụng

+ Đối thủ cạnh tranh

+ Hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp

 Doanh nghiệp cần vận dụng linh hoạt nguyên tắc trong quá trình triển khai và áp dụng

 Nhà đầu tư cần đối sánh thêm thông tin ngành, các doanh nghiệp cùng ngành
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.2. Yêu cầu trình bày và công bố thông tin với các giao dịch liên kết
• Giao dịch liên kết: phát sinh khi doanh nghiệp tham gia hoặc không tham gia trực tiếp vào
các giao dịch nhưng một trong các bên tham gia có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến
chính sách của bên khác.

• Cơ sở xác định: dựa trên tỷ lệ vốn góp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các bên liên
quan hoặc thông qua điều khoản tài trợ nguồn tài chính hoặc đặc điểm riêng của ban lãnh
đạo.

• Một số ví dụ rủi ro trong giao dịch liên kết:

- Giao dịch mua bán tài sản với giá cao hoặc thấp hơn so với giá trị hợp lý
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.2. Yêu cầu trình bày và công bố thông tin với các giao dịch liên kết
- Giao dịch định giá tài sản vô hình cao hoặc thấp hơn so với giá trị hợp lý
- Giao dịch đi vay với lãi suất cao hoặc thấp hơn so với lãi suất thị trường
- Giao dịch với một số công ty “vỏ bọc”
• Nội dung chính của IAS 24 “Công bố về các bên liên kết”:
- Giao dịch liên kết là các giao dịch liên quan đến việc chuyển dịch nguồn lực, cung ứng
dịch vụ hoặc chuyển giao nghĩa vụ giữa các bên liên kết
- Phải công bố thông tin về quan hệ liên kết giữa công ty mẹ và các chi nhánh, chi phí đội
ngũ quản lý cấp cao và các giao dịch liên kết. Các giao dịch liên kết được trình bày theo
bản chất, quy mô và các chi phí phát sinh.
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.3. Yêu cầu trình bày và công bố thông tin về các sự kiện phát sinh sau
ngày lập báo cáo tài chính
* Thiếu sót, chênh lệch trong quá trình lập BCTC:
- Lỗi cố ý => Gian lận
- Lỗi vô ý => Sai sót kế toán

* Trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc kỳ kế toán đến thời điểm phát hành BCTC có thể
có các sự kiện phát sinh làm ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC => Điều chỉnh:

- Phát hiện sai sót kế toán

- Thông tin bổ sung


CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.3. Yêu cầu trình bày và công bố thông tin về các sự kiện phát sinh sau
ngày lập báo cáo tài chính
• Nội dung của IAS 10 “Các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC”:

- Các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC gồm:

+ Các sự kiện cần điều chỉnh: các sự kiện cung cấp bằng chứng bổ sung chứng minh
sự tồn tại của sự việc tại thời điểm lập BCTC và ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC =>
Cần được điều chỉnh trên BCTC

VD: Tháng 02/N, Công ty nhận được thông báo của khách hàng về việc lô hàng bán
trong năm có chất lượng kém, yêu cầu được bảo hành => Trích lập dự phòng bảo hành
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.3. Yêu cầu trình bày và công bố thông tin về các sự kiện phát sinh sau
ngày lập báo cáo tài chính
+ Các sự kiện không cần điều chỉnh: các sự kiện cung cấp bằng chứng chứng minh
sự việc không tồn tại tại thời điểm lập BCTC nhưng gây ra ảnh hưởng tại thời điểm phát
sinh => Không cân điều chỉnh trên BCTC nhưng cần cân nhắc việc cung cấp thông tin bỏ
sung trên Thuyết minh BCTC tùy thuộc vào tính trọng yếu và mức độ ảnh hưởng của sự
kiện đến quyết định của người sử dụng.
VD: Tháng 02/N, Công ty bị khách hàng kiện do sản phẩm không đạt tiêu chuẩn
chất lượng => Tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán thì vụ kiện chưa phát sinh => Không cần
điều chỉnh trên BCTC
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.4. Yêu cầu trình bày và công bố thông tin về bộ phận kinh doanh chính

7.4.1. Bộ phận kinh doanh và báo cáo bộ phận


• Bộ phận kinh doanh là một bộ phận của doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh,
có phát sinh doanh thu và chi phí tương ứng, chịu sự quản lý, điều hành và phân bổ nguồn
lực cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động

 Phân chia bộ phận kinh doanh theo lĩnh vực kinh doanh

 Phân chia bộ phận kinh doanh theo khu vực địa lý

 Phân chia bộ phận kinh doanh theo sản phẩm, khách hàng, v.v.
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.4.1. Bộ phận kinh doanh và báo cáo bộ phận


• Báo cáo bộ phận: báo cáo cung cấp thông tin về từng loại, nhóm sản phẩm, dịch vụ, từng
bộ phận theo ngành kinh doanh, khu vực địa lý của doanh nghiệp

• Một số vấn đề khi lập báo cáo bộ phận:


- Rủi ro khi cung cấp thông tin báo cáo bộ phận:
+ Đối thủ cạnh tranh
+ Nhà đầu tư thường quan tâm đến số liệu tổng thể toàn doanh nghiệp hơn là số liệu
từng bộ phận
+ Việc phân bổ chi phí mang tính chủ quan => Đánh giá không chính xác về hiệu
quả hoạt động của bộ phận
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.4.1. Bộ phận kinh doanh và báo cáo bộ phận


- Lợi ích của việc cung cấp thông tin bộ phận:

+ Hiểu rõ toàn diện tình hình hoạt động kinh doanh

+ Đánh giá và dự báo chính xác hơn hiệu quả kinh doanh, đầu tư và sử dụng vốn

=> IFRS 8 “Báo cáo bộ phận: yêu cầu các đơn vị đã phát hành công cụ tài chính trên thị
trường tài chính hoặc đang trong quá trình làm thủ tục phát hành công cụ tài chính phải lập
báo cáo bộ phận kinh doanh
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.4.2. Báo cáo bộ phận chính


• Theo IFRS 8, cơ sở lựa chọn bộ phận cần lập báo cáo:
- Doanh thu bộ phận chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu các bộ phận
- Lợi nhuận bộ phận chiếm từ 10% trở lên trên tổng số lãi, lỗ các bộ phận
- Giá trị tài sản bộ phận chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài sản các bộ phận
 Bộ phận kinh doanh chính cần được lập báo cáo bộ phận
 Tổng doanh thu của các bộ phận có thể được báo cáo cần >= 75% tổng doanh thu của
toàn doanh nghiệp. Nếu tiêu chỉ này chưa thỏa mãn thì cần bổ sung thêm bộ phận cần báo
cáo dù bộ phận chưa đạt tiêu chuẩn 10%

=> Giới hạn số lượng báo cáo bộ phận: tối đa 10


CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.4.2. Báo cáo bộ phận chính


• Nội dung báo cáo bộ phận:

- Thông tin chung: lĩnh vực kinh doanh, thị trường, v.v.

Về Nguyên tắc, chính sách kế toán:

+ Thường giống với toàn doanh nghiệp

+ Có thể khác do: điều kiện áp dụng, đặc thù bộ phận, yêu cầu quản trị với báo cáo bộ
phận

- Thông tin chi tiết liên quan đến kết quả kinh doanh: các chỉ báo tài chính như doanh thu,
chi phí, lợi nhuận, thông tin về khách hàng quan trọng, v.v.
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.5. Yêu cầu trình bày và công bố thông tin về báo cáo tài chính giữa kỳ
• Khái niệm: BCTC giữa kỳ là những BCTC có thời hạn dưới 1 năm
• Mục đích:
- Phục vụ cho nhà đầu tư, tổ chức tín dụng khi huy động vốn
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
• Phương pháp tiếp cận:
- Tiếp cận tách biệt: BCTC giữa kỳ tương đương như BCTC năm => Được lập và trình bày 1
cách độc lập, chỉ khác biệt về kỳ kế toán;
- Tiếp cận toàn diện: BCTC giữa kỳlà một phần của BCTC năm => Được lập và trình bày
dưới góc độ cả năm tài chính khi phân bổ và ghi nhận chi phí.
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.5. Yêu cầu trình bày và công bố thông tin về báo cáo tài chính giữa kỳ
• Nội dung của IAS 34 “BCTC giữa kỳ”:

- BCTC giữa kỳ được tiếp cận theo phương pháp tách biệt;

=> Các chinh sách, phương pháp kế toán có thể khác so với BCTC năm nhưng cần trình bày rõ
trên báo cáo đặt trong mối liên hệ với BCTC năm để so sánh, đối chiếu

- Nội dung của BCTC giữa kỳ có thể được lập đầy đủ hoặc rút gọn so với BCTC năm được quy
định trong IAS 1 => 4 báo cáo cơ bản ở dạng rút gọn

+ Sự thay đổi các chính sách, phương pháp kế toán


CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.5. Yêu cầu trình bày và công bố thông tin về báo cáo tài chính giữa kỳ
+ Trình bày các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu: tính mùa vụ, thay đổi chính sách, nợ tiềm
tàng, thay đổi trong tổ chức quản lý v.v.
• Một số vấn đề khi lập BCTC giữa kỳ:
- Yếu tố mùa vụ => Ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của kỳ lập báo cáo
- Thuế TNDN => Thuế suất theo từng bậc doanh thu ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp trên BCTC giữa kỳ
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.6. Công bố thông tin báo cáo kiểm toán và báo cáo của nhà quản trị với
báo cáo tài chính
• Báo cáo của nhà quản trị:
- Thể hiện quan điểm của nhà quản trị thông qua việc tập trung vào việc mô tả, báo cáo,
phân tích, bình luận kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá hoạt động của các
công ty con, các đơn vị liên doanh liên kết và các hoạt động cộng động và trách nhiệm xã
hội hoặc kế hoạch trong năm tới
- Phân tích một số chỉ báo tài chính thông dụng, phân tích các yếu tố chủ quan, khách quan,
vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nêu định hướng phát triển, mục tiêu quản trị và chiến lược thực thi của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.6. Công bố thông tin báo cáo kiểm toán và báo cáo của nhà quản trị với
báo cáo tài chính
• Báo cáo trách nhiệm của nhà quản trị với báo cáo tài chính:
- Sự tách biệt giữa chủ sở hữu và nhà quản trị => Nhà quản trị có trách nhiệm giải trình
thông tin trên báo cáo nhằm làm rõ vai trò của nhà quản trị trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp với cả chủ sở hữu và các nhà đầu tư khi đánh giá hiệu quả hoạt động điều
hành sản xuất kinh doanh
- Nhà quản trị chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của thông tin trình bày
trên BCTC
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.7. Một số vấn đề khi thực hiện nguyên tắc công bố thông tin đầy đủ
• Lựa chọn thông tin công bố:

• Gian lận trên báo cáo tài chính

• Báo cáo tài chính trên internet

• Dự báo và dự đoán tài chính


CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.8. Đặc điểm về trình bày và công bố thông tin trên báo cáo tài chính tại
Việt Nam
• Các văn bản pháp lý:
- VAS 21 “Trình bày BCTC”
- VAS 22 “Trình bày bổ sung BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự”
- VAS 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”
- VAS 07 “Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết”
- VAS 26 “Thông tin về các bên liên quan”
- VAS 23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.8. Đặc điểm về trình bày và công bố thông tin trên báo cáo tài chính tại
Việt Nam
• Các văn bản pháp lý:
- VAS 28 “Báo cáo bộ phận”
- VAS 27 “Báo cáo tài chính giữa niên độ”
- VAS 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”
• Nội dung cơ bản của 1 số chuẩn mực;
- VAS 07 “Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết”
+ Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể: 20 – 50% quyền biểu quyết
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.8. Đặc điểm về trình bày và công bố thông tin trên báo cáo tài chính tại
Việt Nam
- VAS 07 “Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết”
+ Có thể áp dụng phương pháp giá gốc hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu khi trình
bày các giao dịch liên quan đến khoản đầu tư vào công ty liên kết
+ Giá trị khoản đầu tư được ghi nhận bên Tài sản trên Báo cáo tình hình tài chính và
Phần lãi lỗ được ghi nhận trên Báo cáo kết kinh doanh. Danh sách công ty liên kết, phương
pháp kế toán áp dụng với khoản đầu tư liên kết, tỷ lệ vốn góp khác với tỷ lệ quyền biểu quyết
cần được trình bày trên Thuyết minh BCTC.
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.8. Đặc điểm về trình bày và công bố thông tin trên báo cáo tài chính tại
Việt Nam
- VAS 23 ‘Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm””
+ Các sự kiện được chia thành sự kiện không cần điều chỉnh và sự kiện cần điều
chỉnh
+ Phương pháp điều chỉnh: ghi số âm, cải chính hoặc ghi đảo
+ Thông tin về các sự kiện không cần điều chỉnh có thể được trình bày bổ sung trong
Thuyết minh BCTC nếu sự kiện được xác định là trọng yếu và có ảnh hưởng đến quyết định
của người sử dụng
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.8. Đặc điểm về trình bày và công bố thông tin trên báo cáo tài chính tại
Việt Nam
- VAS 28 “Báo cáo bộ phận”:
+ Bộ phận cần lập báo cáo có doanh thu, lợi nhuận hoặc tài sản chiếm từ 10% trở lên
so với doanh thu, lợi nhuận hoặc tài sản của các bộ phận
+ Một số bộ phận có tỷ lệ dưới 10% nhưng được đánh giá là cần thiết thì vẫn được
lập báo cáo bộ phận
+ Tổng doanh thu các bộ phận cần lập báo cáo chiếm 75% tổng doanh thu
+ Các thông tin chung: chính sách kế toán, ước tính kế toán, v.v. cần được trình bày
trong mối liên hệ với tổng thể
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.8. Đặc điểm về trình bày và công bố thông tin trên báo cáo tài chính tại
Việt Nam
- VAS 27 “Báo cáo tài chính giữa niên độ”:
+ Có thể lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược
+ Các chính sách ké toán tương tự như BCTC năm
+ Nếu có sự thay đỏi về chính sách kế toán giữa năm tài chính thì phải tình bày nguyên nhân
và ảnh hưởng của sự thay đổi đó cũng như áp dụng phương pháp hồi tố để điều chỉnh lại BCTC giữa
niên độ
+ Được công khai theo quy định của pháp luật
CHƯƠNG 7: TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.8. Đặc điểm về trình bày và công bố thông tin trên báo cáo tài chính tại
Việt Nam
- VAS 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”:
+ Chính sách kế toán chỉ thay đổi khi có sự thay đổi theo quy định của pháp luật hoặc
sự thay đổi làm thông tin kế toán phù hợp và đáng tin cậy hơn;
+ Sai sót kế toán được quy định rõ tiêu chí nhận diện và phương thức điều chỉnh sai
sót tùy thuộc vào tính trọng yếu và bản chất sai sót.

You might also like