You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHĐN

KHOA/PHÒNG

VẬT LÝ 1
Khoa Vật lý
CHƯƠNG 10
10.1. Giới thiệu về giao thoa
GIAO 10.2. Giao thoa trên bản mỏng
10.3. Nêm không khí
THOA 10.4. Vân tròn Newton
10.5. Ứng dụng
ÁNH
SÁNG
Chương 10. GIAO THOA ÁNH SÁNG
10.1. Giới thiệu về giao thoa
(1) Ánh sáng
+ Ánh sáng là sóng điện từ và thể hiện sự truyền năng lượng từ nguồn tới người
quan sát.
+ Tính chất sóng của ánh sáng thể hiện qua các hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ và
phân cực.
(2) Điều kiện để có giao thoa:
+ Các nguồn phải kết hợp: cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
(3) Quang lộ giữa hai điểm A và B bằng tích chiết suất với độ dài hình học:
𝐿 = 𝑛𝑑
Nếu ánh sáng đi qua nhiều môi trường liên tiếp có chiết suất khác nhau thì tổng
quang lộ được tính bằng:
𝐿 = 𝑛1 𝑑1 + 𝑛2 𝑑2 + ⋯
LOGO 3
Chương 10. GIAO THOA ÁNH SÁNG
10.1. Giới thiệu về giao thoa
(4) Điều kiện cho giao thoa cực đại và cực tiểu
Xét điểm P có hai nguồn sáng chiếu tới, nếu các sóng tại P cùng
pha thì nó sẽ tăng cường và cho giao thoa cực đại (vân sáng),
nếu các sóng ngược pha thì giao thoa triệt tiêu (vân tối):
+ Cùng pha: Hiệu quang lộ từ hai nguồn sóng = số nguyên bước sóng:
Δ𝐿 = 𝐿2 − 𝐿1 = 𝑚𝜆
+ Ngược pha: Hiệu quang lộ từ hai nguồn sóng = số bán nguyên bước
sóng:
1
Δ𝐿 = 𝐿2 − 𝐿1 = 𝑚 + 𝜆
2

LOGO
4
Chương 10. GIAO THOA ÁNH SÁNG
10.2. Giao thoa trên bản mỏng
(5) Phản xạ Lloyd

+ Khi phản xạ tại một bề mặt phân cách giữa hai môi trường,
tia phản xạ ngược pha so với tia tới nếu môi trường phản xạ
chiết quang hơn môi trường tới. Khi đó, quang lộ của tia phản
xạ tăng thêm 𝜆/2.
+ Mọi trường hợp khác: KHÔNG có gì thay đổi.
(6) Ví dụ giao thoa trên bản mỏng:
+ Màng bong bóng xà phòng
+ Vết dầu loan trên mặt đường, mặt nước…
5
Chương 10. GIAO THOA ÁNH SÁNG
10.2. Giao thoa trên bản mỏng
(7) Điều kiện cực đại/cực tiểu giao thoa qua bản mỏng S R R′
𝜆
Quang lộ các tia phản xạ SIR: 𝐿1 = 𝑆𝐼 + 𝐼𝑅 +
2
Quang lộ các tia SIJKR′: K
𝐿2 = SI + 𝑛 𝐼𝐽 + 𝐽𝐾 + 𝐾𝑅′ = SI + 2𝑛𝑡 + 𝐾𝑅′ (𝐼𝐽 = 𝐽𝐾 ≈ 𝑡) I
Hiệu quang lộ của 2 tia:
𝜆 J
𝛥𝐿 = 𝐿2 − 𝐿1 ≈ 2𝑛𝑡 −
2
+ Cực đại giao thoa: Δ𝐿 = 𝑚𝜆 (𝑚 = 0, 1, 2, 3, …)
1
+ Cực tiểu giao thoa: Δ𝐿 = 𝑚 − 𝜆 (𝑚 = 1, 2, 3, …)
2

LOGO6
R
Chương 10. GIAO THOA ÁNH SÁNG R′
10.3. Nêm không khí
(1) Cấu tạo
Hai tấm thuỷ tinh mỏng được ghép với nhau một góc rất nhỏ.
(2) Điều kiện cực đại/cực tiểu giao thoa
Quang lộ của tia SIR: 𝐿1 = 𝑆𝐼 + 𝐼𝑅
𝜆
Quang lộ của tia SIJKR′: 𝐿2 = 𝑆𝐼 + 𝐼𝐽 + 𝐽𝐾 + 𝐾𝑅′ + (𝐼𝐽  𝐽𝐾 ≈ 𝑡)
2
Hiêu quang lộ của hai tia:
𝜆
𝛥𝐿 = 𝐿2 − 𝐿1 ≈ 2𝑛𝑡 +
2
+ Cực đại giao thoa: Δ𝐿 = 𝑚𝜆 (𝑚 = 1, 2, 3, …)
1
+ Cực tiểu giao thoa: Δ𝐿 = 𝑚 + 𝜆 (𝑚 = 0, 1, 2, 3, …)
2

LOGO 7
Chương 10. GIAO THOA ÁNH SÁNG
10.4. Vân tròn Newton
(1) Cấu tạo
Đặt một thấu kính phẳng lồi trên một tấm thủy tinh phẳng.
𝑡
(2) Điều kiện cực đại/cực tiểu giao thoa
Tương tự nêm không khí, hiệu quang lộ hai tia:
𝜆
𝛥𝐿 ≈ 2𝑛𝑡 +
2
+ Tập hợp những điểm nằm trên mặt lồi của thấu kính phẳng lồi
có cùng bề dày 𝑡 thì tạo thành một vân sáng hoặc một vân tối.
Chúng là các đường tròn đồng trục. Ta gọi chúng là các vân tròn
Newton.
+ Bán kính của vân tối thứ 𝑚:
𝑟= 𝑅2 − 𝑅 − 𝑡 2  2𝑅𝑡 = 𝑚𝜆𝑅
với 𝑚 = 1, 2, 3,…
LOGO
8
Chương 10. GIAO THOA ÁNH SÁNG
10.5. Ứng dụng
- Giải thích các hiện tượng giao thoa trong tự nhiên
- Làm thấu kính không phản xạ: được tạo ra bằng cách phủ lên bề
mặt thấu kính một màng mỏng làm bằng vật liệu có chiết suất xấp
xỉ 1,38 (nằm giữa chiết suất của thủy tinh và của không khí).
 Ứng dụng trong kính ngắm quân sự hoặc tối ưu hoá ánh sáng
truyền qua.
- Thấu kính máy ảnh trong có một số lớp phủ (có độ dày khác
nhau) để giảm thiểu sự phản xạ của sóng ánh sáng có bước sóng
gần trung tâm của phổ khả kiến.
 Lượng ánh sáng nhỏ bị thấu kính phản xạ có tỷ lệ lớn hơn ở
các đầu xa của quang phổ và thường xuất hiện màu tím đỏ.
- Tạo lớp phủ SiO2 trên tấm pin năng lượng mặt trời có thể
giảm sự phản xạ từ 30% xuống khoảng 10%.
 Tăng hiệu suất 9

You might also like