You are on page 1of 2

1.

Quy trình xoắn ốc


Khái niệm : Mô hình xoắn ốc (spiral model) là quy trình phát triển định hướng
rủi ro cho các dự án phần mềm. Kết hợp của thế mạnh của các mô hình khác và
giải quyết khó khăn của các mô hình trước còn tồn tại. Dựa trên các mô hình rủi
ro riêng biệt của mỗi dự án, mô hình xoắn ốc đưa ra cách áp dụng các yếu tố
của một hoặc nhiều mô hình xử lý, chẳng hạn như mô hình gia tốc, mô hình
thác nước hoặc mô hình tạo mẫu tiến hóa.
Ưu điểm:

 Là mô hình hội tụ các tính năng tốt và khắc phục các yếu điểm của nhiều mô
hình phát triển khác gặp phải.
 Giám sát dự án dễ dàng và hiệu quả
 Rất phù hợp với dự án có nguy cơ cao và giảm thiểu rủi ro, đối phó với những
thay đổi trong quá trình thực hiện dự án
 Dự đoán về thời hạn và chi phí sát với thực tế

Nhược điểm:

 Phân tích rủi ro khá tốn kém, chủ yếu áp dụng cho dự án lớn, có tiềm lực về tài
chính
 Yêu cầu thay đổi thường xuyên dẫn đến lặp vô hạn, phức tạp, cần có đội ngũ
chuyên gia về phân tích rủi ro
 Chưa được áp dụng rộng rãi như mô hình thác nước, nguyên mẫu.

Ví dụ:
Phần mềm Hệ thống Chiến đấu Tương lai hoạt động để tạo ra các lữ đoàn mới
có các phương tiện không người lái và có người lái. Những liên kết này với
nhau bằng một mạng lưới chiến trường linh hoạt và nhanh chóng. Các quan
chức lục quân và Lầu Năm Góc đã hủy bỏ nỗ lực tiếp tục sử dụng chương trình
này vào tháng 4 và tháng 5 năm 2009. Các phần của chương trình phần mềm
này mà họ giữ lại đã được chuyển sang một chương trình mới, Chương trình
Hiện đại hóa Đội chiến đấu của Lữ đoàn
2. Quy trình phát triển lặp

Khái niệm: Mô hình này được đề xuất dựa trên ý tưởng thay vì phải xây dựng
và chuyển giao hệ thống một lần thì sẽ được chia thành nhiều vòng, tăng dần.
Mỗi vòng là một phần kết quả của chức năng được yêu cầu.
Ưu điểm:
 Sau mỗi lần tăng vòng thì có thể chuyển giao kết quả thực hiện được cho khách
hành nên các chức năng của hệ thống có thể nhìn thấy sớm hơn.
 Các vòng trước đóng vai trò là mẫu thử để giúp tìm hiểu thêm các yêu cầu ở
những vòng tiếp theo.
 Những chức năng của hệ thống có thứ tự ưu tiên càng cao thì sẽ được kiểm thử
càng kỹ.

Nhược điểm:
 Rất khó để quay lại giai đoạn nào khi nó đã kết thúc
 Ít tính linh hoạt và phạm vi điều chỉnh của nó khá là khó khăn, tốn kém.

Ví dụ: Phát triển 1 ứng dụng sau khi đã hoàn thành chu kỳ đầu tiên, nhóm phát
triển sẽ bắt đầu lại chu kỳ này và tiếp tục phát triển các tính năng khác của ứng
dụng. Việc lặp lại các bước trên sẽ giúp nhóm phát triển cải thiện sản phẩm
theo từng giai đoạn phát triển và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.

You might also like