You are on page 1of 3

NHÓM 2

Chủ đề: Ê kíp lãnh đạo, quản lý – Phong cách và uy tín của người lãnh đạo, quản lý
(Phần Bài tập tình huống)
Tình huống 1:

Thầy S mới được luân chuyển, bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học X. Thầy S
là một người có kinh nghiệm làm quản lý và đã có 1 nhiệm kỳ làm thủ trưởng 1 trường đại
học khác địa bàn. Thầy T là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học X, đã từng có triển vọng
được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng do đó rất phẫn nộ khi thầy S được bổ nhiệm mà không phải
là mình. Thầy T cho rằng với kinh nghiệm công tác ở trường nhiều hơn, có nhiều mối quan
hệ tốt với hầu hết các nhân viên trong trường hơn thầy S nên nghĩ mình mới là người thích
hợp làm thủ trưởng đơn vị.

Trường Đại học X được định hướng phát triển thành một trường đại học định hướng nghiên
cứu, số lượng đầu công việc khá đồ sộ, việc điều hành thường phải được quyết định rất
nhanh. Thêm vào đó, Cơ quan chủ quản còn yêu cầu thầy S quan tâm đến việc phát triển và
ứng dụng CNTT (đúng chuyên môn, nhiệm vụ của Thầy T) vào những quy trình mới, đồng
thời phát triển đội ngũ nhân sự đáp ứng được yêu cầu phát triển của nhà trường trong tương
lai.

Câu hỏi:

- Câu 1: Ở vị trí công việc mới, thầy S gặp những khó khăn gì?

- Câu 2: Thầy S cần ứng xử với các cấp dưới của mình và với thầy T như thế nào?

Tình huống 2:

Tại Trường Đại học X nọ, do tình hình nhân sự có thay đổi, dự kiến trong nhiệm kì
mới, Ông Trưởng phòng Đào tạo sẽ chuyển sang đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng
trường. Nhà trường cần nhanh chóng quy hoạch bổ sung vị trí Trưởng phòng đào tạo mới.

Qua theo dõi, Hiệu trưởng nhận thấy Cô B, Trưởng Bộ môn ở Khoa Z, trong các
cuộc họp triển khai công tác phân công giảng dạy, điều chỉnh chương trình đào tạo, đổi mới
phương pháp giảng dạy, ... thường có những ý kiến đóng góp rất hay. Mọi công việc cá
nhân và tập thể bộ môn đều được cô thực hiện và chỉ đạo hoàn thành tốt trong nhiều năm
1
qua. Vì vậy, Hiệu trưởng dự định quy hoạch Cô B vào vị trí Trưởng phòng ĐT trong nhiệm
kì tới, quan sát thêm thì trong trường hiện tại không có ai phù hợp hơn cô B.

Tuy nhiên, trong cuộc hội ý với nhóm ê kíp lãnh đạo của mình trước khi đưa ra lấy ý
kiến chính thức của Đảng Ủy Trường. Ông Trưởng phòng Tài chính cung cấp thông tin cô
B này thường xuyên đến phòng Tài chính để nêu các đòi hỏi cá nhân cũng như than phiền
về cách tính giờ giảng, về các phúc lợi khác của bản thân. Trưởng Khoa Z cũng nói rằng cô
B với vai trò Trưởng Bộ môn, mặc dù hoàn thành tốt công việc được giao nhưng thường
xuyên tự phân công mình giảng dạy ít lớp chính quy mà chỉ tập trung đi dạy các lớp không
chính quy ngoài trường để có các nguồn thu không chính thức và các lợi ích khác nên gây
không ít bức xúc của các giảng viên khác trong Bộ môn.

Câu hỏi: Hiệu trưởng cần làm gì trong trường hợp này nếu vẫn tiếp tục giữ quan điểm quy
hoạch cô B?

Tình huống 3:

Theo đánh giá chung của mọi người, T là một giảng viên trẻ hám công danh, quyền
lực, T muốn tiến nhanh nhưng lại không mấy chuyên cần trong học hành và tu dưỡng bản
thân. T có tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, năng nổ, lại có cái thế là người làng và là em họ
về bên ngoại của đồng chí R - Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng trường B, nên đã mau chóng tạo
dựng được các mối quan hệ. T rất biết tranh thủ những người có chức quyền và giỏi “chạy”
phiếu tín nhiệm nên chẳng bao lâu, dưới con mắt tổ chức và với “tầm nhìn xa” của đồng chí
bí thư đảng bộ... T đã là “điển hình” về một cán bộ trẻ, có năng lực, đủ tiêu chuẩn để quy
hoạch. T lại rất “thính” về các tiêu chuẩn, bằng cấp, học vị... nên chỉ trong vòng dăm, bẩy
năm, T đã có bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ chuyên ngành công tác chính trị - xã hội. Tuần tự theo
đúng “quy trình”, T đã thăng tiến từng bước, trúng phó bí thư đảng ủy, làm nhiệm vụ
thường trực bên cạnh ông anh họ - đồng chí hiệu trưởng. Nhiệm kỳ đại hội vừa qua, đồng
chí bí thư đến tuổi nghỉ hưu thì chức bí thư đương nhiên thuộc về T với số phiếu tín nhiệm
gần như tuyệt đối, đồng thời đảm nhiệm luôn chức Chủ tịch Hội đồng trường.

Cô HL là con gái đồng chí nguyên hiệu trưởng R. HL nguyên là nhân viên hợp đồng,
mới tốt nghiệp một bằng đại học tại chức mà chuyên ngành lại không mấy liên quan đến

2
chuyên môn giảng dạy của Nhà trường, nhưng đã được bí thư T chỉ đạo tuyển dụng vào
biên chế, phân công đảm nhiệm phó bí thư Đoàn trường không qua thi tuyển công khai, rồi
mau chóng được kết nạp vào Đảng. Nay vừa mới chuyển đảng chính thức được sáu tháng,
HL lại được đưa vào diện quy hoạch ban chấp hành đảng ủy khóa mới để thuận lợi trong
việc đảm nhiệm chức vụ Bí thư đoàn trường sắp tới.

Biết dư luận trong đảng ủy và cán bộ nhà trường rất bất bình, Thầy giáo cũ lấy chỗ
quen biết thân tình, chân thành góp ý thì T nói rằng: “Đây là một trường hợp cá biệt, vì thế
không nên làm to chuyện. HL là con đồng chí Hiệu trưởng cũ, có công lao, nay tuyển dụng,
bồi dưỡng để cháu kế nghiệp cha, xét về mặt lý lịch truyền thống là “đáng tin cậy”, là “hồng
phúc” cho đất nước chứ có gì sai. Em rất nhớ câu nói của Bác Hồ dạy người cộng sản sống
với nhau phải “có tình có nghĩa”. Vậy thì em “thủy chung” với người tiền nhiệm, anh ấy đã
nâng đỡ, dìu dắt em thì nay em phải “đền đáp” chứ. Em sống “có đạo lý”, “có tình nghĩa”
như vậy sao gọi là sai trái? Vả lại, trong lý thuyết về khoa học tổ chức thì bao giờ và ở đâu
cũng cần phải xây dựng một ê-kip làm việc chứ?...”

Câu hỏi: Anh/Chị có ý kiến gì về phát biểu của ông T?

------ Hết ------

You might also like