You are on page 1of 306

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHƯƠNG V: ĐẠI SỐ TỔ HỢP

BÀI 1: QUY TẮC CỘNG. QUY TẮC NHÂN. SƠ ĐỒ HÌNH CÂY (4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

• Vận dụng được quy tắc cộng và quy tắc nhân trong một số tình huống đơn
giản.
• Vận dụng được sơ đồ tư duy hình cây trong các bài toán đếm đơn giản các
đối tượng trong toán học, trong môn học khác cũng như trong thực tiễn.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

• Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

• Năng lực giải quyết vấn đề toán học, tư duy và lập luận toán học: Phát triển
các năng lực này thông qua quá trình giải các bài toán đếm với tình huống
thực tiễn đơn giản bằng cách vận dụng quy tắc nhân và quy tắc cộng.

• Năng lực mô hình hoá toán học: HS thiết lập, sử dụng công thức (quy tắc
cộng, quy tắc nhân), sơ đồ (đồ thị gồm các điểm và đường,...), sơ đồ hình
cây để mô tả, tìm phương án và giải các bài toán đếm gắn với tình huống
thực tế đơn giản.
• Năng lực giao tiếp toán học: HS sử dụng các thuật ngữ (quy tắc cộng, quy
tắc nhân), từ ngữ (công việc, phương án, công đoạn,...), sơ đồ hình cây, kí
hiệu,... để biểu đạt, trao đổi ý tưởng, thông tin rõ ràng và chính xác.

3. Phẩm chất

• Chăm chỉ: Tích cực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
• Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm
mình và nhóm bạn.
• Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công,
phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên
quan để minh hoạ cho bài học được sinh động, phiếu học tập.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Khơi gợi sự hứng thú, tò mò học bài mới của HS thông qua tình
huống thân thuộc trong cuộc sống, thể thao.

b) Nội dung: HS đọc tình huống lịch thi đấu giải bóng đá UEFA Champions
League 2020 – 2021 bắt đầu từ vòng tứ kết, suy nghĩ về câu hỏi mở đẩu.

c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:


Sơ đồ Hình 1 cho biết lịch thi đấu giải bóng đá UEFA Champions League 2020 –
2021 bắt đầu từ vòng tứ kết.

Có bao nhiêu trận đấu của giải bóng đá UEFA Champions League 2020 – 2021
bắt đầu từ vòng tứ kết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Có 7 trận: Tứ kết 1, Tứ kết 2, Tứ kết 3, Tứ kết 4, Bán kết 1, Bán kết 2, Chung kết.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: "Để kiểm tra kết quả câu trả lời của các em có chính xác
hay không, ta sử dụng một quy tắc mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày
hôm nay, Chương V - Bài 1: Quy tắc cộng, Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây".

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Quy tắc cộng.

a) Mục tiêu:

- HS nhận biết, hình thành quy tắc cộng.

- HS thực hành vận dụng quy tắc cộng vào các vấn đề thực tiễn đơn giản.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ1, Luyện tập 1, đọc hiểu Ví dụ 1 trang 3 – 4 SGK.
c) Sản phẩm: HS hình thành được quy tắc cộng, kết quả thực hiện HĐ1, Luyện
tập 1.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Quy tắc cộng


HĐ1:
- GV cho HS thực hiện HĐ1 cá nhân.

- GV đặt câu hỏi:

+ Nếu chọn chương trình 1 có mấy


cách chọn một địa điểm tham quan?

+ Nếu chọn chương trình 2 thì có mấy


cách chọn một địa điểm tham quan?

- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ để dễ hình


Chương trình 1 có 4 cách chọn địa
dung quy tắc cộng:
điểm tham quan.
+ Một công việc được hoàn thành bởi
một trong hai hành động được biểu diễn
qua sơ đồ sau:

- Từ đó HS hãy kết luận về quy tắc cộng


với một công việc được hoàn thành bởi
2 hành động thì có bao nhiêu cách hoàn Chương trình 2 có 7 cách chọn địa
thành. điểm tham quan.
Có tất cả 4 + 7 = 11 địa điểm tham
gian trong số các địa điểm được giới
thiệu trong hai chương trình ở trên.
Kết luận:
Ta có quy tắc cộng sau:
Một công việc được hoàn thành bởi
một trong hai hành động. Nếu hành
động thứ nhất có m cách thực hiện,
hành động thứ hai có n cách thực hiện
(các cách thực hiện của cả hai hành
động là khác nhau đôi một) thì công
việc đó có m + n cách hoàn thành.
- HS đọc Ví dụ 1. GV cho HS trình bày, Ví dụ 1 (SGK – tr4)
giải thích lại. Nhận xét: Tương tự, ta cũng có quy
- GV giới thiệu: tắc sau:

+ Một công việc được hoàn thành bởi Một công việc được hoàn thành bởi
một trong ba hành động được biểu diễn một trong ba hành động. Nếu hành
qua sơ đồ sau: động thứ nhất có m cách thực hiện,
hành động thứ hai có n cách thực hiện,
hành động thứ ba có p cách thực hiện
(các cách thực hiện của ba hành động
Từ đó HS có nhận xét quy tắc cộng với là khác nhau đôi một) thì công việc đó
một công việc được hoàn thành bởi 3 có m + n + p cách hoàn thành.
hành động thì có bao nhiêu cách hoàn Luyện tập 1:
thành. Để chọn một loại đồ uống là thực hiện
một trong ba hành động sau:
- HS làm Luyện tập 1. GV hướng dẫn:
Chọn một loại trà sữa: có 5 cách chọn.
Việc chọn một loại đồ uống được hoàn
Chọn một loại nước hoa quả: có 6
thành bởi một trong bao nhiêu hành
cách chọn.
động? Đó là những hành động gì?
Chọn một loại sinh tố: có 4 cách chọn.
Từng hành động có bao nhiêu cách
Vậy có 5 + 6 + 4 = 15 cách chọn một
thực hiện?
loại đồ uống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.

- GV hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- HS lắng nghe, nhận xét.


Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm
và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở,
nhấn mạnh các ý chính của bài về: Quy
tắc cộng.

Hoạt động 2: Quy tắc nhân

a) Mục tiêu:

- HS nhận biết, hình thành quy tắc nhân.

- HS thực hành vận dụng quy tắc nhân vào các vấn đề thực tiễn đơn giản.

b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các
HĐ2, Luyện tập 2, đọc hiểu các Ví dụ 2, 3.

c) Sản phẩm: HS hình thành được quy tắc nhân, kết quả thực hiện HĐ2, Luyện
tập 2, đọc hiểu các Ví dụ 2, 3.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Quy tắc nhân


HĐ2:
- HS thực hiện HĐ2 theo nhóm đôi. GV Để thực hiện việc đi từ Lào Cai đến
đặt câu hỏi: thành phố Hồ Chí Minh, gia đình bạn
Thảo phải thực hiện hai hành động
+ Để thực hiện việc đi từ Lào Cai đến
liên tiếp:
thành phố Hồ Chí Minh, gia đình bạn
- Có bao nhiêu 2 cách lựa chọn
Thảo phải thực hiện bao nhiêu hành
phương tiện để đi từ Lào Cai đến Hà
động liên tiếp?
Nội.
+ Có bao nhiêu cách lựa chọn phương - Có 3 cách lựa chọn phương tiện để
tiện để đi từ Lào Cai đến Hà Nội? đi từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí
+ Có bao nhiêu cách lựa chọn phương Minh.
tiện để đi từ Hà Nội đến Thành phố Hồ
Chí Minh?

Vậy gia đình bạn Thảo có 2 × 3 = 6


cách lựa chọn phương tiện để đi tử
Lào Cai đến Thành phố Hồ Chí Minh
qua Hà Nội.

- GV vẽ sơ đồ để HS dễ hình dung quy


tắc nhân: Kết luận:
Ta có quy tắc nhân sau:
+ Một công việc được hoàn thành bởi
Một công việc được hoàn thành bởi
hai hành động liên tiếp được biểu diễn
hai hành động liên tiếp. Nếu hành
qua sơ đồ sau:
động thứ nhất có m cách thực hiện và
ứng với mỗi cách thực hiện hành
động thứ nhất, có n cách thực hiện
hành động thứ hai thì công việc đó có
m.n cách hoàn thành.
+ Một công việc được hoàn thành bởi ba Nhận xét:
hành động liên tiếp được biểu diễn qua Tương tự, ta cũng có quy tắc sau:
sơ đồ sau: Một công việc được hoàn thành bởi
ba hành động liên tiếp. Nếu hành
động thứ nhất có m cách thực hiện;
ứng với mỗi cách thực hiện hành
động thứ nhất có n cách thực hiện
Từ đó HS có kết luận và nhận xét về hành động thứ hai; ứng với mỗi cách
một công việc được hoàn thành bởi 2 thực hiện hành động thứ hai có p cách
hay 3 hành động liên tiếp thì có bao thực hiện hành động thứ ba thì công
nhiêu cách hoàn thành. việc đó có m.n.p cách hoàn thành.
Ví dụ 2 (SGK – tr5)
- HS đọc Ví dụ 2. GV hướng dẫn HS
phân biệt được việc sử dụng quy tắc
cộng, quy tắc nhân:

+ Đối với quy tắc cộng, để hoàn thành


công việc chỉ cần thực hiện 1 trong 2
hành động..

+ Đối với quy tắc nhân, để hoàn thành


công việc cần thực hiện liên tiếp hai
hành động.

- HS đọc Ví dụ 3. GV đặt các câu hỏi: Ví dụ 3 (SGK – tr6)

+ Để hoàn thành việc tạo combo cần


thực hiện mấy hành động liên tiếp?

+ Có bao nhiêu cách chọn 1 món rau?

+ Có bao nhiêu cách chọn 1 món cá?

+ Có bao nhiêu cách chọn 1 món thịt?


Luyện tập 2:
- HS áp dụng làm Luyện tập 2.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Để đặt mật khẩu ta thực hiện 3 hành
động liên tiếp: chọn chữ số hàng
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
trăm, chọn chữ số hàng chục, chọn
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu,
chữ số hàng đơn vị.
hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.
+ Chọn chữ số hàng trăm: Có 4 cách
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, tham gia + Chọn chữ số hàng chục: Có 4 cách
thảo luận nhóm. + Chọn chữ số hàng đơn vị: Có 4 cách
- GV: quan sát và trợ giúp HS. Vậy có 4 . 4 . 4 = 64 cách đặt mật

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: khẩu.

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình


bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho


bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng


quát lại kiến thức.

Hoạt động 3: Sơ đồ hình cây

a) Mục tiêu:

- HS nhận biết, hình thành, thực hành vẽ sơ đồ cây và đếm số trường hợp.

b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm HĐ3,
đọc hiểu Ví dụ 4.

c) Sản phẩm: HS hình thành sơ đồ hình cây; Kết quả thực hiện HĐ3.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: III. Sơ đồ hình cây


- HS thực hiện HĐ3. HĐ3:

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ cây


Hình 5 và trả lời câu hỏi:

+ Cho biết có bao nhiêu cách chọn


phương tiện đi từ Lào Cai đến Thành
phố Hồ Chí Minh, qua Hà Nội?

+ Cho biết đặc điểm của sơ đồ hình


- Từ sơ đồ Hình 5 ta thấy có 6 cách chọn
cây. Ta có thể áp dụng sơ đồ hình cây
phương tiện đi từ Lào Cai đến Thành
cho những bài toán nào?
phố Hồ Chí Minh, qua Hà Nội:
- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 6,
+ Xe khách, Máy bay.
khái quát để hình thành sơ đồ hình
+ Xe khách, Tàu hoả.
cây: Là sơ đồ bắt đầu tại một nút duy
+ Xe khách, Xe khách.
nhất với các nhánh toả ra các nút bổ
+ Tàu hoả, Máy bay.
sung.
+ Tàu hoả, Tàu hoả.
+ Tàu hoả, Xe khách.
Nhận xét:
- Sơ đồ hình cây (Hình 6) là sơ đồ bắt
đầu tại một nút duy nhất với các nhánh
toả ra các nút bổ sung.
- Ta có thể sử dụng sơ đồ hình cây để
đếm số cách hoàn toàn thành một công
việc khi công việc đó đòi hỏi những
hành động liên tiếp.
- GV yêu cầu HS đọc Ví dụ 4, trình Ví dụ 4 (SGK – tr7)
bày lại.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp


nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu, trả lời câu hỏi và bài tập, thảo
luận nhóm.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi,


trình bày bài.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung
cho bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng hợp lại kiến thức trọng tâm về sơ
đồ hình cây.

Hoạt động 4: Vận dụng trong bài toán đếm

a) Mục tiêu:

- HS vận dụng quy tắc cộng, quy tắc nhân và sơ đồ hình cây trong các bài toán
đếm.

b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm
Luyện tập 3, đọc hiểu các ví dụ Ví dụ 5 – 9 (SGK – tr8,9).

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện Luyện tập 3.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: IV. Vận dụng trong bài toán đếm
1. Vận dụng trong giải toán
- HS đọc Ví dụ 5. GV hướng dẫn HS:
Ví dụ 5 (SGK – tr8)
+ Một vectơ luôn có điểm đầu và điểm
cuối. Vậy việc lập một vectơ là thực hiện
bao nhiêu hành động liên tiếp? Liệt kê
các hành động. (Việc lập một vectơ là
thực hiện hai hành động liên tiếp: Chọn
điểm đầu và chọn điểm cuối).

+ Nếu ta bỏ đi một hành động thì công


việc có hoàn thành không? Sử dụng quy
tắc nào để tính? (Nếu bỏ đi một hành
động thì công việc không hoàn thành. Ta
áp dụng quy tắc nhân để tính).

- HS đọc Ví dụ 6. GV yêu cầu HS thảo


Ví dụ 6 (SGK – tr8)
luận nhóm đôi lập sơ đồ cây sau đó trình
bày lại cách làm bài.

- HS thực hiện Luyện tập 3. GV hướng Luyện tập 3:


dẫn: Nêu các hành động liên tiếp cần làm Việc lập số lẻ gồm ba chữ số đôi một
và số cách thực hiện của mỗi hành động khác nhau là thực hiện 3 hành động
đó. liên tiếp:
+ Chọn chữ số hàng đơn vị: 3 cách
(1, 3, 5)
+ Chọn chữ số hàng chục: 4 cách
(các số khác chữ số hàng đơn vị)
+ Chọn chữ số hàng trăm: 3 cách
(các số khác chữ số hàng chục và
hàng đơn vị).
Áp dụng quy tắc nhân, lập được
3.4.3 = 36 (số).
2. Vận dụng trong thực tiễn
- HS đọc Ví dụ 7. GV hướng dẫn HS tiếp Ví dụ 7 (SGK – tr8)
cận vấn đề, GV đặt câu hỏi:

+ Việc máy tính tạo nên 1 thông tin cần


thực hiện liên tiếp bao nhiêu hành động?

+ Nếu bỏ đi một hành động thì công việc


có hoàn thành được không? Áp dụng quy
tắc nào để tính?

+ Vẽ sơ đồ cây cho bài toán.

- HS đọc Ví dụ 8. GV hướng dẫn HS vận Ví dụ 8 (SGK – tr8)


dụng quy tắc cộng, quy tắc nhân trong
giải quyết vấn đề liên quan đến đội văn
nghệ.

- HS đọc Ví dụ 9. GV lưu ý HS những Ví dụ 9 (SGK – tr9)


kiến thức môn Sinh học đã được học ở
cấp THCS: giao tử Aa là kết hợp của hai
alen A và a, giao tử EE là sự kết hợp của
alen E và E.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:


- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận
kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, trả lời
câu hỏi và bài tập, thảo luận nhóm.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi,


trình bày bài.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho
bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng
hợp lại kiến thức trọng tâm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học của bài.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học, kết hợp với SGK làm các
Bài 1 – 5 (SGK – tr10).

c) Sản phẩm học tập: HS vận dụng các quy tắc cộng, quy tắc nhân vào giải quyết
các bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV tổ chức cho HS làm cá nhân Bài 1 (SGK – tr10) , hoạt động theo nhóm Bài
2 – 5 (SGK – tr10).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.


Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1.

Việc lập số tự nhiên gồm ba chữ số chia hết cho 5 là thực hiện 3 hành động liên
tiếp:

+ Chọn chữ số hàng đơn vị: có 1 cách chọn (số 5)

+ Chọn chữ số hàng chục: có 6 cách chọn

+ Chọn chữ số hàng trăm: có 6 cách chọn

Theo quy tắc nhân, lập được: 1 . 6. 6 = 36 số cần tìm.

2.

a.

Việc lập số chẵn gồm ba chữ số là thực hiện 3 hành động liên tiếp:

+ Chọn chữ số hàng đơn vị: có 3 cách chọn (số 2, 4, 6)

+ Chọn chữ số hàng chục: có 7 cách chọn

+ Chọn chữ số hàng trăm: có 7 cách chọn

Theo quy tắc nhân, lập được: 3 . 7 . 7 = 147 số cần tìm.

b.
Việc lập số chẵn gồm ba chữ số đôi một khác nhau là thực hiện 3 hành động liên
tiếp:

+ Chọn chữ số hàng đơn vị: có 3 cách chọn (số 2, 4, 6)

+ Chọn chữ số hàng chục: có 6 cách chọn

+ Chọn chữ số hàng trăm: có 5 cách chọn

Theo quy tắc nhân, lập được: 3 . 6 . 5 = 90 số cần tìm.

3.

a. Việc chọn một học sinh đi dự buổi giao lưu là thực hiện một trong hai hoạt động
sau:

+ Chọn một học sinh nam: có 245 cách chọn.

+ Chọn một học sinh nữ: có 235 cách chọn.

Vậy có 245 + 235 = 480 cách chọn một học sinh đi dự buổi giao lưu.

b. Việc chọn hai học sinh đi dự trại hè cần thực hiện liên tiếp hai hoạt động sau:

+ Chọn một học sinh nam: có 245 cách chọn.

+ Chọn một học sinh nữ: có 235 cách chọn.

Vậy có 245 . 235 = 57 575 cách chọn hai học sinh đi dự trại hè.

4.

Số trận đấu chính là số cách chọn 2 đội thi đấu trong bảng, thực hiện liên tiếp các
hoạt động sau:

+ Chọn một đội thi đấu với đội thứ nhất: có 3 cách chọn

+ Chọn một đội thi đấu với đội thứ hai, không tính đội thứ nhất: có 2 cách chọn

+ Chọn một đội thi đấu với đội thứ ba, không tính đội thứ nhất và thứ hai: có 1
cách chọn
Ta có 3 . 2 . 1 = 6 trận trong mỗi bảng.

Vậy 8 bảng có 8 . 6 = 48 trận đấu được thi đấu trong vòng bảng.

5.

a.

+ Số cách chọn kí tự đầu tiên từ bảng chữ cái là: 26 cách.

+ Số cách chọn kí tự thứ hai từ 10 chữ số là: 10 cách.

+ Số cách chọn kí tự thứ ba từ bảng chữ cái là: 26 cách.

+ Số cách chọn kí tự thứ tư từ 10 chữ số là: 10 cách.

+ Số cách chọn kí tự thứ năm từ bảng chữ cái là: 26 cách.

+ Số cách chọn kí tự cuối cùng từ 10 chữ số là: 10 cách.

Áp dụng quy tắc nhân, ta có số mã bưu chính có thể tạo ra là: 26 . 10 . 26 . 10 . 26


. 10 = 17 576 000 mã bưu chính.

b.

+ Do kí tự đầu tiên cần chọn là chữ “S” nên số cách chọn kí tự đầu tiên là: 1 cách.

+ Số cách chọn kí tự thứ hai từ 10 chữ số là: 10 cách.

+ Số cách chọn kí tự thứ ba từ bảng chữ cái là: 26 cách.

+ Số cách chọn kí tự thứ tư từ 10 chữ số là: 10 cách.

+ Số cách chọn kí tự thứ năm từ bảng chữ cái là: 26 cách.

+ Số cách chọn kí tự cuối cùng từ 10 chữ số là: 10 cách.

Áp dụng quy tắc nhân, có thể tạo ra: 1 . 10 . 26 . 10 . 26 . 10 = 676 000 mã bưu
chính bắt đầu bằng chữ “S”.

c.

+ Do kí tự đầu tiên cần chọn là chữ “S” nên số cách chọn kí tự đầu tiên là: 1 cách.
+ Số cách chọn kí tự thứ hai từ 10 chữ số là: 10 cách.

+ Số cách chọn kí tự thứ ba từ bảng chữ cái là: 26 cách.

+ Số cách chọn kí tự thứ tư từ 10 chữ số là: 10 cách.

+ Số cách chọn kí tự thứ năm từ bảng chữ cái là: 26 cách.

+ Do kí tự cuối cùng cần chọn là chữ số “8” nên số cách chọn kí tự cuối cùng là:
1 cách.

Áp dụng quy tắc nhân, có thể tạo ra: 1. 10 . 26 . 10 . 26 . 1 = 67 600 mã bưu chính
bắt đầu bằng chữ S và kết thúc bằng chữ số 8.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

b) Nội dung: HS vận dụng sơ đồ hình cây để làm Bài 6, 7, 8 (SGK – tr10).

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện Bài 6, 7, 8 (SGK – tr10).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu học sinh làm Bài 6, 7, 8 (SGK – tr10) theo nhóm đôi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
Đáp án

6.

a.

b. Nếu một cửa hàng muốn mua tất cả các loại áo sơ mi (đủ loại màu và đủ loại
cỡ áo) và mỗi loại một chiếc để về giới thiệu thì cần mua tất cả 15 chiếc áo sơ mi.

7.

a.
b. Dựa vào sơ đồ cây, ta có số cách chọn khẩu phần ăn gồm: 1 đồ uống, 1 món ăn
và 1 món tráng miệng là: 12 (cách chọn).

8.

a.
b. Từ sơ đồ cây, số loại giao tử của kiểu gen AaBbDdEe là: 16 (loại).

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

• Ghi nhớ kiến thức trong bài.

• Hoàn thành các bài tập trong SBT

• Chuẩn bị bài mới “Bài 2: Hoán vị. Chỉnh hợp".


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: HOÁN VỊ. CHỈNH HỢP (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

• Nắm được khái niệm hoán vị, chỉnh hợp.


• Tính được số các hoán vị, chỉnh hợp.
• Vận dụng được tính hoán vị, chỉnh hợp trong các bài toán đếm đơn giản
các đối tượng trong toán học, trong các môn học khác cũng như trong thực
tiễn.
• Tính được số các hoán vị và số các chỉnh hợp bằng máy tính cầm tay.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc
của bản thân, tự phân công nhiệm vụ hợp tác nhóm.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm, tích cực thao
gia trao đổi công việc.

Năng lực riêng:

• Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Xác định được cách thức và thực hiện
để tính số hoán vị của n phần tử , số chỉnh hợp chập k của n phần tử.

• Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: Sử dụng máy tính cầm
tay để tính số chỉnh hợp, hoán vị,...

3. Phẩm chất
• Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức về
hoán vị, chỉnh hợp để giải quyết vấn đề thực tiễn.
• Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm, đánh giá chính
xác kết quả nhóm bạn.
• Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên
quan để minh hoạ cho bài học.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Xuất phát từ tình huống thực tế cụ thể và quen thuộc, đặt ra câu hỏi
để tạo sự tò mò và thu hút chú ý của HS, dẫn nhập HS cùng bước vào bài học.

b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về hoán
vị, chỉnh hợp.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Trong vòng đấu loại trực tiếp của giải bóng đá, nếu sau khi kết thúc 90 phút thi
đấu và hai hiệp phụ mà kết quả vẫn hoà thì loạt đá luân lưu 11 m sẽ được thực
hiện. Trước hết, mỗi đội cử ra 5 cầu thủ thực hiện loạt đá luân lưu.
Trong toán học, mỗi cách xếp thứ tự đá luân lưu của 5 cầu thủ được gọi là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời
câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới "Để tìm hiểu câu trả lời, chúng ta cùng vào bài học ngày
hôm nay"

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hoán vị.

a) Mục tiêu: HS tạo lập hoán vị của các phần tử; phát hiện cách tìm số hoán vị
của các phần tử.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ1, 2; Luyện tập 1; đọc hiểu Ví dụ 1, 2.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, nhận biết, cho ví dụ về hàm
số bậc hai.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Hoán vị


- HS thực hiện HĐ1 theo nhóm đôi. 1. Định nghĩa
GV hướng dẫn: Nhận xét sự giống và HĐ1:
khác nhau trong mỗi cách sắp xếp ta Ba cách xếp thứ tự đá luân lưu 11 m
nhận ra rằng các cách sắp xếp chỉ của 5 cầu thủ trên là:
khác nhau về vị trí các cầu thủ còn cả - Cách 1: An, Bình, Cường, Dũng, Hải
5 cầu thủ đều có mặt trong mỗi cách - Cách 2: An, Bình, Cường, Hải, Dũng
xếp. - Cách 3: An, Bình, Hải, Cường, Dũng

- GV: Mỗi một cách xếp thứ tự đá luân Kết luận:


*
lưu 11 m của 5 cầu thủ trên được gọi Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ∈ ℕ ).
là một hoán vị của 5 cầu thủ. Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n
phần tử của tập hợp A được gọi là một
hoán vị của n phần tử đó.

- HS đọc hiểu Ví dụ 1. GV lưu ý HS Ví dụ 1 (SGK – tr11)


để việc liệt kê không bị thiếu số nên
viết theo một quy luật: chẳng hạn viết
các số có 1 ở vị trí hàng trăm, sau đó 2
ở vị trí hàng trăm và cuối cùng 3 ở vị
trí hàng trăm.
2. Số các hoán vị

- HS thực hiện HĐ2. GV hướng dẫn HĐ2:


HS kết hợp quy tắc nhân để xác định a. Có 3 cách để chọn nhóm trình bày
được các sắp xếp thứ tự trình bày của thứ nhất.
3 nhóm. b. Sau khi đã chọn nhóm trình bày thứ
nhất thì còn lại 2 nhóm, vì vậy có 2
cách để chọn nhóm trình bày thứ hai.
c. Sau khi đã chọn nhóm trình bày thứ
nhất và thứ hai thì còn lại một nhóm
duy nhất nên ta có 1 cách chọn nhóm
trình bày thứ ba.
d. Áp dụng quy tắc nhân, ta có số hoán
vị được tạo ra là: 3. 2. 1 = 6 (hoán vị).
- GV cho HS quan sát kết quả số cách Kết luận:
sắp xếp thứ tự của 2 nhóm, 3 nhóm và Kí hiệu Pn là số các hoán vị của n phần
dự đoán kết quả cho trường hợp n tử. Ta có: Pn = n(n – 1). … . 2 . 1.
nhóm. GV khái quát: Quy ước:
Trong trường hợp tổng quát, đối với Tích 1 . 2 . … . n được viết là n! (đọc
tập hợp A có n phần tử (n ≥ 1), ta làm là n giai thừa), tức là n! = 1 . 2 . … .n.
tương tự như trên để tạo ra một hoán Như vật Pn = n!
vị của n phần tử đó và số các hoán vị
của n phần tử trong tập hợp A là: n(n-
1). … . 2 .1.
Ví dụ 2 (SGK – tr12)
- HS đọc Ví dụ 2 Luyện tập 1:
- HS thực hiện Luyện tập 1. GV Một số có 6 chữ số đôi một khác nhau
hướng dẫn HS: mỗi số có sáu chữ số được tạo ra từ sáu chữ số 1, 2, 3, 4, 5,
được lập là một hoán vị của 6 chữ số. 6 là một hoán vị của sáu chữ số này.
Ta áp dụng công thức tính số hoán vị Vậy số các số phải tìm là: P6 = 6! = 720
của 6 chữ số. (số).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp


nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu.

- GV quan sát hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- Đại diện nhóm trình bày các câu trả


lời, các nhóm kiểm tra chéo.
- HS lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm
và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở,
nhấn mạnh các ý chính của bài.

Hoạt động 2: Chỉnh hợp

a) Mục tiêu: HS nhận biết khái niệm chỉnh hợp (kết quả của việc chọn và sắp
xếp) và tính số chỉnh hợp của các phần tử.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ3 – 6, Luyện tập 2, đọc hiểu các Ví dụ 3, 4.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện các HĐ3 – 6, Luyện tập 2.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Chỉnh hợp


1. Định nghĩa
- HS thực hiện HĐ3, 4. GV hướng dẫn:
HĐ3:
HĐ3 các cách sắp xếp chỉ khác nhau
Có thể tạo được 6 vectơ theo yêu cầu
về vị trí các điểm, còn điểm giống nhau
đó là: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑨𝑩, ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑩𝑨, ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑨𝑪, ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑪𝑨, ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑩𝑪, ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑪𝑩
là tất cả các điểm đều lấy trong 3 điểm
HĐ4:
đã cho. Tương tự, HĐ4 chọn 2 trong
- Kết quả 1: Chọn 2 nhóm A và B rồi
nhóm 4, sau đó sắp xếp thứ tự trình bày
sắp xếp thứ tự A trình bày trước, B
của 2 nhóm.
trình bày sau hoặc ngược lại.
- Kết quả 2: Chọn 2 nhóm A và C rồi
sắp xếp thứ tự A trình bày trước, C
trình bày sau hoặc ngược lại.
- Kết quả 3: Chọn 2 nhóm A và D rồi
sắp xếp thứ tự A trình bày trước, D
- GV: Với HĐ3, mỗi cách sắp xếp như
trình bày sau hoặc ngược lại.
vậy được gọi là một chỉnh hợp chập 2
- Kết quả 4: Chọn 2 nhóm B và C rồi
của 3; tương tự trong HĐ4 mỗi cách
sắp xếp thứ tự B trình bày trước, C
sắp xếp là một chỉnh hợp chập 2 của 4.
trình bày sau hoặc ngược lại.
- GV cho HS khái quát trường hợp Kết luận:
tổng quát chỉnh hợp chập k của n phần Cho tập hợp A gồm n phần tử và một
tử. số nguyên k với 1 ≤ k ≤ n.
Mỗi kết quả của việc lấy k phần tử từ n
phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng
theo một thứ tự nào đó được gọi là một
chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.
- HS đọc hiểu Ví dụ 3.
Ví dụ 3 (SGK – tr13)
2. Số các chỉnh hợp
- HS thực hiện HĐ5. GV yêu cầu HS: HĐ5:
+ Tìm số cách chọn nhóm trình bày thứ a. Có 5 cách chọn nhóm trình bày thứ
nhất nhất.

+ Tìm số cách chọn nhóm trình bày thứ b. Sau khi đã chọn nhóm trình bày thứ
hai sau khi nhóm thứ nhất trình bày nhất, có 4 cách để chọn nhóm trình bày
thứ hai.
+ Tìm số cách chọn nhóm trình bày thứ
c. Sau khi đã chọn hai nhóm trình bày
ba sau khi nhóm thứ nhất, thứ hai trình
thứ nhất và thứ hai, có 3 cách để chọn
bày.
nhóm trình bày thứ ba.
d. Áp dụng quy tắc nhân, ta có số chỉnh
hợp được tạo ra là: 5 . 4 . 3 = 60.

- GV khái quát: Trong trường hợp tổng


quát, đối với tập hơn A có n phần tử (n Kết luận:
≥ 1), ta làm tương tự như trên để tạo
ra một chỉnh hợp chập k của n phần tử Kí hiệu 𝑨𝒌𝒏 là số các chỉnh hợp chập k
đó (1 ≤ k ≤ n) và số các chỉnh hợp của n phần tử (1 ≤ k ≤ n)
chập k của n phần tử trong tập hợp A Ta có: 𝑨𝒌𝒏 = n(n – 1)…(n – k +1).
là: n(n -1)...(n – k + 1). Nhận xét:

- GV cho HS tính và so sánh 𝑨𝒌𝒏 , Pn 𝑨𝒌𝒏 = Pn ∀ n ∈ ℕ*.

Từ đó có nhận xét.
Ví dụ 4 (SGK – tr13)
- HS đọc Ví dụ 4. GV hướng dẫn: Mỗi
cách tạo mật ã gồm 6 chữ số là một
chỉnh hợp chập 6 của 10 chữ số. Vận
dụng công thức tính chỉnh hợp chập 6
của 10 số.

- HS thực hiện Luyện tập 2. GV


hướng dẫn: Mỗi cách xếp là một chỉnh Luyện tập 2:
hợp chập 5 của 11 cầu thủ. Vận dụng Mỗi cách chọn ra và xếp thứ tự 5 cầu
công thức tính số chỉnh hợp chập 5 của thủ đá luân lưu từ đội bóng có 11 cầu
11. thủ là một chỉnh hợp chập 5 của 11.
Vậy ta có 𝑨𝟓𝟏𝟏 = 55 440 cách chọn ra 5
cầu thủ đá luân lưu từ đội bóng có 11
- HS thực hiện HĐ6 và đọc Ví dụ 5.
cầu thủ.
GV hướng dẫn cho HS cách bấm máy
HĐ6
tính để tính số hoán vị và chỉnh hợp.
Ví dụ 5 (SGK – tr14)
HS thực hành.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp


nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo
đáp án.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.


Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình


bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV


tổng quát lại kiến thức:
+ Đồ thị hàm số bậc hai: Đỉnh, trục đối
xứng, hướng bề lõm.
+ Tính đơn điệu của hàm số bậc hai.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về hoán vị, chỉnh hợp.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm Bài 1, 2, 3 (SGK –
tr14).

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện Bài 1 – 5 (SGK – tr14).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1 – 5 (SGK – tr14).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:


- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1.

a. Số tự nhiên gồm 8 chữ số đôi một khác nhau được lập từ các chữ số 1, 2, 3, 4,
5, 6, 7, 8 là: P8 = 8! = 40 320 (số).

b. Số các số tự nhiên gồm 6 chữ số đôi một khác nhau được lập từ các chữ số 1,
2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 là: 𝑃86 = 20 160 (số)

2.

a. Số cách sắp xếp 20 bạn để ngồi vào hàng đầu tiên là: 𝐴20
60 cách.

b. Sau khi xếp xong hàng đầu tiên, số cách sắp xếp 20 bạn để ngồi vào hàng thứ
hai là: 𝐴20
40 cách.

c. Sau khi sắp xếp xong hai hàng đầu, số cách sắp xếp 20 bạn để ngồi vào hàng
thứ ba là: P20 = 20! cách.

3.

+ Số cách chọn 3 kí tự đầu tiên là 3 chữ cái trong bảng gồm 26 chữ cái in thường
là: 𝐴326 cách.

5
+ Số cách chọn 5 kí tự tiếp theo là chữ số là: 𝐴10 cách.

+ Áp dụng quy tắc nhân, số mật khẩu Việt có thể tạo ra là: 𝐴326 . 𝐴10
5
= 471 744
000 (mật khẩu)

4.
+ Số cách chọn hai kí tự “a, d” là: P2 = 2! cách.

+ Số cách chọn bốn kí tự “b, c, e, g” là: 𝐴46 cách.

+ Áp dụng quy tắc nhân, số phần tử của tập A là: 2!. 𝐴46 = 720 (phần tử).

5.

+ Số cách chọn 7 bạn ngồi ở hàng đầu là: 𝐴722 cách.

+ Số cách sắp xếp 15 bạn còn lại vào hàng sau là: P15 = 15! cách.

+ Áp dụng quy tắc nhân, ta có số cách sắp xếp vị trí chụp ảnh là: 𝐴722 . 15! cách.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng củng cố kiến thức về hoán vị, chỉnh hợp.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức về hoán vị, chỉnh hợp để làm Bài tập trắc
nghiệm.

c) Sản phẩm: Đáp án các Bài tập trắc nghiệm.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ∈ ℕ*). Mỗi hoán vị của n phần tử đó là:

A. Một kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A.

B. Tất cả kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A.

C. Một số được tính bằng n(n -1). ... .2 . 1.

D. Một số được tính bằng n!

Câu 2: Cho tập hợp A gồm n phần tử và một số nguyên k với 1 ≤ k ≤ n. Mỗi
chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho là:

A. Một kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A.
B. Tất cả kết quả của việc lấy k phần tử từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp
chúng theo một thứ tự nào đó.

C. Một kết quả của việc lấy k phần tử từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng
theo một thứ tự nào đó.

D. Một số được tính bằng n(n – 1)...(n – k + 1).

Câu 3: Cho k, n là các số nguyên dương, k ≤ n. Trong các phát biểu sau, phát
biểu nào sai?

A. 𝐴𝑘𝑛 = 𝑛(𝑛 − 1) … (𝑛 − 𝑘 + 1) B. Pn = n(n – 1). ... .2 . 1.


𝑛!
C. Pn = n! D. 𝐴𝑘𝑛 =
𝑘!

Câu 4: Cho tập hợp A = {1; 2; ...: 9; 10}. Một tổ hợp chập 2 của 10 phần tử của
A là:
2
A. 102 B. {1; 2} C. 2! D. 𝐴10

Câu 5: Chọn công thức không đúng khi tính số chỉnh hợp chập k của n phần tử.
𝑛!
A. 𝐴𝑘𝑛 =
(𝑛−𝑘)!

𝑛!
B. . 𝐴𝑘𝑛 =
𝑘!(𝑛−𝑘)!

C. 𝐴𝑘𝑛 = n(n – 1)(n – 2)...(n – k + 1)

(𝑛+1)!
D. 𝐴𝑘𝑛 =
(𝑛+1)(𝑛−𝑘)!

Câu 6: Từ 7 chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 có thể lập được bao nhiêu số từ 4 chữ số


khác nhau?
A. 7! B. 74 C. 7 . 6 . 5 . 4 D. 7! . 6! . 5! . 4!

Câu 7: Một lớp có 8 học sinh được bầu chọn vào 3 chức vụ khác nhau: lớp trưởng,
lớp phó và bí thư (không được kiêm nhiệm). Số cách lựa chọn khác nhau sẽ là:

A. 336 B. 56 C. 31 D. 40 320
Câu 8: Cho tập A = {1; 2; 3; 4; 6; 7; 9}. Hỏi có thể lập được từ tập A bao nhiêu
số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau, trong đó không có mặt chữ số 7.

A. 36 B. 60 C. 72 D. 120

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Đáp án trắc nghiệm:

1 2 3 4 5 6 7 8
A C D B B C A D

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

• Ghi nhớ kiến thức trong bài.

• Hoàn thành các bài tập trong SBT

• Chuẩn bị bài mới “Bài 3: Tổ hợp".


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3: TỔ HỢP (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

• Nhận biết được tổ hợp.


• Tính được số các tổ hợp.
• Vận dụng được tính tổ hợp trong các bài toán đếm đơn giản các đối tượng
trong toán học, trong các môn học khác cũng như trong thực tiễn.
• Tính được số các tổ hợp bằng máy tính cầm tay.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học: Tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học
tập, tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận tìm ra các sản phẩm học
tập theo yêu cầu, phản biện và thuyết trình trước đám đông.

Năng lực riêng:

• Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Xác định được cách thức và thực hiện
để tính số tổ hợp chật k của n phần tử.

• Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: Sử dụng máy tính để
tính số tổ hợp.

• Năng lực mô hình hoá toán học: Sử dụng công thức tổ hợp để biểu thị cho
tình huống thực tế.

3. Phẩm chất
• Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công,
phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời
gian.
• Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm
mình và nhóm bạn.
• Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp
tác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên
quan để minh hoạ cho bài học.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Gợi tình huống thể thao quen thuộc trong thực tiễn cuộc sống nhằm
thu hút HS vào bài học.

b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu trong SGK.

c) Sản phẩm: HS có dự đoán về câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Trong một giải bóng bàn đôi nam, mỗi đội 8 người chọn 2 vận động viên để tạo
thành một cặp đấu.
Trong toán học, mỗi cách chọn 2 vận động viên từ 8 vận động viên để tạo thành
một cặp đấu được gọi là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ về câu
hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS theo dõi, đưa ra dự đoán của mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: "Để tìm hiểu câu trả lời, chúng ta cùng vào bài học ngày
hôm nay"

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Định nghĩa.

a) Mục tiêu: HS hình thành khái niệm tổ hợp.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ1; Luyện tập 1; đọc hiểu Ví dụ 1.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học; Kết quả thực hiện HĐ1;
Luyện tập 1 của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Định nghĩa


HĐ1:
- HS thực hiện HĐ1.
a.
Ba cách chọn cặp đấu sẽ là:
+ Cách 1: Chọn Mạnh và Phong
+ Cách 2: Chọn Cường và Tiến
+ Cách 3: Chọn Phong và Cường

- GV giới thiệu: Mỗi cách chọn một b.


cặp đấu là một tập con gồm 2 bạn của Mỗi cặp đấu gồm có 2 người nên mỗi
4 bạn là một tổ hợp chập 2 của 4. cặp đấu là một tập con gồm 2 phần tử
được lấy ra từ tập hợp gồm 4 bạn nói
trên.
- GV khái quát trường hợp tổ hợp Kết luận:
chập k của n phần tử. Cho tập hợp A gồm n phần tử và một
số nguyên k với 1 ≤ k ≤ n.
Mỗi tập con gồm k phần tử được lấy tử
n phần tử của A được gọi là một tổ hợp
chập k của n phần tử đó.
- HS đọc Ví dụ 1. GV hướng dẫn HS Ví dụ 1 (SGK – tr15)
tìm hiểu Ví dụ 1: Viết tổ hợp chập 2
của 4 chiếc áo tuân theo một quy luật.
Chẳng hạn, viết các tổ hợp áo vàng
đứng đầu, sau đó dẫn đến trường hợp
áo xanh, áo trắng đứng đầu. Lưu ý
{áo vàng; áo xanh} và {áo xanh; áo
vàng} là giống nhau.

- HS làm Luyện tập 1. GV hướng Luyện tập 1:


dẫn: Viết tổ hợp chập 2 của 3 phần tử Tất cả các tổ hợp chập 2 của 3 phần tử
a, b, c nên tuân theo một quy luật. a, b, c là các tập con gồm 2 phần tử
Chẳng hạn: viết tổ hợp có a đầu tiên, được lấy ra từ tập hợp gồm 3 phần tử
a, b, c là: {a; b}, {a; c}, {b; c}.
sau đó b đầu tiên và tiếp đến c đầu
tiên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp


nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- Đại diện HS trình bày các câu trả lời,


các HS kiểm tra chéo.

- HS lắng nghe, nhận xét.


Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng
tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ
vào vở, nhấn mạnh các ý chính của
bài về: dấu của tam thức bậc hai.

Hoạt động 2: Số các tổ hợp

a) Mục tiêu: HS tạo lập tổ hợp của các phần tử và tính số tổ hợp; tìm công thức
tính số tổ hợp (liên hệ với số chỉnh hợp và hoán vị).

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ2, 3; Luyện tập 2, 3; đọc hiểu các Ví dụ 2, 3.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ2, 3; Luyện tập 2, 3.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Số các tổ hợp
HĐ2:
- HS làm HĐ2
a. Cách lấy ra một tổ hợp chập 3 của 5
phần tử trong A là: Chọn bất kỳ 3
trong 5 phần tử thuộc A ví dụ như {a;
b; c}.
b. Cách lấy ra một chỉnh hợp chập 3
- GV yêu cầu HS rút ra mối liên hệ giữa của 5 phần tử trong A là: Chọn bất kỳ
số chỉnh hợp chập k của n phần tử với 3 trong 5 phần tử thuộc A rồi sắp xếp
số tổ hợp chập k của n phần tử thông theo một thứ tự nào ví dụ như ta chọn
qua HĐ2. 3 phần tử a, b, c rồi sắp xếp theo thứ

Số chỉnh hợp chập k của n phần tử tự ngược của bảng chữ cái {c; b; a}
nhiều gấp k! lần số tổ hợp chập k của n c. So sánh: Mỗi tổ hợp chập 3 của 5
phần tử đó. phần tử sinh ra 3! chỉnh hợp chập 3
của 5 phần tử vì có 3! hoán vị của 3
𝑨𝒌𝒏
𝑪𝒌𝒏 = (1 ≤ k ≤ n) phần tử. Vì thế, số chỉnh hợp chập 3
𝒌!

của 5 phần tử nhiều gấp 3! lần số tổ


hợp chập 3 của 5 phần tử.
Nhận xét: Số chỉnh hợp chập k của n
phần tử nhiều gấp k! lần số tổ hợp
chập k của n phần tử đó.
Kết luận:
Kí hiệu: 𝑪𝒌𝒏 là số tổ hợp chập k của n
phần tử với 1 ≤ k ≤ n. Ta có: 𝑪𝒌𝒏 =
𝑨𝒌𝒏
𝒌!

Ví dụ 2 (SGK – tr16)
- HS đọc Ví dụ 2. GV hướng dẫn tìm
hiểu ví dụ: Sử dụng phương pháp biến
đổi vế này thành vế kia, bắt đầu từ vế

trái là 𝑪𝒌𝒏 =
𝑨𝒌𝒏 Quy ước: 0! = 1; 𝑪𝟎𝒏 = 1.
𝒌!
Kết luận:
- GV giới thiệu về quy ước tính.
Với những quy ước trên, ta có công
- GV yêu cầu HS khai triển công thức thức sau:
𝑨𝒌𝒏 𝒏!
𝑪𝒌𝒏 = (1 ≤ k ≤ n). 𝑪𝒌𝒏 = 𝒗ớ𝒊 𝟎 ≤ 𝒌 ≤ 𝒏
𝒌!
𝒌! (𝒏 − 𝒌)!
Ví dụ 3 (SGK – tr16)
- HS đọc Ví dụ 3. GV đặt câu hỏi để
giúp HS tìm hiểu:

+ Mỗi một cách chọn 3 bạn nữ trong 18


bạn nữu là một tổ hợp chập mấy của 18
phần tử?

+ Mỗi cách chọn 5 bạn nam trong 20


bạn nam là một tổ hợp chập mấy của
20 phần tử?

+ Áp dụng quy tắc gì để tính? Luyện tập 2:


- HS áp dụng làm Luyện tập 2. GV Mỗi cách chọn 3 bạn nam trong 10 bạn
hướng dẫn: Mỗi cách chọn 3 bạn nam nam là một tổ hợp chập 3 của 10 phần
trong 10 bạn nam là một tổ hợp chập tử.
mấy của mười phần tử? Do đó có 𝑪𝟑𝟏𝟎 = 120 cách chọn.
HĐ3 (SGK – tr17)
Luyện tập 3:
- HS thực hành HĐ3 và Luyện tập 3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp


nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu,
hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp
án.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình


bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho


bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV


tổng quát lại kiến thức:

Số các tổ hợp

Hoạt động 2: Tính chất của tổ hợp

a) Mục tiêu: HS khái quát được tính chất của tổ hợp.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ4.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ4.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 3. Tính chất của các số 𝑪𝒌𝒏
HĐ4:
- HS làm HĐ4
a.
Sử dụng máy tính cầm tay, ta có:
𝑪𝟐𝟔 = 𝟏𝟓
𝑪𝟒𝟔 = 𝟏𝟓
⟹ 𝑪𝟐𝟔 = 𝑪𝟒𝟔
b.
Sử dụng máy tính cầm tay, ta có:
𝑪𝟐𝟒 + 𝑪𝟑𝟒 = 𝟔 + 𝟒 = 𝟏𝟎
𝑪𝟑𝟓 = 𝟏𝟎
⇒ 𝑪𝟐𝟒 + 𝑪𝟑𝟒 = 𝑪𝟑𝟓

- GV: Từ kết quả thực hiện ở HĐ4, so Kết luận:


sánh: Một cách tổng quát, ta có hai đẳng thức
sau:
+ 𝑪𝒌𝒏 và 𝑪𝒏−𝒌
𝒏 với 0 ≤ k ≤ n
𝑪𝒌𝒏 = 𝑪𝒏−𝒌
𝒏 (𝟎 ≤ 𝒌 ≤ 𝒏)
+ 𝑪𝒌−𝟏 𝒌 𝒌
𝒏−𝟏 + 𝑪𝒏−𝟏 và 𝑪𝒏 với 𝟏 ≤ 𝒌 ≤ 𝒏 và 𝑪𝒌−𝟏 𝒌 𝒌
𝒏−𝟏 + 𝑪𝒏−𝟏 = 𝑪𝒏 (𝟏 ≤ 𝒌 ≤ 𝒏)
Từ đó rút ra kết luận.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp


nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo
đáp án.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình


bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV


tổng quát lại kiến thức:

Tính chất của các số 𝑪𝒌𝒏


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về tổ hợp đã học của bài.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức về tổ hợp làm Bài 1 – 5 (SGK – tr17).

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện Bài 1 – 5 (SGK – tr17).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1 – 5 (SGK – tr17).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1.

Số tam giác với 3 đỉnh là 3 điểm trong 8 điểm đã cho là tổ hợp chập 3 của 8 phần
tử, do đó số tam giác là 𝐶83 (tam giác).

2.
Số cách xếp trận đấu vòng tính điểm để cho hai đội chỉ gặp nhau đúng một lần là
2
tổ hợp chập 2 của 10 phần tử, do đó số cách xếp trận đấu là: 𝐶10 = 45 cách xếp.

3.
3
+ Số cách chọn 3 HS bất kì trong 34 HS là: 𝐶34 cách chọn.
3
+ Số cách chọn 3 HS nam trong 34 HS là: 𝐶18 cách chọn.

3
+ Số cách chọn 3 HS nữ trong 34 HS là: 𝐶16 cách chọn.

+ Số cách chọn 3 HS gồm cả nam và nữ trong 34 HS là:


3 3 3
𝐶34 - 𝐶18 - 𝐶16 = 4 608 cách chọn.

4.
5
+ Số cách chọn 5 bông hoa bất kì trong 110 bông hoa là: 𝐶110 cách chọn.

5
+ Số cách chọn 5 bông cúc trong 60 bông cúc là: 𝐶60 cách chọn.

5
+ Số cách chọn 5 bông hoa hồng trong 50 bông hồng là: 𝐶50 cách chọn.

5 5
+ Số cách chọn 5 bông hoa gồm cả 2 loại trong 110 bông hoa là: 𝐶110 − 𝐶60 −
5
𝐶50 cách chọn.

5.
12 13 14 13 14 14
𝐶15 + 𝐶15 + 𝐶16 = 𝐶16 + 𝐶16 = 𝐶17 = 680

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học về hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp để
làm Bài tập trắc nghiệm

c) Sản phẩm: Đáp án các Bài tập trắc nghiệm.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm Bài tập trắc nghiệm.
Câu 1: Cho tập hợp A gồm n phần tử và một số nguyên k với 1 ≤ k ≤ n. Mỗi tổ
hợp chập k của n phần tử đó là:

A. Tất cả kết quả của việc lấy k phần tử n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng
theo một thứ tự nào đó.

B. Một tập con gồm k phần tử được lấy ra từ n phần tử của A.

C. Một kết quả của việc lấy k phần tử từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng
theo một thứ tự nào đó.

D. Tất cả tập con gồm k phần tử được lấy ra từ n phần tử của A.

Câu 2: Cho k, n là các số nguyên dương, k ≤ n. Trong các phát biểu sau, phát
biểu nào sai?

𝐴𝑘𝑛
A. 𝐶𝑛𝑘 = B. 𝐶𝑛𝑘 = 𝐶𝑛𝑛−𝑘
𝑘!

𝐴𝑘 𝑛!
C. 𝐶𝑛𝑘 = (𝑛−𝑘)!
𝑛
D. 𝐶𝑛𝑘 =
𝑘!(𝑛−𝑘)!

Câu 3: Có thể tạo bao nhiêu vectơ khác vectơ ⃗0 từ 10 điểm phân biệt trên mặt
phẳng?
2 2
A. 10! B. 𝐶10 C. 10 D. 𝐴10

⃗ mà mỗi vectơ
Câu 4: Cho tứ diện ABCD. Hỏi có bao nhiêu vectơ khác vectơ 0
có điểm đầu, điểm cuối là hai đỉnh của tứ diện ABCD.

A. 4 B. 12 C. 8 D. 10

Câu 5: Một hộp có 3 bi xanh, 4 bi đỏ và 5 bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 3 bi sao cho
có đủ ba màu. Số cách chọn là:

A. 60 B. 220 C. 360 D. 120

Câu 6: Cho tập A có 20 phần tử. Số tập con của A có 2 phần tử là:
2
A. 202 B. 220 C. 𝐶20 D. 𝐴220
Câu 7: Với n là số nguyên dương tuỳ ý lớn hơn 1, mệnh đề nào dưới đây đúng ?

𝑛(𝑛−1) 𝑛!(𝑛−1)!
A. 𝐶𝑛2 = B. 𝐶𝑛2 = 𝑛(𝑛 − 1) C. 𝐶𝑛2 = 2𝑛 D. 𝐶𝑛2 =
2 2

Câu 8: Có bao nhiêu cách chọn 2 học sinh từ một tổ gồm có 9 học sinh giữ chức
danh tổ trưởng và tổ phó ?

A. 29 B. 𝐶92 C. 92 D. 𝐴29

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Đáp án

1 2 3 4 5 6 7 8
B C D B A C A D

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

• Ghi nhớ kiến thức trong bài.

• Hoàn thành các bài tập trong SBT

• Chuẩn bị bài mới “Bài 4: Nhị thức Newton".


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4: NHỊ THỨC NEWTON (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

• Khai triển được nhị thức Newton (a + b)4, (a + b)5 bằng cách vận dụng tổ
hợp.
• Vận dụng được khai triển nhị thức Newton để giải quyết được các bài tập
trong bộ môn Toán cũng như trong thực tiễn.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học: Tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học
tập, tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận tìm ra các sản phẩm học
tập theo yêu cầu, phản biện và thuyết trình trước đám đông.

Năng lực riêng:

• Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Xác định được cách thức khai triển
nhị thức.
• Năng lực tư duy và lập luận toán học: Phát hiện sự tương đồng và khác
biệt trong các khai triển (a + b)3 để xác định khai triển (a + b)4, (a + b)5.

3. Phẩm chất

• Chăm chỉ: Tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh
kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
• Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công,
phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
• Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của
nhóm mình và nhóm khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên
quan đến bài học, phiếu học tập.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo vấn đề, gợi nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức về công thức
nhị thức Newton.

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi vấn đề, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS dự đoán về câu trả lời.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi gợi vấn đề:

Làm thế nào để khai triển các biểu thức (a + b)4, (a + b)5 một cách nhanh chóng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời
câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: “Để khai triển các biểu thức trên một cách nhanh chóng,
ta có công thức tổng quát mà bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Chúng
ta cùng vào Bài 4: Nhị thức Newton”.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a) Mục tiêu:

- HS viết được khai triển cho (a + b)4, (a + b)5.

- Vận dụng được khai triển nhị thức Newton để giải quyết các bài tập.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm HĐ; Luyện tập 1, 2, 3; đọc hiểu các Ví dụ 1, 2, 3.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, kết quả làm HĐ; Luyện tập
1, 2, 3 của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Bất phương trình bậc hai một ẩn
HĐ:
- HS thực hiện HĐ. GV hướng dẫn HS:
a. Ta có:
+ Viết lại các hằng đẳng thức (a + b) ;
2
𝑪𝟎𝟑 = 1; 𝑪𝟏𝟑 = 3; 𝑪𝟐𝟑 = 1
(a + b)3 và cho nhận xét về số mũ của
b. Ta có:
a, b.
(a + b)3 = 𝑪𝟎𝟑 .a3 + 𝑪𝟏𝟑 .a3-1.b1 + 𝑪𝟐𝟑 .a3-2.b2
+ So sánh hệ số các số hạng với 𝑪𝟎𝟑 , + 𝑪𝟐𝟑 .b3
𝑪𝟏𝟑 , 𝑪𝟐𝟑 .

- GV: Mỗi số hạng trong tổng (a + b)2


và (a + b)3 lần lượt có các dạng là:
𝑪𝒌𝟐 .𝒂𝟐−𝒌 . 𝒃𝒌 và 𝑪𝒌𝟑 .𝒂𝟑−𝒌 . 𝒃𝒌

Hãy viết lại các khai triển trên?


- GV giới thiệu: Các công thức khai
triển trên là công thức khai triển nhị
thức Newton (a + b)n ứng với n = 2; n
= 3.
Kết luận:
Bằng cách khai triển như thế, áp dụng
(a + b)4 = 𝑪𝟎𝟒 a4 + 𝑪𝟏𝟒 a3b + 𝑪𝟐𝟒 a2b2 +
tương tự với (a + b)4 và (a + b)5
𝑪𝟑𝟒 ab3 + 𝑪𝟒𝟒 b4
= a4 + 4a3b + 6a2b2 + 4ab3 + b4
(a + b)5 = 𝑪𝟎𝟓 a5 + 𝑪𝟏𝟓 a4b + 𝑪𝟐𝟓 a3b2 +
𝑪𝟑𝟓 a2b3 + 𝑪𝟒𝟓 ab4 + 𝑪𝟓𝟓 b5
= a5 + 5a4b + 10a3b2 + 10a2b3 + 5ab4 +
b5
- HS đọc Ví dụ 1 – 3. GV yêu cầu HS
Ví dụ 1 – 3 (SGK – tr19)
làm rõ a, b trong công thức tổng quát
là gì và sử dụng công thức đó.

- HS làm Luyện tập 1 – 3. GV hướng


Luyện tập 1:
dẫn:
Ta có:
+ Luyện tập 1 và 2, HS cần làm rõ a, b (2 + x)4 = 24 + 4.23.x1 + 6.22.x2 +
trong công thức tổng quát là gì và sử 4.21.x3 + x4 = 16 + 32x + 24x2 + 8x3 +
dụng công thức đó. x4

+ Luyện tập 3, HS cần liên hệ công Luyện tập 2:


thức tổng quát (a + b)4; (a – b)5. Để Ta có:
xác định được a, b có thể đồng nhất (2 – 3y) = [2 + (-3y)] = 2 + 4.2 .(-
4 4 4 3

2 2 1 3 4
từng số hạng. Chẳng hạn, đồng nhất 3y) + 6.2 .(-3y) + 4.2 .(-3y) + (-3y)
𝑪𝟎𝟒 với 𝑪𝟎𝟒 a4 để tìm a = 1. = 16 – 96y + 216y2 – 216y3 + 81y4
Luyện tập 3:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
a. 𝑪𝟎𝟒 + 𝑪𝟏𝟒 + 𝑪𝟐𝟒 + 𝑪𝟑𝟒 + 𝑪𝟒𝟒 = (1 + 1)4 =
24 = 16.
𝟎 𝟏 𝟐 𝟑 𝟒 𝟓
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp b. 𝑪𝟓 - 𝑪𝟓 + 𝑪𝟓 - 𝑪𝟓 + 𝑪𝟓 - 𝑪𝟓 = (1 –
5 5
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu 1) = 0 = 0.
cầu.

- GV hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- Đại diện 2 – 3 HS trình bày các câu


trả lời, các HS kiểm tra chéo.

- HS lắng nghe, nhận xét.


Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm
và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học của bài.

b) Nội dung: HS vận dụng nhị thức Newton làm Bài 1, 2, 3 (SGK – tr19).

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện Bài 1, 2, 3 (SGK – tr19).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1, 2, 3 (SGK – tr19).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:


- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1.

a. (2x + 1)4 = (2x)4 + 4.(2x)3.11 + 6.(2x)2.12 + 4.(2x).13 + 14 = 16x4 + 32x3 + 24x2


+ 8x + 1.

b. (3y – 4)4 = [3y + (-4)]4 = (3y)4 + 4.(3y)3.(-4) + 6.(3y)2.(-4)2 + 4.(3y)1.(-4)3 + (-


4)4 = 81y4 – 432y3 + 864y2 – 768y + 256.

1 4 1 1 1 2 1 3 1 4 3 1 1
c. (𝑥 + ) = x4 + 4x3( ) + 6x2( ) + 4x( ) + ( ) = x4 + 2x3 + x2 + x +
2 2 2 2 2 2 2 16

1 4 1 4 1 1 1 2 1 3 1 4
d. (𝑥 − ) = [𝑥 + (− )] = x4 + 4x3(− ) + 6x2(− ) + 4x(− ) + (− ) = x4
3 3 3 3 3 3
4 2 4 1
- x3 + x2 - x +
3 3 9 81

2.

a. (x + 1)5 = x5 + 5.x4.1 + 10.x3.12 + 10.x2.13 + 5.x1.14 + 15 = x5 + 5x4 + 10x3 +


10x2 + 5x + 1.

b. (x – 3y)5 = [x + (-3y)]5 = x5 + 5x4(-3y)1 + 10x3(-3y)2 + 10x2(-3y)3 + 5x1(-3y)4 +


(-3y)5 = x5 – 15x4y + 90x3y2 – 270x2y3 + 405xy4 – 243y5.

3.

Ta có:

(3x + 2)5 = (3x)5 + 5.(3x)4.2 + 10.(3x)3.22 + 10.(3x)2.23 + 5.(3x).24 + 25 = 243x5 +


810x4 + 1080x3 + 720x2 + 240x + 32.
Hệ số của x4 trong khai triển trên là 810.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức về
nhị thức Newton.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức về nhị thức Newton đã học để làm Bài 4, 5
(SGK – tr19) và Bài tập trắc nghiệm.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện Bài 4, 5 (SGK – tr19) và đáp án Bài tập trắc
nghiệm.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu học sinh làm Bài 4, 5 (SGK – tr19) theo nhóm đôi.

- GV yêu cầu HS cá nhân trả lời Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. (a + b)4 = a4 + 4a3b + 6a2b2 + 4ab3 + b4

B. (a – b)4 = a4 – 4a3b + 6a2b2 – 4ab3 + b4

C. (a + b)4 = b4 + 4b3a + 6b2a2 + 4b3a+ a4

D. (a + b)4 = a4 + b4

Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. (a + b)5 = a5 + 5a4b + 10a3b2 + 10a2b3 + 5ab4 + b5

B. (a – b)5 = a5 - 5a4b + 10a3b2 + 10a2b3 - 5ab4 + b5

C. (a + b)5 = a5 + b5

D. (a – b)5 = a5 – b5

Câu 3: Hệ số của x3 trong khai triển biểu thức (2x -1)4 là:
A. 32 B. – 32 C. 8 D. – 8

Câu 4: Hệ số của x trong khai triển biểu thức (x – 2)5 là:

A. 32 B. – 32 C. 80 D. – 80

Câu 5: Khai triển nhị thức (2x + y)5. Ta được kết quả là:

A. 32x5 + 16x4y + 8x3y2 + 4x2y3 + 2xy4 + y5

B. 32x5 + 80x4y + 80x3y2 + 40x2y3 + 10xy4 + y5

C. 2x5 + 10x4y + 20x3y2 + 20x2y3 + 10xy4 + y5

D. 32x5 + 10 000x4y + 80 000x3y2 + 400x2y3 + 10xy4 + y5

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả

4. Ta có:

1 5 5 5 5 5 1
(1 − 𝑥) = 1 - 𝑥 + 𝑥 2 - 𝑥 3 + 𝑥4 - 𝑥5
2 2 2 4 16 32

−5
a. Đồng nhất hệ số với khai triển ở đề bài ta thấy: a3 =
4
b. Thay x = 1 vào biểu thức khai triển ở đề bài, ta có:

1 5
(1 − . 1) = a0 + a1 + a2 + a3 + a4 + a5
2

1 5 1
Vậy tổng a0 + a1 + a2 + a3 + a4 + a5 = ( ) =
2 32

5.

Do tập hợp A có 5 phần tử nên số tập con của tập hợp A là 25 = 32 (tập con).

Đáp án Bài tập trắc nghiệm:

1 2 3 4 5
D A B C B

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

• Ghi nhớ kiến thức trong bài.

• Hoàn thành các bài tập trong SBT

• Chuẩn bị bài mới “Bài tập cuối chương V".


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG V (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh củng cố, ôn tập về:

• Quy tắc cộng, quy tắc nhân, sơ đồ cây trong một số tình huống đơn giản.
• Tính được số các hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.
• Khai triển được nhị thức Newton.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học: Xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập; tự
đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra sai sót và cách
khắc phục.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè
thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng; lắng nghe, có phản ứng
tích cực trong giao tiếp.

Năng lực riêng:

• Năng lực tư duy và lập luận toán học: Giải thích được số tất cả hoán vị,
chỉnh hợp, tổ hợp trong trường hợp cụ thể; Khái quát, tổng quát hoá thành
các kiến thức khai triển (a + b)n; Lập luận hợp lý để lựa chọn cách giải quyết
vấn đề tối ưu.

• Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn
đề hoặc đặt ra câu hỏi; Phân tích được các tình huống trong học tập.
• Năng lực mô hình hoá toán học: Xác định được bài toán toán học (tính số
hoán vị, số chỉnh hợp, số tổ hợp) từ bài toán thực tiễn; Giải quyết được bài
toán đã thiết lập và trả lời cho câu hỏi trong bài toán thực tiễn; Chuyển vấn
đề thực tế về bài toán liên quan đến nhị thức Newton và sử dụng các kiến
thức về nhị thức Newton để giải bài toán.

3. Phẩm chất

• Trách nhiệm: Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về
quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.
• Nhân ái, trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài là
của nhóm và nhóm khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng
có chia khoảng, phiếu học tập.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...),
bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức đã học của chương, tạo tâm thế vào bài học.

b) Nội dung: HS thực hiện yêu cầu, trả lời câu hỏi trắc nghiệm theo sự hướng
dẫn của GV.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm, nhớ lại kiến thức đã
học.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Số cách cắm 4 bông hoa khác nhau vào 4 bình hoa khác nhau (mỗi bông
hoa cắm vào một bình) là:

A. 16 B. 24 C. 8 D. 4

Câu 2: Số các số có ba chữ số khác nhau, trong đó các chữ số đều lớn hơn 0 và
nhỏ hơn hoặc bằng 5 là:

A. 120 B. 60 C. 720 D. 2

Câu 3: Số cách chọn 3 học sinh đi học bơi từ một nhóm 10 bạn học sinh là:

A. 3 628 800 B. 604 800 C. 120 D. 720

Câu 4: Bạn An gieo một con xúc xắc hai lần. Số các trường hợp để tổng số
chấm xuất hiện trên con xúc xắc bằng 8 qua hai lần gieo là:

A. 36 B. 6 C. 5 D. 4

Câu 5: Hệ số của x4 trong khai triển nhị thức (3x – 4)5 là:

A. 1 620 B. 60 C. – 60 D. – 1 620

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời
câu hỏi, hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học: Bài tập cuối chương III.

Đáp án trắc nghiệm:

1 2 3 4 5

B B C C D

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức chương V


a) Mục tiêu: HS nhắc lại và tổng hợp các kiến thức đã học của chương V.

b) Nội dung: HS tổng hợp lại kiến thức dựa theo SGK và ghi chép trên lớp theo
nhóm đã được phân công của buổi trước thành sơ đồ tư duy.

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy, câu trả lời của HS cho câu hỏi của GV.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV mời đại diện từng nhóm lên


trình bày về sơ đồ tư duy của
nhóm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tự phân công nhóm trưởng


và nhiệm vụ phải làm để hoàn
thành sơ đồ.

- GV hỗ trợ, hướng dẫn thêm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày, các HS


chú ý lắng nghe và cho ý kiến.

- HS trả lời câu hỏi của GV.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét các sơ đồ, nêu ra


điểm tốt và chưa tốt, cần cải thiện.

- GV chốt lại kiến thức của


chương.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG


a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học của chương V.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của chương V làm Bài 1 – 8 (SGK –
tr20)

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện Bài 1 – 8 (SGK – tr20)

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS hoạt động thực hiện cá nhân Bài 1, 3, 4, 5, 8 (SGK – tr20).
Các bài còn lại HS làm theo nhóm đôi.

. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1.

a. B

b. D

2.
Từ sơ đồ cây, ta thấy bạn Dương có 12 cách chọn một bộ quần áo và một đôi giày.

3.

+ Trường hợp 1: Tam giác có 2 điểm thuộc đường thẳng a và 1 điểm thuộc đường
thẳng b.

Số tam giác được tạo ra là: 𝐶32. 𝐶41 = 12


+ Trường hợp 2: Tam giác có 1 điểm thuộc đường thẳng a và 2 điểm thuộc đường
thẳng b.

Số tam giác được tạo ra là: 𝐶32. 𝐶42 = 18

Vậy tổng có 12 + 18 = 30 tam giác cần tìm.

4.

Số cách chọn 2 đường thẳng song song trong 6 đường thẳng song song là: 𝐶62
(cách chọn).

Số cách chọn 2 đường thẳng song song trong 8 đường thẳng song song cùng vuông
góc với 6 đường thẳng song song ban đầu là: 𝐶82 (cách chọn).

Áp dụng quy tắc nhân, ta có số hình chữ nhật có thể tạo thành là: 𝐶82. 𝐶62 = 420
(hình chữ nhật)

5.

a. (4y – 1)4 = [4y + (-1)]4 = 256y4 – 256y3 + 96y2 – 16y + 1

b. (3x + 4y)5 = 243x5 + 1 620x4y + 4 320x3y2 + 5 760x2y3 + 3 840xy4 + 1 024y5

6.
4
+ Số cách chọn 4 kí tự đầu tiên là: 𝐴10 (cách chọn)

1 1
+ Số cách chọn 2 kí tự tiếp theo là: 𝐶26 . 𝐶26 (cách chọn)
1
+ Số cách chọn 1 kí tự tiếp theo là: 𝐶26 (cách chọn)

1
+ Số cách chọn 1 kí tự cuối cùng là: 𝐶10 (cách chọn)

4 1 1 1 1
Áp dụng quy tắc nhân, ta có số mật khẩu có thể tạo thành là: 𝐴10 . 𝐶26 . 𝐶26 . 𝐶26 . 𝐶10
(mật khẩu)

7.
2
+ Số cách chọn ra 2 bạn nam bất kì tử 22 bạn nam là: 𝐶22 (cách chọn)
2
+ Số cách chọn ra 2 bạn nữ bất kì từ 17 bạn nữ là: 𝐶17 (cách chọn)

+ Số cách sắp xếp thứ tự thi đấu của 4 bạn là: 4! (cách xếp)
2 2
Áp dụng quy tắc nhân, ta có số cách lập một đội thi đấu là: 𝐶22 . 𝐶17 . 4! (cách
lập).

8.

+ Tổng số máy tính phù hợp là : 4 + 5 + 7 = 16 (máy tính)


2
+ Số cách chọn 2 máy tính từ 16 máy tính phù hợp là: 𝐶16 = 120 (cách chọn).

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

• Ghi nhớ kiến thức trong bài.

• Hoàn thành các bài tập trong SBT

• Chuẩn bị bài mới “Chương VI – Bài 1: Số gần đúng. Sai số.


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHƯƠNG VI: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC XUẤT

BÀI 1: SỐ GẦN ĐÚNG. SAI SỐ (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

• Hiểu được khái niệm số gần đúng, sai số tuyệt đối.


• Xác định được số gần đúng của một số với độ chính xác cho trước.
• Xác định được sai số tương đối của số gần đúng.
• Xác định được số quy tròn của số gần đúng với độ chính xác cho trước.
• Biết sử dụng máy tính cầm tay để tính toán với số gần đúng.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học: Tự giải quyết các bài tập GV yêu cầu.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên trong
nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.

Năng lực riêng:

• Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng máy tính cầm
tay để tính toán, quy tròn số.

• Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Đánh giá sai số của phép đo đạc; tìm
số quy tròn, số gần đúng với độ chính xác cho trước.

• Năng lực mô hình hoá toán học: Thông qua thao tác tìm độ chính xác liên
quan đến khối lượng, kích thước của một số đối tượng trong thực tiễn.

3. Phẩm chất
• Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ.
• Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi
hợp tác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên
quan đến bài học.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...),
bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Gợi nên cho HS nhu cầu tìm hiểu những con số rất lớn chỉ khối
lượng, kích thước của một số đối tượng; sẵn sàng với việc tiếp thu nội dung mới.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, đọc câu hỏi và suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về bài mới.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Trái Đất với tên gọi “Hành tinh xanh” là ngôi nhà chung của nhân loại. Trong Hệ
Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành
tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật
chất.

Trái Đất có diện tích toàn bộ bề mặt là 510 072 triệu km2.
Con số 510 072 (triệu km2) là số chính xác hay số gần đúng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời
câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: "Trong thực tế khi đo đạc và tính toán, đôi khi ta không
sử dụng được các số chính xác mà phải sử dụng những số gần đúng với độ chính
xác nào đó. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này. Chúng ta
cùng vào Chương VI – Bài 1: Số gần đúng. Sai số"

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Số gần đúng

a) Mục tiêu: HS ghi nhớ về sự tồn tại, sự cần thiết phải dùng số gần đúng trong
đo đạc và tính toán.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ1

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học; Kết quả thực hiện HĐ1.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Số gần đúng
HĐ1:
- HS thực hiện HĐ1.
Bác Mai không thể thanh toán bằng
tiền mặt cho người thu tiền điện số tiền
chính xác là 763 951 đồng bởi vì chỉ có

- GV tổ chức HS: Hãy đo chiều dài của mệnh giá tiền lẻ đến mức “nghìn đồng”
bàn học em đang sử dụng. GV yêu cầu
nhiều HS đo với các dụng cụ khác nhau
và ghi lại kết quả chính xác đến cm,
đến mm.
Kết luận:
GV dẫn đến kết luận là không thể ghi
Trong đo đạc và tính toán, ta thường
lại chính xác kết quả của phép đo mà
chỉ nhận được số gần đúng.
chỉ có thể ghi lại đến một mức độ chính
xác nhất định nào đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp


nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- HS lắng nghe, nhận xét.


Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm.

Hoạt động 2: Sai số của số gần đúng

a) Mục tiêu:
- HS làm quen với việc đánh giá, ước lượng sai số của số gần đúng thông qua một
tình huống cụ thể.

- HS ghi nhớ khái niệm sai số tuyệt đối của số gần đúng và vẽ hình minh hoạ.

- HS ghi nhớ thêm về chú ý của sai số tuyệt đối tỏng việc phản ánh độ chính xác
của kết quả đo.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ2, 3, 4, 5, đọc hiểu các Ví dụ 1, 2 (SGK – tr 22, 23).

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện các HĐ2, 3, 4, 5.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Sai số của số gần đúng
1. Sai số tuyệt đối
a. Sai số tuyệt đối
HĐ2:
- HS thực hiện HĐ2 theo nhóm đôi.
GV hướng dẫn:

Tính diện tích bồn hoa theo 𝝅. Có


thể lấy kết quả gần đúng qua nhiều
tiêu chí khác nhau do 𝝅 là số vô tỉ
nên không thể viết kết quả dưới dạng a. Công thức tính diện tích S của bồn hoa
số thập phân hữu hạn. là: 𝑺 = 𝝅. 𝑹𝟐 = 𝝅. 𝟎, 𝟖𝟐 (𝒎𝟐 )
b. Giá trị |𝑺 − 𝟏, 𝟗𝟖𝟒| biểu diễn độ lệch
giữa số 1,984 và S.
- GV kết luận: Kết luận:
̅ Nếu a là số gần đúng của số đúng 𝒂
Nếu a là số gần đúng của số đúng 𝒂 ̅ thì
̅ − 𝐚| được gọi là sai số tuyệt đối
̅ − 𝐚| được gọi là sai số ∆𝒂 = |𝒂
thì ∆𝒂 = |𝒂
tuyệt đối của số gần đúng a. của số gần đúng a (Hình 1).
Ví dụ 1 (SGK – tr22)
- HS đọc Ví dụ 1, trình bày lại cách
Chú ý:
làm.
Sai số tuyệt đối của số gần đúng nhận
- GV: Sai số gần đúng càng bé thì
được trong một phép đo đạc, tính toán
kết quả của phép đo đạc tính toán đó
càng bé thì kết quả của phép đo đạc, tính
như thế nào?
toán đó càng chính xác.
b. Độ chính xác của một số gần
2. Độ chính xác của một số gần đúng
đúng
HĐ3:
- HS thực hiện HĐ3.
Để ước lượng sai số tuyệt đối đó, ta làm
như sau: Do 3,1 < 𝝅 < 3,15 nên 3,1.(0,8)2
< 𝝅.(0,8)2 < 3,15.(0,8)2
Suy ra 1,984 < S < 2,016.
Vậy ∆𝑺𝟏 = |𝑺 − 𝑺𝟏 | < 2,016 – 1,984 =
0,032.
Ta nói: Kết quả của bạn Ngân có sai số
tuyệt đối không vượt quá 0,032 hay có độ
chính xác là 0,032.

- GV hình thành cho HS cách ước Nhận xét:


lượng sai số tuyệt đối, độ chính xác Giả sử a là số gần đúng của số đúng 𝒂
̅ sao

của số gần đúng, cách viết số gần cho


đúng thông qua số đúng và độ chính ∆𝒂 = |𝒂
̅ − 𝒂| ≤ 𝒅 ⟺ −𝒅 ≤ 𝒂
̅−𝒂≤𝒅

xác. ̅ ≤𝒂+𝒅
⟺𝒂−𝒅≤𝒂
Kết luận:
Ta nói a là số gần đúng của 𝒂
̅ với độ
chính xác d nếu ∆𝒂 = |𝒂
̅ − 𝒂| ≤ 𝒅 và quy
ước viết gọn là 𝒂
̅ =𝒂±𝒅
Nhận xét:
Nếu ∆𝒂 ≤ 𝒅 thì số đúng 𝒂
̅ nằm trong đoạn
[𝒂 – 𝒅 ; 𝒂 + 𝒅]. Bởi vậy, d càng nhỏ thì
độ sai lệch của số gần đúng a so với số
đúng 𝒂
̅ càng ít. Điều đó giải thích vì sao
d được gọi là độ chính xác của số gần
đúng.
- HS đọc Ví dụ 2, GV yêu cầu HS Ví dụ 2 (SGK – tr23)
trình bày lại cách làm. 3. Sai số tương đối
HĐ4:
c. Sai số tương đối.

- HS thực hiện HĐ4. GV hướng dẫn


HS thực hiện:
𝟏
+ ngày = 360 phút.
𝟒

𝟏
𝟏
+ So sánh hai tỉ số 𝟒
và Phép đo của các nhà thiên văn có sai số
𝟑𝟔𝟓 𝟏𝟓
𝟏
tuyệt đối không vượt quá ngày, có nghĩa
𝟒

là không vượt quá 360 phút.


Phép đo của Hùng có sai số tuyệt đối
không vượt quá 1 phút.
Nếu chỉ so sánh 360 phút và 1 phút thì có
thể dẫn đến hiểu rằng phép đo của bạn
Hùng chính xác hơn phép đo của các nhà
𝟏
thiên văn. Tuy nhiên, ngày hay 360 phút
𝟒

là độ chính xác của phép đo một chuyển


động trong 365 ngày, còn 1 phút là độ
chính xác của phép đo một chuyển động
𝟏
𝟒
trong 15 phút. So sánh hai tỉ số =
𝟑𝟔𝟓
𝟏 𝟏
= 𝟎, 𝟎𝟎𝟎𝟔𝟖𝟒𝟗 … và =
𝟏 𝟒𝟔𝟎 𝟏𝟓

𝟎, 𝟎𝟔𝟔𝟔 …, ta thấy rằng phép đo của các


nhà thiên văn chính xác hơn nhiều.
Kết luận:
- GV kết luận:
Ngoài sai số tuyệt đối ∆𝒂 của số gần đúng
Ngoài sai số tuyệt đối ∆𝒂 của số gần
a, người ta còn xét một tỉ số khác liên
đúng a, người ta còn xét một tỉ số
quan đến sai số.
khác liên quan đến sai số.

∆𝒂 Tỉ số 𝜹𝒂 = | 𝒂| được gọi là sai số tương
𝒂
Tỉ số 𝜹𝒂 = |𝒂|
được gọi là sai số
đối của số gần đúng a.
tương đối của số gần đúng a.
Nhận xét:
- GV: Trong thực tiễn có những tình + Nếu 𝒂 ̅ = 𝒂 ± 𝒅 thì ∆𝒂 ≤ 𝒅. Do đó 𝜹𝒂 ≤
huống nếu chỉ dùng sai số tuyệt đối 𝒅 𝒅
|𝒂|
. Vì vậy, nếu |𝒂|
càng bé thì chất lượng
thì chưa phân biệt được độ chính
của phép đo đạc, tính toán càng cao.
xác của các phép đo mà phải dùng
+ Người ta thường viết sai số tương đối
một loại số mới, loại số gọi là sai số
dưới dạng phần trăm. Chẳng hạn, trong
tương đối.
phép đo thời gian Trái Đất quay một vòng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
xung quanh Mặt Trời thì sai số tương đối
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp không vượt quá
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu 𝟏
𝟒 = 𝟏 = 𝟎, 𝟎𝟔𝟖%
cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra 𝟑𝟔𝟓 𝟏 𝟒𝟔𝟎
chéo đáp án.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:


- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình
bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV


tổng quát lại kiến thức.

Hoạt động 3: Số quy tròn. Quy tròn số đúng và số gần đúng

a) Mục tiêu:

- Ôn tập lại quy tắc quy tròn (làm tròn) ở lớp 7.

- Hình thành quy trình sử dụng máy tính cầm tay thực hiện phép tính.

- Hình thành khái niệm số quy tròn.

- Ghi nhớ quy tắc làm tròn số nguyên hoặc số thập phân đến một hàng cho trước,
ghi nhớ độ chính xác của số quy tròn, ghi nhớ quy ước về quy tròn số.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ5, 6, 7; Luyện tập 1, 2, 3; đọc hiểu các Ví dụ 3, 4 (SGK – tr25,
26).

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ5, 6, 7; Luyện tập 1, 2, 3.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: III. Số quy tròn. Quy tròn số đúng
và số gần đúng.
- GV nêu lại quy tắc quy tròn số
1. Số quy tròn.
nguyên hoặc số thập phân đến một
Kết luận:
hàng cho trước:
Khi quy tròn một số nguyên hoặc một
số thập phân đến một hàng nào đó thì
+ Nếu chữ số ngay sau hàng quy tròn số nhận được gọi là số quy tròn của số
nhỏ hơn 5 thì ta chỉ việc thay thế chữ ban đầu.
số đó và các chữ số bên phải nó bởi 0.

+ Nếu chữ số ngay sau hàng quy tròn


lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cũng làm
như trên nhưng cộng thêm một đơn vị
2. Quy tròn số đến một hàng cho
vào chữ số của hàng quy tròn.
trước.
- HS thực hiện HĐ5. GV yêu cầu HS HĐ5:
nhắc lại quy tắc quy tròn trước khi làm Khi quy tròn số 3,141 đến hàng phần
bài. trăm ta được số 3,14 và sai số tuyệt đối
- GV yêu cầu HS áp dụng tương tự, hãy của số quy tròn là |𝟑, 𝟏𝟒𝟏 − 𝟑, 𝟏𝟒| =
quy tròn: 𝟎, 𝟎𝟎𝟏 < 𝟎, 𝟎𝟎𝟓. Do vậy, số quy tròn

a. 123 456 đến hàng trăm (123 500) 3,14 là số gần đúng của 3,141 với độ
chính xác 0,005.
b. 1, 69 đến hàng phần mười (1,6)
Nhận xét:
Khi quy tròn số nguyên hoặc số thập
phân đến một hàng cho trước thì sai số
tuyệt đối của số quy tròn không vượt
quá nửa đơn vị của hàng quy tròn. Như
vậy, ta có thể lấy độ chính xác của số
quy tròn bằng nửa đơn vị của hàng quy
tròn.
3. Quy tròn số gần đúng căn cứ vào
độ chính xác cho trước.
HĐ6:
- HS thực hiện HĐ6. GV hướng dẫn
Yêu cầu ở câu a là quy tròn đến hàng
HS rút ra các bước xác định số quy tròn
phần trăm còn yêu cầu ở câu b chỉ yêu
của số gần đúng với độ chính xác cho
trước:
Để tìm số quy tròn của số gần đúng a cầu quy tròn tức là ta phải quy tròn số
với độ chính xác d cho trước: với độ chính xác đã cho.
Quy ước:
Bước 1: Tìm hàng của chữ số khác 0
Cho a là số gần đúng với độ chính xác
đầu tiên bên trái của d.
d. Giả sử a là số nguyên hoặc số thập
Bước 2: Quy tròn số a ở hàng gấp 10 phân. Khi được yêu cầu quy tròn số a
lần hàng tìm được ở Bước 1. mà không nói rõ quy tròn đến hàng nào
thì ta quy tròn số a đến hàng thấp nhất
mà d nhỏ hơn một đơn vị của hàng đó.
Ví dụ 3 (SGK – tr25)
- HS tìm hiểu Ví dụ 3

- GV yêu cầu HS áp dụng tương tự,


viết số quy tròn của mỗi số sau với độ
chính xác d.

a. 2 972 231 với d = 400 (Vì 100 < d =


400 < 500 nên ta quy tròn số 2 972 231
đến hàng nghìn được 2 972 000)

b. 5,1363 với d = 0,01 (Vì 0,01 < 0,05


nên ta quy tròn số 5,1363 đến hàng
phần mười được 5,1)
Luyện tập 1:
- HS áp dụng làm Luyện tập 1. GV
+ Ta có: 0,0000 < d = 0,0001 < 0,001
hướng dẫn HS áp dụng quy ước để làm
nên hàng thấp nhất mà d nhỏ hơn một
bài.
đơn vị của hàng đó là hàng phần nghìn.
+ Vậy ta quy tròn a đến hàng phần
nghìn. Số quy tròn của a là: 28,416.

- HS thực hiện HĐ7, GV hướng dẫn HĐ7:


HS sử dụng máy tính cầm tay để tính
và biểu diễn số thực về dạng số nguyên Để thực hiện phép tính 37.√𝟏𝟒 ra kết
hoặc số thập phân. quả có bốn chữ số ở phần thậo phân, ta

- HS thực hiện Luyện tập 2, 3 có thể làm như sau:


+ Ấn liên tiếp
+ Tiếp tục ấn lần lượt
thì màn hình hiện ra Fix 0 ~ 9?
Ấn tiếp để lấy bốn chữ số thập
phân. Kết quả hiện ra màn hình là
8183.0047.
Luyện tập 2:
Sử dụng máy tính cầm tay, ta tính được
𝟑
kết quả là: √𝟏𝟓: 𝟓 − 𝟐 ≈ −𝟏, 𝟓𝟏
Luyện tập 3:
+ Khối lượng của Trái Đất là: 5,9722
× 1024 (kg).
+ Khối lượng của Mặt Trời là: 1,9891
× 1030 (kg).
- HS đọc Ví dụ 4, trình bày lại cách Ví dụ 4 (SGK – tr26).
làm.

+ Áp dụng định lí Pythagore để tính độ


dài đường chéo của tờ giấy A4

+ Xác định độ chính xác của kết quả


tìm được

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp


nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ.


Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- HS lắng nghe, nhận xét.


Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của bài học.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm Bài 1, 2, 3 (SGK –
tr26).

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện Bài 1, 2, 3 (SGK – tr26).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1, 2, 3 (SGK – tr26).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.


Kết quả:

1.

+ Quy tròn số −3,2475 đến hàng phần trăm ta được số: −3,25.

+ Số gần đúng có độ chính xác là:

∆= |−3,25 − (−3,2475)| = 0,0025

2.

a. Ta có: 0,001 < d = 0,009 < 0,01 nên hàng thấp nhất mà d nhỏ hơn một đơn vị
của hàng đó là hàng phần trăm.

Vậy ta quy tròn số 30,2376 đến hàng phần trăm. Số quy tròn là: 30,24.

b. Ta có: 0,0001 < d = 0,008 < 0,001 nên hàng thấp nhất mà d nhỏ hơn một đơn
vị của hàng đó là hàng phần nghìn.

Vậy ta quy tròn số 2,3512082 đến hàng phần nghìn. Số quy tròn là 2,351.

3.

+ Gọi x và y lần lượt là chiều dài và chiều rộng của màn hình ti vi.

+ Ta có hệ phương trình:

𝑥 2 + 𝑦 2 = 322
𝑥 ≈ 27,890417
⇒{ 𝑥 16 ⇔{
= 𝑦 ≈ 15,688359
𝑦 9

Vậy chiều dài của ti vi là: 27,890417 (in).

+ Nếu lấy giá trị gần đúng của x là 27,89 thì:

27,89 < x < 27,895

Suy ra: |𝑥 − 27,89| < 27,895 − 27,89 = 0,005

Vậy độ chính xác của số gần đúng là 0,005

0,005
Sai số tương đối của số gần đúng là: 𝛿 = |27,89| = 0,018%
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức về số gần đúng, sai số đã học để làm bài tập
vận dụng.

c) Sản phẩm: Đáp án các bài tập vận dụng của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm bài tập vận dụng

Bài tập 1: Mặt đáy của một hộp sữa có dạng hình tròn bán kính 4 cm. Tính diện
tích mặt đáy của hộp sữa.

a. Có thể sử dụng số thập phân hữu hạn ghi chính xác diện tích mặt đáy của hộp
sữa được không? Vì sao?
b. Bạn Hoà và bạn Bình lần lượt cho kết quả tính diện tích của mặt đáy hộp sữa
đó là S1 = 49,6 cm2 và S2 = 50,24 cm2. Bạn nào cho kết quả chính xác hơn?

Bài tập 2: Một sân bóng đá có dạng hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng
của sân lần lượt là 105 m và 68 m. Khoảng cách xa nhất giữa hai vị trí trên sân
đúng bằng độ dài đường chéo của sân. Tìm một giá trị gần đúng (theo đơn vị mét)
của độ dài đường chéo sân và tìm độ chính xác, sai số tương đối của số gần đúng
đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

Đáp án

Bài tập 1:

Diện tích mặt đáy của hộp sữa là: S = 𝜋. 42 = 16𝜋 (cm2)

a. Vì 𝜋 = 3,141592653 … là số vô tỉ nên không thể sử dụng số thập phân hữu


hạn ghi chính xác diện tích mặt đáy của hộp sữa.

b. Vì S1 < S2 < 50,26548… = 16𝜋 nên bạn Bình cho kết quả chính xác hơn.

Bài tập 2:

Gọi x là độ dài đường chéo của sân bóng. Áp dụng định lí Pythagore, ta có :

x = √1052 + 682 = √15 649 = 125,09596…

Lấy một giá trị gần đúng của x là 125,1 ta có : 125,09 < x < 125,1

Suy ra |𝑥 − 125,1| < |125,09 − 125,1| = 0,01

Vậy độ dài sân bóng có thể lấy bằng 125,1 m với độ chính xác d = 0,01
∆ 0,01
Sai số tương đối của 125,1 là 𝛿125,1 = |125,1|
125,1
<
125,1
≈ 0,008%

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

• Ghi nhớ kiến thức trong bài.

• Hoàn thành các bài tập trong SBT

• Chuẩn bị bài mới “Bài 2: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số
liệu không ghép nhóm".
Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM CHO MẪU SỐ


LIỆU KHÔNG GHÉP NHÓM (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

• Tính được số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép
nhóm: số trung bình cộng (hay số trung bình), trung vị (median), tứ phân
(quartiles), mốt (mode).
• Giải thích được ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng nói trên của mẫu số
liệu trong thực tiễn.
• Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của số đặc trưng nói trên của mẫu
số liệu trong trường hợp đơn giản.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học: Tự giải quyết các bài tập GV yêu cầu.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên trong
nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.

Năng lực riêng:

• Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thông qua các thao tác tìm những số
đặc trưng.

• Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua thao tác sắp thứ tự các số
liệu.

3. Phẩm chất
• Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc
nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
• Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến
thức theo sự hướng dẫn của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên
quan đến bài học.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: HS thấy nhu cầu tìm hiểu về số trung bình, sẵn sàng với việc tiếp
thu nội dung mới.

b) Nội dung: HS quan sát Bảng 1, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về bài học.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

SEA Games 30 đã đi vào lịch sử của Thể thao Việt Nam. Lần đầu tiên, Việt Nam
cùng được Huy chương Vàng cả bóng đá nam và bóng đá nữ. Đặc biệt, số bàn
thắng trung bình của đội tuyển bóng đá nam U22 Việt Nam trong mỗi trận đấu là
3,43.

Số bàn thắng trung bình mỗi trận đấu được tính như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời
câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: "Bài 2: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu
số liệu không ghép lớp".

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Số trung bình cộng.

a) Mục tiêu:

- Tính được số trung bình cho mẫu số liệu không ghép nhóm.

- Giải thích được ý nghĩa và vai trò của số trung bình của mẫu số liệu trong thực
tiễn.

- Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của số trung bình của mẫu số liệu trong
trường hợp đơn giản.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm HĐ1, Luyện tập 1, đọc hiểu Ví dụ 1.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ1, Luyện tập 1 của HS.
d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Số trung bình cộng (số trung bình)
1. Định nghĩa
HĐ1:
- HS thực hiện HĐ1, Tính số trung Trung bình cộng của 5 số trên là:
bình của 5 số trên. 𝟏𝟔𝟓 + 𝟏𝟕𝟐 + 𝟏𝟕𝟐 + 𝟏𝟕𝟏 + 𝟏𝟕𝟎
̅=
𝑿
𝟓
= 𝟏𝟕𝟎
Kết luận:
- GV yêu cầu HS từ HĐ1, hãy tự rút ra Số trung bình cộng của một mẫu n số
khái niệm số trung bình và công thức liệu thống kê bằng tổng của các số liệu
tính tổng quát. chia cho số các số liệu đó. Số trung
̅ của mẫu số liệu x1, x2,…,xn
bình cộng 𝒙
là:
𝒙𝟏 + 𝒙𝟐 + ⋯ + 𝒙𝒏
̅=
𝒙
𝒏
Ví dụ 1 (SGK – tr27)
- HS đọc Ví dụ 1, trình bày lại cách
Nhận xét:
làm.
Ta có thể tính số trung bình cộng theo
- GV: Khi xuất hiện các giá trị có tần các công thức sau:
số lớn hơn 1, ta có thể viết dạng: ̅ của mẫu số liệu
+ Số trung bình cộng 𝒙
𝟕 + 𝟖 + 𝟐. 𝟗 𝟑𝟑 thống kê trong bảng phân bố tần số là:
̅=
𝒙 = = 𝟖, 𝟐𝟓
𝟏+𝟏+𝟐 𝟒 𝒏𝟏 𝒙𝟏 + 𝒏𝟐 𝒙𝟐 + ⋯ + 𝒏𝒌 𝒙𝒌
̅=
𝒙
Hãy rút ra công thức tính số trung bình 𝒏𝟏 + 𝒏𝟐 + ⋯ + 𝒏𝒌
̅ của mẫu số liệu
cộng từ mẫu số liệu thống kê trong các + Số trung bình cộng 𝒙
bảng sau: thống kê trong bảng phân bố tần số
tương đối là:
+ Bảng phân bố tần số:
̅ = 𝒇𝟏 𝒙𝟏 + 𝒇𝟐 𝒙𝟐 + ⋯ + 𝒇𝒌 𝒙𝒌
𝒙
𝐧𝟏 𝐧𝟐 𝐧𝐤
Trong đó f1 = , f2 = ,…, fk = , với
𝐧 𝐧 𝐧

n = n1 + n2 + … + nk.

+ Bảng phân bố tần số tương đối:

𝒏𝟏 𝒏𝟐 𝒏𝒌 Luyện tập 1:
Trong đó f1 = , f2 = ,…, fk = , với
𝒏 𝒏 𝒏
Số bàn thắng trung bình trong mỗi trận
n = n1 + n2 + … + nk.
đấu được tính bằng tổng cộng số bàn
- HS áp dụng làm Luyện tập 1. GV thắng của tất cả các trận đấu rồi chia
hướng dẫn: cho số trận đấu.
+ Số bàn thắng trung bình trong mỗi Số bàn thắng trung bình trong mỗi trận
𝟔+𝟔+𝟐+𝟏+𝟐+𝟒+𝟑
trận đấu được tính như thế nào? đấu = = 𝟑, 𝟒𝟑
𝟕

+ Hãy tính số bàn thắng trung bình 2. Ý nghĩa:


trong mỗi trận đấu? Khi các số liệu trong mẫu ít sai lệch với
số trung bình cộng, ta có thể giải quyết
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
được vấn đề trên bằng cách lấy số
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
trung bình cộng làm đại diện cho mẫu
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
số liệu này.
cầu.

- GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- HS lắng nghe, nhận xét.


Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm
và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở,
nhấn mạnh các ý chính của bài.

Hoạt động 2: Trung vị

a) Mục tiêu:

- Tìm được số trung vị cho mẫu số liệu không ghép nhóm.

- Giải thích được ý nghĩa và vai trò của số trung vị của mẫu số liệu trong thực
tiễn.

- Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của số trung vị của mẫu số liệu trong
trường hợp đơn giản.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm HĐ2, Luyện tập 2, đọc hiểu Ví dụ 2.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ2, Luyện tập 2.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Trung vị


1. Định nghĩa
HĐ2:
- HS thực hiện HĐ2. GV đặt câu hỏi: Số trung bình cộng của mẫu số liệu
Quan sát mẫu số liệu trên và nhận xét: trên là:
̅
𝒙
+ Các số liệu có sự chênh lệch như thế
𝟏 + 𝟏 + 𝟑 + 𝟔 + 𝟕 + 𝟖 + 𝟖 + 𝟗 + 𝟏𝟎
nào so với số trung bình cộng? =
𝟗
+ Ta có thể lấy số trung bình cộng làm ≈ 𝟓, 𝟗

đại diện cho mẫu số liệu không? Nếu Quan sát mẫu số liệu ta thấy nhiều số
không thì phải chọn số nào? liệu có sự chênh lệch lớn so với số
trung bình cộng. Vì vậy, ta không thể
lấy số trung bình cộng làm đại diện cho
mẫu số liệu mà ta phải chọn số đặc
trưng khác thích hợp hơn. Cụ thể, ta
chọn số đứng chính giữa mẫu số liệu,
tức là số 7 làm đại diện cho mẫu số liệu
đó.

- GV: Có những tình huống không thể Kết luận:


lấy số trung bình làm đại diện cho dãy Sắp thứ tự mẫu số liệu gồm n số liệu
số liệu mà cần bổ sung một loại số mới, thành một dãy không giảm (hoặc
loại số ấy được gọi là trung vị. không tăng).
+ Nếu n là số lẻ thì số liệu đứng ở vị trí
𝒏+𝟏
thứ (số đứng chính giữa) gọi là
𝟐

trung vị.
+ Nếu n là số chẵn thì số trung bình
𝒏
cộng của hai số liệu đứng ở vị trí thứ
𝟐
𝒏
và + 1 gọi là trung vị.
𝟐
- HS đọc Ví dụ 2. GV hướng dẫn: Trung vị kí hiệu là Me.
+ Bước 1: Sắp xếp các số liệu của mẫu Ví dụ 2 (SGK – tr29)
trên theo thứ tự không giảm.
+ Bước 2: Xác định xem số các số liệu
là số chẵn hay số lẻ để tìm trung vị.
- HS thực hiện Luyện tập 2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Luyện tập 2:


+ Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
không giảm: 23, 23, 25, 26
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
+ Mẫu số liệu có 4 số liệu nên trung vị
cầu, kiểm tra chéo đáp án.
của mẫu số liệu là:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. 𝟐𝟑+𝟐𝟓
Me = = 𝟐𝟒
𝟐
- GV: quan sát và trợ giúp HS.
Nhận xét:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Trung vị không nhất thiết là một số
trong mẫu số liệu và dễ tính toán.
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình
+ Khi các số liệu trong mẫu không có
bày
sự chênh lệch lớn thì số trung bình
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cộng và trung vị xấp xỉ nhau.
cho bạn. 2. Ý nghĩa:
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV Nếu những số liệu trong mẫu có sự
tổng quát lại kiến thức. chênh lệch lớn thì ta nên chọn thêm
trung vị làm đại diện cho mẫu số liệu
đó nhằm điều chỉnh một số hạn chế khi
sử dụng số trung bình cộng.

Hoạt động 3: Tứ phân vị

a) Mục tiêu:

- Tìm được tứ phân vị cho mẫu số liệu không ghép nhóm.

- Giải thích được ý nghĩa và vai trò của tứ phân vị của mẫu số liệu trong thực tiễn.

- Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của tứ phân vị của mẫu số liệu trong
trường hợp đơn giản.

b) Nội dung:

HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm HĐ3,
Luyện tập 3, đọc hiểu Ví dụ 3.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ3, Luyện tập 3.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: III. Tứ phân vị


1. Định nghĩa
HĐ3:
- HS thực hiện HĐ3. GV đặt thêm Trung vị của mẫu số liệu trên là Me = 6.
yêu cầu: Nhận xét sự chênh lệch trung Kết luận:
vị 6 của mẫu số liệu với 1, 2, 10, 11. Sắp thứ tự mẫu số liệu gồm n số liệu

- GV: Ta thấy nhiều số liệu trong mẫu thành một dãy không giảm.
vẫn có sự chênh lệch lớn so với 6. Tứ phân vị của mẫu số liệu trên là bộ ba
Chẳng hạn: 1, 2, 10, 11. Vì thế, ta cần giá trị: tứ phân vị thứ nhất, tứ phân vị
chọn thêm những phần tử đặc trưng thứ hai và tứ phân vị thứ ba; ba giá trị
cho mẫu số liệu. này chia mẫu số liệu thành bốn phần có
số lượng phần tử bằng nhau.
+ Nửa dãy phía dưới 6 (tức là những
+ Tứ phân vị thứ hai Q2 bằng trung vị.
số nhỏ hơn 6) gồm 1, 2, 3, 4, 5 có
+ Nếu n là số chẵn thì tứ phân vị thứ
trung vị là 3.
nhất Q1 bằng trung vị của nửa dãy phía
+ Nửa dãy phía trên 6 (tức là những dưới và tứ phân vị thứ ba Q bằng trung
3
số lớn hơn 6) gồm 7, 8, 9, 10, 11 có vị của nửa dãy phía trên.
trung vị là 9. + Nếu n là số lẻ thì tứ phân vị thứ nhất
Ba phần tử 3, 6, 9 chia mẫu số liệu Q1 bằng trung vị của nửa dãy phía dưới
thành bốn phần có số lượng phần tử (không bao gồm Q2) và tứ phân vị thứ
bằng nhau là {1; 2}, {4; 5}, {7; 8}, ba Q3 bằng trung vị của nửa dãy phía
{10; 11} trên (không bao gồm Q2).

Ta chọn bộ ba số 3, 6, 9 là bộ số đặc
trưng cho mẫu số liệu.
Ví dụ 3 (SGK – tr31)
- HS đọc Ví dụ 3, trình bày lại cách
làm. GV vẽ thêm hình ảnh minh hoạ
cho HS tứ phân vị của mẫu số liệu
gồm 6 số liệu.
- HS áp dụng làm Luyện tập 3. Luyện tập 3:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Sắp xếp mẫu số liệu trên theo thứ tự
không giảm:
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
11, 48, 62, 81, 93, 99, 127
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
+ Trung vị của mẫu số liệu là: Q2 = 81
cầu, trả lời câu hỏi và bài tập, thảo
+ Trung vị của dãy 11, 48, 62 là: Q1 =
luận nhóm.
48
- GV: quan sát và trợ giúp HS. + Trung vị của dãy 93, 99, 127 là: Q3 =
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 99

- HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi, Biểu diễn tứ phân vị trên trục số:
trình bày bài.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung
cho bạn.
2. Ý nghĩa:
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
Trong thực tiễn, bằng cách lấy thêm
tổng hợp lại kiến thức trọng tâm.
trung vị của từng dãy số liệu tách ra bởi
trung vị của mẫu số liệu mà nhiều số liệu
trong mẫu có sự chênh lệch lớn so với
trung vị, ta nhận được tứ phân vị đại
diện cho mẫu số liệu đó.

Hoạt động 4: Mốt

a) Mục tiêu:

- Tìm được mốt của mẫu số liệu không ghép nhóm.

- Giải thích được ý nghĩa và vai trò của mốt của mẫu số liệu trong thực tiễn.

- Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của mốt của mẫu số liệu trong trường
hợp đơn giản.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm HĐ4, Luyện tập 4, đọc hiểu Ví dụ 4.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ4, Luyện tập 4.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: IV. Mốt


1. Định nghĩa
HĐ4:
- HS thực hiện HĐ4. Cỡ áo mà cửa hàng bác Tâm bán được
nhiều nhất trong tháng đầu tiên là cỡ áo:
40.
Kết luận:
- GV: Giá trị có tần số lớn nhất trong
Mốt của mẫu số liệu là giá trị có tần số
bảng phân bố được gọi tên là mốt của
lớn nhất trong bảng phân bố tần số và kí
mẫu số liệu.
hiệu là Mo.
Chú ý:
Một mẫu số liệu có thể có một hoặc

- HS đọc Ví dụ 4, trình bày lại cách nhiều mốt.


làm. Ví dụ 4 (SGK – tr32)
Luyện tập 4:
- HS áp dụng làm Luyện tập 4. GV
a. Ta lập bảng tần số:
hướng dẫn HS:
Điểm 4 5 6 7 8 9 10
a. Lập bảng tần số → xác định mốt.
Tần số 5 13 5 5 5 5 2
b. Tính tỉ lệ số học sinh đạt điểm tử 8 Từ bảng tần số ta thấy mốt của mẫu số
trở lên. liệu trên là: Mo = 5.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: b. Tỉ lệ số học sinh lớp 10A đạt điểm từ
𝟓+𝟓+𝟐
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp 8 trở lên là: = 𝟎, 𝟑 = 𝟑𝟎%
𝟒𝟎

nhận kiến thức, hoàn thành các yêu Tỉ lệ này cho thấy số học sinh đạt điểm
cầu, trả lời câu hỏi và bài tập. giỏi của lớp 10A là 30%.
2. Ý nghĩa:
- GV: quan sát và trợ giúp HS. Mốt của một mẫu số liệu đặc trưng cho

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: số lần lặp đi lặp lại nhiều nhất tại một vị
trí của mẫu số liệu đó. Dựa vào mốt, ta
- HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi,
có thể đưa ra những kết luận (có ích) về
trình bày bài.
đối tượng thống kê.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung
cho bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng hợp lại kiến thức trọng tâm.

Hoạt động 5: Tính hợp lí của số liệu thống kê.

a) Mục tiêu:

- Phân tích và xử lí được các dữ liệu.

- Xét tính hợp lí của số liệu thống kê.

- Chỉ ra được số liệu bất thường.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm HĐ5, đọc hiểu Ví dụ 5.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ5.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: V. Tính hợp lí của số liệu thống kê
HĐ5:
- HS đọc và tìm hiểu HĐ5, Ví dụ 5.
Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại và
GV hướng dẫn HS tìm hiểu Ví dụ 5:
biểu diễn số liệu bằng bảng hoặc biểu
+ Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự đồ, ta cần phân tích và xử lí các số liệu
tăng dần. đó để xem xét tính hợp lí của số liệu
thống kê, đặc biệt chỉ ra được những số
+ Xác định trung vị của mẫu số liệu, liệu bất thường (hay còn gọi là dị biệt,
trung vị của nửa dãy phía dưới và trong tiếng Anh là Outliers). Ta có thể
trung vị của nửa dãy phía trên. sử dụng các số liệu đặc trưng đo xu thế

+ Dựa vào trung vị, tứ phân vị của trung tâm.


mẫu số liệu, nhận xét những số liệu Ví dụ 5 (SGK – tr33)
bất thường trong mẫu số liệu đó. Chú ý:
Trong thực tiễn, những số liệu bất
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
thường của mẫu số liệu được xác định
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp bằng những công cụ toán học sâu sắc
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu hơn.
cầu, trả lời câu hỏi và bài tập, thảo
luận nhóm.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi,


trình bày bài.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung
cho bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng hợp lại kiến thức trọng tâm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học của bài.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức về số trung bình cộng, trung vị, tứ phân
vị, mốt của bài học làm Bài 1, 2, 3, 4 (SGK – tr33, 34)

c) Sản phẩm học tập: Kết quả làm Bài 1, 2, 3, 4 (SGK – tr33, 34) của HS.

d) Tổ chức thực hiện:


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1, 2, 3, 4 (SGK – tr33, 34). HS
trả lời nhanh Bài 1. HS làm Bài 2, 3, 4theo nhóm đôi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm, trao đổi, thực hiện nhiệm vu.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1.

a. Số trung bình cộng của mẫu số liệu trên là:

165 + 155 + 171 + 167 + 159 + 175 + 165 + 160 + 158


𝑋̅ = = 163,9
9

b. Mẫu số liệu theo thứ tự không giảm là:

155, 158, 159, 160, 165, 165, 167, 171, 175

Mẫu số liệu trên có 9 số liệu nên số trung vị là Me = 165.

c. Ta có bảng tần số:


155 158 159 160 165 167 171 175

1 1 1 1 2 1 1 1

Vậy mốt của mẫu số liệu là: Mo = 165

158+159
d. Trung vị của dãy số 155, 158, 159, 160 là: Q1 = = 158,5
2

167+171
Trung vị của dãy số 165, 167, 171, 175 là: Q3 = = 169
2

Vậy Q1 = 158,5; Q2 = 165; Q3 = 169.

2.

a. Ta thấy tần số lớn nhất là 70 và 70 ứng với cỡ giày 40 nên mốt của mẫu số liệu
là: Mo = 40.

b. Do mốt là 40 nên cửa hàng đó nên nhập về nhiều hơn cỡ giày 40 để bán trong
tháng tiếp theo.

3.

a. Nhiệt độ trung bình trong năm ở Hà Nội là:

𝑋̅
16,4 + 17,0 + 20,2 + 23,7 + 27,3 + 28,8 + 28,9 + 28,2 + 27,2 + 24,6 + 21,4 + 18,2
=
12
= 23,5

b. Nhiệt độ trung bình của tháng có giá trị thấp nhất là: 16,4 (oC)

Nhiệt độ trung bình của tháng có giá trị cao nhất là: 28,9 (oC)

4.

a. Diện tích rừng trung bình của nước ta từ năm 2008 đến năm 2019 là:

13,1 + 13,2 + 13,4 + 13,5 + 13,9 + 14,0 + 13,8 + 14,1 + 14,4 + 14,5 + 14,6
𝑋̅ =
12
= 13,9

b. Từ năm 2008 đến năm 2019, diện tích rừng của năm có giá trị thấp nhất là: 13,1 (ha).
Từ năm 2008 đến năm 2019, diện tích rừng của năm có giá trị cao nhất: 14,6 (ha).

c. So với năm 2008, tổng diện tích rừng của nước ta năm 2019 tăng lên số héc-ta là:

∆= 14,6 − 13,1 = 1,5 (ℎ𝑎)

Vậy so với năm 2008, tỉ lệ tổng diện tích rừng của nước ta năm 2019 tăng lên được:
1,5
= 11,45%
13,1

Vậy tỉ lệ cây tăng đó là cao.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh áp dụng các kiến thức của bài để giải quyết các bài tập.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm Bài tập vận dụng.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện Bài tập vận dụng của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Bác Dũng và bác Thu ghi lại số cuộc điện thoại mà mỗi người gọi mỗi
ngày trong 10 ngày được lựa chọn ngẫu nhiên từ tháng 01/2021 ở bảng sau:

a. Hãy tìm số trung bình, tứ phân vị và mốt của số cuộc điện thoại mà mỗi bác gọi
theo số liệu trên.

b. Nếu so sánh theo số trung bình thì ai có nhiều cuộc điện thoại hơn ?

c. Nếu so sánh theo số trung vị thì ai có nhiều cuộc điện thoại hơn ?

d. Theo bạn, nên dùng số trung bình hay số trung vị để so sánh xem ai có nhiều
cuộc gọi điện thoại hơn mỗi ngày?

Bài tập 2: Tổng số điểm mà các thành viên đội tuyển Olympic Toán quốc tế
(IMO) của Việt Nam đạt được trong 20 kì thi được cho ở bảng sau:
Có ý kiến cho rằng điểm thi của đội tuyển giai đoạn 2001 – 2010 cao hơn giai
đoạn 2011 – 2020. Hãy sử dụng số trung bình và trung vị để kiểm nghiệm xem ý
kiến trên có đúng không.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Đáp án

Bài tập 1 :

a.

- Bác Dũng :
2+7+3+6+1+4+1+4+5+1
+ Số trung bình: 𝑥̅ = = 3,4
10
+ Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm : 1, 1, 1, 2, 3, 4, 4, 5, 6, 7.
1
+ Vì n = 10 là số chẵn nên Q2 = . (3 + 4) = 3,5
2

+ Q1 là trung vị của nửa số liệu: 1, 1, 1, 2, 3 nên Q1 = 1

+ Q3 là trung vị của nửa số liệu: 4, 4, 5, 6, 7 nên Q3 = 5

+ Mốt Mo = 1.

- Bác Thu :
1+3+1+2+3+4+1+2+20+2
+ Số trung bình: 𝑥̅ = = 3,9
10

+ Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 1, 1, 1, 2, 2, 2, 3, 3, 4, 20.


1
+ Vì n = 10 là số chẵn nên Q2 = . (2 + 2) = 2
2

+ Q1 là trung vị của nửa số liệu: 1, 1, 1, 2, 2 nên Q1 = 1

+ Q3 là trung vị của nửa số liệu: 2, 3, 3, 4, 20 nên Q3 = 3

+ Mốt Mo = 1, Mo = 2.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

• Ghi nhớ kiến thức trong bài.

• Hoàn thành các bài tập trong SBT

• Chuẩn bị bài mới “Bài 3: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu
số liệu ".
Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3: CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO MỨC ĐỘ PHÂN TÁN CHO MẪU SỐ


LIỆU KHÔNG GHÉP NHÓM (4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

• Tính được số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép
nhóm: khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị, phương sai, độ lệch chuẩn.
• Giải thích được ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng nói trên của mẫu số
liệu trong thực tiễn.
• Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của số đặc trưng nói trên của mẫu
số liệu trong trường hợp đơn giản.
• Nhận biết được mối liệ hệ giữa thống kê với những kiến thức của môn học
trong chương trình lớp 10 và thực tiễn.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc
của bản thân trong quá trình học tập.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên trong
nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.

Năng lực riêng:

• Năng lực giải quyết vấn đề: Thông qua các thao tác tìm những số đặc trưng.

• Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua thao tác sắp thứ tự các số
liệu.
• Năng lực sử dụng công cụ phương tiện toán học: Thông qua thao tác tính
phương sai, độ lệch chuẩn.

3. Phẩm chất

• Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ.
• Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp
tác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh có
liên quan đến bài học.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: HS thấy được nhu cầu tìm hiểu một loại số mới để đánh giá hai mẫu
số liệu có điểm trung bình bằng nhau; sẵn sàng tiếp thu bài mới.

b) Nội dung: HS quan sát bảng thống kê ở đầu bài học, đọc câu hỏi và suy nghĩ
cách trả lời.

c) Sản phẩm: HS bước đầu hình dung về nội dung bài học mới.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Kết quả 5 bài kiểm tra môn Toán của hai bạn Dũng và Huy được thống kê trong
bảng sau:
Kết quả làm bài kiểm tra môn Toán của bạn nào đồng đều hơn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, có dự đoán về
câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: "Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời cho câu
hỏi trên. Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 3: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho
mẫu số liệu không ghép nhóm".

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khoảng biến thiên. Khoảng tứ phân vị.

a) Mục tiêu:

- Hình thành định nghĩa của khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị.

- Hiểu ý nghĩa của khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ1, đọc hiểu Ví dụ 1.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ1 của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Khoảng biến thiên. Khoảng tứ


phân vị
1. Định nghĩa
HĐ1:
- HS thực hiện HĐ1. GV hướng dẫn
a. Trong mẫu số liệu (1), hiệu giữa số
HS gọi tên các đại lượng:
đo lớn nhất và số đo nhỏ nhất là:
+ Số R gọi là khoảng biến thiên của R = x – x = 16 – 14 = 2
max min
mẫu số liệu (1). b. Sắp xếp các số liệu của mẫu (1) theo
+ ∆𝑸 gọi là khoảng tứ phân vị của mẫu thứ tự tăng dần, ta được:
số liệu (1). 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 16
Vậy Q1 = 6; Q2 = 9; Q3 = 12.
Suy ra ∆𝑸 = Q3 – Q1 = 12 – 6 = 6.
- GV rút ra các kết luận:
Kết luận:
+ Khoảng biến thiên, kí hiệu R là hiệu + Trong một mẫu số liệu, khoảng biến
số giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ thiên là hiệu số giữa giá trị lớn nhất và
nhất trong mẫu số liệu. giá trị nhỏ nhất của mẫu số liệu đó.
Ý nghĩa: Dùng để đo độ phân tán của Ta có thể tính khoảng biến thiên R của
mẫu số liệu. Khoảng biến thiên càng mẫu số liệu theo công thức sau:
lớn thì mẫu số liệu càng phân tán. R = xmax – xmin, trong đó xmax là giá trị

+ Khoảng tứ phân vị, kí hiệu là ∆𝑸 là lớn nhất, xmin là giá trị nhỏ nhất của
mẫu số liệu đó.
hiệu số giữa tứ phân vị thứ ba và tứ
+ Giả sử Q1, Q2, Q3 là tứ phân vị của
phân vị thứ nhất, tức là ∆𝑸 = 𝑸𝟑 − 𝑸𝟏
mẫu số liệu. Ta gọi hiệu ∆𝑸 = 𝑸𝟑 − 𝑸𝟏
Ý nghĩa: Khoảng tứ phân vị cũng là
là khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu
một số đo độ phân tán của mẫu số liệu.
đó.
Khoảng tứ phân vị càng lớn thì mẫu số
Chú ý:
liệu càng phân tán.
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu còn
gọi là khoảng trải giữa (tiếng Anh là
InterQuartile Range – IQR) của mẫu số
liệu đó.
- HS đọc Ví dụ 1. GV hướng dẫn HS
Ví dụ 1 (SGK – tr36)
tìm hiểu:
a. Xác định số lớn nhất, số bé nhất của 2. Ý nghĩa
mẫu số liệu (2) sau đó tìm khoảng biến a. Ý nghĩa của khoảng biến thiên:
thiên. Khoảng biến thiên của mẫu số liệu
phản ánh sự “dao động”, “sự dàn trải”
b. Tìm Q1, Q2, Q3 rồi tính khoảng tứ
của các số liệu trong mẫu đó.
phân vị của mẫu số liệu (2).
b. Ý nghĩa của khoảng tứ phân vị:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Khoảng tứ phân vị là một đại lượng
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp cho biết mức độ phân tán của 50% số
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu liệu chính giữa của mẫu số liệu đã sắp
cầu. xếp và có thể giúp xác định các giá trị

- GV quan sát, hướng dẫn. bất thường của mẫu số liệu đó.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- HS lắng nghe, nhận xét.


Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm
và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở,
nhấn mạnh các ý chính của bài.

Hoạt động 2: Phương sai

a) Mục tiêu:

- Hình thành công thức tính phương sai.

- Hiểu được ý nghĩa của phương sai.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ2, Luyện tập 1, đọc hiểu các Ví dụ 2.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ2, Luyện tập 1.

d) Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Phương sai


1. Định nghĩa
HĐ2:
- HS thực hiện HĐ2, tính các độ a. Ta có:
lệch, bình phương các độ lệch, 8 – 7 = 1; 6 – 7 = – 1; 7 – 7 = 0; 5 – 7 = –
trung bình cộng của bình phương 2; 9 – 7 = 2.
các độ lệch. b. Bình phương các độ lệch là:
GV giới thiệu: Số trung bình cộng (8 – 7)2 = 1; (6 – 7)2 = 1; (7 – 7)2 = 0; (5 –
của bình phương các độ lệch s2 7)2 = 4; (9 – 7)2 = 4.
được gọi là phương sai của mẫu số Trung bình cộng của bình phương các độ
liệu (3). lệch là:
(𝟖−𝟕)𝟐 +(𝟔−𝟕)𝟐 +(𝟕−𝟕)𝟐 +(𝟓−𝟕)𝟐 +(𝟗−𝟕)𝟐
s2 = =𝟐
𝟓

Lưu ý: Mỗi hiệu giữa số liệu và số trung


bình cộng gọi là độ lệch của số liệu đó đối
với số trung bình cộng.
Kết luận:
Cho mẫu số liệu thống kê có n giá trị x1,
x2, …, xn và số trung bình cộng là 𝒙
̅
Ta gọi số:
̅)𝟐 +(𝒙𝟐 −𝒙
(𝒙𝟏 −𝒙 ̅)𝟐 +⋯+(𝒙𝒏−𝒙
̅ )𝟐
s2 = là phương sai
𝒏

của mẫu số liệu trên.


Nhận xét:
- GV yêu cầu HS: Hãy rút ra công - Khi có các số liệu bằng nhau, ta có thể
thức tổng quát tính phương sai khi tính phương sai theo công thức sau:
có các số liệu bằng nhau: + Phương sai của mẫu số liệu thống kê
+ Bảng phân bố tần số: trong bảng phân bố tần số là:
̅)𝟐 +𝒏𝟐 (𝒙𝟐 −𝒙
𝒏𝟏 (𝒙𝟏 −𝒙 ̅)𝟐 +⋯+𝒏𝒌 (𝒙𝒌 −𝒙
̅)𝟐
s2 =
𝒏
trong đó n = n1 + n2 +…+ nk; 𝒙
̅ là số trung
bình cộng của các số liệu đã cho.
+ Phương sai của mẫu số liệu thống kê

+ Bảng phân bố tần số tương đối: trong bảng phân bố tần số tương đối là:
̅)𝟐 + 𝒇𝟐 (𝒙𝟐 − 𝒙
s2 = 𝒇𝟏 (𝒙𝟏 − 𝒙 ̅)𝟐 + ⋯ +
̅)𝟐
𝒇𝒌 (𝒙𝒏 − 𝒙
- Trong thực tế, người ta còn dùng công
thức sau để tính phương sai của một mẫu
số liệu:
̅)𝟐 +(𝒙𝟐 −𝒙
(𝒙𝟏 −𝒙 ̅)𝟐 +⋯+(𝒙𝒏 −𝒙
̅)𝟐
𝒔̂2 =
𝒏−𝟏

Trong đó, xi là giá trị của quan sát thứ i; 𝒙


̅
là giá trị trung bình và n là số quan sát

- HS tìm hiểu Ví dụ 2 theo nhóm trong mẫu số liệu đó.


Ví dụ 2 (SGK – tr36)
đôi, trình bày lại cách làm. GV
hướng dẫn HS: Nhận biết được độ
lớn của phương sai liên quan đến
trung bùnh bình phương các
khoảng cách từ các điểm ứng với
từng số liệu đến đường nằm ngang
ứng với giá trị trung bình.
Luyện tập 1:
- HS áp dụng thực hiện Luyện tập
̅𝟓 = 57,96; 𝒙
+ Ta có: 𝒙 ̅𝟔 = 272,04
1.
+ Vậy phương sai của mẫu (5) và (6) là:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 𝒔𝟐(𝟓)
𝒙𝟓 𝟐 + (𝟓𝟖, 𝟖 − ̅̅̅)
(𝟓𝟓, 𝟐 − ̅̅̅) 𝒙𝟓 𝟐 + (𝟔𝟐, 𝟒 − ̅̅̅)
𝒙𝟓 𝟐 + (𝟓𝟒 − ̅̅̅)
𝒙𝟓 𝟐 + (𝟓𝟗, 𝟒 − ̅̅̅)
𝒙𝟓 𝟐
=
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp 𝟓
= 9,16

nhận kiến thức, hoàn thành các yêu 𝒔𝟐(𝟔)


𝒙𝟔 𝟐 + (𝟐𝟔𝟏 − ̅̅̅)
(𝟐𝟏𝟕, 𝟐 − ̅̅̅) 𝒙𝟔 𝟐 + (𝟐𝟕𝟔 − ̅̅̅)
𝒙𝟔 𝟐 + (𝟐𝟖𝟐 − ̅̅̅)
𝒙𝟔 𝟐 + (𝟐𝟕𝟎 − ̅̅̅)
𝒙𝟔 𝟐
cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra =
𝟓
= 48,33
chéo đáp án. Vậy cự li chạy 500 m có kết quả đồng đều
- GV: quan sát và trợ giúp HS. hơn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 2. Ý nghĩa:
Phương sai là số đặc trưng đo mức độ
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng
phân tán của mẫu số liệu. Mẫu số liệu nào
trình bày
có phương sai nhỏ hơn thì mức độ phân
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung tán (so với số trung bình cộng) của các số
cho bạn. liệu trong mẫu đó sẽ thấp hơn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng quát lại kiến thức.

Hoạt động 3: Độ lệch chuẩn

a) Mục tiêu:

- Hình thành được công thức tính độ lệch chuẩn.

- Hiểu được ý nghĩa của độ lệch chuẩn.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ3, Luyện tập 2, đọc hiểu Ví dụ 3.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ3, Luyện tập 2.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: III. Độ lệch chuẩn


1. Định nghĩa
HĐ3:
- HS thực hiện HĐ3
𝒔𝑯 = √𝒔𝟐𝑯 = √𝟎, 𝟒 ≈ 𝟎, 𝟔𝟑
- GV giới thiệu HS khái niệm mới: Độ
lệch chuẩn của mẫu số liệu thống kê Kết luận:
chính là căn bậc hai (số học) của Căn bậc hai (số học) của phương sai gọi
phương sai. là độ lệch chuẩn của mẫu số liệu thống
kê.
- GV đặt câu hỏi: Khi cần chú ý đến Nhận xét: Vì độ lệch chuẩn có cùng
đơn vị đo, ta sử dụng độ lệch chuẩn đơn vị đo với số liệu thống kê nên khi
hay phương sai? cần chú ý đến đơn vị đo thì ta sử dụng
độ lệch chuẩn mà không sử dụng
phương sai.
- HS đọc và tìm hiểu Ví dụ 3. GV yêu
Ví dụ 3 (SGK – tr39)
cầu HS trình bày lại:

+ Mẫu số liệu thống kê nhiệt độ nhận


được từ Bảng 5.

+ Tính nhiệt độ trung bình

+ Phương sai của mẫu số liệu đó

+ Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu đó

- HS thực hiện Luyện tập 2. GV yêu Luyện tập 2:


cầu HS nhắc lại quy trình tìm độ lệch + Ta có bảng tần số:
chuẩn. Số áo 410 430 450 525 550
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: bán ra

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp Tần số 1 2 2 1 1

nhận kiến thức, hoàn thành các yêu Số áo 560 635 700 800 900

cầu, trả lời câu hỏi và bài tập, thảo bán ra

luận nhóm. Tần số 1 1 1 1 1


+ Từ bảng tần số ta có số lượng áo trung
- GV: quan sát và trợ giúp HS.
bình bán ra trong 1 tháng là:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
̅ = 𝟔𝟎𝟐 (chiếc áo)
𝒙
- HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi, + Phương sai của mẫu số liệu là:
trình bày bài. s2 = [(410 - 𝒙
̅)2 + (430 - 𝒙
̅)2 + (450 - 𝒙
̅)2
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung + (525 - 𝒙
̅)2 + (550 - 𝒙
̅)2 + (560 - 𝒙
̅)2 +
cho bạn. ̅)2 + (760 - 𝒙
(635 - 𝒙 ̅)2 + (800 - 𝒙̅)2 +
̅)2] : 12 = 25 401.
(900 - 𝒙
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV + Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu là:
tổng hợp lại kiến thức trọng tâm. s = √𝒔𝟐 = 159,4.
2. Ý nghĩa
Cũng như phương sai, khi hai mẫu số
liệu thống kê có cùng đơn vị đo và có
số trung bình cộng bằng nhau (hoặc xấp
xỉ nhau), mẫu số liệu nào có độ lệch
chuẩn nhỏ hơn thì mức độ phân tán (so
với số trung bình cộng) của các số liệu
trong mẫu đó sẽ thấp hơn. Độ lệch
chuẩn là số đặc trưng đo mức độ phân
tán của mẫu số liệu thống kê có cùng
đơn vị đo.

Hoạt động 4: Tính hợp lí của số liệu thống kê.

a) Mục tiêu:

- Hiểu tính hợp lí của số liệu thống kê.

- Xác định số liệu bất thường thông qua tứ phân vị.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm Bài tập, đọc hiểu Ví dụ 4.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện Bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: V. Tính hợp lí của số liệu thống kê
Ta thường sử dụng khoảng tứ phân vị để
- GV giới thiệu: Trong mẫu số liệu
xác định số liệu bất thường của mẫu số
thống kê, có khi gặp những giá trị quá
liệu. Cụ thể:
lớn hoặc quá nhỏ so với đa số các giá
trị khác. Những giá trị này được gọi Giả sử Q1, Q2, Q3 là tứ phân vị của mẫu
là giá trị bất thường. Chúng xuất hiện số liệu và hiệu ∆𝑸 = 𝑸𝟑 − 𝑸𝟏 là khoảng
trong mẫu số liệu có thể do nhầm lẫn tứ phân vị của mẫu số liệu đó. Một giá
hay sai sót nào đó. trị trong mẫu số liệu được coi là một giá
𝟑
Các giá trị lớn hơn Q3 + .∆𝑸 hoặc trị bất thường nếu nó nhỏ hơn Q1 - 𝟐.∆𝑸
𝟑
𝟐
𝟑
bé hơn Q1 - .∆𝑸 được xem là giá trị hoặc lớn hơn Q3 + 𝟐.∆𝑸
𝟑
𝟐

bất thường.

- HS đọc Ví dụ 4, trình bày lại cách


Ví dụ 4 (SGK – tr40)
làm.
Chú ý:
Ta cũng có thể xác định số liệu bất
thường của mẫu số liệu bằng số trung
bình cộng và độ lệch chuẩn. Cụ thể như
sau:
̅, s lần lượt là số trung bình cộng
Giả sử 𝒙
và độ lêch chuẩn của mẫu số liệu. Một
giá trị trong mẫu số liệu cũng được coi
là một giá trị bất thường nếu nó nhỏ hơn
̅ − 𝟑𝒔 hoặc lớn hơn 𝒙
𝒙 ̅ + 𝟑𝒔. Như vậy,
số trung bình cộng và độ lệch chuẩn cho
ta cách nhận ra giá trị bất thường của
mẫu số liệu.
- GV yêu cầu HS áp dụng làm Bài Bài tập:
tập: Ta có: Q1 = 56; Q3 = 84
∆𝑸 = 𝑸𝟑 − 𝑸𝟏 = 𝟖𝟒 − 𝟓𝟔 = 𝟐𝟖
Một mẫu số liệu có tứ phân vị thứ
𝟑 𝟑
nhất là 56 và tứ phân vị thứ ba là 84. Q1 - 𝟐 ∆𝑸 = 56 - 𝟐.28 = 14
Hãy kiểm tra xem trong hai giá trị 10 Q + 𝟑 ∆ = 84 + 𝟑.28 = 126
3 𝑸𝟐 𝟐
và 100 giá trị nào được xem là giá trị Ta thấy 10 < 14 nên 10 là giá trị bất
bất thường. thường.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 14 < 100 < 126 nên 100 không là giá trị
bất thường.
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu, trả lời câu hỏi và bài tập, thảo
luận nhóm.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi,


trình bày bài.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung
cho bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng hợp lại kiến thức trọng tâm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học của bài.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức về khoảng biến thiên, khoảng tứ phân
vị, phương sai, độ lệch làm Bài 1, 2, 3, 4 (SGK – tr41).

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện Bài 1, 2, 3, 4 (SGK – tr41).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1, 2, 3, 4 (SGK – tr41).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Kết quả:

1.

a. Kết quả trung bình của 2 bạn bằng nhau ̅𝑥̅̅𝐻̅ = ̅̅̅
𝑥𝑇 = 2,5 (m)

b. Phương sai mẫu số liệu thống kê của bạn Hùng và Trung là:

(2,4 − 2,5)2 + (2,6 − 2,5)2 + (2,4 − 2,5)2 + (2,5 − 2,5)2 + (2,6 − 2,5)2
𝑠𝐻2 =
5
= 0,008

̅̅̅𝐻̅)2 + (2,5 − 2,5)2 + (2,5 − 2,5)2 + (2,5 − 2,5)2 + (2,6 − 2,5)2


(2,4 − 𝑥
𝑠𝑇2 =
5
= 0,004

Vậy bạn Trung có kết quả nhảy xa ổn định hơn.

2.

a. Dựa vào biểu đồ, ta có mẫu số liệu là:

5,25 5,42 5,98 6,68 6,21 6,81 7,08 7,02

b. Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm, ta có:

5,25 5,42 5,98 6,21 6,68 6,81 7,02 7,08

Các tứ phân vị của mẫu số liệu là:


Q1 = 5,7 Q2 = 6,455 Q3 = 6,915

Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu là: Q3 – Q1 = 1,215

d. Ta có: 𝑥̅ = 6,31

s2

=
(5,25−6,31)2 +(5,42−6,31)2 +(5,98−6,31)2 +(6,68−6,31)2 +(6,21−6,31)2 +(6,81−6,31)2 +(7,02−6,31)2 +(7,08−6,31)2
8

= 0,44

⇒ 𝑠 = √𝑠 2 ≈ 0,66

3.

a. Dựa vào biểu đồ ta có mẫu số liệu là:

5 767 5 757 5 737 5 727 5 747 5 747 5 722

b. Khoảng biến thiên của mẫu số liệu đó là:

R = xmax – xmin = 5 767 – 5 722 = 45

c. Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm, ta có:

5 722 5 727 5 737 5 747 5 747 5 757 5 767

Các tứ phân vị của mẫu số liệu là:

Q1 = 5 727 Q2 = 5 747 Q3 = 5 757

Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu là: ∆𝑄 = 𝑄3 − 𝑄1 = 5 757 − 5 727 = 30

d. Ta có: 𝑥̅ ≈ 5 743, 43

(5767−5 743,43)2 +(5757−5743,43)2 +⋯+(5722−5743,43)2


s2 = ≈ 219,39
7

⇒ 𝑠 = √𝑠 2 ≈ 14,81

4.
a. Ta có: 𝑥̅ = 103

⇒ 𝑠2
(112 − 103)2 + (102 − 103)2 + (106 − 103)2 + (94 − 103)2 + (101 − 103)2
=
5
= 35,2

⇒ 𝑠 ≈ 5,94

b. Cây phát triển không đồng đều (do cây có độ lệch chuẩn khá lớn).

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm Bài tập vận dụng.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết được bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm Bài tập vận dụng:

Bài tập 1: Biểu đồ đoạn thẳng ở hình dưới đây cho biết kết quả thi Ngoại ngữ ở
câu lạc bộ của Dũng (đường nét liền) và Hoàng (đường nét đứt đậm) qua 9 lần
kiểm tra.

a. Viết mẫu số liệu thống kê kết quả thi ngoại ngữ của Dũng và Hoàng nhận được
từ biểu đồ ở hình trên.

b. Tìm khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mỗi mẫu số liệu đó.
c .Tính phương sai và độ lệch chuẩn của hai mẫu số liệu đó. Cho biết kết quả thi
của bạn nào ổn định hơn?

Bài tập 2: Kết quả điều tra mức lương hằng tháng của một số công nhân của hai
nhà máy A và B được cho ở bảng sau (đơn vị: triệu đồng).

a. Hãy tìm số trung bình, mốt, tứ phân vị và độ lệch chuẩn của hai mẫu số liệu lấy
từ nhà máy A và nhà máy B.

b. Hãy tìm các giá trị ngoại lệ trong mỗi mẫu số liệu trên. Công nhân nhà máy nào
có mức lương cao hơn? Tại sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Đáp án

Bài tập 1.

a. Mẫu số liệu kết quả thi của bạn Dũng là: 8 ; 9 ; 7 ; 9 ; 7 ; 8 ; 8 ; 7 ; 9 (1)

Mẫu số liệu kết quả thi của bạn Hoàng là: 6 ; 10 ; 8 ; 8 ; 7 ; 9 ; 6 ; 9 ; 8 (2)
b. Khoảng biến thiên của mẫu số liệu (1) và (2) lần lượt là 2 và 4.

Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu (1) và (2) lần lượt là 2 và 2,5.
2 134
c. Phương sai của mẫu số liệu (1) và (2) lần lượt là và
3 81

√6 √134
Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu (1) và (2) lần lượt là và
3 9

2 134
Ta có: < nên kết quả thi của bạn Dũng ổn định hơn.
3 81

Bài tập 2:

a. Nhà máy A:
4+5+5+47+5+6+4+4
+ Số trung bình: 𝑥̅ = = 10
8

+ Mốt: Mo = 4, Mo = 5

+ Tứ phân vị: Q1, Q2, Q3

Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 4 ; 4 ; 4 ; 5 ; 5 ; 5 ; 6 ; 47.

Q2 = Me = 5

Q1 là trung vị của nửa số liệu: 4; 4 ; 4 ; 5. Do đó Q1 = 4.

Q3 là trung vị của nửa số liệu: 5 ; 5 ; 6 ; 47. Do đó Q3 = 5,5.


1
+ Phương sai s2 = (42 + 52 + ⋯ + 42 ) − 102 = 196 ⇒ Độ lệch chuẩn s = √𝑠 2
8

14.

Nhà máy B:
2+9+9+8+10+9+9+11+9
+ Số trung bình: 𝑥̅ = = 8,4
9

+ Mốt: Mo = 9

+ Tứ phân vị: Q1, Q2, Q3

Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: 2 ; 8 ; 9 ; 9 ; 9 ; 9 ; 9 ; 10 ; 11


Q2 = Me = 9

Q1 là trung vị của nửa số liệu: 2; 8 ; 9 ; 9. Do đó Q1 = 8,5.

Q3 là trung vị của nửa số liệu: 9 ; 9 ; 10 ; 11. Do đó Q3 = 9,5.


1
+ Phương sai s2 = (22 + 92 + ⋯ + 92 ) − 8,42 = 6,55 ⇒ Độ lệch chuẩn s = √𝑠 2
9

2,56.

b.

Nhà máy A có: ∆𝑄 = 1,5

Vậy giá trị ngoại lệ x > 5,5 + 1,5.1,5 = 7,75 hoặc x < 4 – 1,5.1,5 = 1,75 là 47.

Nhà máy B có: ∆𝑄 = 1

Vậy giá trị ngoại lệ x > 9,5 + 1,5.1 = 11 hoặc x < 8,5 – 1,5.1 = 7 là 2.

Ta so sánh trung vị: 9 > 5, do đó công nhân nhà máy B có mức lương cao hơn.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

• Ghi nhớ kiến thức trong bài.

• Hoàn thành các bài tập trong SBT

• HS về chuẩn bị bài mới “Bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi
đơn giản”
Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƠN
GIẢN (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

• Mô tả được không gian mẫu, biến cố trong một số thí nghiệm đơn giản (ví
dụ: tung đồng xu hai lần, gieo xúc xắc hai lần).
• Tính được xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản: tung đồng
xu hai lần, gieo xúc xắc hai lần.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực thực hiện các công việc
của cá nhân trong quá trình học tập.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm, của tập thể
trong học tập. Đánh giá được khả năng của mình và nhận nhiệm vụ phù
hợp.

• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

• Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua các hoạt động nhận biết
khái niệm liên quan đến nhận biết tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến
cố và số phần tử của tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra.

• Năng lực giao tiếp toán học: Thông qua các hoạt động thảo luận, trao đổi
chia sẻ với GV và các bạn.

3. Phẩm chất
• Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp
tác.
• Chăm chỉ: Tích cực phát biểu xây dựng bài và tham gia vào các hoạt động.
• Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên
quan để minh hoạ cho bài học, một số xúc xắc hoặc đồng xu.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Gợi sự hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu nội dung bài học mới của HS.

b) Nội dung: HS quan sát đồng xu, mô tả các mặt của đồng xu và tung đồng xu
hai lần; đọc tình huống mở đầu trong SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS có dự đoán về câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Quan sát đồng xu ở Hình 5 ta quy ước: mặt xuất hiện số 5 000 là mặt sấp hay mặt
S; mặt xuất hiện Quốc huy Việt Nam là mặt ngửa hay mặt N. Tung một đồng xu
cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. Xét biến cố: “Có ít nhất một lần xuất hiện
mặt ngửa”.
Làm thế nào để tính được xác suất của biến cố nói trên?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ về câu
hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS theo dõi, đưa ra dự đoán của mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: "Ta thường gặp những hoạt động mà không thể đoán
trước được kết quả của nó mặ dù biết được tất cả các kết quả có thể xảy ra, ví dụ
như khi ta gieo một con xúc xắc, tung đồng xu,... Bài học ngày hôm nay sẽ giúp
chúng ta tính được xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản. Chúng ta
cùng vào Bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản"

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Xác suất của biến cố trong trò chơi tung đồng xu.

a) Mục tiêu: HS hiểu được không gian mẫu của trò chơi; biết ký hiệu không gian
mẫu; lập được không gian mẫu.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ1, 2, 3; Luyện tập 1; đọc hiểu Ví dụ 1.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học; Kết quả thực hiện HĐ1, 2,
3; Luyện tập 1 của HS.

d) Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Xác suất của biến cố trong trò chơi
tung đồng xu
- HS tung một đồng xu hai lần liên
HĐ1:
tiếp; thực hiện HĐ1.
Tập hợp 𝛀 các kết quả có thể xảy ra
- GV: đối với mặt xuất hiện của đồng xu sau
+ Tập hợp 𝛀 các kết quả có thể xảy hai lần tung là 𝛀 = {𝐒𝐒; 𝐒𝐍; 𝐍𝐒; 𝐍𝐍}
ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu Nhận xét:
sau hai lần tung. Tập hợp 𝛀 gọi là không gian mẫu trong

+ Tập hợp 𝛀 gọi là không gian mẫu trò chơi tung một đồng xu hai lần liên
trong trò chơi tung một đồng xu hai tiếp.
lần liên tiếp.
HĐ2:
- HS thực hiện HĐ2. GV củng cố cho
Tập hợp A các kết quả có thể xảy ra
HS lại khái niệm cũ vừa hình thành
đối với sự kiện trên là: A = {SS; NN}.
khái niệm:
Nhận xét:
+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra
+ Ta thấy A ⊂ 𝛀. Tập hợp A còn gọi
đối với một sự kiện trong trò chơi
là biến cố ngẫu nhiên (hay gọi tắt là
tung ngẫu nhiên đồng xu hai lần.
biến cố) trong trò chơi nói trên. Khi đó,
+ Biến cố ngẫu nhiên (hay gọi tắt là sự kiện đã nêu chi ra tính chất đặc
biến cố) trong trò chơi tung ngẫu trưng cho các phần tử của tập hợp A.
nhiên đồng xu hai lần. + Mỗi phần tử của tập hợp A được gọi

+ Kết quả thuận lợi cho biến cố. là một kết quả thuận lợi cho biến cố A:
“Kết quả của hai lần tung đồng xu là
giống nhau”.
Ta gọi những phần tử đó là kết quả
thuận lợi cho biến cố trên vì chúng đáp
ứng được mong muốn thể hiện trong
biến cố, đó là mặt xuất hiện ở cả hai
lần tung đồng xu là giống nhau.
- HS thực hiện HĐ3, tính tỉ số giữa số
HĐ3:
phần tử của tập hợp các kết quả thuận
Tỉ số giữa số phần tử của tập hợp A và
lợi cho biến cố và số phần tử của
𝟐 𝟏
số phần tử của tập hợp 𝛀 là =
không gian mẫu trong trò chơi tung 𝟒 𝟐

ngẫu nhiên đồng xu hai lần. Nhận xét:


Tỉ số này được gọi là xác suất của biến
- GV giới thiệu khái niệm xác xuất:
cố A: “Kết quả của hai lần tung đồng
Tỉ số giữa số giữa số các kết quả
xu là giống nhau” trong trò chơi nói
thuận lợi cho biến cố A và số phần tử
trên.
của không gian mẫu 𝛀 được gọi là
Kết luận:
xác suất của biến cố A.
Xác suất của biến cố A, kí hiệu P(A),
𝒏(𝑨)
P(A) = là tỉ số giữa số các kết quả thuận lợi
𝒏(𝜴)
cho biến cố A và số phần tử của không
gian mẫu 𝛀:
𝒏(𝑨)
P(A) = , trong đó n(A), n(𝛀) lần
𝒏(𝛀)

lượt là số phần tử của hai tập hợp A và


𝛀.
- HS đọc Ví dụ 1 Ví dụ 1 (SGK – tr43)
Luyện tập 1:
- HS áp dụng làm Luyện tập 1. GV
+ Không gian mẫu trong trò chơi là tập
hướng dẫn:
hợp 𝛀 = {𝑺𝑺; 𝑺𝑵; 𝑵𝑺; 𝑵𝑵}. Vậy n
+ Viết không gian mẫu.
(𝛀) = 4.
+ Viết các kết quả thuận lợi cho biến + Gọi A là biến cố “Có ít nhất một lần
cố. xuất hiện mặt sấp”.
+ Tính xác suất của biến cố. + Các kết quả thuận lợi cho biến cố A
là: SS; SN; NS tức là A = {SS; SN;
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
NS}. Vậy n (A) = 3.
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp + Xác suất của biến cố A là P(A) =
𝒏(𝑨) 𝟑
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu =
𝒏(𝛀) 𝟒
cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- Đại diện HS trình bày các câu trả lời,


các HS kiểm tra chéo.

- HS lắng nghe, nhận xét.


Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng
tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ
vào vở, nhấn mạnh các ý chính của
bài về: xác suất của niến cố trong trò
chơi tung đồng xu.

Hoạt động 2: Xác suất của biến cố trong trò chơi gieo xúc sắc

a) Mục tiêu: HS hiểu được biến cố và một số thuật ngữ có liên quan đến biến cố
trong trò chơi. Lập được một biến cố.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ4, 5, 6; Luyện tập 2; đọc hiểu các Ví dụ 2.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ4, 5, 6; Luyện tập 2.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Xác suất của biến cố trong trò
chơi gieo xúc sắc
- HS gieo xúc sắc hai lần liên tiếp; thực HĐ4:
hiện HĐ4 Khi gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp,
có 36 kết quả có thể xảy ra đối với mặt
xuất hiện của xúc xắc sau hai lần gieo,
đó là:

- GV: Nhận xét:


+ Tập hợp 𝛀 các kết quả có thể xảy ra + Tập hợp 𝛀 các kết quả có thể xảy ra
đối với mặt xuất hiện của xúc sắc sau đối với mặt xuất hiện của xúc xắc sau
hai lần gieo. hai lần gieo là 𝛀 = {(i ; j)|i, j = 1, 2, 3,
4, 5, 6}, trong đó (i ; j) là kết quả “Lần
+ Tập hợp 𝛀 gọi là không gian mẫu
thứ nhất xuất hiện mặt i chấm, lần thứ
trong trò chơi gieo một xúc sắc hai lần
hai xuất hiện mặt j chấm”.
liên tiếp.
+ Tập hợp 𝛀 gọi là không gian mẫu
trong trò chơi gieo một xúc sắc hai lần
liên tiếp.
- HS thực hiện HĐ5. GV đặt câu hỏi: HĐ5:

+ Trong sự kiện trên, C có được coi là Tập hợp C các kết quả có thể xảy ra đối
biến cố ngẫu nhiên không? với sự kiện trên là:

+ Ta nói mỗi phần tử của tập hợp C C = {(2 ; 6); (3 ; 5); (4 ; 4); (5 ; 3); (6 ;
được gọi là một kết quả thuận lợi cho 2)}
biến cố C: “Tổng số chấm trong hai Nhận xét:
lần gieo xúc xắc bằng 8”. + Ta thấy C ⊂ 𝛀. Tập hợp C cũng gọi
là biến cố ngẫu nhiên (hay gọi tắt là
biến cố) trong trò chơi nói trên. Khi đó,
sự kiện đã nêu chỉ ra tính chất đặc
trưng cho các phần tử của tập hợp C.
+ Mỗi phần tử của tập hợp C được gọi
là một kết quả thuận lợi cho biến cố C:
“Tổng số chấm trong hai lần gieo xúc
xắc bằng 8”.
HĐ6:
- HS thực hiện HĐ6
Tỉ số giữa số phần tử của tập hợp C và
𝟓
số phần tử của tập hợp 𝛀 là
𝟑𝟔

Nhận xét:
Tỉ số này được gọi là xác suất của biến
cố C: “Tổng số chấm trong hai lần gieo
xúc xắc bằng 8” trong trò chơi nói trên.
Kết luận:
- GV kết luận:
Xác suất của biến cố C, kí hiện P(C),
Xác suất của biến cố C, kí hiện P(C),
là tỉ số giữa số các kết quả thuận lợi
là tỉ số giữa số các kết quả thuận lợi
cho biến cố C và số phần tử của không
cho biến cố C và số phần tử của không
gian mẫu 𝛀:
gian mẫu 𝛀: 𝒏(𝑪)
P(C) = , ở đó n(C), n(𝛀) lần lượt là
𝒏(𝛀)
𝒏(𝑪)
P(C) =
𝒏(𝛀) số phần tử của hai tập hợp C và 𝛀.
- HS đọc Ví dụ 2 Ví dụ 2 (SGK – tr45)
Luyện tập 2:
- HS áp dụng làm Luyện tập 2
+ Không gian mẫu là tập hợp:
+ Viết các phần tử của không gian mẫu
𝛀 = {(𝒊, 𝒋)|𝒊, 𝒋 = 𝟏, 𝟐, 𝟑, 𝟒, 𝟓, 𝟔}
+ Viết các kết quả thuận lợi của biến Trong đó (i, j) là kết quả “Lần thứ nhất
cố A xuất hiện mặt i chấm, lần thứ hai xuất
+ Tính xác suất của A hiện mặt j chấm”. Vật n(𝛀) = 36.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:


- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp + Gọi A là biến cố “Số chấm trong hai
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu lần gieo đều là số nguyên tố”.
cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo Ta có các kết quả thuận lợi cho biến cố
đáp án. A là: (2 ; 2); (2 ; 3); (2 ; 5); (3 ; 2); (3 ;
3); (3 ; 5); (5 ; 2); (5 ; 3); (5 ; 5).
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Vậy n(A) = 9
- GV: quan sát và trợ giúp HS. + Xác suất của biến cố A là: P(A) =
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 𝒏(𝑨)
=
𝟗
=
𝟏
𝒏(𝛀) 𝟑𝟔 𝟒
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình
bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV


tổng quát lại kiến thức:

Xác suất của biến cố trong trò chơi


gieo xúc sắc

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về không gian mẫu, xác xuất của biến
cố.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức đã học của bài làm Bài 1 – 4 (SGK –
tr45).

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện Bài 1 – 4 (SGK – tr45).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1 – 4 (SGK – tr45).


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1. + Không gian mẫu trong trò chơi trên là tập hợp

Ω = {𝑆𝑆; 𝑆𝑁; 𝑁𝑆; 𝑁𝑁}.

Vậy n(Ω) = 4.

+ Gọi A là biến cố “Kết quả của hai lần tung là khác nhau”.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: SN; NS tức là A = {SN; NS}. Vậy n(A) =
2.

𝑛(𝐴) 2 1
+ Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) = = =
𝑛(Ω) 4 2

2.

a. Không gian mẫu là tập hợp

Ω = {𝑆𝑆𝑆; 𝑆𝑆𝑁; 𝑆𝑁𝑁; 𝑆𝑁𝑆; 𝑁𝑆𝑁; 𝑁𝑆𝑆; 𝑁𝑁𝑆; 𝑁𝑁𝑁}

b.

+ Biến cố A là tập hợp A = {NSN; NSS; NNS; NNN}

+ Biến cố B là tập hợp B = {SNS; SSN; NSS}


3.

a. A là biến cố “Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp sao cho lần đầu tiên xúc xắc
luôn luôn xuất hiện mặt lục”.

b. B là biến cố “Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp sao cho tổng số chấm xuất hiện
là 7”.

c. C là biến cố “Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp sao cho số chấm xuất hiện ở
hai lần gieo là giống nhau”.

4.

a. Gọi A là biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn 10”

Ta có n(Ω) = 36

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (4 ; 6); (5 ; 5); (5 ; 6); (6 ; 5); (6 ; 4)

𝑛(𝐴) 5
Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) = =
𝑛(Ω) 36

b. Gọi B là biến cố “Mặt 1 chấm xuất hiện ít nhất một lần”

Ta có n(Ω) = 36

Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (1 ; 1); (1 ; 2); (1 ; 3); (1 ; 4); (1 ; 5); (1 ;
6); (6 ; 1); (5 ; 1); (4 ; 1); (3 ; 1); (2 ; 1).

𝑛(𝐴) 11
Vậy xác xuất của biến cố là: P(B) = =
𝑛(Ω) 36

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

b) Nội dung: HS vận dụng định nghĩa và cách tính xác xuất của biến cố để làm
Bài tập trắc nghiệm

c) Sản phẩm: Đáp án các Bài tập vận dụng.

d) Tổ chức thực hiện:


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm Bài tập vận dụng.

Bài tập 1: Một nhóm có 5 bạn nam và 4 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên cùng một lúc
ra 3 bạn đi làm công tác tình nguyện.

a. Hãy xác định số phần tử của không gian mẫu.

b. Hãy xác định số các kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong 3 bạn được chọn có
đúng 2 bạn nữ”

Bài tập 2: Xếp 4 viên bi xanh và 5 viên bi trắng có các kích thước khác nhau
thành một hàng ngang một cách ngẫu nhiên. Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho
biến cố:

a. “Không có hai viên bi trắng nào xếp liền nhau”

b. “Bốn viên bi xanh được xếp liền nhau”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Đáp án

Bài tập 1:
a. Do ta chọn ra 3 bạn khác nhau từ 9 bạn trong nhóm và không tính đến thứ tự
nên số phần tử của không gian mẫu là 𝐶93 = 84

b. Ta có 𝐶42 cách chọn ra 2 bạn nữ từ 4 bạn nữ. Ứng với mỗi cách chọn 2 bạn nữ
có 𝐶51 cách chọn ra 1 bạn nam từ 5 bạn nam.

Theo quy tắc nhân ta có tất 𝐶42𝐶51 cách chọn ra 2 bạn nữ và 1 bạn nam từ nhóm
bạn.

Do đó số các kết quả thuận lợi cho biến cố “Trong 3 bạn chọn ra có đúng 2 bạn
nữ” là 𝐶42𝐶51 = 30

Bài tập 2:

a. Xếp 9 viên bi sao cho không có hai viên bi trắng nào xếp liền nhau được chia
làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xếp 5 viên bi trắng thành hàng ngang ta có 5! cách xếp.

Giai đoạn 2 : Ứng với 5 viên bi trắng đã được xếp vị trí ta xếp 4 viên bi xanh vào
bốn khoảng cách được tạo bởi hai bi trắng có 4! cách xếp.

Áp dụng quy tắc nhân ta có số cách xếp các viên bi thành một hàng ngang là 5!.4!
= 2 880 cách.

Vậy có tất cả 2 880 kết quả thuận lợi cho biến cố đã cho.

b. Xếp viên bi sao cho bốn viên bi xanh được xếp liền nhau được thực hiện qua 2
giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xếp 4 viên bi xanh thành hàng ngang ta có 4! cách xếp

Giai đoạn 2: Ứng với 4 viên bi xanh đã được xếp vị trí ta coi 4 viên bi xanh là một
viên bi, cộng với 5 viên bi trắng cần sắp vị trí nghĩa là ta cần xếp 6 viên bi thành
một hàng có 6! cách xếp.

Áp dụng quy tắc nhân ta có số cách xếp các viên bi thành một hàng ngang là 6!.4!
= 17 280 cách.
Vậy ta có tất cả 17 280 kết quả thuận lợi cho biến cố đã cho.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

• Ghi nhớ kiến thức trong bài.

• Hoàn thành các bài tập trong SBT

• Chuẩn bị bài mới “Bài 5: Xác suất của biến cố".


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 5: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

• Nhận biết được một số khái niệm về xác suất cổ điển: phép thử ngẫu nhiên;
không gian mẫu; biến cố; biến cố đối; định nghĩa cổ điển của xác suất,
nguyên lí xác suất bé.
• Tính được xác suất của biến cố trong một số bài toán đơn giản bằng phương
pháp tổ hợp (trường hợp xác suất phân bố đều).
• Mô tả được các tính chất cơ bản của xác suất.
• Tính được xác suất của biến cố đối.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học: Tự giải quyết các bài tập.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè
thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng
tích cực trong giao tiếp.

Năng lực riêng:

• Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua các hoạt động nhận biết
khái niệm liên quan đến nhận biết khái niệm liên quan đến biến cố, chứng
minh tính chất của biến cố.

• Năng lực giao tiếp toán học: Thông qua các hoạt động thảo luận, trao đổi
chia sẻ với GV và các bạn.

• Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thông qua hoạt động tính xác suất
biến cố
3. Phẩm chất

• Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp
tác.
• Chăm chỉ: Tích cực phát biểu xây dựng bài và tham gia vào các hoạt động.
• Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên
quan đến xúc xắc, đồng xu để minh hoạ cho bài học.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Gợi sự hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu nội dung bài học mới của HS.

b) Nội dung: HS quan sát xúc xắc, mô tả các mặt của con xúc xắc và gieo xúc
xắc hai lần; đọc tình huống mở đầu trong SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS có dự đoán về câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Xét biến cố “Có ít nhất một lần xuất hiện mặt
6 chấm”.
Làm thế nào để tính được xác suất của biến cố nói trên?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ về câu
hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS theo dõi, đưa ra dự đoán của mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: “Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu công
thức tính xác suất của biến cố nói trên. Chúng ta cùng vào Bài 5: Xác suất của
biến cố"

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Một số khái niệm về xác xuất.

a) Mục tiêu:

- HS ghi nhớ khái niệm: Phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố đối, định
nghĩa cổ điển của xác xuất.

- Tính được xác suất của biến cố trong một số bài toán đơn giản bằng phương
pháp tổ hợp (trường hợp xác suất phân bố đều).

- Tính được xác suất trong một số thí nghiệm lặp bằng cách sử dụng sơ đồ hình
cây.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ1, 2, 3,4; Luyện tập 1, 2; đọc hiểu Ví dụ 1 – 6 (tr47 – 50).

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học; Kết quả thực hiện HĐ1, 2,
3,4; Luyện tập 1, 2 của HS.
d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Một số khái niệm về xác suất
1. Phép thử ngẫu nhiên và không
- GV: Những hình ảnh dưới đây gợi
gian mẫu
nhớ đến những trò chơi nào? (tung
đồng xu, phi tiêu, gieo con xúc xắc).

Có đoán trước được kết quả của các


trò chơi trên không? (Không thể đoán
trước được các trò chơi nhưng ta biết
được tập hợp các kết quả xảy ra).

- HS thực hiện HĐ1 và HĐ2. HĐ1:

- GV giới thiệu khái niệm: Ví dụ về phép thử: Lấy viên bi ngẫu


nhiên từ trong hộp, lấy bài ngẫu nhiên
Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà
từ trong bộ bài,…
ta không thể đoán trước được kết quả
Kết luận:
của nó mặc dù biết tập hợp tất cả các
Có những phép thử mà ta không thể
kết quả có thể có của phép thử đó.
đoán trước được kết quả của nó, mặc
Tập hợp 𝛀 các kết quả có thể xảy ra dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có
của một phép thử gọi là không gian thể có của phép thử đó. Những phép
mẫu của phép thử đó. thử như thế gọi là phép thử ngẫu nhiên
(gọi tắt là phép thử).
HĐ2:
Tập hợp 𝛀 các kết quả có thể xảy ra
của phép thử trên là 𝛀 = {1; 2; 3; 4; 5;
6}.
Nhận xét:
Tập hợp 𝛀 gọi là không gian mẫu của
phép thử.
Kết luận:
Tập hợp 𝛀 các kết quả có thể xảy ra
của một phép thử gọi là không gian
mẫu của phép thử đó.
- HS đọc và trình bày lại Ví dụ 1, 2 Ví dụ 1, 2 (SGK – tr47)
(SGK – tr47) 2. Biến cố
a. Định nghĩa
HĐ3:
- HS thực hiện HĐ3, sử dụng mệnh
a. Sự kiện “Kết quả của hai lần tung là
đề mô tả biến cố.
giống nhau” tương ứng với tập con A
= {SS; NN}.
b. Tập con B = {SN; NS} của không
gian mẫu 𝛀 được phát biểu dưới dạng
mệnh đề nêu sự kiện là: “Kết quả của
hai lần tung là khác nhau”
Nhận xét:
- GV đặt câu hỏi: + Mỗi sự kiện liên quan đến phép thử
+ Mỗi một sự kiện liên quan đến phép T tương ứng với một (và chỉ một) tập
thử tương ứng với mấy tập con của con A của không gian mẫu 𝛀.
không gian mẫu? + Ngược lại, mỗi tập con A của không
gian mẫu 𝛀 có thể phát biểu dưới dạng
+ Một sự kiện có được coi là biến cố
mệnh đề nêu sự kiện liên quan đến
không? Vì sao?
phép thử T.
- GV kết luận: Kết luận:

+ Biến cố ngẫu nhiên (gọi tắt là biến Biến cố ngẫu nhiên (gọi tắt là biến cố)
cố) là một tập con của không gian là một tập con của không gian mẫu.
mẫu. Chú ý: Vì sự kiện chỉ ra tính chất đặc
trưng cho các phần tử của một biến cố
+ Sự kiện chỉ ra tính chất đặc trưng
nên ta cũng gọi sự kiện là biến cố.
cho các phần tử của một biến cố nên
Chẳng hạn: Sự kiện: “Kết quả của hai
ta cũng gọi sự kiện là biến cố.
lần tung là giống nhau” trong phép thử
“Tung một đồng xu hai lần liên tiếp” là
- HS đọc Ví dụ 3, trình bày lại cách một biến cố.
làm. Ví dụ 3 (SGK – tr48)

- HS áp dụng làm Luyện tập 1. Luyện tập 1:


a. Sự kiện “Số chấm trong lần gieo thứ
+ Tìm biến cố ứng với sự kiện
hai là 6” tương ứng với biến cố:
+ Mô tả biến cố dưới dạng mệnh đề. A = {(1; 6); (2; 6); (3; 6); (4; 6); (5; 6);
(6; 6)}
b. Biến cố E của không gian mẫu
(trong phép thử trên) được phát biểu
dưới dạng mệnh đề nêu sự kiện là:
“Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần
gieo không bé hơn 11”

- GV yêu cầu HS tạo nhóm đôi trả lời b. Biến cố không. Biến cố chắc chắn
câu hỏi thảo luận: Tập rỗng ∅ cũng là một biến cố, gọi là
biến cố không thể (gọi tắt là biến cố
Gieo một con xúc xắc một lần và
không). Còn tập hợp 𝛀 gọi là biến cố
quan sát số chấm xuất hiện. Xét các
chắc chắn.
sự xuất hiện sau và viết các tập hợp
c. Biến cố đối
tương ứng mỗi sự kiện:
+ Số chấm xuất hiện là 7 (Gọi A là Tập con 𝛀\A xác định một biến cố, gọi
biến cố xúc sắc xuất hiện mặt 7 chấm. là biến cố đối của biến cố A, kí hiệu là
̅
Khi đó ta nói A là biến cố không thể). 𝑨
Chú ý:
+ Số chấm xuất hiện không lớn hơn 6
Nếu biến cố A được mô tả dưới dạng
(Gọi B là biến cố xúc xắc xuất hiện
̅
mệnh đề toán học Q thì biến cố đối 𝑨
mặt không lớn hơn 6. Khi đó ta nói B
được mô tả bằng mệnh đề phủ định của
là biến cố chắc chắn).
mệnh đề Q (tức là mệnh đề Q).
3. Xác suất của biến cố
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi HĐ4:
thực hiện HĐ4, sau đó thảo luận câu + Không gian mẫu của phép thử là:
hỏi: 𝛀 = {𝑺𝑺; 𝑺𝑵; 𝑵𝑺; 𝑵𝑵}
Xét phép thử “Tung một đồng xu hai Vậy n(𝛀) = 4
lần liên tiếp” + Các kết quả thuận lợi cho biến cố A
là: A = {SS; NN}
a. Mô tả không gian mẫu và tính số
Vậy n(A) = 2
phần tử của không gian mẫu.
+ Xác suất của biến cố A là
b. Xác định biến cố A: “Kết quả của 𝒏(𝑨) 𝟐 𝟏
P(A) = = =
hai lần tung đồng xu là khác nhau”. 𝒏(𝛀) 𝟒 𝟐

𝒏(𝑨)
Tính
𝒏(𝑩)

- GV kết luận: Kết luận:


+ Xác suất của biến cố A, kí hiệu: Xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A),
𝒏(𝑨)
P(A) bằng tỉ số , ở đó n(A), n(𝛀) lần lượt
𝒏(𝛀)
𝒏(𝑨)
+ P(A) = , với n(A) và n(𝛀) lần là số phần tử của hai tập hợp A và 𝛀.
𝒏(𝛀)
𝒏(𝑨)
lượt là số phần tử của hai tập hợp A Như vậy: P(A) = 𝒏(𝛀).
và 𝛀.
- HS đọc Ví dụ 4 – 6 (SGK – tr49, Ví dụ 4 – 6 (SGK – tr49, 50)
50), trình bày lại cách làm từng bài.
- HS thực hiện Luyện tập 2. GV Luyện tập 2:
hướng dẫn: + Tổng số bông hoa là: 5 + 5 + 6 =16
(bông).
+ Tính tổng số bông hoa → Số phần
+ Số phần tử của không gian mẫu là:
tử của không gian mẫu.
n(𝛀) = 𝑪𝟒𝟏𝟔 (phần tử)
+ Liệt kê các trường hợp của biến cố
+ Gọi A là biến cố “bốn bông hoa chọn
→ Áp dụng quy tắc cộng để tìm số
ra có cả ba màu”
phần tử
TH1: 2 trắng, 1 vàng, 1 đỏ: 𝑪𝟐𝟓 . 𝟓. 𝟔
+ Tính xác suất. (cách chọn).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: TH2: 1 trắng, 2 vàng, 1 đỏ: 5.𝑪𝟐𝟓 .6

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp (cách chọn).


𝟐
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu TH3: 1 trắng, 1 vàng, 2 đỏ: 5.5.𝑪𝟔
cầu. (cách chọn).
+ Áp dụng quy tắc cộng, ta có n(A) =
- GV hướng dẫn, hỗ trợ.
975 (cách chọn)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Xác suất của biến cố A là: P(A) =
- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài. 𝒏(𝑨)
=
𝟏𝟓
𝒏(𝛀) 𝟐𝟖
- Đại diện HS trình bày các câu trả lời,
các HS kiểm tra chéo.

- HS lắng nghe, nhận xét.


Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng
tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ
vào vở, nhấn mạnh các ý chính của
bài về: phép thử ngẫu nhiên, không
gian mẫu, biến cố, xác suất của biến
cố.

Hoạt động 2: Tính chất của xác suất


a) Mục tiêu:

- HS ghi nhớ xác suất của biến cố chắc chắn, xác suất của biến cố không, tính bị
chặn của xác suất, tính chất của xác suất biến cố đối và cách chứng minh tính chất
đó.

- HS mô tả được các tính chất cơ bản của xác suất.

- Tính được xác suất của biến cố đối.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các Luyện tập 3; đọc hiểu Ví dụ 7.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện Luyện tập 3.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Tính chất của xác suất
Kết luận:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo
+ P(∅) = 0; P(𝛀) = 1;
luận trả lời câu hỏi sau:
+ 0 ≤ P(A) ≤ 1 với mỗi biến cố A;
+ Tính xác suất của các biến cố ∅, 𝛀 ̅ ) = 1 – P(A) với mỗi biến cố A.
+ P(𝑨
+ Nhận xét xác suất của biến cố A bất Chứng minh:
kỳ. + Xác suất của biến cố không là
𝒏(∅) 𝟎
̅
+ Tính xác suất của biến cố 𝑨 P(∅) = = = 𝟎;
𝒏(𝛀) 𝒏(𝛀)

- GV kết luận: Xác suất của biến cố chắc chắn là


𝒏(𝛀)
+ P(∅) = 0; P(𝜴) = 1; P(𝛀) = =𝟏
𝒏(𝛀)
+ 0 ≤ P(A) ≤ 1 với mỗi biến cố A; 𝒏(𝑨)
+ Do P(A) = và 0 ≤ P(A) ≤ 1 với
̅ ) = 1 – P(A) với mỗi biến cố A.
+ P(𝑨 𝒏(𝛀)

mỗi biến cố A.
+ Do n(𝛀\A) = n(𝛀) – n(A) nên xác
̅ là:
suất của biến cố 𝑨
̅ ) = 𝒏(𝛀\𝑨) = 𝒏(𝛀)−𝒏(𝑨) = 𝟏 −
P(𝑨
𝒏(𝛀) 𝒏(𝛀)
𝒏(𝑨)
= 𝟏 − 𝑷(𝑨).
𝒏(𝛀)

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu Ví dụ 7: Ví dụ 7 (SGK – tr51)


+ Tìm số phần tử của không gian mẫu.
̅
+ Tính xác suất của biến cố 𝑲
+ Tính xác suất của biến cố cần tìm.
- GV yêu cầu HS áp dụng làm Luyện Luyện tập 3:
tập 3. + Số phần tử của không gian mẫu là
n(𝛀) = 𝑪𝟏𝟎
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 𝟑𝟎

+ Gọi A là biến cố “Trong 10 bông hoa


- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
được chọn ra có ít nhất một bông màu
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
trắng”
cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo
̅ là biến cố “Trong 10 bông hoa
Vậy 𝑨
đáp án.
được chọn ra đều là hoa màu vàng”
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. ̅ là: n(𝑨
+ Số phần tử của biến cố 𝑨 ̅) =
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 𝑪𝟏𝟎
𝟏𝟓

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: ̅ là:


+ Xác suất của biến cố 𝑨
̅ 𝟏𝟎
̅ ) = 𝒏(𝑨) = 𝑪𝟏𝟓
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình P(𝑨 𝒏(𝛀) 𝑪𝟏𝟎 𝟑𝟎
bày Vậy xác suất của biến cố A là:
̅ ) =𝟏𝟎𝟎𝟒
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung P(A) = 1 – P(𝑨
𝟏𝟎𝟎𝟓
cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV


tổng quát lại kiến thức:

Các bước xét dấu của tam thức bậc hai,


bảng xét dấu.

Hoạt động 3: Nguyên lí xác suất bé

a) Mục tiêu: HS nhận biết nguyên lí xác suất bé.


b) Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS đọc SGK, nghiên cứu, thảo luận, trả lời
câu hỏi.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi của GV.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: III. Nguyên lí xác suất bé


Qua thực nghiệm và quan sát thực tế,
- GV trình chiếu câu hỏi thảo luận:
người ta thấy rằng các biến cố xác suất
+ Xác suất để máy bay rơi là bao bé sẽ gần như không xảy ra trong phép
nhiêu? Biến cố máy bay rơi có thể xảy thử.
ra? Chẳng hạn, mỗi chuyến bay đều có
+ Xác suất như thế nào được coi là bé? một xác suất rất bé bị xảy ra tai nạn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Nhưng trên thực tế, tai nạn của một
chuyến bay sẽ không xảy ra.
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
Kết luận:
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu
Nguyên lí xác suất bé: Nếu một biến cố
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. ngẫu nhiên có xác suất rất bé thì thực
- GV: quan sát và trợ giúp HS. tế có thể cho rằng trong một phép thử

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: biến cố đó sẽ không xảy ra.

- HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV


tổng quát lại kiến thức:

Nếu một biến cố ngẫu nhiên có xác


suất rất bé thì thực tế có thể cho rằng
trong một phép thử biến cố đó sẽ không
xảy ra. Và một xác suất như thế nào
được coi là bé phải tuỳ vào từng bài
toán cụ thế.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về xác xuất của biến cố.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức đã học của bài làm Bài 1 – 4 (SGK –
tr52).

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện Bài 1 – 4 (SGK – tr52).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1 – 4 (SGK – tr52).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1.
a. Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = 𝐶52 (phần tử)

b. + Gọi A là biến cố “Tích các số trên hai thẻ là số lẻ”

+ Theo bài ra ta có để tích các số trên thẻ là số lẻ thì cả hai thẻ bốc được đều phải
là số lẻ. Do đó số phần tử của biến cố A là: n(A) = 𝐶32 (phần tử)

𝑛(𝐴) 𝐶32 3
Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) = = =
𝑛(Ω) 𝐶52 10

2.

a. Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω) = 𝐶43 (phần tử)

b. Gọi A là biến cố “Tổng các số trên ba tấm bìa bằng 9”. Ta có: n(A) = {(4; 3;
2)}

Gọi B là biến cố “Các số trên ba tấm bìa là ba số tự nhiên liên tiếp”. Ta có: n(B)
= {(1; 2; 3) , (2; 3; 4)}

c. Ta có: n(A) = 1, n(B) = 2

Vậy xác suất của biến cố A và B là:

𝑛(𝐴) 1 𝑛(𝐵) 2 1
P(A) = = ; P(B) = = =
𝑛(Ω) 4 𝑛(Ω) 4 2

3.

Ta có: n(Ω) = 4! = 24

a. Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Bạn Thảo ngồi ghế đầu tiên” là: 1.3! = 6
1
Vậy xác suất của biến cố là: P =
4

b. Các kết quả thuận lợi cho biến cố “Bạn Thảo ngồi ghế đầu tiên và bạn Huy ngồi
ghế cuối cùng” là: 1.2!.1 = 2
1
Vậy xác suất của biến cố là: P =
12

4.
4
Ta có: n(Ω) = 𝐶30

Gọi A là biến cố “Bốn bông hoa chọn ra có cả ba màu”


2
+ TH1: 2 trắng, 1 vàng, 1 đỏ: 𝐶10 . 10.10 (cách chọn)
2
+ TH2: 1 trắng, 2 vàng, 1 đỏ: 10.𝐶10 .10 (cách chọn)

2
+ TH3: 1 trắng, 1 vàng, 2 đỏ: 10.10.𝐶10 (cách chọn)

Áp dụng quy tắc cộng ta có: n(A) = 13 500 (cách chọn)

𝑛(𝐴) 100
Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) = =
𝑛(Ω) 203

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

b) Nội dung: HS vận dụng về xác xuất của biến cố để làm Bài tập trắc nghiệm

c) Sản phẩm: Đáp án các Bài tập trắc nghiệm.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm Bài tập trắc nghiệm.

Câu 1: Xét phép thử “Giao một xúc sắc hai lần liên tiếp”. Biến cố nào sau đây là
biến cố không?

A. Tổng số chấm ở hai lần gieo nhỏ hơn hoặc bằng 1.

B. Cả hai lần gieo đều xuất hiện số chấm lẻ.

C. Số chấm xuất hiện ở hai lần gieo đều chia hết cho 5.

D. Số chấm ở lần gieo thứ nhất nhỏ hơn số chấm ở lần gieo thứ hai.

Câu 2: Xét phép thử “Tung một đòng xu hai lần liên tiếp “. Biến cố nào dưới đây
là biến cố chắc chắn?

A. Mặt sấp chỉ xuất hiện 1 lần.

B. Lần thứ hai xuất hiện mặt ngửa.


C. Lần thứ nhất xuất hiện mặt sấp hoặc mặt ngửa.

D. Cả hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp

Câu 3: Cho tập hợp A gồm 2 022 số nguyên dương liên tiếp 1, 2, 3, ... , 2 022.
Chọn ngẫu nhiên 2 số thuộc tập hợp A. Xác suất của biến cố “Tích 2 số được chọn
là số chẵn” là:

𝐶12 011 𝐶12 011 1 𝐶22 022


A. B. 1 - C. D. 1 -
𝐶22 022 𝐶22 022 2 𝐶42 044

Câu 4: Ngân hàng đề thi của một môn khoa học xã hội gồm 200 câu hỏi. Người
ta chọn trong ngân hàng đề thi 5 câu hỏi để làm thành một đề thi, hai đề thi được
gọi là giống nhau nếu có cùng tập hợp 5 câu hỏi. Một học sinh chắc chắn trả lời
đúng 120 câu hỏi trong ngân hàng đề thi đó. Xác suất để học sinh đó rút ngẫu
nhiên được một đề thi mà có đúng 3 câu hỏi chắc chắn trả lời đúng là:
3
𝐶120 2
𝐶80 120 2 𝐶3
𝐶80 120
A. 5 B. 1 - 5 C. D. 5
𝐶200 𝐶200 200 𝐶200

Câu 5: Cả hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Xác suất người thứ nhất bắn trúng bia là
0,8; người thứ hai bắn trúng bia là 0,7. Hãy tính xác suất để:

1. Cả hai người cùng bắn trúng

A. P(A) = 0,75 B. P(A) = 0,6 C. P(A) = 0.56 D. P(A) = 0,326

2. Cả hai người cùng không bắn trúng

A. P(B) = 0,04 B. P(B) = 0,06 C. P(B) = 0,08 D. P(B) = 0,05

3. Có ít nhất một người bắn trúng

A. P(C) = 0,95 B. P(C) = 0,97 C. P(C) = 0,94 D. P(C) = 0,96

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.


- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Đáp án

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5


A C B D 1.C 2.B 3.C

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

• Ghi nhớ kiến thức trong bài.

• Hoàn thành các bài tập trong SBT

• Chuẩn bị Bài tập cuối chương VI.


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG VI (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố, nhắc lại về:

• Khái niệm số gần đúng, sai số của số gần đúng.


• Các số đặc trưng đô xu thể trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm:
số trung bình cộng, số trung vị, tứ phân vị, mốt.
• Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm:
khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị, phương sai, độ lệch chẩn
• Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản: tung đồng xu, giéo
xúc xắc.
• Xác dịnh phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu của phép thử, biến cố của
một phép thử, các tính chất của xác suất.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học: Tự giải quyết các bài tập trắc nghiệm ở phần
luyện tập và bài tập về nhà.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên trong
nhóm khi thực hiện nhiệm vụ và hợp tác.

Năng lực riêng:

• Năng lực tư duy và lập luận toán học: Giải thích được phương pháp vận
dụng cho từng dạng bài tập.

• Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Sử dụng các kiến thức đã học và giải
các bài tập liên quan.
• Năng lực mô hình hoá toán học: Tự làm được các mô hình học tập như con
xúc xắc, đồng tiền, ... bằng các vật liệu như giấy bìa, xốp,...

3. Phẩm chất

• Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc
nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
• Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến
thức theo sự hướng dẫn của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng
có chia khoảng, phiếu học tập.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...),
bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, sơ đồ kiến thức đã được chuẩn bị trước ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, gợi nhớ lại các kiến thức đã học trong bài
của Chương VI.

b) Nội dung: HS thực hiện yêu cầu, trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm, nhớ lại kiến thức đã học.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Có 25% giá trị của mẫu số liệu nằm giữa Q1 và Q3, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 2. Số đặc trưng nào sau đây đo độ phân tán của mẫu số liệu?
A. Số trung bình B. Mốt C. Trung vị D. Độ lệch chuẩn
Câu 3. Điểm trung bình môn học kì I một số môn học của bạn An là 8; 9; 7; 6;
5; 7; 3. Nếu An được cộng thêm mỗi môn 0,5 điể chuyên cần thì các số đặc trưng
nào sau đây của mẫu số liệu không thay đổi?

A. Số trung bình B. Trung vị C. Độ lệch chuẩn D. Tứ phân vị

Câu 4. Một hộp có bốn loại bi: bi xanh, bi đỏ, bi trắng và bi vàng. Lấy ngẫu nhiên
ra một viên bi. Gọi E là biến cố: “Lấy được viên bi đỏ”. Biến cố đối của E là biến
cố

A. Lấy được viên bi xanh

B. Lấy được viên bi vàng hoặc bi trắng.

C. Lấy được viên bi trắng

D. Lấy được viên bi vàng hoặc bi trắng hoặc bi xanh

Câu 5. Rút ngẫu nhiên ra một thẻ từ một hộp có 30 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến
30. Xác suất để số trên tấm thẻ được rút ra chia hết cho 5 là:
1 1 1 2
A. B. C. D.
30 5 3 5

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời
câu hỏi, hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học: Bài tập cuối chương IV.

Đáp án trắc nghiệm:

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5

B D C D B

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức chương IV

a) Mục tiêu: HS nhắc lại và tổng hợp các kiến thức đã học.

b) Nội dung: HS tổng hợp lại kiến thức dựa theo SGK và ghi chép trên lớp theo
nhóm đã được phân công của buổi trước.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sơ đồ tổng hợp kiến thức của chương mà
HS vẽ.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm + Nếu a là số gần đúng của số đúng 𝒂


̅ thì ∆𝒂 =
vụ: ̅ − 𝒂| được gọi là sai số tuyệt đối của số gần
|𝒂

- GV mời đại diện từng nhóm đúng a.


lên trình bày về sơ đồ hoặc + Tỉ số 𝜹 = ∆𝒂 được gọi là sai số tương đối của
𝒂 |𝒂|
bảng mà nhóm đã thực hiện
số gần đúng a.
- GV yêu cầu HS trả lời một
+ Khi quy tròn số gần đúng a với độ chính xác
số câu hỏi:
d mà không nói rõ quy tròn đến hàng nào thì ta
+ Sai số tuyệt đối, sai đố
quy tròn số a đến hàng thấp nhất mà d nhỏ hơn
tương đối là gì? Quy ước quy
một đơn vị của hàng đó.
tròn số gần đúng dựa vào độ
chính xác cho trước? ̅ của n số liệu:
+ Số trung bình cộng 𝒙
𝒙 +𝒙 +⋯+𝒙𝒏
̅= 𝟏 𝟐
+ Nêu công thức tính trung 𝒙𝟏 , 𝒙𝟐 , … , 𝒙𝒏 là 𝒙
𝒏
bình cộng, cách tính trung vị,
+ Trung vị: Sắp mẫu số liệu gồm n số liệu thành
tứ phân vị, mốt.
một dãy không giảm thì trung vị là:
+ Nêu công thức tính phương
𝒏+𝟏
sai và độ lệch chuẩn. Số liệu đứng ở vị trí thứ (nếu n lẻ).
𝟐
+ Biến cố, biến cố đối là gì?
Số trung bình cộng của hai số liệu đứng ở vị trí
+ Cho phép thử T có không 𝒏 𝒏
thứ và + 1 (nếu n chẵn)
𝟐 𝟐
gian mẫu là 𝛀. Giải thiết rằng
các kết quả có thể của T là + Tứ phân vị: Sắp thứ tự mẫu số liệu gồm n số
đồng khả năng. Khi đó nếu E liệu thành một dãy không giảm.
là một biến cố liên quan đến
Tứ phân vị thứ hai Q2 bằng trung vị.
phép thử T thì xác suất của E
và biến cố đối 𝑬̅ bằng bao Nếu n là số chẵn thì tứ phân vị thứ nhất Q1 bằng
trung vị của nửa dãy phía dưới và tứ phân vị thứ
nhiêu?
ba Q3 bằng trung vị của nửa dãy phía trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm
Nếu n là số lẻ thì tứ phân vị thứ nhất Q1 bằng
vụ:
trung vị của nửa dãy phía dưới (không bao gồm
- HS tự phân công nhóm
Q2) và tứ phân vị Q3 bằng trung vị của nửa dãy
trưởng và nhiệm vụ phải làm
phía trên (không bao gồm Q2).
để hoàn thành sơ đồ.
+ Mốt của mẫu số liệu là giá trị có tần số lớn
- GV hỗ trợ, hướng dẫn thêm. nhất trong bảng phân bố tần số và kí hiệu là Mo

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Phương sai: Cho mẫu số liệu thống kê có n
̅.
- Đại diện nhóm trình bày, các giá trị x1, x2, ... ,xn và số trung bình cộng là 𝒙
HS chú ý lắng nghe và cho ý Ta gọi số
̅)𝟐 +(𝒙𝟐 −𝒙
(𝒙𝟏 −𝒙 ̅)𝟐 +⋯+(𝒙𝒏 −𝒙
̅)𝟐
kiến. s2 = là phương sai của
𝒏

- HS trả lời câu hỏi của GV. mẫu số liệu trên.


+ Độ lệch chuẩn: Căn bậc hai (số học) của
Bước 4: Kết luận, nhận
phương sai gọi là độ lệch chuẩn của mẫu số liệu
định:
thống kê.
- GV nhận xét các sơ đồ, nêu
+ Mỗi biến cố là một tập con của không gian
ra điểm tốt và chưa tốt, cần
mẫu 𝛀. Tập con này là tập tất cả các kết quả
cải thiện.
thuận lợi cho biến cố đó.
- GV chốt lại kiến thức của + Biến cố đối của biến cố E là biến cố “E không
chương. ̅.
xảy ra”. Biến cố đối của E được kí hiệu là 𝑬
+ Xác suất của biến cố E là:
𝒏(𝑬)
P(E) =
𝒏(𝛀)
+ Xác suất của biến cố đối:
̅ ) = 1 – P(E).
P(𝑬

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học của Chương VI.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức chương VI làm Bài 1 – 9 (SGK –
tr53+54).

c) Sản phẩm học tập: Kết quả làm Bài 1 – 9 (SGK – tr53+54) của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1 – 9 (SGK – tr53+54).

HS làm bài tập Bài 3, 4 theo nhóm đôi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS tự phân công nhóm trưởng, thảo luận nhóm,

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:
1.

a b c d e g h

C A D C B B A

Sắp xếp thứ tự của mẫu số liệu theo thứ tự không giảm ta được: 1; 2; 4; 5; 9; 10;
11

a. Số trung bình cộng của mẫu số liệu trên là:

1 + 2 + 4 + 5 + 9 + 10 + 11
𝑥̅ = =6
7

b. Do mẫu số liệu trên có 7 số nên trụng vị Q2 = 5

c. Tứ phân vị của mẫu số liệu trên là:

Trung vị của dãy 1, 2, 4 là: Q1 = 2

Trung vị của dãy 9, 10, 11 là: Q3 = 10

Vậy tứ phân vị của mẫu số liệu trên là: Q1 = 2; Q2 = 5; Q3 = 10.

d. Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là:

R = xmax – xmin = 11 – 1 = 10

e. Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là:

∆𝑄 = 𝑄3 − 𝑄1 = 10 − 2 = 8

g. Phương sai của mẫu số liệu trên là:

[(1−𝑥̅ )2 +(2−𝑥̅ )2 +⋯+(11−𝑥̅ )9 ] 96


s2 = =
7 7

96
h. Độ lệch chuẩn của mẫu số liệu trên là: s = √𝑠 2 = √
7

2.

Chọn đáp án D.
Dựa vào bảng tần số, ta thấy tần số lớn nhất là 47 ứng với cỡ áo số 39. Vậy mốt
của mẫu số liệu là 39.

3.

a. 250 1 351 2 148 3 478 5 050 7 944 18 009

b. Mẫu số liệu theo thứ tự tăng dần là:

250 1 351 2 148 3 478 5 050 7 944 18 009

Số trung bình cộng của mẫu số liệu trên là:

250 + 1351 + 2148 + 3478 + 5050 + 7944 + 18009 38230


𝑥̅ = =
7 7

Trung vị Q2 = 3 478

Trung vị của dãy 250; 1 351; 2 148 là: Q1 = 1 351

Trung vị của dãy 5 050; 7 944; 18 009 là: Q3 = 7 944

c. Khoảng biến thiên của mẫu số liệu là:

R = xmax – xmin = 18 009 – 250 = 17 759

Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là:

∆𝑄 = 𝑄3 − 𝑄1 = 7 944 − 1 351 = 6 593

d. Phương sai của mẫu số liệu trên là:


[(250−𝑥̅ )2 +⋯+(18 009− 𝑥̅ )2 ]
s2 = ≈ 31820199
7

⇒ 𝑠 = √𝑠 2 ≈ 5640,9

4.

a. Có 40.40% = 16 bạn đi xe đạp đến trường.


1
b. Ta có: n(Ω) = 𝐶40

Gọi A là biến cố “Bạn được chọn là bạn đến trường bằng xe đạp”
1
Số phần tử của biến cố A là: n(A) = 𝐶16

𝑛(𝐴) 1
𝐶16 2
Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) = = 1 =
𝑛(Ω) 𝐶40 5

5.

HS tự thực hiện dựa vào số liệu của lớp mình.

a. Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm: x1, x2, ... ,xn
𝑥1 +𝑥2 +⋯+𝑥𝑛
Số trung bình cộng: 𝑥̅ =
𝑛

Trung vị

𝑥𝑘+1 (𝑛 = 2𝑘 + 1)
Q2 = Me = {1
(𝑥𝑘 + 𝑥𝑘+1) (𝑛 = 2𝑘)
2

Q1 là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên trái Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ)

Q3 là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên phải Q2 (không bao gồm Q2 nếu n
lẻ)
b. Khoảng biến thiên: R = xn – x1

Khoảng tứ phân vị: ∆𝑄 = 𝑄3 − 𝑄1

c. Tính phương sai:


1
s2 = [(𝑥1 − 𝑥̅ )2 + (𝑥2 − 𝑥̅ )2 + ⋯ + (𝑥𝑛 − 𝑥̅ )2
𝑛

Độ lệch chuẩn s = √𝑠 2

6.
2
Số phần tử của không gian mẫu: n(Ω) = 𝐶22 (phần tử).

Gọi A là biến cố “Chọn được 2 chuyên gia ở hai châu lục khác nhau vào ban tổ
chức”

Theo quy tắc nhân, số phần tử của biến cố A là: n(A) = 10.12 = 120 (phần tử)

𝑛(𝐴) 120 40
Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) = = 2 =
𝑛(Ω) 𝐶22 77

7.
2
Số phần tử của không gian mẫu: n(Ω) = 𝐶20 (phần tử)

Gọi A là biến cố “Chọn được 2 người là vợ chồng”


1
Số phần tử của biến cố A là: n(A) = 𝐶10 (phần tử)

𝑛(𝐴) 1
𝐶10 1
Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) = = 2 =
𝑛(Ω) 𝐶20 19

8.
3
a. Số kết quả xảy ra khi chọn ngẫu nhiên 3 sản phẩm là: 𝐶20 (kết quả)

2
b. n(Ω) = 𝐶30 (phần tử).

Gọi A là biến cố “Cả 3 sản phẩm được chọn là chính phẩm”


3
Số phần tử của biến cố A là: n(A) = 𝐶16 (phần tử)
𝑛(𝐴) 3
𝐶16 28
Vậy xác suất của biến cố A là: P(A) = = 2 =
𝑛(Ω) 𝐶30 57

9.
2
Số phần tử của không gian mẫu là: n (Ω) = 𝐶20 (phần tử)

Gọi A là biến cố “Tích các số trên hai thẻ là số lẻ”.

Để tích các số trên thẻ là số lẻ thì cả hai thẻ bốc được đều phải là số lẻ vậy nên ta
phải chọn ngẫu nhiên 2 thẻ từ 10 thẻ số lẻ. Do đó, số phần tử các kết quả thuận
2
lợi cho biến cố A là: n (A) = 𝐶10 (phần tử)

𝑛(𝐴) 2
𝐶10 9
Vậy xác suất của biến cố A là : P(A) = = 2 =
𝑛(Ω) 𝐶20 38

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

• Ghi nhớ kiến thức trong bài.

• Hoàn thành các bài tập trong SBT

• Chuẩn bị bài Chủ đề 2: Xây dựng mô hình hàm số bậc nhất, bậc hai biểu
diễn số liệu dạng bảng.
Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HÀM SỐ BẬC NHẤT, BẬC HAI


BIỂU DIỄN SỐ LIỆU DẠNG BẢNG (4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

• Nhận biết được mô hình toán học.


• Nhận biết được các bước xây dựng mô hình hàm số biểu diễn số liệu thống
kê.
• Thực hành xây dựng mô hình hàm số bậc nhất, bậc hai biểu diễn số liệu
thống kê.
• Nhận biết ý nghĩa của xây dựng mô hình toán học.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học: Tự tìm tòi, phát hiện được các bài toán thực tiễn
liên quan đến hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên nhóm
trong thực hành nhiệm vụ hợp tác

Năng lực riêng:

• Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết được yêu cầu, sử dụng được
lệnh để tìm hàm số đồ thị gần nhất với các điểm biểu diễn dữ liệu,...

• Năng lực giao tiếp toán học: Đọc, hiểu thông tin từ đồ thị,...

• Năng lực mô hình hoá toán học: Xác định mô hình toán học để biểu diễn
dữ liệu,...
3. Phẩm chất

• Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc
nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
• Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến
thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng
có chia khoảng, phiếu học tập, hình ảnh minh họa bài học.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm, HS chuẩn bị trước các hình ảnh cần tính góc trong
cuộc sống hằng ngày.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

- Khơi gợi sự tò mò, gây hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về một số bài toán
có nội dung thực tiễn.

- HS tiếp cận được một số bài toán có nội dung thực tiễn liên quan đến hàm số
bậc nhất, hàm số bậc hai.

b) Nội dung: GV chiếu các hình ảnh, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Hình ảnh dưới đây gợi cho em nghĩ đến vấn đề nào trong thực tiễn cuộc
sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bảng giá lẻ điện sinh hoạt là căn cứ để tính số tiền điện phải trả mỗi tháng của
mỗi gia đình.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: "Bài học hôm nay chúng ta sẽ thực hành một số bài toán
về hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai biểu diễn dạng bảng và vận dụng kiến thức
về hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai"

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nội dung chính của chủ đề.

a) Mục tiêu: Nhận biết được mô hình toán học và các bước xây dựng mô hình
hàm số biểu diễn số liệu thống kê.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, thực
hành hai ví dụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời cho câu hỏi của GV và kết quả thực hành hai ví dụ của
HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Nội dung chính của chủ đề

- GV giới thiệu về mô hình hoá toán 1. Mô hình toán học


học: Những hiện tượng phổ quát trong tự
+ Trong thực tiễn đời sống, những hiện nhiên được khái quát hoá, “mô hình
tượng phổ quát tự nhiên được con người hoá” thành những khái niệm, định lí,
khái quát hoá, mô hình hoá thành những tính chất,… trong toán học.
khái niệm, định lí, tính chất, ... trong Chẳng hạn: dự báo thời tiết, những
toán học. thay đổi của hệ sinh thái, quy mô dân
+ Ví dụ: Dự báo thời tiết, quy mô dân số, xây dựng chiến lược kinh doanh,
số, những thay đổi của hệ sinh thái, ... diễn biến giá cả của các mặt hàng, …
được mô hình hoá bằng các hàm số hoặc được mô hình hoá bằng các hàm số
các phương trình trong toán học. hoặc các phương trình trong toán học.

+ Mục đích: Hiểu được hiện tượng và Mục đích của việc xây dựng mô hình
dự báo được tiến trình diễn ra của hiện toán học cho một hiện tượng phổ quát
tượng đó trong tương lai. trong thực tiễn là nhằm hiểu được hiện
tượng và dự báo được tiến trình diễn ra
của hiện tượng đó trong tương lai.

2. Xây dựng mô hình hàm số biểu


diễn số liệu thống kê
- GV giải thích rõ từng bước xây dựng
Để xây dựng mô hình toán học bằng
mô hình hàm số biểu diễn số liệu thống
các hàm số dựa trên mẫu số liệu thống
kê qua Ví dụ 1:
kê, người ta làm như sau:
+ Ở bước 1, dữ liệu được cho chia theo
Bước 1: Lựa chọn cách biểu diễn dữ
từng năm, những chúng ta phải biểu
liệu lên mặt phẳng toạ độ.
diễn trên mặt phẳng toạ độ và cần xác
định mô hình hoá toán học là hàm số xác Bước 2: Căn cứ vào việc biểu diễn dữ
định trên tập hợp các số có giá trị nhỏ liệu trong mặt phẳng toạ độ, lựa chọn
hàm số thích hợp.
nên ta tạo biến mới bằng cách đặt x = t Bước 3: Sử dụng hàm số đã chọn để
– 2017. giải thích và dự đoán hiện tượng xảy ra
+ Ở bước 2, lựa chọn hàm số bậc nhất trong thực tiễn
có đồ thị “gần” nhất với bốn điểm A, B, Bước 4: Kiểm tra và điều chỉnh (nếu
C, D ta sử dụng lệnh “=FitPoly({A, B, cần).
C, D},1)”; nếu lựa chọn hàm số bậc hai
Ví dụ 1 + 2 (SGK – tr56-59)
thì sử dụng lệnh “=FitPoly({A, B, C,
D},2)”.

Lưu ý: Ngoài các hàm số bậc nhất, hàm


số bậc hai còn có hàm số khác mô tả dữ
liệu tốt hơn nhưng ở đây chúng ta chỉ
thực hành tìm hàm số bậc nhất (hoặc
bậc hai) có đồ thị gần nhất với bốn điểm
A, B, C, D.

+ Ở bước 3, việc xác định được hàm số,


tức là xác định mô hình toán học để dựa
vào đó dự đoán được số sản phẩm bán
được, từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra
quyết định công bố sản phẩm mới hay
không.

+ Ở bước 4, kiểm tra và điều chỉnh (nếu


cần thiết). Khi sử dụng phần mềm để lựa
chọn hàm số có đồ thị gần nhất với điểm
biểu diễn dữ liệu thì phần mềm cho kết
quả phù hợp. Tuy nhiên, trong một số
tình huống nếu hàm lựa chọn có đồ thị
không sát với các điểm biểu diễn thì có
thể điều chỉnh bằng mô hình toán học
khác hoặc xem xét lại kết quả dự đoán.
3. Ý nghĩa của xây dựng mô hình
toán học

Dữ liệu thu thập được thường tại thời


điểm hữu hạn. Việc xây dựng mô hình
toán học giúp chúng ta hiểu được bản
chất hiện tượng và dự báo được tiến
trình diễn ra của hiện tượng đó trong
tương lai.
- GV đặt câu hỏi: Nếu mô hình toán học Từ việc dự báo đó, chúng ta có cơ sở
tốt thì dự báo có độ tin cậy như thế nào? để đưa ra quyết định. Nếu mô hình toán

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: học tốt thì dự báo có độ tin cậy càng

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp chính xác.


nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.


- HS lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV


nhận xét, tổng quát kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học của bài.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm HĐ1, 2

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện HĐ1, 2 của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


- GV chia lớp thành bốn nhóm, các nhóm sẽ lựa chọn dữ liệu (quy mô dân số của
địa phương; nhiệt độ vào các tháng ở địa phương; số giờ tự học và điểm số tương
ứng; nhu cầu về một loại sản phẩm,...) và phân công thu thập dữ liệu và hoàn
thành bảng.

- Các nhóm xây dựng mô hình toán học dạng hàm số bậc nhất hoặc hàm số bậc
hai với các mô hình toán học tìm được, nêu các dự đoán cho kết quả tương lai và
đưa ra các nhận định.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận, tự phân
công hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV mời các đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác chú ý chữa bài, theo dõi
nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

• Ghi nhớ kiến thức trong bài.

• Hoàn thành bài tập được giao.

• Chuẩn bị bài mới “Chương VII – Bài 1: Toạ độ của vectơ”.


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP TOẠ ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG

BÀI 1: TOẠ ĐỘ CỦA VECTƠ (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

● Nhận biết được tọa độ của vectơ đối với một hệ trục toạ độ.
● Tìm được toạ độ của một vectơ khi biết toạ độ hai đầu mút.
● Vận dụng được kiến thức về tọa độ của vectơ để giải một số bài toán liên
quan đến thực tiễn.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

● Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

● Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

● Năng lực tư duy và lập luận toán học: Lập luận hợp lí, chứng minh được
mệnh đề toán học.

● Năng lực mô hình hoá toán học: Sử dụng vectơ để biểu diễn những tình
huống đơn giản.

● Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu, trình bày kết quả thực hiện các
nhiệm vụ trong các hoạt động.

3. Phẩm chất

● Chăm chỉ: Tích cực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
● Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm
mình và nhóm bạn.
● Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công,
phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, giấy Ao, hình
ảnh liên quan đến phương pháp toạ độ.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Khơi gợi sự hứng thú, tò mò học bài mới của HS thông qua tình
huống thực tiễn.

b) Nội dung: HS đọc tình huống thực tiễn hoạt động của một màn hình ra đa ở
trạm kiểm soát không lưu của sân bay, đang theo dõi một máy bay hạ cánh.

c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Hình 1 minh hoạ hoạt động của một màn hình ra đa ở trạm kiểm soát không lưu
của sân bay, đang theo dõi một máy bay hạ cánh. Máy bay xuất hiện trên màn
hình ra đa bởi một đốm sáng, kí hiệu là M. Dựa trên sự thay đổi của toạ độ vectơ
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ , trạm kiểm soát có thể xác định được đường bay của máy bay.
𝑂𝑀

⃗⃗⃗⃗⃗⃗ là gì?
Toạ độ của vectơ 𝑂𝑀
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: "Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu toạ độ của vectơ trong bài
học hôm nay, Chương VII - Bài 1: Toạ độ của vectơ".

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Toạ độ của một điểm.

a) Mục tiêu: HS nhận biết được tọa độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm HĐ1.

c) Sản phẩm: HS hình thành được cách xác định toạ độ của một điểm trong mặt
phẳng toạ độ, kết quả thực hiện HĐ1.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Toạ độ của một điểm

- GV cho HS thực hiện HĐ1 cá nhân. HĐ1:

+ GV trình chiếu câu hỏi thảo luận:


o
Nhiệm vụ a: Tìm hoành độ và tung
độ của điểm A.
o
Nhiệm vụ b: Nêu cách xác định toạ
độ điểm M tuỳ ý.

+ GV chia lớp thành cách nhóm bốn,


phát mỗi nhóm một tờ giấy Ao
a. Tung độ của điểm A là: 2.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Hoành độ của điểm A là: 2.
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
nhận kiến thức, thảo luận và phân b.
công nhau viết các kiến thức trên vở Để xác định toạ độ của một điểm M tuỳ
cá nhân rồi thống nhất trong nhóm để ý trong mặt phẳng toạ độ Oxy, ta làm
ghi ra kết quả vào giấy Ao. như sau:
- GV hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài


nhóm.

- HS lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: + Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động trục hoành và cắt trục hoành tại điểm H
của các nhóm. ứng với số a. Số a là hoành độ của điểm
M.
- GV chốt lại đáp án: Cặp số (a ; b) là
toạ độ của điểm M trong mặt phẳng + Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với
toạ độ Oxy. Ta kí hiệu là M (a ; b). trục tung và cắt trục tung tại điểm K ứng
với số b. Số b là tung độ của điểm M.
Cặp số (a ; b) là toạ độ của điểm M trong
mặt phẳng toạ độ Oxy. Ta kí hiệu là M
(a ; b).

Hoạt động 2: Toạ độ của một vectơ

a) Mục tiêu: HS:

- Nhận biết được tọa độ của vectơ đối với một hệ trục toạ độ.

- Tìm được toạ độ của một vectơ khi biết toạ độ hai đầu mút.

b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các
HĐ2, 3, 4, Luyện tập 1, 2, đọc hiểu các Ví dụ 1, 2, 3.

c) Sản phẩm: HS hình thành được cách tìm toạ độ của một vectơ khi biết toạ độ
hai đầu mút, kết quả thực hiện HĐ2, 3, 4, Luyện tập 1, 2, đọc hiểu các Ví dụ 1,
2, 3.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Toạ độ của một vectơ

- HS thực hiện HĐ2 theo nhóm đôi. HĐ2:

⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ với điểm đầu là O


a. Ta có vectơ 𝑶𝑴
+ Vẽ vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑴?
và điểm cuối là M như Hình 4:
Điểm đầu vectơ là điểm nào?

Điểm cuối vectơ là điểm nào?


+ Nêu cách xác định toạ độ điểm M?

Xác định hoành độ của điểm M ta thực


hiện như nào?

b.
Xác định tung độ của điểm M ta thực
Cách xác định toạ độ của điểm M:
hiện như nào?
+ Từ M kẻ đường thẳng vuông góc
với trục hoành và cắt trục hoành tại
điểm H ứng với số a. Số a là hoành
độ của điểm M.

+ Từ M kẻ đường thẳng vuông góc


với trục tung và cắt trục tung tại điểm
K ứng với số b. Số b là tung độ của
+ Nêu nhận xét về toạ độ điểm M và toạ điểm M.
⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ , từ đó rút ra định nghĩa về
độ Vectơ 𝑶𝑴
Cặp số (a ; b) là toạ độ của điểm M
toạ độ vectơ
trong mặt phẳng toạ độ Oxy. Ta kí
+ Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑴 hiệu là M (a ; b).
= (a ; b), suy ra toạ độ điểm M. Kết luận:
+ GV giới thiệu vectơ có điểm gốc O và Toạ độ của điểm M được gọi là toạ
có toạ độ (1; 0) được gọi là vectơ đơn vị ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ .
độ của vectơ 𝑶𝑴
trên trục Ox, (0; 1) gọi là vectơ đơn vị
Chú ý: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy,
trên trục Oy.
ta có:

⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = (a ; b) ⇔ M (a ; b).
+ 𝑶𝑴
+ Vectơ 𝒊 có điểm gốc là O và có toạ
độ (1 ; 0) gọi là vectơ đơn vị trên trục
Ox.

Vectơ 𝒋 có điểm gốc là O và có toạ độ


(0; 1) gọi là vectơ đơn vị trên trục Oy
(Hình 5).

- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu Ví dụ


1, áp dụng thực hiện HĐ3. GV đặt câu
hỏi hướng dẫn:

+ Qua O vẽ đường thẳng như thế nào so


với giá của vectơ 𝒖
⃗⃗ ?

+ Trên đường thẳng đó, lấy điểm A như Ví dụ 1 (SGK – tr61)


thế nào để thoả mãn yêu cầu đề bài? HĐ3:

Để xác định điểm A, ta làm như sau:

+ Qua O kẻ đường thẳng d song song


với giá của vectơ ⃗𝒖
⃗.

+ Lấy điểm A trên đường thẳng d sao


⃗⃗⃗⃗⃗⃗ , 𝒖
cho hai vectơ 𝑶𝑨 ⃗⃗ cùng hướng và
độ dài đoạn thẳng OA bằng độ dài
vectơ 𝒖
⃗⃗ .

+ Với mỗi vectơ ⃗𝒖


⃗ xác định được bao
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝒖
nhiêu điểm A sao cho 𝑶𝑨 ⃗⃗ ?

Từ đó hãy rút ra kết luận về toạ độ của


vectơ 𝒖
⃗⃗ và toạ độ của điểm A. Nhận xét:
Với mỗi vectơ 𝒖
⃗⃗ , ta xác định được
duy nhất một điểm A sao cho ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑨 =
⃗⃗ .
𝒖

Kết luận:
- GV yêu cầu HS tự tìm hiểu Ví dụ 2 rồi
áp dụng thực hiện Luyện tập 1. GV đặt Với mỗi vectơ 𝒖
⃗⃗ trong mặt phẳng tọa
câu hỏi hướng dẫn: độ Oxy, toạ độ của vectơ 𝒖
⃗⃗ là toạ độ
của điểm A, trong đó A là điểm sao
+ Em có nhận xét gì về giá của hai vectơ
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝒖
cho 𝑶𝑨 ⃗⃗ .
⃗𝒅 và 𝒄
⃗ ? (Vectơ ⃗𝒅 có giá song song với
⃗ có giá song song Ví dụ 2 (SGK – tr62)
trục hoành và vectơ 𝒄
với trục tung). Luyện tập 1:

+ Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, vẽ vectơ


𝑶𝑨 ⃗ , 𝑶𝑩
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝒅 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝒄
⃗ . Xác định toạ độ điểm
A và B rồi suy ra toạ độ các vectơ cần
tìm.

⃗ và A (0 ; 2).
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝒅
+ Ta vẽ vectơ 𝑶𝑨
Toạ độ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑨 chính là toạ độ của điểm
A nên ⃗𝒅 = (2 ; 2).
- GV yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu đề
+ Ta vẽ vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑩 = 𝒄 ⃗ và A (-3 ; 0).
và thực hiện HĐ4. GV hướng dẫn:
Toạ độ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑩 chính là toạ độ của điểm
⃗ = (- 3 ; 0).
B nên 𝒄

HĐ4:
+ Câu a: Dựa vào : ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑨 = 𝒖 ⃗⃗ và toạ độ
của vectơ 𝒖
⃗⃗ để suy ra hoành độ và tung
độ điểm A.

⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝒖
a. Ta có: 𝑶𝑨 ⃗⃗ , mà (a ; b) là toạ độ

+ Câu b + c: Điểm H biểu diễn số a trên của vectơ 𝒖 ⃗⃗ nên điểm A có hoành độ
trục Ox, điểm K biểu diễn số b trên trục là a và tung độ là b.
Oy. Hãy biểu diễn vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑯 qua vectơ b. Điểm H biểu diễn số a trên trục Ox
𝒊, biểu diễn vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑲 qua vectơ 𝒋. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝒂𝒊.
nên 𝑶𝑯

+ Câu d: Dựa vào quy tắc hình bình c. Điểm K biểu diễn số b trên trục Oy
hành để chứng minh 𝒖
⃗⃗ = 𝒂𝒊 + 𝒃𝒋 nên ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑲 = 𝒃𝒋.

d. Áp dụng quy tắc hình bình hành ta

- GV yêu cầu HS từ kết quả thực hiện ở có: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗


𝑶𝑨 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑲 + ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑯.
HĐ4 hãy rút ra định lí về mối liên hệ
Mà ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑯 = 𝒂𝒊, ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗ =
𝑶𝑲 = 𝒃𝒋 nên 𝒖
giữa toạ độ của vectơ với sự biểu diễn
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝒂𝒊 + 𝒃𝒋 (đpcm).
𝑶𝑨
vectơ đó qua hai vectơ đơn bị 𝒊 và 𝒋.
Kết luận:

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, nếu 𝒖


⃗⃗
⃗⃗ = 𝒂𝒊 + 𝒃𝒋 thì 𝒖
= (a ; b) thì 𝒖 ⃗⃗ = (a ;
- GV lưu ý HS hai vectơ bằng nhau khi b).
và chỉ khi các thành phần toạ độ của
Chú ý:
chúng tương đương nhau.
⃗ = (𝒙𝟏 + 𝒚𝟏 ) và ⃗𝒃 = (𝒙𝟐 +
Với 𝒂
⃗ = ⃗𝒃 ⟺ {𝒙𝟏 = 𝒙𝟐 𝒚𝟏 =
- GV yêu cầu HS cá nhân tìm hiểu Ví dụ 𝒚𝟐 ), ta có: 𝒂
3 rồi áp dụng làm Luyện tập 2. 𝒚𝟐

Biểu diễn vectơ qua hai vectơ đơn vị 𝒊 Như vậy, mỗi vectơ hoàn toàn được
và 𝒋 khi biết toạ độ của điểm, tọa độ của xác định khi biết toạ độ của nó.
vectơ. Ví dụ 3 (SGK – tr63).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Luyện tập 2:
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp a. Vì 𝒗 ⃗ = (𝟎 ; −𝟕) nên 𝒗
⃗ = 𝟎𝒊 +
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, (−𝟕)𝒋 = −𝟕𝒋.
hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.
b. Vì B có toạ độ là (- 1 ; 0) nên ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑩 =
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, tham gia
(−𝟏 ; 𝟎). Do đó: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑩 = (−𝟏)𝒊 +
thảo luận nhóm.
𝟎𝒋 = −𝒊.
- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình


bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho


bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng


quát lại kiến thức về tọa độ vectơ, mối
liên hệ giữa toạ độ của vectơ với sự biểu
diễn vectơ đó qua hai vectơ đơn vị 𝒊 và
𝒋.

Hoạt động 3: Liên hệ giữa toạ độ của điểm và toạ độ của vectơ.

a) Mục tiêu:
- HS khái quát cách tính toạ độ của vectơ khi biết toạ độ điểm đầu và điểm cuối
của vectơ đó.

b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm HĐ5,
Luyện tập 3, đọc hiểu Ví dụ 4, 5.

c) Sản phẩm: HS rút ra kết luận về cách tính toạ độ của vectơ khi biết toạ độ điểm
đầu và ; Kết quả thực hiện HĐ5, Luyện tập 3, đọc hiểu Ví dụ 4, 5.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: III. Liên hệ giữa toạ độ của điểm và toạ
độ của vectơ.
- HS thực hiện HĐ5. GV hướng dẫn
HS: HĐ5:

+ Dựa vào hình vẽ để xác định hoành


a. Từ hình vẽ ta có:
độ và tung độ của các điểm A và B.
𝒙𝑨 = 𝟐, 𝒚𝑨 = 𝟐 và 𝒙𝑩 = 𝟒, 𝒚𝑩 = 𝟑.
+ Vẽ đường thẳng d đi qua gốc toạ độ
b.
O và song song với giá của vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑨𝑩.
Lấy điểm M trên d thoả mãn các yêu Để xác định điểm M, ta làm như sau:
cầu đề bài. Từ đó, tìm hoành độ và
+ Từ điểm O, kẻ đường thẳng d song
tung độ của vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑨𝑩.
song với giá của vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑨𝑩.
+ Lấy điểm M trên đường thẳng d sao
cho hai vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑨𝑩, ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑴 cùng hướng và
độ dài đoạn thẳng OM bằng độ dài
vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑨𝑩.

⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝑨𝑩
Điểm M thoả mãn 𝑶𝑴 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ như hình
vẽ.

Ta có: hoành độ của điểm M là xM = 2;


tung độ của điểm M là yM = 1.
+ Tính 𝒙𝑩 − 𝒙𝑨 , 𝒚𝑩 − 𝒚𝑨 rồi so sánh
Toạ độ của điểm M chính là toạ độ của
với a và b.
vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑴 nên ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑨𝑩 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑴 = (𝟐; 𝟏).

Vậy a = 2; b = 1.
- GV yêu cầu HS từ kết quả thực hiện
các nhiệm vụ trong HĐ5, rút ra kết c.
luận sau khi so sánh trường hợp cụ
Ta có: 𝒙𝑩 − 𝒙𝑨 = 𝟒 − 𝟐 = 𝟐, 𝒚𝑩 −
thể, khái quát lên trường hợp tổng
𝒚𝑨 = 𝟑 − 𝟐 = 𝟏.
quát.
Vậy 𝒙𝑩 − 𝒙𝑨 = 𝒂 và 𝒚𝑩 − 𝒚𝑨 = 𝒃.
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu Ví
dụ 4, từ đó áp dụng thực hiện Luyện Nhận xét:
tập 3. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho hai

- GV yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu điểm A(𝒙𝑨 ; 𝒚𝑨 ) và B(𝒙𝑩 ; 𝒚𝑩). Ta có:
Ví dụ 5, trình bày lại cách làm. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑨𝑩 = (𝒙𝑩 − 𝒙𝑨 ; 𝒚𝑩 − 𝒚𝑨 ).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Ví dụ 4


- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp Luyện tập 3:
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
Ta có:
cầu, trả lời câu hỏi và bài tập, thảo
⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑨𝑩 = (𝟓 − 𝟏; −𝟏 − 𝟑) = (−𝟒; 𝟒)
luận nhóm.

- GV: quan sát và trợ giúp HS. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗


𝑫𝑪 = (−𝟐 − 𝟐; 𝟐 − (−𝟐)) = (−𝟒; 𝟒)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Vậy ⃗⃗⃗⃗⃗⃗


𝑨𝑩 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑫𝑪 = (−𝟒; 𝟒)
- HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi,
Ví dụ 5 (SGK – tr 64).
trình bày bài.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV khái


quát lại cách tính toạ độ của vectơ khi
biết toạ độ điểm đầu và điểm cuối của
vectơ đó.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học vận dụng kiến thức về tọa độ của vectơ để giải quyết bài tập.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học, kết hợp với SGK làm các
Bài 1 – 5 (SGK – tr 65, 66).

c) Sản phẩm học tập: HS vận dụng các kiến thức toạ độ của vectơ vào giải quyết
các bài tập.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV tổ chức cho HS làm Bài 1 – 5 (SGK – tr 65, 66).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1.

+ Vẽ các vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑂𝐵 = 𝑏⃗, ⃗⃗⃗⃗⃗


𝑂𝐴 = 𝑎, ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑂𝐶 = 𝑐 , ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝐷 = 𝑑

Từ hình vẽ, ta thấy toạ độ của 4 điểm A, B, C, D là:

A (-5; -3), B (3; -4), C (-1; 3), D (2; 5)

Do đó
𝑂𝐴 = (−5; −3), 𝑏⃗ = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑎 = ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑂𝐵 = (3; −4), 𝑐 = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝐶 = (−1; 3), 𝑑 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝐷 = (2; 5)

+ Vì 𝑎 = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝐴 = (−5; −3) nên 𝑎 = (−5)𝑖 + (−3)𝑗 = −5𝑖 − 3𝑗

𝑏⃗ = 𝑂𝐵
⃗⃗⃗⃗⃗ = (3; −4) nên 𝑏⃗ = 3𝑖 + (−4)𝑗 = 3𝑖 − 4𝑗

𝑐 = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝐶 = (−1; 3) nên 𝑐 = (−1)𝑖 + 3𝑗 = −𝑖 + 3𝑗

𝑑 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝐷 = (2; 5) nên 𝑑 = 2𝑖 + 5𝑗

2.

a. 𝑎 = (3; 0)

b. 𝑏⃗ = (0; −1)

c. 𝑐 = (1; −4)

d. 𝑑 = (0,5; √6)

3.

a. 𝑢
⃗ = 𝑣 ⟺ {2𝑎 − 1 = 3 − 3 = 4𝑏 + 1 ⟺ {𝑎 = 2 𝑏 = −1

Vậy {𝑎 = 2 𝑏 = −1 thì 𝑢
⃗ =𝑣

b. 𝑥 = 𝑦 ⟺ {𝑎 + 𝑏 = 2𝑎 − 3 − 2𝑎 + 3𝑏 = 4𝑏 ⟺ {𝑎 = 1 𝑏 = −2

Vậy {𝑎 = 1 𝑏 = −2 thì 𝑥 = 𝑦

4.

a. Gọi M (a ; b) ⇒ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝑀 = (𝑎 − 2; 𝑏 − 3)

⃗⃗⃗⃗⃗ = (4; −2)


Toạ độ vectơ 𝐵𝐶

⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝐵𝐶
Để 𝐴𝑀 ⃗⃗⃗⃗⃗ thì toạ độ điểm M là : M (6 ; 1)

b. Gọi N (x ; y) ⇒ ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗ = (𝑥 − 2, 𝑦 − 3)


𝑁𝐶 = (3 − 𝑥, −1 − 𝑦) và 𝐴𝐶

Do N là trung điểm AC nên


5
⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝑁𝐶
𝐴𝐶 ⃗⃗⃗⃗⃗ ⇔ {𝑥 − 2 = 3 − 𝑥 𝑦 − 3 = −1 − 𝑦 ⇔ {𝑥 = 𝑦=1
2
5
⇒ N ( , 1)
2

7 −7
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = (− ; 0) và 𝑁𝑀
Ta có: 𝐵𝑁 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = ( ; 0)
2 2

⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝑁𝑀
Vậy 𝐵𝑁 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗

5.

a.

Vì điểm A đối xứng với điểm M qua gốc O ⇒ ⃗⃗⃗⃗⃗


𝐴𝑂 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝑀 .

Gọi điểm A (a ; b). Ta có: ⃗⃗⃗⃗⃗


𝐴𝑂 = (−𝑎; −𝑏); ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝑀 = (−1; 3)

⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝑂 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝑀 ⇔ {−𝑎 = −1 − 𝑏 = 3 ⇔ {𝑎 = 1 𝑏 = −3

Vậy toạ độ điểm A là (1; -3).

b.
B đối xứng với M qua trục Ox ⇒ B (-1; -3)

c.

C đối xứng với M qua trục Oy ⇒ C (1 ; 3)

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức về tọa độ của vectơ để làm Bài 6, 7 (SGK
– tr66).

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện Bài 6, 7 (SGK – tr66).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


GV yêu cầu học sinh làm Bài 6, 7 (SGK – tr66) theo nhóm đôi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

Đáp án

6.

Gọi C (a; b), D (c; d) ⇒ ⃗⃗⃗⃗


𝐼𝐶 = (𝑎 − 4, 𝑏 − 2) và ⃗⃗⃗⃗
𝐼𝐷 = (𝑐 − 4, 𝑑 − 2)

Do I là tâm của hình bình hành ABCD nên I là trung điểm AC và BD.

⇒ ⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐼 = ⃗⃗⃗⃗
𝐼𝐶 và ⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐼 = ⃗⃗⃗⃗
𝐼𝐷

Ta có: ⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐼 = (7; 1) và ⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐼 = ⃗⃗⃗⃗
𝐼𝐷

⃗⃗⃗⃗ = 𝐼𝐶
Do 𝐴𝐼 ⃗⃗⃗⃗ ⇔ {7 = 𝑎 − 4 1 = 𝑏 − 2 ⇔ {𝑎 = 11 𝑏 = 3 ⇒ 𝐶(11; 3)

⃗⃗⃗⃗ = 𝐼𝐷
𝐵𝐼 ⃗⃗⃗⃗ ⇔ {5 = 𝑐 − 4 − 1 = 𝑑 − 2 ⇔ {𝑐 = 9 𝑑 = 1 ⇒ 𝐷(9; 1)

7.

Theo tính chất đường trung bình trong một tam giác ta có:

⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑃𝑁 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝑀 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝐶 và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝑃 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑁𝐴

Gọi A (a1 ; a2), B (b1 ; b2), C (c1 ; c2)


Ta có : ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑃𝑁 = (2; 3), ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝑀 = (1 − 𝑏1 ; −2 − 𝑏2 ), ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝐶 = (𝑐1 − 1; 𝑐2 + 2), ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝑃 =
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = (𝑎1 − 4; 𝑎2 + 1).
(5; 4), 𝑁𝐴

⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝑀𝐶
𝑃𝑁 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⇔ {2 = 𝑐1 − 1 3 = 𝑐2 + 2 ⇔ {𝑐1 = 3 𝑐2 = 1 ⇒ 𝐶(3; 1)

⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑁𝐴 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝑃 ⇔ {5 = 𝑎1 − 4 4 = 𝑎2 + 1 ⇔ {𝑎1 = 9 𝑎2 = 3 ⇒ 𝐴(9; 3)

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

● Ghi nhớ kiến thức trong bài.

● Hoàn thành các bài tập trong SBT

● Chuẩn bị bài mới “Bài 2: Biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ".
Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: BIỂU THỨC TOẠ ĐỘ CỦA CÁC PHÉP TOÁN VECTƠ (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

● Sử dụng được biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ trong tính toán.
● Tính được độ dài của một vectơ khi biết toạ độ hai đầu mút của nó.
● Vận dụng được phương pháp tọa độ vào bài toán giải tam giác.
● Vận dụng được kiến thức về tọa độ của vectơ để giải một số bài toán liên
quan đến thực tiễn.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

● Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc
của bản thân, tự phân công nhiệm vụ hợp tác nhóm.

● Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm, tích cực
tham gia trao đổi công việc.

Năng lực riêng:

● Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Sử dụng các kiến thức toán học tương
thích để giải quyết được vấn đề đặt ra.

● Năng lực mô hình hoá toán học: Thiết lập được mô hình toán học (đặt hệ
trục toạ độ), dùng toạ độ để mô tả các lực, giải quyết những vấn đề toán
học trong mô hình được thiết lập (tính độ lớn các lực).

● Năng lực giao tiếp toán học: Sử dụng được một cách hợp lí ngôn ngữ toán
học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt cách suy nghĩ, lập luận,
chứng minh các khẳng định toán học.

3. Phẩm chất
● Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức về
hoán vị, chỉnh hợp để giải quyết vấn đề thực tiễn.
● Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm, đánh giá chính
xác kết quả nhóm bạn.
● Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên
quan để minh hoạ cho cho các phép toán vectơ.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Xuất phát từ tình huống thực tế cụ thể và quen thuộc, đặt ra câu hỏi
để tạo sự tò mò và thu hút chú ý của HS, dẫn nhập HS cùng bước vào bài học.

b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về cách
xác định toạ độ của phép toán vectơ trong tính toán.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Trên màn hình ra đa của đài kiểm soát không lưu (được coi như mặt phẳng toạ độ
Oxy với đơn vị trên các trục tính theo ki-lô-mét), một máy bay trực thăng chuyển
động thẳng đều từ thành phố A có toạ độ (400 ; 50) đến thành phố B có toạ độ
(100 ; 450) (Hình 17) và thời gian bay quãng đường AB là 3 giờ. Người ta muốn
biết vị trí (toạ độ) của máy bay trực thăng tại thời điểm sau khi xuất phát t giờ (0
≤ t ≤ 3).
Làm thế nào để xác định được tọa độ của máy bay trực thăng tại thời điểm trên?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời
câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới "Đối với các phép toán vectơ, cách xây dựng biểu thức
toạ độ của các phép toán vectơ như thế nào, trong bài học ngày hôm nay chúng
ta sẽ cùng tìm hiểu. Chúng ta cùng vào Bài 2: Biểu thức toạ độ của các phép toán
vectơ.”

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Biểu thức toạ độ của phép cộng hai vectơ, phép trừ hai vectơ,
phép nhân một số với một vectơ.

a) Mục tiêu: HS sử dụng được biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ trong
tính toán.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ1; Luyện tập 1, 2; đọc hiểu Ví dụ 1, 2, 3.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, kết quả thực hiện các HĐ1;
Luyện tập 1, 2 của HS.
d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Biểu thức toạ độ của phép cộng hai
vectơ, phép trừ hai vectơ, phép nhân
- HS thực hiện HĐ1 theo nhóm đôi.
một số với một vectơ.
GV hướng dẫn: Sử dụng định lí về tọa
độ của vectơ trong Bài 1 để tính. HĐ1:

a. Biểu diễn các vectơ 𝒖 ⃗⃗ = (𝒙𝟏 ; 𝒚𝟏 ) và 𝒗


⃗ theo hai a. Ta có: 𝒖
⃗⃗ , 𝒗 ⃗ =
vectơ 𝒊 và 𝒋 ⃗⃗ = 𝒙𝟏 𝒊 + 𝒚𝟏 𝒋; 𝒗
(𝒙𝟐 ; 𝒚𝟐 ) nên 𝒖 ⃗ =
𝒙𝟐 𝒊 + 𝒚𝟐 𝒋
b. Biểu diễn các vectơ ⃗𝒖
⃗ + ⃗𝒗, ⃗𝒖
⃗ − ⃗𝒗,
⃗⃗ (k ∈ 𝑹) theo hai vectơ 𝒊 và 𝒋.
k𝒖 b. Để biểu diễn vectơ 𝒖
⃗⃗ + 𝒗
⃗ theo hai
vectơ 𝒊 và 𝒋, ta làm như sau:

⃗⃗ = (𝒙𝟏 ; 𝒚𝟏 ), 𝒗
Do 𝒖 ⃗ = (𝒙𝟐 ; 𝒚𝟐 ) nên
⃗⃗ = 𝒙𝟏 𝒊 + 𝒚𝟏 𝒋, 𝒗
𝒖 ⃗ = 𝒙𝟐 𝒊 + 𝒚𝟐 𝒋. Vì
vậy,

⃗ = (𝒙𝟏 𝒊 + 𝒚𝟏 𝒋) + (𝒙𝟐 𝒊 + 𝒚𝟐 𝒋)
⃗⃗ + 𝒗
𝒖
= (𝒙𝟏 𝒊 + 𝒙𝟐 𝒊) + (𝒚𝟏 𝒋 + 𝒚𝟐 𝒋) = (𝒙𝟏 +
𝒙𝟐 )𝒊 + (𝒚𝟏 + 𝒚𝟐 )𝒋.

Tương tự, ta có các biểu diễn sau:

⃗ = (𝒙𝟏 − 𝒙𝟐 )𝒊 + (𝒚𝟏 − 𝒚𝟐 )𝒋;


⃗⃗ − 𝒗
𝒖
c. Tìm toạ độ các vectơ 𝒖
⃗⃗ + 𝒗
⃗,𝒖
⃗⃗ − 𝒗 ⃗⃗ = (𝒌𝒙𝟏 )𝒊 + (𝒌𝒚𝟏 )𝒋 (𝒌 ∈ 𝑹)
⃗ , k𝒖
⃗⃗ (k ∈ 𝑹)
k𝒖
c. Toạ độ của các vectơ 𝒖
⃗⃗ + 𝒗
⃗,𝒖
⃗⃗ − 𝒗
⃗,
⃗⃗ (𝒌 ∈ 𝑹) lần lượt là: (𝒙𝟏 + 𝒙𝟐 ; 𝒚𝟏 +
k𝒖
𝒚𝟐 ), (𝒙𝟏 − 𝒙𝟐 ; 𝒚𝟏 − 𝒚𝟐 ), (𝒌𝒙𝟏 , 𝒌𝒚𝟏 )
- GV yêu cầu HS từ kết quả thực hiện
HĐ1, rút ra biểu thức toạ độ của các Kết luận:
phép toán: phép cộng hai vectơ, phép
⃗⃗ = (𝒙𝟏 ; 𝒚𝟏 ) và 𝒗
Nếu 𝒖 ⃗ = (𝒙𝟐 ; 𝒚𝟐 ) thì
trừ hai vectơ, phép nhân một số với
một vectơ. 𝒖 ⃗ = (𝒙𝟏 + 𝒙𝟐 ; 𝒚𝟏 + 𝒚𝟐 );
⃗⃗ + 𝒗

⃗⃗ − 𝒗
𝒖 ⃗ = (𝒙𝟏 − 𝒙𝟐 ; 𝒚𝟏 − 𝒚𝟐 );

- GV hướng dẫn HS tìm điều kiện hai ⃗⃗ = (𝒌𝒙𝟏 ; 𝒌𝒚𝟏 ) với 𝒌 ∈ 𝑹.


𝒌𝒖

vectơ cùng phương từ kiến thức phép Nhận xét:


nhân một số với một vectơ và điều kiện
Hai vectơ ⃗𝒖
⃗ = (𝒙𝟏 ; 𝒚𝟏 ), ⃗𝒗 = (𝒙𝟐 ; 𝒚𝟐 )
hai vectơ bằng nhau.
⃗ ) cùng phương khi và chỉ khi có
⃗ ≠𝟎
(𝒗
- HS tìm hiểu Ví dụ 1, áp dụng thực
một số thực k sao cho x1 = kx2 và y1 =
hiện Luyện tập 1.
ky2.
+ Tìm toạ độ vectơ bằng cách thực
Ví dụ 1 (SGK – tr68)
hiện liên tiếp hai phép cộng
Luyện tập 1:
+ Tìm toạ độ của một vectơ thỏa mãn
a. Toạ độ của vectơ 𝒖
⃗⃗ + 𝒗
⃗ +𝒘
⃗⃗⃗ là:
đẳng thức vectơ cho trước bằng cách
sử dụng phép cộng hoặc phép trừ. ⃗⃗ + 𝒗
𝒖 ⃗⃗⃗ = (−𝟐 + 𝟎 + (−𝟐); 𝟎
⃗ +𝒘
+ 𝟔 + 𝟑) = (−𝟒; 𝟗)

b. Ta có: 𝒘 ⃗⃗ = 𝒗
⃗⃗⃗ + 𝒖 ⃗ ⟺𝒘 ⃗ −𝒖
⃗⃗⃗ = 𝒗 ⃗⃗
nên 𝒘
⃗⃗⃗ = (𝟎 − √𝟑; −√𝟕 − 𝟎) =
- HS tìm hiểu Ví dụ 2, 3 (SGK – tr68),
(−√𝟑; −√𝟕).
trình bày lại cách làm.
Ví dụ 2, 3 (SGK - tr68)
- HS thực hiện Luyện tập 2, tìm toạ độ Luyện tập 2:
của máy bay trực thăng tại thời điểm
Gọi C (𝒙𝑪 ; 𝒚𝑪 ) là vị trí máy bay trực
sau khi xuất phát 2 giờ.
thăng tại thời điểm sau khi xuất phát 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: giờ tức là máy bay đi được
𝟐
quãng
𝟑

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp đường. Ta có: 𝑨𝑪⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝟐 𝑨𝑩


⃗⃗⃗⃗⃗⃗ .
𝟑
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
Mà ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑨𝑩 = (−𝟑𝟎𝟎; 𝟒𝟎𝟎); ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑨𝑪 =
cầu.
(𝒙𝑪 − 𝟒𝟎𝟎; 𝒚𝑪 − 𝟓𝟎)
- GV quan sát hỗ trợ.
𝟐
⇒ {𝒙𝑪 − 𝟒𝟎𝟎 = . (−𝟑𝟎𝟎) 𝒚𝑪 −
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 𝟑
𝟐
𝟓𝟎 = . 𝟒𝟎𝟎 ⟺ {𝒙𝑪 = 𝟐𝟎𝟎 𝒚𝑪 =
- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài. 𝟑
𝟗𝟓𝟎
- Đại diện nhóm trình bày các câu trả 𝟑

lời, các nhóm kiểm tra chéo.

- HS lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng


quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm về
cách xác định toạ độ của các phép toán
vectơ và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ
vào vở, nhấn mạnh các ý chính của bài.

Hoạt động 2: Toạ độ trung điểm đoạn thẳng và tọa độ trọng tâm tam giác

a) Mục tiêu: HS xác định được tọa độ trung điểm của đoạn thẳng và tọa độ trọng
tâm tam giác.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ2, 3; Luyện tập 3, 4, đọc hiểu các Ví dụ 4.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện các HĐ2, 3; Luyện tập 3, 4, đọc hiểu các Ví
dụ 4.
d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Toạ độ trung điểm của đoạn thẳng
và tọa độ trọng tâm tam giác
- HS thực hiện HĐ2. GV hướng dẫn:
Từ dữ kiện M là trung điểm của đoạn HĐ2:
thẳng AB:

a. Vì M là trung điểm của AB nên với


điểm O, ta có: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑨 + ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ hay
𝑶𝑩 = 𝟐𝑶𝑴
𝟏
𝑶𝑴 theo hai vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
+ Biểu diễn vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑶𝑴 = (𝑶𝑨
𝟐
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ + ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑩)

⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑨 và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑩.
b. Ta có: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑨 = (𝒙𝑨 , 𝒚𝑨 ), ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑩 =
(𝒙𝑩 , 𝒚𝑩 )

+ Xác định toạ độ điểm M theo toạ độ Vậy ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ 𝟏


𝑶𝑴 = (𝑶𝑨 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ + ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ 𝟏
𝑶𝑩) = (𝒙𝑨 +
𝟐 𝟐
của A và B. 𝒙 +𝒙 𝒚 +𝒚
𝒙𝑩 ; 𝒚𝑨 + 𝒚𝑩 ) = ( 𝑨 𝑩 ; 𝑨 𝑩 )
𝟐 𝟐

Toạ độ điểm M chính là toạ độ của


vectơ nên toạ độ M là: M
𝒙𝑨 +𝒙𝑩 𝒚𝑨 +𝒚𝑩
( ; )
𝟐 𝟐

Kết luận:
- GV yêu cầu HS từ kết quả thực hiện Cho hai điểm A(𝒙𝑨 ; 𝒚𝑨 ) và B(𝒙𝑩 ; 𝒚𝑩 ).
HĐ2, rút ra cách xác định toạ độ trung Nếu M(𝒙𝑴 ; 𝒚𝑴 ) là trung điểm đoạn
điểm M của đoạn thẳng AB khi biết toạ thẳng AB thì
độ hai điểm A và B. 𝒙𝑨 + 𝒙𝑩 𝒚𝑨 + 𝒚 𝑩
𝒙𝑴 = ; 𝒚𝑴 =
𝟐 𝟐

Luyện tập 3:
- HS áp dụng làm Luyện tập 3. GV
hướng dẫn HS: Từ công thức xác định Gọi điểm B(xB; yB).
toạ độ trung điểm của đoạn thẳng, biết
Vì M là trung điểm của AB nên xM =
tọa độ một đầu mút và toạ độ trung 𝒙𝑨 +𝒙𝑩 𝒚𝑨 +𝒚𝑩
; 𝒚𝑴 =
𝟐 𝟐
điểm của đoạn thẳng, tìm tọa độ đầu
mút còn lại của đoạn thẳng. ⇒ {𝒙𝑩 = 𝟐𝒙𝑴 − 𝒙𝑨 𝒚𝑩 = 𝟐𝒚𝑴 − 𝒚𝑨

⇔ {𝒙𝑩 = 𝟐. 𝟓 − 𝟐 = 𝟖 𝒚𝑩
= 𝟐. 𝟕 − 𝟒 = 𝟏𝟎
- HS thực hiện HĐ2. GV hướng dẫn:
Từ dữ kiện G là trọng tâm của tam giác Vậy điểm B có toạ độ là B(8; 10).
ABC:
HĐ3:
+ Biểu diễn vectơ 𝑶𝑮⃗⃗⃗⃗⃗⃗ theo ba vectơ
a. Vì G là trọng tâm của tam giác ABC
⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑨 và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑩 và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑪 nên với điểm O ta có:

+ Xác định toạ độ điểm G theo toạ độ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ + 𝑶𝑩


𝑶𝑨 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ + 𝑶𝑪
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝟑𝑶𝑮
⃗⃗⃗⃗⃗⃗
của A, B, C.
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = 𝟏 (𝑶𝑨
Hay 𝑶𝑮 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ + 𝑶𝑩
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ + 𝑶𝑪
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ) =
𝟑
𝟏
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ + ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
(𝑶𝑨 𝑶𝑩 + ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑪)
𝟑

⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = (𝒙𝑨 , 𝒚𝑨 ), 𝑶𝑩
b. Ta có: 𝑶𝑨 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ =

(𝒙𝑩 , 𝒚𝑩 ), ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑪 = (𝒙𝑪 , 𝒚𝑪 )

Vậy

𝟏
⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑮 = ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ + ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
(𝑶𝑨 𝑶𝑩 + ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑶𝑪)
𝟑
𝟏
= (𝒙 + 𝒙𝑩 + 𝒙𝑪 ; 𝒚𝑨 + 𝒚𝑩 + 𝒚𝑪)
𝟑 𝑨
- GV yêu cầu HS từ kết quả thực hiện
𝒙𝑨 +𝒙𝑩 +𝒙𝑪 𝒚𝑨 +𝒚𝑩 +𝒚𝑪
HĐ3, rút ra cách xác định toạ độ trọng =( ; )
𝟑 𝟑

tâm G của tam giác ABC.


Vậy điểm G có toạ độ là: G
𝒙𝑨 +𝒙𝑩 +𝒙𝑪 𝒚𝑨 +𝒚𝑩 +𝒚𝑪
( ; )
𝟑 𝟑

Kết luận:

Cho tam giác ABC có A(𝒙𝑨 ; 𝒚𝑨 ),


- HS đọc hiểu Ví dụ 4. B(𝒙𝑩 ; 𝒚𝑩), C(𝒙𝑪 ; 𝒚𝑪). Nếu G(𝒙𝑮 ; 𝒚𝑮 )

- HS áp dụng làm Luyện tập 4, biết toạ là trọng tâm tam giác ABC thì
độ hai đỉnh và trọng tâm của tam giác, 𝒙𝑨 + 𝒙𝑩 + 𝒙𝑪
𝒙𝑮 = ;
tìm tọa độ đỉnh còn lại và kiểm tra ba 𝟑
điểm đã cho thẳng hàng hay không. 𝒚𝑨 + 𝒚𝑩 + 𝒚𝑪
𝒚𝑮 =
𝟑
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Ví dụ 4 (SGK – tr69)
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
Luyện tập 4:
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo a. Ta có:
đáp án.
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ = (𝟐; 𝟒); 𝑨𝑮
𝑨𝑩 ⃗⃗⃗⃗⃗ = (𝟐; 𝟏)
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 𝟐 𝟒
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ≠ 𝒌𝑨𝑮
Vì ≠ nên 𝑨𝑩 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝟐 𝟏
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Vậy ba điểm A, B, G không thẳng hàng
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình
bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng


quát lại kiến thức:
+ Cách xác định toạ độ trung điểm của
đoạn thẳng.

+ Cách xác định toạ độ trọng tâm của


tam giác.

Hoạt động 3: Biểu thức toạ độ của tích vô hướng.

a. Mục tiêu: HS từ công thức tính tích vô hướng của hai vectơ, phát hiện công
thức tính: độ dài của một vectơ khi biết toạ độ của nó; độ dài của một vectơ khi
biết toạ độ hai đầu mút của nó; côsin góc của hai vectơ.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ4; đọc hiểu các Ví dụ 5, 6.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện các HĐ4; đọc hiểu các Ví dụ 5, 6.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: III. Biểu thức toạ độ của tích vô hướng

- HS thực hiện HĐ4. GV hướng dẫn HĐ4:


câu b: Biểu diễn các vectơ 𝒖
⃗⃗ , 𝒗
⃗ theo a.
hai vectơ 𝒊 và 𝒋 rồi thực hiện các phép
𝒊𝟐 = |𝒊|𝟐 = 𝟏; 𝒋𝟐 = |𝒋|𝟐 = 𝟏; 𝒊. 𝒋 = 𝟎
toán vectơ đã biết.
(vì 𝒊 ⊥ 𝒋)

b.

⃗ = (𝒙𝟏 𝒊 + 𝒚𝟏 𝒋). (𝒙𝟐 𝒊 + 𝒚𝟐 𝒋)


⃗⃗ . 𝒗
𝒖
= 𝒙𝟏 𝒙𝟐 𝒊𝟐 + 𝒙𝟏 𝒚𝟐 (𝒊, 𝒋)
+ 𝒚𝟏 𝒙𝟐 (𝒋. 𝒊) + 𝒚𝟏 𝒚𝟐 𝒋𝟐
- GV yêu cầu HS từ kết quả thực hiện = 𝒙𝟏 𝒙𝟐 + 𝒚𝟏 𝒚𝟐.
HĐ4, kiến tạo ra biểu thức toạ độ của
tích vô hướng của hai vectơ khi biết toạ Kết luận:
độ của hai vectơ đó.
⃗⃗ = (𝒙𝟏 ; 𝒚𝟏 ) và 𝒗
Nếu 𝒖 ⃗ = (𝒙𝟐 ; 𝒚𝟐 ) thì
- Từ biểu thức tích vô hướng của hai 𝒖
⃗⃗ . 𝒗
⃗ = 𝒙𝟏 𝒙𝟐 + 𝒚𝟏 𝒚𝟐
vectơ, GV hướng dẫn HS phát hiện
Nhận xét:
công thức tính:
⃗ = (𝒙; 𝒚) thì |𝒂
a. Nếu 𝒂 ⃗ | = √𝒂
⃗ .𝒂
⃗ =
+ Độ dài của một vectơ khi biết toạ độ
√𝒙𝟐 + 𝒚𝟐
của nó.

+ Độ dài của một vectơ khi biết toạ độ b. Nếu A(𝒙𝟏 ; 𝒚𝟏 ) và B(𝒙𝟐 ; 𝒚𝟐 ) thì AB
hai đầu mút của nó. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ | = √(𝒙𝟐 − 𝒙𝟏 )𝟐 + (𝒚𝟐 − 𝒚𝟏 )𝟐
= |𝑨𝑩

+ Côsin góc của hai vectơ c. Với hai vectơ 𝒖


⃗⃗ = (𝒙𝟏 ; 𝒚𝟏 ) và 𝒗
⃗ =
(𝒙𝟐 ; 𝒚𝟐 ) đều khác ⃗𝟎, ta có:

⃗⃗ và 𝒗
+𝒖 ⃗ vuông góc với nhau khi và chỉ
khi 𝒙𝟏 𝒙𝟐 + 𝒚𝟏 𝒚𝟐 = 𝟎.
- HS đọc hiểu Ví dụ 5, 6, trình bày lại
⃗𝒖.𝒗
⃗ 𝒙𝟏 𝒙𝟐 +𝒚𝟏 𝒚𝟐
cách làm. ⃗⃗ , ⃗𝒗) = |
+ cos(𝒖 = .
⃗𝒖|.|⃗𝒗|
√𝒙𝟐𝟏 +𝒚𝟐𝟏 .√𝒙𝟐𝟏 +𝒚𝟐𝟐

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:


Ví dụ 5, 6 (SGK – tr 70, 71)
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo
đáp án.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình


bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng
quát lại kiến thức về biểu thức tính tích
vô hướng của hai vectơ khi biết toạ độ
của hai vectơ đó.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về tọa độ của vectơ để giải bài tập.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm Bài 1 - 5 (SGK – tr72).

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện Bài 1 – 5 (SGK – tr72).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1 – 5 (SGK – tr72).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1. 𝑎 = (−1; 2), 𝑏⃗ = (3; 1), 𝑐 = (2; −3)


⃗ = 2𝑎 + 𝑏⃗ − 3𝑐 = (2.(-1) + 3 – 3.2; 2.2 + 1 – 3.(-3)) = (-5; 14)
a. 𝑢
b. 𝑥 + 2𝑏⃗ = 𝑎 + 𝑐 ⇔ 𝑥 = 𝑎 + 𝑐 − 2𝑏⃗ = (−1 + 2 − 2.3; 2 + (−3) − 2.1) =
(−5; −3)

Vậy 𝑥 = (−5; −3).

2. A(-2; 3), B(4; 5), C(2; - 3)

a. Ta có: ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗ = (4; −6).


𝐴𝐵 = (6; 2), 𝐴𝐶
6 −3
Vì ≠ nên ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐵 ≠ 𝑘𝐴𝐶
4 −6

Vậy ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

b. Do G là trọng tâm tam giác ABC nên:

𝑥𝐴 + 𝑥𝐵 + 𝑥𝐶 −2 + 4 + 2 4 𝑦𝐴 + 𝑦𝐵 + 𝑦𝐶 3 + 5 + (−3)
{𝑥𝐺 = = = 𝑦𝐶 = =
3 3 3 3 3
5
=
3
4 5
Vậy G( ; )
3 3

c. Ta có: ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗ = (4; −6), ⃗⃗⃗⃗⃗


𝐴𝐵 = (6; 2), 𝐴𝐶 𝐵𝐶 = (−2; −8)

⃗⃗⃗⃗⃗ | = √62 + 22 = √40


AB = |𝐴𝐵

⃗⃗⃗⃗⃗ | = √42 + (−6)2 = √52


𝐴𝐶 = |𝐴𝐶

⃗⃗⃗⃗⃗ | = √(−2)2 + (−8)2 = √68


𝐵𝐶 = |𝐵𝐶

Ta có:

6.4+2.(−6)
̂ =𝑐𝑜𝑠 𝑐𝑜𝑠 (𝐴𝐵
cos 𝐵𝐴𝐶 ⃗⃗⃗⃗⃗ , 𝐴𝐶
⃗⃗⃗⃗⃗ ) = ̂ ≈ 75𝑜
⇒ 𝐵𝐴𝐶
√62 +22 .√42 +(−6)2

(−6).(−2)+(−2).(−8)
̂ =𝑐𝑜𝑠 𝑐𝑜𝑠 (𝐵𝐴
cos 𝐴𝐵𝐶 ⃗⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐶 ) = ̂ ≈ 58𝑜
⇒ 𝐴𝐵𝐶
√(−6)2 +(−2)2 .√(−2)2 +(−8)2

Áp dụng định lí tổng ba góc trong một tam giác ta có:


̂ = 180𝑜 − (𝐵𝐴𝐶
𝐴𝐶𝐵 ̂ + 𝐴𝐵𝐶
̂ ) = 47𝑜

3.

a. Do M, N, P là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB nên:

𝑥𝐵 + 𝑥𝐶 𝑥𝐵 + 𝑥𝐴 𝑥𝐴 + 𝑥𝐶
{ = 𝑥𝑀 = 𝑥𝑃 = 𝑥𝑁 ⟺ {𝑥𝐵 + 𝑥𝐶 = 4 𝑥𝐵 + 𝑥𝐴
2 2 2
= 2 𝑥𝐴 + 𝑥𝐶 = 8 ⇔ {𝑥𝐴 = 3 𝑥𝐵 = −1 𝑥𝐶 = 5

𝑦𝐵 + 𝑦𝐶 𝑦𝐵 + 𝑦𝐴 𝑦𝐴 + 𝑦𝐶
{ = 𝑦𝑀 = 𝑦𝑃 = 𝑦𝑁 ⇔ {𝑦𝐵 + 𝑦𝐶 = 0 𝑦𝐵 + 𝑦𝐴
2 2 2
= 4 𝑦𝐴 + 𝑦𝐶 = 4 ⇔ {𝑦𝐴 = 5 𝑦𝐵 = −1 𝑦𝐶 = −1

Vậy A (3; 5), B (-1 ; -1), C (5; -1).

b. Trọng tâm tam giác ABC có tọa độ là:

𝑥𝐴 + 𝑥𝐵 + 𝑥𝐶 3 + (−1) + 5 7 𝑦𝐴 + 𝑦𝐵 + 𝑦𝐶 5 + (−1) + 1 5
{ = = = =
3 3 3 3 3 3

Trọng tâm tam giác MNP có toạ độ là:

𝑥𝑀 + 𝑥𝑁 + 𝑥𝑃 2 + 4 + 1 7 𝑦𝑀 + 𝑦𝑁 + 𝑦𝑃 0 + 2 + 3 5
{ = = = =
3 3 3 3 3 3

Vậy trọng tâm của 2 tam giác ABC và MNP là trùng nhau vì có cùng tọa độ.

4.

a. Ta có: ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐶 = (−7; 1), ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐴 = (3; 3)

(−7).3+1.3 −3
̂ = (𝐵𝐶
cos 𝐴𝐵𝐶 ⃗⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐴) = =
√(−7)2 +12 .√32 +32 5

̂ = 127𝑜
⇒ 𝐴𝐵𝐶

b. Ta có: ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐶 = (−7; 1), ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗ = (−10; −2)
𝐵𝐴 = (3; 3), 𝐴𝐶

⃗⃗⃗⃗⃗ | = √32 + 32 = 3√2


AB = |𝐵𝐴

⃗⃗⃗⃗⃗ | = √(−10)2 + (−2)2 = √104


⇒ 𝐴𝐶 = |𝐴𝐶
⃗⃗⃗⃗⃗ | = √(−7)2 + 12 = √50
BC = |𝐵𝐶

Vậy chu vi tam giác ABC là: PABC = 2√26 + 8√2

c. Kẻ đường cao AH của tam giác ABC, M thuộc đường thẳng BC nên đường cao
của tam giác ABM cũng là AH.
1 1
Khi đó: 𝑆𝐴𝐵𝐶 = 𝐴𝐻. 𝐵𝐶 và 𝑆𝐴𝐵𝑀 = 𝐴𝐻. 𝐵𝑀
2 2

1 1
Theo bài ra ta có: 𝑆𝐴𝐵𝐶 = 2𝑆𝐴𝐵𝑀 ⇔ . 𝐴𝐻. 𝐵𝐶 = 2. . 𝐴𝐻. 𝐵𝐶 ⇔ 𝐵𝐶 = 2𝐵𝑀 ⇔
2 2
1
𝐵𝑀 = 𝐵𝐶.
2

⇒ Để diện tích của tam giác ABC bằng hai lần diện tích của tam giác ABM thì M
phải là trung điểm của BC.

𝑥𝐵 +𝑥𝐶 −9 𝑦𝐵 +𝑦𝐶 3 −9 3
Vậy toạ độ điểm M là: { = = . Vậy M ( ; )
2 2 2 2 2 2

5.

a. Có: ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐵 = (3; 2); ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐶 = (2; −5)

3 2
≠ ⃗⃗⃗⃗⃗ ≠ 𝑘. 𝐵𝐶
⇒ 𝐴𝐵 ⃗⃗⃗⃗⃗
2 −5

Vậy ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

b. A(1; 1), B(4; 3) và C(6; -2)

Ta có: ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐶𝐷 = (𝑥𝐷 − 6; 𝑦𝐷 + 2) ⇒ ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐷𝐶 = (6 − 𝑥𝐷 ; −2 − 𝑦𝐷 ); ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐵 = (3; 2)

Vì hình thang ABCD có AB // CD nên hai vectơ ⃗⃗⃗⃗⃗


𝐴𝐵 , ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐷𝐶 cùng hướng và CD =
⃗⃗⃗⃗⃗ = 2𝐴𝐵
2AB nên 𝐷𝐶 ⃗⃗⃗⃗⃗

⇒ {6 − 𝑥𝐷 = 2.3 − 2 − 𝑦𝐷 = 2.2 ⇔ {𝑥𝐷 = 0 𝑦𝐷 = −6 ⇒ 𝐷 (0; −6)

Vậy toạ độ điểm D là D(0; -6).


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức về tọa độ của vectơ để giải bài
tập.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức về tọa độ của vectơ để làm Bài 6, 7 (SGK
– tr72)

c) Sản phẩm: Đáp án các Bài 6, 7 (SGK – tr72).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm Bài 6, 7 (SGK –
tr72).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả :

6. Để hai vectơ 𝑢
⃗ = (𝑥1, 𝑦1 ), 𝑣 = (𝑥2 , 𝑦2 ) (𝑣 ≠0) cùng phương thì phải tồn tại
một số k (k ∈ 𝑅) sao cho

𝑢
⃗ = 𝑘𝑣 ⟺ {𝑥1 = 𝑘𝑥2 𝑦1 = 𝑘𝑦2 (đ𝑝𝑐𝑚)

7.
Chọn hệ trục toạ độ Oxy như hình vẽ.

Ta có : ⃗⃗⃗
𝐹1 = (1 500; 0)

⃗⃗⃗1, 𝐹
+ (𝐹 ⃗⃗⃗⃗2 ) = 30𝑜 nên toạ độ của 𝐹
⃗⃗⃗⃗2 là: 𝐹
⃗⃗⃗⃗2 = (600𝑐𝑜𝑠30𝑜 ; 600𝑠𝑖𝑛30𝑜 ) hay 𝐹
⃗⃗⃗⃗2 =

(300√3; 300)

⃗⃗⃗1, 𝐹
+ (𝐹 ⃗⃗⃗⃗3 ) = 45𝑜 nên toạ độ của 𝐹
⃗⃗⃗⃗3 là: 𝐹
⃗⃗⃗⃗3 = (800𝑐𝑜𝑠45𝑜 ; −800𝑠𝑖𝑛45𝑜 ) hay 𝐹
⃗⃗⃗⃗3 =

(400√2; −400√2)

Do đó, lực 𝐹 tổng hợp các lực tác động lên vật có toạ độ là:

𝐹 = ⃗⃗⃗
𝐹1 + ⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗3 = (1 500 + 300√3 + 400√2; 300 − 400√2)
𝐹2 + 𝐹

Độ lớn lực tổng hợp F tác động lên vật là:

|𝐹 | = √(1 500 + 300√3 + 400√2)2 + (300 − 400√2)2 ≈ 2 599 (𝑁)

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

● Ghi nhớ kiến thức trong bài.

● Hoàn thành các bài tập trong SBT

● Chuẩn bị bài mới “Bài 3: Phương trình đường thẳng".


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3: PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

● Mô tả được phương trình tổng quát và phương trình tham số của đường
thẳng trong mặt phẳng toạ độ.
● Thiết lập được phương trình của đường thẳng trong mặt phẳng khi biết: một
điểm và một vectơ pháp tuyến; một điểm và một vectơ chỉ phương; hai
điểm.
● Giải thích được mối liên hệ giữa đồ thị hàm số bậc nhất và đường thẳng
trong mặt phẳng toạ độ.
● Vận dụng được kiến thức về phương trình đường thẳng để giải một số bài
toán liên quan đến thực tiễn.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

● Năng lực tự chủ và tự học: Tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học
tập, tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.

● Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận tìm ra các sản phẩm học
tập theo yêu cầu, phản biện và thuyết trình trước đám đông.

Năng lực riêng:

● Năng lực tư duy và lập luận toán học: Lập luận hợp lí, giải thích được cách
thức giải quyết vấn đề.

● Năng giải quyết vấn đề toán học: Sử dụng các kiến thức liên quan để giải
quyết, lựa chọn cách thức giải quyết phù hợp.
● Năng lực mô hình hoá toán học: Giải quyết những vấn đề toán học trong
mô hình được thiết lập.

3. Phẩm chất

● Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công,
phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời
gian.
● Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm
mình và nhóm bạn.
● Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp
tác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên
quan để minh hoạ cho bài học.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Gợi tình huống máy bay cất cánh trong thực tiễn cuộc sống nhằm
thu hút HS vào bài học.

b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu trong SGK.

c) Sản phẩm: HS có dự đoán về câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:


Một máy bay cất cánh từ sân bay theo một đường thẳng nghiêng với phương nằm
ngang một góc 20o, vận tốc cất cánh là 200 km/h. Hình 24 minh hoạ hình ảnh
đường bay của máy bay trên màn hình ra đa của bộ phận không lưu. Để xác định
vị trí của máy bay tại những thời điểm quan trọng (chẳng hạn: 30 s, 60 s, 90 s,
120 s), người ta phải lập phương trình đường thẳng mô tả đường bay.

Làm thế nào để lập phương trình đường thẳng trong mặt phẳng toạ độ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ về câu
hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS theo dõi, đưa ra dự đoán của mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: "Để xác định vị trí của máy bay tại những thời điểm quan
trọng, người ta phải lập phương trình đường thẳng mô tả đường bay. Vậy làm thế
nào để lập phương trình đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ, bài học ngày hôm
nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Chúng ta cùng vào Bài 3: Phương trình đường
thẳng"

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phương trình tham số của đường thẳng.

a) Mục tiêu: HS mô tả được phương trình tham số của đường thẳng trong mặt
phẳng toạ độ.
b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ1, 2; Luyện tập 1; đọc hiểu Ví dụ 1.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học; Kết quả thực hiện các HĐ1,
2; Luyện tập 1 của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Phương trình tham số của đường
thẳng

1. Vectơ chỉ phương của đường thẳng

HĐ1:
- HS thực hiện HĐ1.

+ Vẽ một đoạn thẳng bất kì song song


với đường thẳng ∆.

+ Đánh dấu mũi tên chiều của đoạn


thẳng đó, ta được 1 vectơ thỏa mãn yêu
cầu bài toán.

Kết luận:

- GV yêu cầu HS từ HĐ1, rút ra khái Vectơ 𝒖


⃗⃗ được gọi là vectơ chỉ phương
niệm vectơ chỉ phương của đường của đường thẳng ∆ nếu 𝒖 ⃗ và giá
⃗⃗ ≠ 𝟎
thẳng. ⃗⃗ song song hoặc trùng với ∆.
của 𝒖

- GV:
⃗⃗ là một vectơ chỉ phương của Nhận xét:
+ Nếu 𝒖
⃗⃗ (𝒌 ≠ 𝟎) có là một vectơ chỉ
∆ thì k𝒖
⃗⃗ là một vectơ chỉ phương của
+ Nếu 𝒖
phương của ∆ không?
⃗⃗ (𝒌 ≠ 𝟎) cũng là một vectơ chỉ
∆ thì k𝒖
+ Khi biết một điểm và một vectơ chỉ phương của ∆.
phương của đường thẳng, có xác định
+ Một đường thẳng hoàn toàn được xác
được một đường thẳng không?
định khi biết một điểm và một vectơ
chỉ phương của đường thẳng đó.

- HS thực hiện HĐ2. 2. Phương trình tham số của đường


thẳng

HĐ2:

+ Nhận xét về phương của hai vectơ 𝒖


⃗⃗
và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑴𝟎 𝑴 .
⃗⃗ và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
a. Hai vectơ 𝒖 𝑴𝒐 𝑴 cùng phương
+ Chứng minh có số thực t sao cho
với nhau.
⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑴 ⃗⃗ .
𝟎 𝑴 = 𝒕𝒖
b. Xét điểm M(x; y) ∈ ∆. Vì ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑴𝒐 𝑴 cùng
+ Biểu diễn tọa độ của điểm M qua toạ
phương với 𝒖
⃗⃗ nên có số thực t sao cho
độ của điểm M0 và toạ độ của vectơ chỉ
⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑴𝒐 𝑴 = 𝒕𝒖 ⃗⃗ .
phương 𝒖
⃗⃗ .
⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗ =
+ Với đường thẳng ∆ đã xác định, điểm c. Do 𝑴𝒐 𝑴 = (𝒙 − 𝒙𝒐 ; 𝒚 − 𝒚𝒐 ), 𝒖
M thuộc đường thẳng ∆ thì toạ độ điểm (𝒂; 𝒃) nên
M thoả mãn hệ (I). Vậy nếu điểm M (x;
y) trong mặt phẳng toạ độ thoả mãn hệ
(I) thì M(x; y) có thuộc đường thẳng ∆ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑴𝒐 𝑴 = 𝒕𝒖 ⃗⃗ ⟺ {𝒙 − 𝒙𝒐 = 𝒂𝒕 𝒚 − 𝒚𝒐
không? = 𝒃𝒕 ⟺ {𝒙

- Từ kết quả thực hiện HĐ2, GV dẫn = 𝒙𝒐 + 𝒂𝒕 𝒚

dắt đến khái niệm phương trình tham = 𝒚𝒐 + 𝒃𝒕 (𝑰)

số của đường thẳng; hướng dẫn HS Ngược lại, nếu điểm M (x; y) trong mặt
cách đọc được các thông tin từ phương phẳng toạ độ thoả mãn hệ (I) thì M(x;
trình tham số của đường thẳng như: y) ∈ ∆.
điểm thuộc đường thẳng, vectơ chỉ
Kết luận:
phương của đường thẳng.
Hệ {𝒙 = 𝒙𝒐 + 𝒂𝒕 𝒚 = 𝒚𝒐 + 𝒃𝒕 (a2 +
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi để rút
b2 > 0 và t là tham số) được gọi là
ra nhận xét:
phương trình tham số của đường thẳng
Cho đường thẳng ∆ có phương trình ∆ đi qua M0(x0; y0) và nhận 𝒖 ⃗⃗ = (𝒂; 𝒃)
tham số là: làm vectơ chỉ phương.

{𝒙 = 𝒙𝟎 + 𝒂𝒕 𝒚 = 𝒚𝟎 + 𝒃𝒕 (a2 + b2 Nhận xét:


> 0 và t là tham số)
Cho đường thẳng ∆ có phương trình
+ Với mỗi giá trị cụ thể t, xác định tham số là:
được bao nhiêu điểm trên đường thẳng
{𝒙 = 𝒙𝟎 + 𝒂𝒕 𝒚 = 𝒚𝟎 + 𝒃𝒕 (a2 + b2
∆?
> 0 và t là tham số)
+ Với mỗi điểm trên đường thẳng ∆,
xác định được bao nhiêu giá trị cụ thể + Với mỗi giá trị cụ thể của t, ta xác
của t? định được một điểm trên đường thẳng
∆. Ngược lại, với mỗi điểm trên đường
- HS đọc hiểu Ví dụ 1, áp dụng làm
thẳng ∆, ta xác định được một giá trị cụ
Luyện tập 1.
thể của t.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Vectơ 𝒖
⃗⃗ = (𝒂; 𝒃) là một vectơ chỉ
phương của ∆.
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp Ví dụ 1 (SGK – tr74)
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
Luyện tập 1:
cầu.
a. Gọi điểm A ∈ ∆ ⇒ M(1 – 2t; -2 + t)
- GV hướng dẫn, hỗ trợ.
+ Chọn t = 1 ⇒ 𝑴𝟏 (−𝟏; −𝟏)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Chọn t = 0 ⇒ 𝑴𝟐 (𝟏; −𝟐)
- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.
b. Thay điểm C(-1; -1) vào đường
- Đại diện HS trình bày các câu trả lời,
thẳng ∆ ta được:
các HS kiểm tra chéo.
{−𝟏 = 𝟏 − 𝟐𝒕 − 𝟏 = −𝟐 + 𝒕 ⇔ {𝒕
- HS lắng nghe, nhận xét.
=𝟏𝒕=𝟏 ⇔𝒕=𝟏
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng
Vậy C(-1; -1) ∈ ∆.
quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm về
khái niệm: vectơ chỉ phương của Thay toạ độ điểm D(1; 3) vào đường
đường thẳng, phương trình tham số của thẳng ∆ ta được:
đường thẳng ∆ đi qua M0(x0; y0) và {𝟏 = 𝟏 − 𝟐𝒕 𝟑 = −𝟐 + 𝒕 ⟺ {𝒕
⃗⃗ = (𝒂; 𝒃) (𝒖
nhận 𝒖 ⃗ ) làm vectơ
⃗⃗ ≠ 𝟎 =𝟎𝒕
chỉ phương. = 𝟓 (𝒗ô 𝒏𝒈𝒉𝒊ệ𝒎)

Vậy D(1; 3) ∉ ∆

Hoạt động 2: Phương trình tổng quát của đường thẳng.

a) Mục tiêu: HS mô tả được phương trình tổng quát của đường thẳng trong mặt
phẳng toạ độ.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ3, 4, 5; Luyện tập 2; đọc hiểu Ví dụ 2.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện các HĐ3, 4, 5; Luyện tập 2 của HS.

d) Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Vectơ pháp tuyến của đường thẳng.

⃗ ) có HĐ3:
- HS làm HĐ3, vẽ vectơ 𝒏
⃗⃗ (𝒏
⃗⃗ ≠ 𝟎
giá vuông góc với đường thẳng ∆ cho
trước trong mặt phẳng toạ độ.

+ Vẽ một đoạn thẳng vuông góc với


đường thẳng ∆.

+ Vẽ hướng mũi tên trên đoạn thẳng


đó, ta được vectơ chỉ phương thỏa mãn
yêu cầu bài toán.

- Từ kết quả thực hiện HĐ3, GV dẫn Kết luận:


dắt HS tới khái niệm vectơ pháp tuyến
Vectơ 𝒏
⃗⃗ được gọi là vectơ pháp tuyến
của đường thẳng.
của đường thẳng ∆ nếu 𝒏 ⃗⃗ ≠ ⃗𝟎 và giá
của vectơ 𝒏
⃗⃗ vuông góc với ∆.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi để rút
Nhận xét:
ra nhận xét:
⃗⃗ là một vectơ pháp tuyến của
+ Nếu 𝒏
⃗⃗ là một vectơ pháp tuyến của
+ Nếu 𝒏
⃗⃗ (k≠0) cũng là một vectơ pháp
∆ thì k𝒏
⃗⃗ (k≠0) có là một vectơ pháp
∆ thì k𝒏
tuyến của đường thẳng đó.
tuyến của đường thẳng đó không?
+ Nếu đường thẳng ∆ có vectơ chỉ
+ Cho đường thẳng ∆ có vectơ chỉ
phương là 𝒖
⃗⃗ = (𝒂; 𝒃) thì vectơ 𝒏
⃗⃗ =
phương là 𝒖
⃗⃗ = (𝒂; 𝒃), xác định vectơ
pháp tuyến của ∆.
(−𝒃; 𝒂) là một vectơ pháp tuyến của
∆.
- HS thực hiện HĐ4.
2. Phương trình tổng quát của đường
+ Nhận xét về phương của hai vectơ 𝒏
⃗⃗
thẳng
và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑴𝟎 𝑴
HĐ4:
+ Tìm mối liên hệ giữa tọa độ của điểm
⃗⃗ và ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
M với toạ độ của điểm M0 và toạ độ a. Phương của hai vectơ 𝒏 𝑴𝒐 𝑴
của vectơ pháp tuyến 𝒏
⃗⃗ . vuông góc với nhau.

b. Ta có: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗ =
𝑴𝒐 𝑴 = (x - 𝒙𝒐 ; y - 𝒚𝒐 ), 𝒏
(𝒂; 𝒃)

+ Với đường thẳng ∆ đã xác định, điểm Xét điểm M(x; y) ∈ ∆. Vì ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑴𝟎 𝑴 ⊥ 𝒏 ⃗⃗
M thuộc đường thẳng ∆ thì toạ độ điểm nên ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑴𝟎 𝑴 . 𝒏 ⃗⃗ = 𝟎 ⟺ 𝒂(𝒙 − 𝒙𝟎 ) +
M thoả mãn phương trình (II). Vậy nếu 𝒃(𝒚 − 𝒚𝟎 ) = 𝟎 ⟺ 𝒂𝒙 + 𝒃𝒚 − 𝒂𝒙𝟎 −
điểm M(x; y) trong mặt phẳng toạ độ 𝒃𝒚𝟎 = 𝟎
thoả mãn phương trình (II) thì M(x; y)
Đặt c = −a𝒙𝟎 − 𝒃𝒚𝟎 ta được phương
có thuộc đường thẳng ∆ không?
trình ax + by + c = 0 (II).
- Sau khi HS thực hiện xong HĐ4, GV
Ngược lại, nếu điểm M(x; y) trong mặt
dẫn dắt rút ra khái niệm phương trình
phẳng toạ độ thoả mãn phương trình
tổng quát của đường thẳng.
(II) thì M(x; y) ∈ ∆.

Kết luận:
- GV hướng dẫn cho HS biết:
Phương trình ax + by + c = 0 (a và b
+ Cách viết phương trình tổng quát không đồng thời bằng 0) được gọi là
của đường thẳng đi qua một điểm và phương trình tổng quát của đường
có vectơ pháp tuyến cho trước. thẳng.

Nhận xét:
+ Chỉ ra được vectơ pháp tuyến từ + Đường thẳng ∆ đi qua điểm
phương trình tổng quát của đường 𝑴𝟎 (𝒙𝟎 ; 𝒚𝟎 ) và nhận 𝒏
⃗⃗ = (𝒂; 𝒃) làm
thẳng. vectơ pháp tuyến có phương trình là:

𝒂(𝒙 − 𝒙𝟎 ) + 𝒃(𝒚 − 𝒚𝟎 ) = 0 ⟺ 𝒂𝒙 +
( )
- HS đọc hiểu Ví dụ 2, trình bày lại 𝒃𝒚 + −𝒂𝒙𝟎 − 𝒃𝒚𝟎 = 𝟎.
cách làm. + Mỗi phương trình 𝒂𝒙 + 𝒃𝒚 + 𝒄 = 𝟎

- HS áp dụng làm Luyện tập 2. (a và b không đồng thời bằng 0) đều


xác định một đường thẳng ∆ trong mặt
+ Chỉ ra toạ độ của một vectơ pháp
phẳng toạ độ nhận một vectơ pháp
tuyến và một vectơ chỉ phương của ∆.
⃗⃗ = (𝒂; 𝒃).
tuyến là 𝒏

Ví dụ 2 (SGK – tr76)

+ Chỉ ra toạ độ của hai điểm thuộc ∆.


Luyện tập 2:

a. + Toạ độ của một vectơ pháp tuyến


⃗⃗ = (𝟏; −𝟏).
của ∆ là: 𝒏

+ Toạ độ vectơ chỉ phương của ∆ là:


⃗⃗ = (𝟏; 𝟏).
𝒖

b. + Chọn x = 0, thay vào phương trình


đường thẳng ∆ ta được: 1 – y + 1 = 0
⟺ 𝒚 = 𝟐.

Vậy điểm A(0; 1) thuộc đường thẳng


∆.

+ Chọn x = 1, thay vào phương trình


- HS thực hiện HĐ5. GV gợi ý: đường thẳng ∆ ta được: 0 – y + 1 = 0
⟺ 𝒚 = 𝟏.
+ Câu a: Viết phương trình đường Vậy điểm B(0; 1) thuộc đường thẳng
thẳng ∆ nếu b = 0 và a ≠ 0. Khi đó, ∆.
nhận xét vị trí đường thẳng ∆ với trục
3. Những dạng đặc biệt của phương
Oy và Ox.
trình tổng quát.

HĐ5:

a.

Nếu b = 0 và a ≠ 0 thì phương trình

+ Câu b: Viết phương trình đường đường thẳng ∆ trở thành ax + c = 0.


thẳng ∆ nếu b ≠ 0 và a = 0. Khi đó, Khi đó đường thẳng ∆ song song hoặc
nhận xét vị trí đường thẳng ∆ với trục trùng với trục Oy và cắt trục Ox tại
𝒄
Oy và Ox. điểm (− ; 𝟎).
𝒂

b.

Nếu b ≠ 0 và a = 0 thì phương trình


đường thẳng ∆ trở thành by + c = 0.
Khi đó đường thẳng ∆ song song hoặc
+ Câu c: Viết phương trình đường
thẳng ∆ nếu b ≠ 0 và a ≠ 0. Khi đó, chỉ
ra mối liên hệ giữa đồ thị hàm số bậc trùng với trục Ox và cắt trục Oy tại
nhất và đường thẳng trong mặt phẳng điểm (𝟎; − 𝒄 )
𝒃
toạ độ.
c.

Nếu b ≠ 0 và a ≠ 0 thì phương trình


đường thẳng ∆ có thể viết thành
𝒂 𝒄
y=− 𝒙−
𝒃 𝒃

- Từ HĐ5, GV dẫn dắt đến các dạng Khi đó, đường thẳng ∆ là đồ thị hàm số
đặc biệt của phương trình tổng quát, bậc nhất.
tương ứng với vị trí tương đối của nó
𝒂 𝒄 −𝒂
y = − 𝒙 − với hệ số góc là k =
với các trục toạ độ. 𝒃 𝒃 𝒃

Nhận xét:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Đường thẳng ∆ có phương trình tổng
quát ax + by + c = 0 (a hoặc b khác 0)
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
là đồ thị hàm số bậc nhất khi và chỉ khi
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
a ≠ 0 và b ≠ 0.
cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo
đáp án. + Phương trình trục hoành là y = 0,
phương trình trục tung là x = 0.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:


- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình
bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng


quát lại kiến thức về vectơ pháp tuyến
của đường thẳng, phương trình tổng
quát của đường thẳng.

Hoạt động 3: Lập phương trình đường thẳng

a) Mục tiêu: HS thiết lập phương trình của đường thẳng trong mặt phẳng khi
biết: một điểm và một vectơ pháp tuyến; một điểm và một vectơ chỉ phương; hai
điểm.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ đọc hiểu các Ví dụ 3, 4, 5.

c) Sản phẩm: HS thiết lập được phương trình của đường thẳng trong mặt phẳng.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Lập phương trình đường thẳng đi
qua một điểm và biết vectơ pháp tuyến.
+ Lập phương trình đường thẳng đi qua
một điểm cho trước và biết vectơ pháp Phương trình đường thẳng ∆ đi qua
tuyến điểm M0(x0; y0) và nhận 𝒏 ⃗⃗ =
⃗⃗ ≠ ⃗𝟎) làm vectơ pháp tuyến
(𝒂; 𝒃) (𝒏
+ Lập phương trình đường thẳng đi qua
là a(x – x0) + b(y – y0) = 0.
một điểm cho trước và biết vectơ chỉ
phương.
+ Lập phương trình đường thẳng đi qua 2. Lập phương trình đường thẳng đi
hai điểm cho trước. qua một điểm và biết vectơ chỉ
phương.
- GV lưu ý HS ngoài cách lập phương
trình đường thẳng ∆ ở các dạng: Đường thẳng ∆ đi qua điểm M0(x0; y0)
phương trình tham số, phương trình và nhận 𝒖 ⃗⃗ ≠ ⃗𝟎) làm vectơ
⃗⃗ = (a; b) (𝒖
tổng quát, GV lưu ý HS còn có thể viết chỉ phương, nếu ab ≠ 0 thì ta còn có
phương trình đường thẳng dưới dạng: thể viết phương trình của đường thẳng

+ Đường thẳng ∆ đi qua điểm M0(x0; ∆ ở dạng:


⃗⃗ = (a; b) (𝒖
y0) và nhận 𝒖 ⃗ ) làm
⃗⃗ ≠ 𝟎 𝒙 − 𝒙𝟎 𝒚 − 𝒚𝟎
=
𝒂 𝒃
vectơ chỉ phương, nếu ab ≠ 0 thì ta còn
có thể viết phương trình của đường 3. Lập phương trình đường thẳng đi
thẳng ∆ ở dạng: qua hai điểm.

𝒙 − 𝒙𝟎 𝒚 − 𝒚𝟎 + Đường thẳng ∆ đi qua hai điểm A(x0;


=
𝒂 𝒃 y0), B(x1; y1), nếu x0 ≠ x1 và y0 ≠ y1
+ Đường thẳng ∆ đi qua hai điểm A(x0; thì ta còn có thể viết phương trình của
y0), B(x1; y1), nếu x0 ≠ x1 và y0 ≠ y1 thì đường thẳng ∆ ở dạng:
ta còn có thể viết phương trình của 𝒙 − 𝒙𝟎 𝒚 − 𝒚𝟎
=
đường thẳng ∆ ở dạng: 𝒙𝟏 − 𝒙𝟎 𝒚𝟏 − 𝒚𝟎

𝒙 − 𝒙𝟎 𝒚 − 𝒚𝟎 + Đường thẳng ∆ đi qua hai điểm A(a;


=
𝒙𝟏 − 𝒙𝟎 𝒚𝟏 − 𝒚𝟎
0) và B(0; b) với ab ≠ 0 thì ta có thể
+ Đường thẳng ∆ đi qua hai điểm A(a; viết phương trình của đường thẳng ∆ ở
0) và B(0; b) với ab ≠ 0 thì ta có thể dạng: 𝒙 + 𝒚 = 𝟏 (*)
𝒂 𝒃
viết phương trình của đường thẳng ∆ ở
𝒙 𝒚
dạng: + = 𝟏
𝒂 𝒃
- HS đọc và tìm hiểu Ví dụ 3 – 5, trình
bày lại cách làm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp Phương trình dạng (*) được gọi là
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu phương trình đường thẳng theo đoạn
cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo chắn, đường thẳng này cắt Ox và Oy
đáp án. lần lượt tại A(a; 0) và B(0; b).

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Ví dụ 3 – 5 (SGK – tr 78, 79)

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình


bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng


quát lại kiến thức về lập phương trình
đường thẳng theo ba cách.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về lập phương trình đường thẳng.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức về lập phương trình đường thẳng làm
Bài 1 – 5 (SGK – tr 79, 80).

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện Bài 1 – 5 (SGK – tr 79, 80).
d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1 – 5 (SGK – tr 79, 80).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1.

a. Phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ đi qua điểm A(-1; 2) và có vectơ
pháp tuyến 𝑛⃗ = (3; 2) là:

3(x + 1) + 2(y – 2) = 0 ⟺ 3x + 2y – 1 = 0

b. Do ∆ có vectơ chỉ phương là 𝑢


⃗ = (−2; 3) nên vectơ pháp tuyến của ∆ là 𝑛⃗ =
(3; 2). Phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ đi qua điểm A(-1; 2) có vectơ
pháp tuyến là 𝑛⃗ = (3; 2) là:

3(x +1) + 2(y – 2) = 0 ⟺ 3x + 2y – 1 = 0

2.
Hình 34:
𝑥
Phương trình đoạn chắn của đường thẳng ∆1 đi qua 2 điểm (3; 0) và (0; 4) là: +
3
𝑦
=1
4

Hình 35:

Phương trình đường thẳng ∆2 đi qua 2 điểm (2; 4) và (-2; -2) là:

𝑥−2 𝑦−4 𝑥−2 𝑦−4


= ⟺ = ⟺ 3𝑥 − 2𝑦 + 2 = 0
−2 − 2 −2 − 4 −4 −6

Hình 36:
Do đường thẳng ∆3 vuông góc với Ox nên vectơ pháp tuyến của ∆3 là 𝑛
⃗⃗⃗⃗3 = (1; 0)

5
Phương trình đường thẳng ∆3 đi qua điểm (− ; 0) có vectơ pháp tuyến 𝑛
⃗⃗⃗⃗3 =
2

(1; 0) là:

5 5
1(𝑥 + ) + 0(𝑦 − 0) = 0 ⟺ 𝑥 = −
2 2

Hình 37:

Do đường thẳng ∆4 vuông góc với Ox nên vectơ pháp tuyến của ∆4 là 𝑛
⃗⃗⃗⃗4 = (0; 1)

Phương trình đường thẳng ∆4 đi qua điểm (0; 3) có vectơ pháp tuyến 𝑛
⃗⃗⃗⃗4 = (0; 1)
là: 0(x – 0) + 1(y – 3) = 0 ⟺ y = 3.

3.

a. Đường thẳng d đi qua A(-1; 2) nhận 𝑢


⃗ = (−3; 2) làm vectơ chỉ phương ⇒
Phương trình tổng quát của đường thẳng d là:

2(x + 1) + 3(y – 2) = 0 hay (d) : 2x + 3y – 4 = 0.


4
b. Xét hệ phương trình: {2𝑥 + 3𝑦 − 4 = 0 𝑥 = 0 ⇔ {𝑦 = 𝑥=0
3

4
Vậy giao điểm d với trục Oy là: A(0; )
3

Xét hệ phương trình: {2𝑥 + 3𝑦 − 4 = 0 𝑦 = 0 ⇔ {𝑦 = 0 𝑥 = 2

Vậy giao điểm d với trục Ox là: B(2; 0)

c. Thay toạ độ điểm M(-7; 5) vào phương trình đường thẳng d ta có:
2.(-7) + 3.5 – 4 ≠ 0.

Vậy M(-7; 5) không thuộc đường thẳng d.

4.

(d): x – 2y – 5 =0

a. Ta có vectơ pháp tuyến của đường thẳng là: 𝑛⃗(1; −2) nên vectơ chỉ phương
của đường thẳng d là:𝑢
⃗ (2; 1).

Chọn điểm A(1; -2) ∈ d. Vậy phương trình tham số của đường thẳng d là:

{𝑥 = 1 + 2𝑡 𝑦 = −2 + 𝑡 (t là tham số)

b. Do điểm M thuộc d nên ta có: M (1 + 2m; -2 + m); m ∈ 𝑅.

OM = 5 ⟺ √(1 + 2𝑚)2 + (−2 + 𝑚)2 = 5 ⇔ 𝑚2 = 4 ⇔ 𝑚 = ±2

+ m = 2 ⇒ M(5; 0)
+ m = -2 ⇒ M(-3; -4)

c. Khoảng cách từ N đến trục hoành bằng giá trị tuyệt đối của tung độ điểm N.
Do đó, khoảng cách từ N đến trục hoành bằng 3 khi và chỉ khi:

|−2 + 𝑛| = 3 ⇔ n = 5 hoặc n = -1

+ n = 5 ⇒ N(11; 3)

+ n = -1 ⇒ N(-1; -3)

5.

A(1; 3), B(-1; -1), C (5; -3)

a. Phương trình đường thẳng AB đi qua hai điểm A và B là:

𝑥−1 𝑦−3 𝑥−1 𝑦−3


= ⇔ = ⇔ 2𝑥 − 𝑦 + 1 = 0
−1 − 1 −1 − 3 −2 −4

Phương trình đường thẳng AC đi qua hai điểm A và C là:


𝑥−1 𝑦−3 𝑥−1 𝑦−3
= ⇔ = ⇔ 3𝑥 + 2𝑦 − 9 = 0
5 − 1 −3 − 3 4 −6

Phương trình đường thẳng BC đi qua 2 điểm B và C là:

𝑥+1 𝑦+1 𝑥+1 𝑦+1


= ⇔ = ⇔ 𝑥 + 3𝑦 + 4 = 0
5 + 1 −3 + 1 6 −2

b. Gọi d là trung trực của cạnh AB.

Lấy N là trung điểm của AB ⇒ N(0; 1).

Do d ⊥ AB nên ta có vectơ pháp tuyến của d là: ⃗⃗⃗⃗


𝑛𝑑 = (1; 2).

Phương trình đường thẳng d đi qua N có vectơ pháp tuyến 𝑛


⃗⃗⃗⃗𝑑 = (1; 2) là:

1(x – 0) + 2(y – 1) = 0 ⇔ x + 2y – 2 = 0

c. + Do AH vuông góc với BC nên vectơ pháp tuyến của AH là ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗


𝑛𝐴𝐻 = (3; -1)

Phương trình đường cao AH đi qua điểm A có vectơ pháp tuyến ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑛𝐴𝐻 = (3; -1) là:

3(x – 1) – 1(y – 3) = 0 ⇔ 3x – y = 0

+ Do M là trung điểm của BC nên M(2; -2); ⃗⃗⃗⃗⃗⃗


𝐴𝑀 = (1; 5) ⇒ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑛𝐴𝑀 = (5; 1).

Phương trình trung tuyến AM đi qua điểm A có vectơ pháp tuyến ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑛𝐴𝑀 = (5; 1) là:

5(x – 1) + 1(y – 3) = 0 ⇔ 5x + y – 8 = 0

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học vận dụng kiến thức về phương trình đường thẳng để giải quyết
các bài tập.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức về phương trình đường thẳng để làm Bài 6
(SGK – tr80) và Bài tập trắc nghiệm

c) Sản phẩm: Đáp án Bài 6 (SGK – tr80) và Bài tập trắc nghiệm

d) Tổ chức thực hiện:


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm Bài 6 (SGK – tr80)
và Bài tập trắc nghiệm :

Câu 1: Cho đường thẳng ∆: 2x – 3y + 5 = 0. Vectơ nào dưới đây là một vectơ
pháp tuyến của ∆?

A. ⃗⃗⃗⃗
𝑛1 = (2; −3) B. 𝑛
⃗⃗⃗⃗2 = (−3; 2)

C. 𝑛
⃗⃗⃗⃗3 = (2; 3) D. 𝑛
⃗⃗⃗⃗4 = (3; 2)

Câu 2: Cho đường thẳng ∆: {𝑥 = 3 − 𝑦 = 4 + 2𝑡 Vectơ nào dưới đây là một


vectơ chỉ phương của ∆?

A. ⃗⃗⃗⃗
𝑢1 = (3; 4) B. 𝑢
⃗⃗⃗⃗2 = (−2; 1)

C. 𝑢
⃗⃗⃗⃗3 = (−1; 2) D. 𝑢
⃗⃗⃗⃗4 = (−2; −1)

Câu 3: Cho đường thẳng ∆: {𝑥 = 2 − 5𝑡 𝑦 = −1 + 3𝑡 Trong các điểm có toạ độ


dưới đây, điểm nào nằm trên đường thẳng ∆?

A. (-3; -2) B. (2; -1) C. (-2; 1) D. (-5; 3)

Câu 4: Cho đường thẳng ∆: x – 3y + 4 = 0. Phương trình nào dưới đây là phương
trình tham số của ∆?

A. {𝑥 = −1 + 3𝑡 𝑦 = −1 + 𝑡 B. {𝑥 =
−1 + 3𝑡 𝑦 = 1 + 𝑡

C. {𝑥 = −1 − 3𝑡 𝑦 = 1 + 𝑡 D. {𝑥 = 1 −
3𝑡 𝑦 = 1 − 𝑡

Câu 5: Cho đường thẳng ∆: {𝑥 = −2 + 2𝑡 𝑦 = 3 − 5𝑡 Phương trình nào dưới


đây là phương trình tổng quát của ∆?

A. 5x + 2y - 4 = 0 B. 2x – 5y + 19 = 0

C. -5x + 2y - 16 = 0 D. 5x + 2y + 4 = 0

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

6.

a. Đường thẳng ∆ đi qua hai điểm lần lượt có toạ độ (0 ; 1,5), (7 ; 5) nên ∆ có
phương trình là :

𝑥 − 0 𝑦 − 1,5 𝑥 𝑦 − 1,5
= ⟺ = ⟺ 𝑥 − 2𝑦 + 3 = 0
7 − 0 5 − 1,5 7 3,5
b. Giao điểm của đường thẳng ∆ với trục Oy ứng với x = 0. Thời điểm x = 0 cho
biết khoản phí tham gia ban đầu mà người tập phải trả. Khi x = 0 thì y = 1,5, vì
vậy khoản phí tham gia ban đầu mà người tập phải trả là 1 500 000 đồng.

c. Tháng 12 đầu tiên ứng với x = 12.

Từ phương trình đường thẳng ∆ ta có:


1 3
x – 2y + 3 = 0 ⟺ y = 𝑥 +
2 2

Thay x = 12 vào đường thẳng ∆ ta có :


1 3
y = . 12 + = 7,5
2 2

Vậy tổng chi phí mà người đó phải trả khi tham gia phòng tập thể dục trong 12
tháng là 7,5 triệu đồng.

Đáp án trắc nghiệm:

1 2 3 4 5

A C B B D

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

● Ghi nhớ kiến thức trong bài.

● Hoàn thành các bài tập trong SBT

● Chuẩn bị bài mới “Bài 4: Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng.
Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng".
Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI VÀ GÓC GIỮA HAI ĐƯỜNG THẲNG.


KHOẢNG CÁCH TỪ MỘT ĐIỂM ĐẾN MỘT ĐƯỜNG THẲNG (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

● Nhận biết được hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông
góc với nhau bằng phương pháp toạ độ.
● Thiết lập được công thức tính góc giữa hai đường thẳng.
● Tính được khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng bằng phương
pháp toạ độ.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

● Năng lực tự chủ và tự học: Tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học
tập, tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.

● Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận tìm ra các sản phẩm học
tập theo yêu cầu, phản biện và thuyết trình trước đám đông.

Năng lực riêng:

● Năng lực giao tiếp toán học: Sử dụng một cách hợp lí ngôn ngữ toán học
kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt suy nghĩ, lập luận, chứng
minh các khẳng định toán học.
● Năng lực tư duy và lập luận toán học: Lập luận để chứng tỏ đẳng thức
cos(∆̂
1 , ∆2 ) = |𝑐𝑜𝑠 (𝑢
⃗⃗⃗⃗1 , 𝑢
⃗⃗⃗⃗2 )|.

3. Phẩm chất
● Chăm chỉ: Tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh
kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
● Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công,
phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
● Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của
nhóm mình và nhóm khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên
quan đến vị trí tương đối của hai đường thẳng, góc giữa hai đường thẳng.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo vấn đề, gợi nhu cầu tìm hiểu cách xác định giao điểm của hai
đường thẳng.

b) Nội dung: GV giới thiệu tình huống mở đầu, đặt câu hỏi gợi vấn đề, HS suy
nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS dự đoán về câu trả lời.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu tình huống mở đầu:

Trong thực tiễn, có những tình huống đòi hỏi chúng ta phải xác định vị trí tương
đối của hai đường thẳng, giao điểm của hai đường thẳng,... Chẳng hạn: Ở môn thể
thao nội dung 10m súng trường hơi di động, mục tiêu di động trên một đường
thẳng b song song với mặt đất và cách mặt đất 1,4 m; viên đạn di động trên một
đường thẳng a (Hình 39). Để bắn trúng mục tiêu, vận động viên phải ước lượng
được giao điểm M của a và b sao cho thời gian chuyển động đến điểm M của viên
đạn và mục tiêu là bằng nhau.

Làm thế nào xác định giao điểm M của hai đường thẳng a và b?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời
câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: “Trong thực tế có những tình huống mà chúng ta cần
phải ước lượng được giao điểm của hai đường thẳng. Bài học ngày hôm nay sẽ
giúp chúng ta làm được điều đó. Chúng ta cùng vào Bài 4: Vị trí tương đối và góc
giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng”.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Vị trí tương đối của hai đường thẳng

a) Mục tiêu: HS nhận biết được hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau,
vuông góc với nhau bằng phương pháp toạ độ.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm HĐ1, 2; Luyện tập 1, 2; đọc hiểu các Ví dụ 1, 2.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, kết quả làm HĐ1, 2; Luyện
tập 1, 2 của HS.
d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Vị trí tương đối của hai đường thẳng

- HS thực hiện HĐ1 HĐ1:

Hai đường thẳng trong mặt phẳng thì


cắt nhau hoặc song song hoặc trùng
nhau.

HĐ2:
- HS thực hiện HĐ2. GV vẽ lên bảng
Trong mặt phẳng toạ độ, cho hai đường
hình ảnh hai đường thẳng cùng với
thẳng ∆𝟏 , ∆𝟐 lần lượt có vectơ chỉ
vectơ chỉ phương trong các trường
phương là ⃗⃗⃗⃗ 𝒖𝟐 . Khi đó:
𝒖𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
hợp: cắt nhau, song song, trùng nhau.
Từ đó, HS nêu điều kiện về hai vectơ a. ∆𝟏 cắt ∆𝟐 khi và chỉ khi ⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟐

chỉ phương trong mỗi trường hợp: cắt không cùng phương.
nhau, song song, trùng nhau. b. ∆𝟏 song song với ∆𝟐 khi và chỉ khi
⃗⃗⃗⃗ 𝒖𝟐 cùng phương và có một điểm
𝒖𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
thuộc một đường thẳng mà không
thuộc đường thẳng còn lại.

c. ∆𝟏 trùng với ∆𝟐 khi và chỉ khi ⃗⃗⃗⃗


𝒖𝟏 ,
𝒖𝟐 cùng phương và có một điểm thuộc
⃗⃗⃗⃗
cả hai đường thẳng đó.

- GV kết luận về vị trí tương đối của Kết luận:


hai đường thẳng khi biết vectơ chỉ Trong mặt phẳng toạ độ, cho hai đường
phương của chúng. thẳng ∆ và ∆ lần lượt có vectơ chỉ
𝟏 𝟐

phương là ⃗⃗⃗⃗ 𝒖𝟐 . Khi đó


𝒖𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
a. ∆𝟏 cắt ∆𝟐 khi và chỉ khi ⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟐
không cùng phương.

b. ∆𝟏 song song với ∆𝟐 khi và chỉ khi


⃗⃗⃗⃗ 𝒖𝟐 cùng phương và có một điểm
𝒖𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
thuộc một đường thẳng mà không
thuộc đường thẳng còn lại.

- GV lưu ý HS ngoài cách xét vị trí c. ∆𝟏 trùng với ∆𝟐 khi và chỉ khi ⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟏 ,
tương đối của hai đường thẳng dựa vào ⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟐 cùng phương và có một điểm thuộc
cặp vectơ chỉ phương còn có thể xét vị cả hai đường thẳng đó.
trí tương đối của hai đường thẳng dựa
Chú ý:
vào cặp vectơ pháp tuyến của hai
đường thẳng đó. + ∆𝟏 vuông góc với ∆𝟐 khi và chỉ khi
⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟐 vuông góc với nhau.
- HS tìm hiểu Ví dụ 1, luyện tập xét vị
trí tương đối của hai đường thẳng qua + Khi xét vị trí tương đối của hai
Luyện tập 1. đường thẳng, có thể dựa vào cặp vectơ
pháp tuyến của hai đường thẳng đó.

Ví dụ 1 (SGK – tr82)

Luyện tập 1:

Ta có: ⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟏 = (𝟏; 𝟏), ⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟐 = (𝟐; 𝟐). Ta
thấy: ⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗𝟏 .
𝒖𝟐 = 𝟐𝒖

Chọn điểm A(1; -2) ∈ ∆𝟏 . Thay toạ độ


điểm A vào phương trình đường thẳng
𝟏
- GV giới thiệu HS biết cách xét vị trí ∆𝟐 ta được: 𝒕𝟐 = ⇒ 𝑨(𝟏; −𝟐) ∈ ∆𝟐 .
𝟐
tương đối của hai đường thẳng dựa vào
Vậy 2 đường thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 trùng
số giao điểm của chúng.
nhau.

Nhận xét:
Cho hai đường thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 có
phương trình lần lượt là:

a1x + b1y + c1 và a2x + b2y + c2 = 0

Xét hệ phương trình:

{𝒂𝟏 𝒙 + 𝒃𝟏 𝒚 + 𝒄𝟏
= 𝟎 𝒂𝟐 𝒙 + 𝒃𝟐 𝒚 + 𝒄𝟐
=𝟎 (𝑰)

Khi đó
- HS đọc và tìm hiểu Ví dụ 2, củng cố
a. ∆𝟏 cắt ∆𝟐 khi và chỉ khi hệ (I) có
luyện tập cách xét vị trí tương đối của
nghiệm duy nhất.
hai đường thẳng dựa vào số giao điểm
của chúng qua Luyện tập 2. b. ∆𝟏 song song với ∆𝟐 khi và chỉ khi
hệ (I) vô nghiệm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
c. ∆𝟏 trùng với ∆𝟐 khi và chỉ khi hệ (I)
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
có vô số nghiệm.
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu. Ví dụ 2 (SGK – tr82)

- GV hỗ trợ, hướng dẫn. Luyện tập 2:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Toạ độ giao điểm của đường thẳng d
và ∆𝟏 là nghiệm của hệ phương trình:
- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.
{𝒙 + 𝟐𝒚 − 𝟐 = 𝟎 𝟑𝒙 − 𝟐𝒚 + 𝟔 = 𝟎
- Đại diện 2 – 3 HS trình bày các câu
𝟑
trả lời, các HS kiểm tra chéo. ⟺ {𝒙 = −𝟏 𝒚 =
𝟐
- HS lắng nghe, nhận xét. Vậy d và ∆𝟏 cắt nhau tại một điểm duy

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng nhất.


quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và + Toạ độ giao điểm của đường thẳng d
yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. và ∆ là nghiệm của hệ phương trình:
𝟐
{𝒙 + 𝟐𝒚 − 𝟐 = 𝟎 𝒙 + 𝟐𝒚 + 𝟐 = 𝟎
⟺ {𝒙 + 𝟐𝒚 = 𝟐 𝒙 + 𝟐𝒚
= −𝟐

Hệ phương trình vô nghiệm.

Vậy d và ∆𝟐 song song với nhau.

+ Toạ độ giao điểm của đường thẳng d


và ∆𝟑 là nghiệm của hệ phương trình:

{𝒙 + 𝟐𝒚 − 𝟐 = 𝟎 𝟐𝒙 + 𝟒𝒚 − 𝟒 = 𝟎
⇔ {𝒙 + 𝟐𝒚 = 𝟐 𝒙 + 𝟐𝒚 = 𝟐

Hệ phương trình vô số nghiệm.

Vậy d và ∆𝟑 trùng nhau.

Hoạt động 2: Góc giữa hai đường thẳng

a) Mục tiêu: HS thiết lập được công thức tính góc giữa hai đường thẳng.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm HĐ3, 4, 5; Luyện tập 3; đọc hiểu các Ví dụ 3.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, kết quả làm HĐ3, 4, 5;
Luyện tập 3 của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Góc giữa hai đường thẳng

- HS thực hiện HĐ3. GV cho HS quan HĐ3:


sát hình vẽ và trả lời câu hỏi. Khi HS
chỉ ra được một góc nhọn trong hình
40a, GV nói “góc nhọn này được gọi là
góc giữa hai đường thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 ”.
Khi HS trả lời được đặc điểm bốn góc
tại đỉnh A trong Hình 40b là góc
vuông, GV nói “góc giữa hai đường
thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 bằng 900”.
̂𝟏 là một
+ Trong hình 40a, ta có góc 𝑨
- GV nêu các kết luận, kí hiệu về góc
góc nhọn.
giữa hai đường thẳng cắt nhau ∆𝟏 và
+ Trong hình 40b, ta có 4 góc tại đỉnh
∆𝟐 .
A là góc vuông.

Kết luận:

Hai đường thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 cắt nhau tạo


thành bốn góc.

+ Nếu hai đường thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 không


vuông góc với nhau thì góc nhọn trong
bốn góc tạo thành được gọi là góc giữa
hai đường thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 .

+ Nếu hai đường thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 vuông


- GV nêu quy ước góc giữa hai đường
góc với nhau thì ta nói góc giữa hai
thẳng song song hoặc trùng nhau.
đường thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 bằng 90o.

Góc giữa hai đường thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐


được kí hiệu là (∆̂
𝟏 , ∆𝟐 ) hoặc (∆𝟏 , ∆𝟐 )

- GV nêu nhận xét về độ lớn góc giữa Quy ước:


hai đường thẳng.
Khi ∆𝟏 song song hoặc trùng với ∆𝟐 , ta
- HS thực hiện HĐ4. GV cho HS quan nói góc giữa hai đường thẳng ∆ và ∆
𝟏 𝟐
sát Hình 41 và trả lời câu hỏi trong bằng 0o.
trường hợp hai đường thẳng cắt nhau
Nhận xét:
có vectơ chỉ phương tương ứng cùng
chung điểm đầu là giao điểm của hai Góc giữa hai đường thẳng luôn bé hơn
đường thẳng. hoặc bằng 90o, tức là (∆𝟏 , ∆𝟐 ) ≤ 90o.

HĐ4:

a. Độ lớn của góc giữa hai đường thẳng


∆𝟏 , ∆𝟐 và độ lớn của góc giữa hai vectơ
⃗⃗⃗⃗ , 𝑰𝑩
𝑰𝑨 ⃗⃗⃗⃗⃗ có thể bằng nhau hoặc bù nhau.

⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗
b. + Nếu (𝑰𝑨 𝑰𝑩) ≤ 𝟗𝟎𝒐 thì (∆𝟏 , ∆𝟐 ) =
⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗
(𝑰𝑨 𝑰𝑩). Do đó, cos(∆𝟏 , ∆𝟐 ) =
⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗
cos(𝑰𝑨 ⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑰𝑩) và cos(𝑰𝑨 𝑰𝑩) ≥ 0.
- Từ HĐ4, GV khái quát bằng nhận xét
⃗⃗⃗⃗ , 𝑰𝑩
+ Nếu (𝑰𝑨 ⃗⃗⃗⃗⃗ ) > 𝟗𝟎𝒐 thì (∆𝟏 , ∆𝟐 ) =
|⃗⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟏 .𝒖⃗⃗⃗⃗⃗𝟐 |
cos(∆𝟏 , ∆𝟐 ) = |𝒄𝒐𝒔(𝒖
⃗⃗⃗⃗𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟐 )| = | ⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗
180o - (𝑰𝑨 𝑰𝑩). Do đó, cos(∆𝟏 , ∆𝟐 ) = -
𝒖𝟏 |.|⃗⃗⃗⃗⃗
⃗⃗⃗⃗⃗ 𝒖𝟐 |

⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗
cos(𝑰𝑨 ⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑰𝑩) và cos(𝑰𝑨 𝑰𝑩) < 0.
- HS áp dụng thực hiện HĐ5.
Từ hai trường hợp trên, ta suy ra cos
⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗
(∆𝟏 , ∆𝟐 ) = |𝒄𝒐𝒔(𝑰𝑨 𝑰𝑩)|

Nhận xét:

⃗⃗⃗⃗𝟏 , ⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗


𝒖𝟐 ) = (𝑰𝑨 𝑰𝑩) nên cos(∆𝟏 , ∆𝟐 )
- Từ HĐ5, GV dẫn dắt đến công thức Do (𝒖
|⃗⃗⃗⃗⃗
𝒖 .𝒖 ⃗⃗⃗⃗⃗ |
tính góc của hai đường thẳng khi biết = |𝒄𝒐𝒔(𝒖 𝒖𝟐 )| = |⃗⃗⃗⃗⃗ 𝟏| |⃗⃗⃗⃗⃗𝟐 |
⃗⃗⃗⃗𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
𝒖 .𝒖 𝟏 𝟐
toạ độ hai vectơ chỉ phương tương ứng
HĐ5:
của chúng.
Ta có:

cos(∆𝟏 , ∆𝟐 ) = |𝒄𝒐𝒔 𝒄𝒐𝒔 (⃗⃗⃗⃗ 𝒖𝟐 ) | =


𝒖𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
|𝒂𝟏 𝒂𝟐 +𝒃𝟏 𝒃𝟐 |

- GV: Tương tự cách thiết lập công √𝒂𝟐𝟏 +𝒃𝟐𝟏 .√𝒂𝟐𝟐 +𝒃𝟐𝟐

thức tính góc giữa hai đường thẳng


Kết luận:
qua hai vectơ chỉ phương, ta cũng thiết
lập được công thức tính góc giữa hai
đường thẳng qua hai vectơ pháp tuyến Trong mặt phẳng toạ độ, cho hai đường
tương ứng của hai đường thẳng đó. thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 có vectơ chỉ phương
lần lượt là ⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟏 = (𝒂𝟏 ; 𝒃𝟏 ), ⃗⃗⃗⃗
𝒖𝟐 =
- HS đọc Ví dụ 3.
(𝒂𝟐 ; 𝒃𝟐 ).
- HS luyện tập cách tính góc giữa hai
đường thẳng được cho dưới các dạng Ta có:
phương trình tổng quát và phương cos(∆𝟏 , ∆𝟐 ) =
|𝒂𝟏 𝒂𝟐 +𝒃𝟏 𝒃𝟐 |

√𝒂𝟐𝟏 +𝒃𝟐𝟏 .√𝒂𝟐𝟐 +𝒃𝟐𝟐


trình tham số qua Luyện tập 3.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Nhận xét:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp + ∆𝟏 ⊥ ∆𝟐 ⟺ 𝒂𝟏 𝒂𝟐 + 𝒃𝟏 𝒃𝟐 = 𝟎


nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
+ Cho hai đường thẳng 𝜟𝟏 và ∆𝟐 có
cầu.
vectơ pháp tuyến lần lượt là 𝒏
⃗⃗ 𝟏 , 𝒏
⃗⃗ 𝟐 . Ta
- GV hỗ trợ, hướng dẫn. cũng có:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: cos(∆𝟏 , ∆𝟐 ) = |𝒄𝒐𝒔(𝒏


⃗⃗⃗⃗𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
|⃗⃗⃗⃗⃗
𝒏 .𝒏 ⃗⃗⃗⃗⃗ |
𝒏𝟐 )| = |⃗⃗⃗⃗⃗ 𝟏| |⃗⃗⃗⃗⃗𝟐 |
𝒏𝟏 . 𝒏𝟐
- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.
Ví dụ 3 (SGK – tr84)
- Đại diện 2 – 3 HS trình bày các câu
Luyện tập 3:
trả lời, các HS kiểm tra chéo.
a. Đường thẳng ∆𝟏 ; ∆𝟐 lần lượt có
- HS lắng nghe, nhận xét.
vectơ chỉ phương 𝒖
⃗⃗ 𝟏 = (3√𝟑; 3); 𝒖
⃗⃗ 𝟐 =
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng
(𝟏; 𝟎).
quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm về vị
|𝟑√𝟑.𝟏+𝟑.𝟎|
trí tương đối của hai đường thẳng và cos(∆𝟏 , ∆𝟐 ) = =
√(𝟑√𝟑)𝟐 +𝟑𝟐 .√𝟏𝟐 +𝟎𝟐
yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
𝟑√𝟑 √𝟑
= .
𝟔 𝟐

Vậy (∆𝟏 , ∆𝟐 ) = 𝟑𝟎𝒐


b. Đường thẳng ∆𝟏 ; ∆𝟐 lần lượt có
vectơ pháp tuyến 𝒏
⃗⃗ 𝟏 = (2; -1); 𝒏
⃗⃗ 𝟐 =
(−𝟏; 𝟑).

|𝟐.(−𝟏)+(−𝟏).𝟑|
cos(∆𝟏 , ∆𝟐 ) = =
√𝟐𝟐 +(−𝟏)𝟐 .√(−𝟏)𝟐 +𝟑𝟐

√𝟐
.
𝟐

Vậy (∆𝟏 , ∆𝟐 ) = 𝟒𝟓𝒐 .

Hoạt động 3: Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

a) Mục tiêu: HS tính được khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng bằng
phương pháp toạ độ.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm HĐ6; Luyện tập 4; đọc hiểu Ví dụ 4.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, kết quả làm HĐ6; Luyện
tập 4 của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: III. Khoảng cách từ một điểm đến một
đường thẳng
- HS thực hiện HĐ6. GV hướng dẫn:
HĐ6:
+ Từ dữ kiện MH vuông góc với ∆, suy
ra vectơ chỉ phương của MH. a. Do MH vuông góc với đường thẳng
∆ nên ta có vectơ chỉ phương của MH
+ Viết phương trình tham số của
⃗⃗ = (2; 1)
là: 𝒖
đường thẳng MH đi qua M(-1; 1) có
vectơ chỉ phương tính ở câu a.
+ Tính toạ độ điểm H dựa vào phương b. Phương trình tham số của đường
trình đường thẳng ∆ và phương trình thẳng MH đi qua M(-1; 1) có vectơ chỉ
đường thẳng MH. phương 𝒖
⃗⃗ = (2; 1) là:

{𝒙 = −𝟏 + 𝟐𝒕 𝒚 = 𝟏 + 𝒕
⟺ 𝒙 − 𝟐𝒚 + 𝟑 = 𝟎

c. H là giao điểm của MH và đường


thẳng ∆.

Xét hệ phương trình:

{𝒙 − 𝟐𝒚 + 𝟑 = 𝟎 𝟐𝒙 + 𝒚 − 𝟒 = 𝟎
⟺ {𝒙 = 𝟏 𝒚 = 𝟐
- GV giới thiệu: Trong trường hợp
Vậy toạ độ điểm H là: H(1; 2).
tổng quát, áp dụng tuần tự các bước
như trong HĐ6, ta thu được công thức Độ dài đoạn thẳng MH là:
tính khoảng cách từ một điểm đến một MH = √(𝟏 + 𝟏)𝟐 + (𝟐 − 𝟏)𝟐 = √𝟓
đường thẳng.
Kết luận:

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho


đường thẳng ∆ có phương trình ax +
- GV lưu ý với HS về khoảng cách by + c = 0 (a2 + b2 > 0) và điểm M(x0;
d(M, ∆) khi M ∈ ∆. y0). Khoảng cách từ điểm M đến đường
thẳng ∆, kí hiệu là d(M, ∆), được tính
- HS đọc Ví dụ 4, trình bày lại cách
bởi công thức sau:
làm.
|𝒂𝒙𝟎 +𝒃𝒚𝟎 +𝒄|
- HS làm Luyện tập 4. Với những HS d(M, ∆) =
√𝒂𝟐 +𝒃𝟐

còn gặp khó khăn, GV nhắc lại cho HS


Chú ý:
khoảng cách giữa hai đường thẳng
song song bằng khoảng cách từ một Nếu M ∈ ∆ thì d(M, ∆) = 0

Ví dụ 4 (SGK – tr 85)
điểm bất kì thuộc một trong hai đường
thẳng đến đường thẳng còn lại.
Luyện tập 4:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
a. Ta có:
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp 𝒙 𝒚
∆: + = 𝟏 ⟺ 𝒙 − 𝟐𝒚 + 𝟒 = 𝟎
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu −𝟒 𝟐
cầu. Vậy khoảng cách từ O đến ∆ là:
- GV hỗ trợ, hướng dẫn. |𝟏.𝟎−𝟐.𝟎+𝟒| 𝟒√𝟓
D(O; ∆) = =
√𝟏𝟐 +𝟐𝟐 𝟓
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
b. Lấy M(0; 1) ∈ ∆𝟏
- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.
⇒ 𝒅(∆𝟏 , ∆𝟐 ) = 𝒅(𝑴, ∆𝟐 )
- Đại diện 2 – 3 HS trình bày các câu
|𝟎 − 𝟏 − 𝟏|
trả lời, các HS kiểm tra chéo. = = √𝟐
√𝟏𝟐 + (−𝟏)𝟐
- HS lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng


quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm về
khoảng cách từ một điểm đến một
đường thẳng và yêu cầu HS ghi chép
đầy đủ vào vở.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về vị trí tương đối và góc giữa hai
đường thẳng; khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức đã học của bài làm Bài 1 - 6 (SGK – tr
86).

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện Bài 1 - 6 (SGK – tr86).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1 - 6 (SGK – tr 86).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1.

a. Toạ độ giao điểm của hai đường thẳng d1, d2 là nghiệm của hệ phương trình:

9 4
{3𝑥 + 2𝑦 − 5 = 0 𝑥 − 4𝑦 + 1 = 0 ⟺ {𝑥 = 𝑦=
7 7

Hệ phương trình có nghiệm duy nhất nên 2 đường thẳng cắt nhau.

b. Toạ độ giao điểm của hai đường thẳng d3, d4 là nghiệm của hệ phương trình:

{𝑥 − 2𝑦 + 3 = 0 − 2𝑥 + 4𝑦 + 10 = 0 ⇔ {𝑥 − 2𝑦 = −3 𝑥 − 2𝑦 = −5

Hệ phương trình vô nghiệm nên 2 đường thẳng song song với nhau.

c. Toạ độ giao điểm của hai đường thẳng d5, d6 tương ứng với t thoả mãn phương
trình:

1 5
4(− + 𝑡) + 2 ( − 2𝑡) − 3 = 0 ⇔ 0𝑡 = 0
2 2
Phương trình này có nghiệm với mọi t nên 2 đường thẳng trùng nhau.

2.

Đường thẳng d1 có vectơ pháp tuyến là 𝑛⃗1 = (2; −1)

Đường thẳng d2 có vectơ pháp tuyến là 𝑛⃗2 = (1; −3)

|2.1+(−1).(−3)| √2
Do đó, cos (d1, d2) = |𝑐𝑜𝑠 (𝑛⃗1; 𝑛⃗2 )| = =
√22 +(−1)2 .√12 +(−3)2 2

Vậy (d1, d2) = 45o

3.

a. A(1; -2) và ∆1: 3𝑥 − 𝑦 + 4 = 0

Khoảng cách từ điểm A đến ∆1 là:

|3.1−1.(−2)+4| 9
d(A, ∆1) = =
√32 +(−1)2 √10

b. B(-3; 2) và ∆2: {𝑥 = −2 + 𝑡 𝑦 = 1 − 2𝑡

Phương trình tổng quát của đường thẳng ∆2 là: 2x + y + 3 = 0

Khoảng cách từ điểm B đến ∆2 là:

|2.(−3)+1.2+3| 1
d(B, ∆2) = =
√22 +12 √5

4.

Đường thẳng ∆1 có một vectơ pháp tuyến là 𝑛⃗1 = (𝑚; −1)

Đường thẳng ∆2 có một vectơ pháp tuyến là 𝑛⃗2 = (2; −1)

Ta có:

1
∆1⊥ ∆2⟺ 𝑛⃗1 ⊥ 𝑛⃗2 ⇔ 𝑛⃗1. 𝑛⃗2 = 0 ⟺ 𝑚. 2 + (−1). (−1) = 0 ⟺ 𝑚 = −
2
1
Vậy m = - thì hai đường thẳng ∆1 và ∆2 vuông góc với nhau.
2
5.

Ta có: ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗ = (2; −1)


𝐴𝐵 = (−1; 3); 𝐴𝐶

−1.2+3.(−1) −1
̂ =𝑐𝑜𝑠 𝑐𝑜𝑠 (𝐴𝐵
cos 𝐵𝐴𝐶 ⃗⃗⃗⃗⃗ , 𝐴𝐶
⃗⃗⃗⃗⃗ ) = = ̂ = 135𝑜
⇒ 𝐵𝐴𝐶
√(−1)2 +32 .√22 +(−1)2 √2

|−1.2+3.(−1)| 1
⃗⃗⃗⃗⃗ , 𝐴𝐶
cos (AB, AC) = |𝑐𝑜𝑠 (𝐴𝐵 ⃗⃗⃗⃗⃗ )| = = ̂ = 45𝑜
⇒ 𝐵𝐴𝐶
√(−1)2 +32 .√22 +(−1)2 √2

6.

Gọi d là đường thẳng đi qua B và có vectơ pháp tuyến là 𝑛⃗ = (𝑎; 𝑏)

Vậy phương trình d là:

a(x + 1) + b(y – 2) = 0 ⇔ ax + by + (a – 2b) = 0

Ta có:

|3𝑎+2𝑏| |4𝑎−3𝑏| 3𝑎+2𝑏=4𝑎−3𝑏 𝑎=5𝑏(1)


d(A, d) = d(C, d) ⇔ = ⇔ ⇔
√𝑎2 +𝑏2 √𝑎2 +𝑏2 3𝑎+2𝑏=−4𝑎+3𝑏 7𝑎=𝑏(2)

TH1: Chọn b = 1, a = 5, ta có phương trình đường thẳng d là: 5x + y + 5 -2 = 0


hay 5x + y + 3 = 0.

TH2: Chọn a = 1, b = 7, ta có phương trình đường thẳng d là: x + 7y + 1 – 2.7 =


0 hay x + 7y – 13 = 0.

Vậy phương trình đường thẳng cần lập là 5x + y + 3 = 0 hoặc x + 7y – 13 = 0.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức về vị trí tương đối và góc giữa hai
đường thẳng; khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học của bài để làm Bài 7 (SGK – tr 86)
và Bài tập trắc nghiệm.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện Bài 7 (SGK – tr 86) và đáp án Bài tập trắc
nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu học sinh làm theo nhóm Bài 7 (SGK – tr 86) và cá nhân làm Bài
tập trắc nghiệm:

Câu 1: Phương trình nào dưới đây là phương trình tham số của một đường thẳng
song song với đường thẳng x – 2y + 3 = 0?

A. {𝑥 = −1 + 2𝑡 𝑦 = 1 + 𝑡 B. {𝑥 = 1 + 2𝑡 𝑦 = −1 + 𝑡 C. {𝑥 =
1 + 𝑡 𝑦 = −1 − 2𝑡 D. {𝑥 = 1 − 2𝑡 𝑦 = −1 + 𝑡

Câu 2: Phương trình nào dưới đây là phương trình tham số của một đường thẳng
vuông góc với đường thẳng {𝑥 = −1 + 3𝑡 𝑦 = 1 − 2𝑡

A. {𝑥 = −1 − 2𝑡 𝑦 = 1 − 3𝑡 B. {𝑥 = −1 − 2𝑡 𝑦 = 1 + 3𝑡 C. {𝑥 =
−1 − 3𝑡 𝑦 = 1 + 2𝑡 D. {𝑥 = −1 − 3𝑡 𝑦 = 1 − 2𝑡

Câu 3: Đường thẳng ∆ đi qua điểm M(-1; 2) và song song với đường thẳng d: 2x
– y – 5 = 0 có phương trình tổng quát là:

A. 2x – y = 0 B. 2x – y + 4 = 0 C. 2x + y + 4 = 0 D. x + 2y – 3 = 0

Câu 4: Đường thẳng ∆ đi qua điểm M(3; - 4) và vuông góc với đường thẳng d: x
– 3y + 1 = 0 có phương trình tổng quát là:

A. x – 3y – 15 = 0 B. - 3x + y + 5 = 0

C. 3x + y - 13 = 0 D. 3x + y – 5 = 0

Câu 5: Cho ∆1: x – 2y + 3 = 0 và ∆2: - 2x – y + 5 = 0. Số đo góc giữa hai đường


thẳng ∆1 và ∆2 là:

A. 30o B. 45o C. 90o D. 60o

Câu 6: Cho ∆1: {𝑥 = −2 + √3𝑡 𝑦 = 1 − 𝑡 và ∆2: {𝑥 = −1 + √3𝑡 ′ 𝑦 = 2 + 𝑡 ′

Số đo góc giữa hai đường thẳng ∆1 và ∆2 là:


A. 30o B. 45o C. 90o D. 60o

Câu 7: Khoảng cách từ điểm M(5; - 2) đến đường thẳng ∆: - 3x + 2y + 6 = 0 là:

√13
A. 13 B. √13 C. D. 2√13
13

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả

7.

a. Tàu A di chuyển theo hướng vectơ 𝑢


⃗ 1 = (−35; 25)

Tàu B di chuyển theo hướng vectơ 𝑢


⃗ 2 = (−30; −40)

Gọi ∝ là góc giữa hai đường đi của hai tàu, ta có:

|(−35).(−30)+25.(−40)| 1
cos ∝ = |𝑐𝑜𝑠 (𝑢
⃗ 1; 𝑢
⃗ 2)| = =
√(−35)2 +252 .√(−30)2 +(−40)2 5√74

b. Sau t giờ, vị trí của tàu A là điểm M có tọa độ là: M(3 – 35t ; - 4 + 25t)

Sau t giờ, vị trí của tàu B là điểm N có toạ độ là: N(4 – 30t ; 3 – 40t)

Do đó,
9 2 40 40
⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝑁 = √(1 + 5𝑡)2 + (7 − 65𝑡)2 = √4250 (𝑡 − ) + ≥√
85 17 17

≈ 1,53(𝑘𝑚)
9
⟹ MN nhỏ nhất xấp xỉ 1,53 km khi t =
85

9
Vậy sau giờ kể từ thời điểm xuất phát thì hai tàu gần nhau nhất và cách nhau
85

1,53 km.

Đáp án trắc nghiệm:

1 2 3 4 5 6 7

B A B D C D B

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

● Ghi nhớ kiến thức trong bài.

● Hoàn thành các bài tập trong SBT

● Chuẩn bị bài mới “Bài 5: Phương trình đường tròn".


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 5: PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

● Thiết lập được phương trình đường tròn khi biết toạ độ tâm và bán kính;
biết tọa độ ba điểm mà đường tròn đi qua; xác định được tâm và bán kính
đường tròn khi biết phương trình của đường tròn.
● Thiết lập được phương trình tiếp tuyến của đường tròn khi biết toạ độ của
tiếp điểm.
● Vận dụng được kiến thức về phương trình đường tròn để giải một số bài
toán liên quan đến thực tiễn.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

● Năng lực tự chủ và tự học: Tự giải quyết các bài tập GV yêu cầu.

● Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên trong
nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.

Năng lực riêng:

● Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua các thao tác như lập luận,
viết hệ thức liên hệ về toạ độ của một điểm nằm trên một đường tròn.

● Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thông qua thao tác viết phương trình
đường tròn thỏa mãn điều kiện cho trước, viết phương trình tiếp tuyến của
đường tròn thỏa mãn điều kiện cho trước.

● Năng lực tư duy và mô hình hoá toán học: Thông qua thao tác sử dụng
phương trình đường tròn giải quyết một số tình huống thực tiễn.
3. Phẩm chất

● Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ.
● Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi
hợp tác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên
quan đến bài học.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...),
bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Gợi nên cho HS nhu cầu tìm hiểu về “Phương trình đường tròn”.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, đọc câu hỏi và suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về bài mới.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Ở một số công viên, người ta dựng vòng quay có bán kính rất lớn đặt theo phương
thẳng đứng như Hình 42. Khi vòng quay hoạt động, một người ngồi trong cabin
sẽ chuyển động theo đường tròn.
Làm thế nào để xác định được phương trình quỹ đạo chuyển động của người
đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời
câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: "Chúng ta đã biết từ một đường thẳng có thể lập được
phương trình tham số và phương trình tổng quát được gọi chung là một phương
trình đường thẳng. Vậy từ một đường tròn ta có thể lập được phương trình nào
không? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này. Chúng ta cùng
vào Bài 5: Phương trình đường tròn"

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phương trình đường tròn

a) Mục tiêu: HS thiết lập được phương trình đường tròn khi biết toạ độ tâm và
bán kính; biết được phương trình tổng quát của đường tròn.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ1, 2, 3; Luyện tập 1, 2, 3; đọc hiểu Ví dụ 1 – 4 (SGK – tr87).
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học; Kết quả thực hiện HĐ1, 2,
3; Luyện tập 1, 2, 3d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Phương trình đường tròn

- HS thực hiện HĐ1. 1. Phương trình đường tròn

+ Tính khoảng cách từ gốc toạ độ O(0; HĐ1:


0) đến điểm M(3; 4) trong mặt phẳng a. Khoảng cách từ gốc toạ độ O (0; 0) đến
toạ độ Oxy. điểm M (3; 4) trong mặt phẳng toạ độ

+ Cho hai điểm I(a; b) và M(x; y) trong Oxy là:


mặt phẳng toạ độ Oxy. Nêu công thức OM = |𝑶𝑴
⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ | = √𝟑𝟐 + 𝟒𝟐 = 𝟓
tính độ dài đoạn thẳng IM.
b. Với hai điểm I(a; b) và M(x; y) trong
mặt phẳng toạ độ Oxy, ta có:

IM = √(𝒙 − 𝒂)𝟐 + (𝒚 − 𝒃)𝟐


- GV nêu nhận xét cách tính khoảng
Nhận xét:
cách giữa hai điểm bất kì trên mặt
phẳng toạ độ. Với hai điểm I(a; b) và M(x; y) trong mặt
phẳng toạ độ Oxy, ta có:

IM = √(𝒙 − 𝒂)𝟐 + (𝒚 − 𝒃)𝟐


- HS vận dụng khái niệm đường tròn
và công thức khoảng cách giữa hai HĐ2:
điểm bất kì, thực hiện HĐ2.
a. Mối liên hệ giữa x và y là: 𝒙𝟐 + 𝒚𝟐 =
𝟓

- Từ HĐ2, GV dẫn đến kết luận về toạ b. Mối liên hệ giữa x và y là:
độ của những điểm nằm trên một
(𝒙 − 𝒂)𝟐 + (𝒚 − 𝒃)𝟐 = 𝑹𝟐
đường tròn với bán kính cho trước và
toạ độ cho trước của tâm đường tròn. Kết luận:
- HS đọc và tìm hiểu Ví dụ 1, 2. Phương trình đường tròn tâm I(a; b) bán
kính R là:
- HS áp dụng thực hiện Luyện tập 1.
GV gợi ý HS: xác định bán kính đường (𝒙 − 𝒂)𝟐 + (𝒚 − 𝒃)𝟐 = 𝑹𝟐
tròn bằng khoảng cách từ tâm của
đường tròn đến một điểm nằm trên
Ví dụ 1, 2 (SGK – tr88)
đường tròn. Từ đó lập phương trình
đường tròn. Luyện tập 1:

- HS thực hiện HĐ3. GV gợi ý HS vận Bán kính đường tròn tâm I là:
dụng hằng đẳng thức đáng nhớ để tìm
⃗⃗⃗⃗ | = √𝟐𝟐 + (−𝟑)𝟐 = √𝟏𝟑
IA = |𝑰𝑨
ra cách viết khác của phương trình
đường tròn. Phương trình đường tròn tâm I(6; -4) đi
qua điểm A(8; -7) là:

(𝒙 − 𝟔)𝟐 + (𝒚 + 𝟒)𝟐 = 𝟏𝟑

HĐ3:

Ta có:

(𝒙 − 𝒂)𝟐 + (𝒚 − 𝒃)𝟐 = 𝑹𝟐
- Từ HĐ3, GV giới thiệu dạng phương
⇔ 𝒙𝟐 − 𝟐𝒂𝒙 + 𝒂𝟐 + 𝒚𝟐
trình tổng quát của đường tròn tâm I(a;
b) bán kính R. − 𝟐𝒃𝒚 + 𝒃𝟐 − 𝑹𝟐 = 𝟎
⇔ 𝒙𝟐 + 𝒚𝟐 − 𝟐𝒂𝒙 − 𝟐𝒃𝒚
+ 𝒄 = 𝟎 (𝒂𝟐 + 𝒃𝟐 − 𝑹𝟐
= 𝒄)
- HS tìm hiểu Ví dụ 3, trình bày lại Nhận xét:
cách làm.
Ta có thể viết phương trình (𝒙 − 𝒂)𝟐 +
- HS áp dụng thực hiện Luyện tập 2, (𝒚 − 𝒃)𝟐 = 𝑹𝟐 của đường tròn tâm I(a;
tìm điều kiện của tham số để một
b) bán kính R về phương trình có dạng là
𝒙𝟐 + 𝒚𝟐 − 𝟐𝒂𝒙 − 𝟐𝒃𝒚 + 𝒄 = 𝟎. Dạng
phương trình bậc hai là phương trình đó thường được gọi là phương trình tổng
của đường tròn. quát của đường tròn.

Ví dụ 3 (SGK – tr88)

Luyện tập 2:

𝒙𝟐 + 𝒚𝟐 + 𝟐𝒌𝒙 + 𝟒𝒚 + 𝟔𝒌 − 𝟏 = 𝟎

⇔ 𝒙𝟐 + 𝟐𝒌𝒙 + 𝒌𝟐 + 𝒚𝟐 + 𝟒𝒚 + 𝟒
= 𝒌𝟐 − 𝟔𝒌 + 𝟓

- HS đọc và tìm hiểu Ví dụ 4, trình bày ⇔ (𝒙 + 𝒌)𝟐 + (𝒚 + 𝟐)𝟐

lại cách làm. = (√𝒌𝟐 − 𝟔𝒌 + 𝟓)𝟐

- HS thực hiện Luyện tập 3. GV hướng Để phương trình đã cho là phương trình
dẫn: Giả sử đường tròn có tâm I(a; b) đường tròn ⇔ 𝒌𝟐 − 𝟔𝒌 + 𝟓 > 𝟎
đi qua ba điểm A, B, C cho trước tọa
⟺ 𝒌 < 𝟏 hoặc 𝒌 > 𝟓.
độ. Suy ra IA = IB = IC. Từ đó tính
được toạ độ tâm và bán kính. Sau đó 2. Phương trình đường tròn đi qua ba
lập phương trình đường tròn. điểm không thẳng hàng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Ví dụ 4 (SGK – tr89)

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp Luyện tập 3:


nhận kiến thức, hoàn thành các yêu Giả sử tâm đường tròn là điểm I(a; b). Ta
cầu. có:

- GV hướng dẫn, hỗ trợ. IA = IB = IC ⇔ 𝑰𝑨𝟐 = 𝑰𝑩𝟐 = 𝑰𝑪𝟐

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Vì 𝑰𝑨𝟐 = 𝑰𝑩𝟐 , 𝑰𝑩𝟐 = 𝑰𝑪𝟐 nên:
- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- HS lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng


quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm về
phương trình đường tròn với tâm và {(𝟏 − 𝒂)𝟐 + (𝟐 − 𝒃)𝟐
bán kính cho trước. = (𝟓 − 𝒂)𝟐
+ (𝟐 − 𝒃)𝟐 (𝟓 − 𝒂)𝟐
+ (𝟐 − 𝒃)𝟐
= (𝟏 − 𝒂)𝟐 + (−𝟑 − 𝒃)𝟐

−𝟏
⇔ {𝒂 = 𝟑 𝒃 =
𝟐
−𝟏
Vậy I(𝟑; ) và R = IA =
𝟐

𝟐
√(−𝟐)𝟐 + (𝟓) = √𝟒𝟏
𝟐 𝟐

Vậy phương trình đường tròn đi qua 3


điểm A, B, C là:

𝟐
𝟏 𝟐 𝟒𝟏
(𝒙 − 𝟑) + (𝒚 + ) =
𝟐 𝟒

Hoạt động 2: Phương trình tiếp tuyến của đường tròn

a) Mục tiêu:

- HS làm quen với việc đánh giá, ước lượng sai số của số gần đúng thông qua một
tình huống cụ thể.

- HS ghi nhớ khái niệm sai số tuyệt đối của số gần đúng và vẽ hình minh hoạ.

- HS ghi nhớ thêm về chú ý của sai số tuyệt đối trong việc phản ánh độ chính xác
của kết quả đo.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm các HĐ4; Luyện tập 4; đọc hiểu các Ví dụ 5, 6 (SGK – tr90).

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện các HĐ2, 3, 4, 5.

d) Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Phương trình tiếp tuyến của đường
tròn.
- GV gợi ý HS sử dụng tính chất tiếp
tuyến của đường tròn và phương HĐ4:
trình tổng quát của đường thẳng để
thực hiện HĐ4 theo nhóm đôi.

a. Do ∆ là pháp tuyến của đường tròn (C)


tại điểm Mo nên ∆ vuông góc với IMo.
Vậy ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑰𝑴𝒐 là vectơ pháp tuyến của đường
thẳng ∆.

b. Toạ độ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑰𝑴𝒐 = (𝒙𝒐 − 𝒂; 𝒚𝒐 − 𝒃)

c. Đường thẳng ∆ đi qua điểm Mo và có


vectơ pháp tuyến ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑰𝑴𝒐 là:

(𝒙𝒐 − 𝒂)(𝒙 − 𝒙𝒐 ) + (𝒚𝒐 − 𝒃)(𝒚 − 𝒚𝒐 )


=𝟎

Kết luận:

+ Đường thẳng ∆ đi qua điểm M0(x0; y0)


và có vectơ pháp tuyến

⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑰𝑴𝒐 = (𝒙𝒐 − 𝒂; 𝒚𝒐 − 𝒃)
+ Phương trình tiếp tuyến ∆ là

- Từ HĐ4, GV kết luận về phương (𝒙𝒐 − 𝒂)(𝒙 − 𝒙𝒐 ) + (𝒚𝒐 − 𝒃)(𝒚 − 𝒚𝒐 )


trình tổng quát của tiếp tuyến. =𝟎

Ví dụ 5 (SGK – tr90)

Luyện tập 4:

Đường tròn tâm I(3; -7)

Phương trình tiếp tuyến tại điểm M(-1; -


𝟐
- HS đọc và tìm hiểu Ví dụ 5, áp 4) thuộc đường tròn (𝒙 − 𝟑) + (𝒚 +
dụng thực hiện Luyện tập 4. 𝟕)𝟐 = 𝟐𝟓 là:

(-1 – 3)(x + 1) + (-4 + 7)(y + 4) = 0 ⟺ -


4(x + 1) + 3(y + 4) = 0 ⇔ -4x + 3y + 8 =
0.

Ví dụ 6 (SGK – tr90)

- HS đọc Ví dụ 6, trình bày lại cách


làm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp


nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra
chéo đáp án.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình


bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV


tổng quát lại kiến thức về phương
trình tiếp tuyến của đường tròn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về phương trình đường tròn.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức về phương trình đường tròn làm Bài 1
– 5 (SGK – tr 91, 92).

c) Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện Bài 1 – 5 (SGK – tr 91, 92).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1 – 5 (SGK – tr 91, 92).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.


Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1.

a. x2 + y2 – 2x + 2y – 7 = 0 ⇔ x2 – 2x + 1 + y2 + 2y + 1 = 9 ⇔ (𝑥 − 1)2 +
(𝑦 + 1)2 = 9

Vậy phương trình x2 + y2 – 2x + 2y – 7 = 0 là phương trình đường tròn có tâm I(1;


-1), bán kính R = 3.

b. x2 + y2 – 8x + 2y + 20 = 0 ⇔ x2 – 8x + 16 + y2 + 2y + 1 = -3 ⇔ (𝑥 − 4)2 +
(𝑦 + 1)2 = −3 (vô lí).

Vậy phương trình x2 + y2 – 8x + 2y + 20 = 0 không là phương trình đường tròn.

2.
2
a. Ta có: (𝑥 + 1)2 + (𝑦 − 5)2 = 9 ⇔ (𝑥 − (−1)) + (𝑦 − 5)2 = 32

Do đó, đường tròn đã cho có tâm I(-1; 5) và bán kính R = 3.

b. Ta có: x2 + y2 – 6x – 2y -15 = 0 ⇔ (𝑥 − 3)2 + (𝑦 − 1)2 = 25

Do đó, đường tròn đã cho có tâm I(3; 1) và bán kính R = √25 = 5.

3.

a. Đường tròn có tâm O(-3; 4) và bán kính R = 9 có phương trình là: (𝑥 + 3)2 +
(𝑦 − 4)2 = 81
b. Đường tròn có tâm I (5; -2) và đi qua điểm M(4; -1) có bán kính MI =

√(4 − 5)2 + (−1 + 2)2 = √2

Vậy phương trình đường tròn là: (𝑥 − 5)2 + (𝑦 + 2)2 = 2

c. Đường tròn có tâm I(1; -1) và có một tiếp tuyến là ∆: 5𝑥 − 12𝑦 − 1 = 0

|5.1−12.(−1)−1| 16
⇒ Đường tròn có bán kính R = d(I; ∆) = =
√52 +(−12)2 13

⇒ Phương trình của đường tròn là:

256
(𝑥 − 1)2 + (𝑦 + 1)2 =
169

d. Đường tròn đường kính AB với A(3; -4) và B(-1; 6) đi qua tâm I là trung điểm
của AB.
𝐴𝐵
⇒ I(1; 1) và có bán kính R =
2

Có: ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐵 = (−4; 10) ⇒ 𝐴𝐵 = √(−4)2 + 102 = 2√29 ⇒ 𝑅 = √29

⇒ Đường tròn có phương trình là: (𝑥 − 1)2 + (𝑦 − 1)2 = 29

e. Đường tròn đi qua ba điểm A(1; 1); B(3; 1); C(0; 4)

Giả sử tâm đường tròn là I(a; b). Ta có: IA = IB = IC ⇔ 𝐼𝐴2 = 𝐼𝐵 2 = 𝐼𝐶 2 ⇔


𝐼𝐴2 = 𝐼𝐵 2, 𝐼𝐵 2 = 𝐼𝐶 2 nên:

{(1 − 𝑎) 2 + (1 − 𝑏)2 = (3 − 𝑎)2 + (1 − 𝑏)2 (3 − 𝑎)2 + (1 − 𝑏)2


= (0 − 𝑎)2 + (4 − 𝑏)2 ⇔ {𝑎 = 2 𝑏 = 3

Đường tròn tâm I(2; 3) bán kính R = IC = √(0 − 2)2 + (4 − 3)2 = √5

Vậy phương trình đường tròn là: (𝑥 − 2)2 + (𝑦 − 3)2 = 5

4.
2 2
Ta có: (𝑥 + 2)2 + (𝑦 + 7)2 = 169 ⇔ (𝑥 − (−2)) + (𝑦 − (−7)) = 132

Do đó, đường tròn đã cho có tâm I(-2; -7) và bán kính R = 13.
Hoành độ của tiếp điểm là 3 hay x = 3, thay vào phương trình đường tròn ta được:

(3 + 2)2 + (𝑦 + 7)2 = 169 ⇔ (𝑦 + 7)2 = 144 ⇔ (𝑦 + 7)2 = 122

⇒ y + 7 = 12 hoặc y + 7 = - 12 ⇒ y = 5 hoặc y = -19

Do đó ta tìm được các điểm thuộc đường tròn có hoành độ bằng 3 là: A(3; 5) và
B(3; -19).

Phương trình tiếp tuyến của đường tròn tâm I(-2; -7) tại điểm A(3; 5) là:

(3 + 2)(x – 3) + (5 + 7)(y – 5) = 0 ⇔ 5x – 15 + 12y – 60 = 0 ⇔ 5x + 12y – 75 =


0.

Phương trình tiếp tuyến của đường tròn tâm I(-2; -7) tại điểm B(3; -19) là:

(3 + 2)(x – 3) + (-19 + 7)(y – (-19)) = 0 ⇔ 5x – 15 - 12y – 243 = 0 ⇔ 5x - 12y –


243 = 0.

Vậy các phương trình tiếp tuyến thỏa mãn là 5x + 12y – 75 = 0; 5x - 12y – 243 =
0.

5.

∆: 3x + 4y + m = 0; (C): (𝑥 + 1)2 + (𝑦 − 2)2 = 4

Đường tròn (C) có tâm I(-1; 2), bán kính R = 2.

Vì ∆ là tiếp tuyến của đường tròn

|3.(−1)+4.2+𝑚| |𝑚+5|
⇒ d(I; ∆) = R ⟺ =2⟺ = 2 ⟺ |𝑚 + 5| = 10 ⟺ m + 5 =
√32 +42 5

10 hoặc m + 5 = -10 ⇔ m = 5 hoặc m = -15.

Vậy m = 5 hoặc m = -15 thoả mãn yêu cầu.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức về phương trình đường tròn để
giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn.
b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức về phương trình đường tròn để làm Bài 6, 7
(SGK – tr92).

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện Bài 6, 7 (SGK – tr92) của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm Bài 6, 7 (SGK – tr92)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

Kết quả :

6.

a. Đường tròn mô tả ranh giới bên ngoài của vùng phủ sóng có tâm I(-2 ; 1) và
bán kính R = 3.

Vậy phương trình đường tròn cần lập là (𝑥 + 2)2 + (𝑦 − 1)2 = 9

b. Khoảng cách từ tâm I của đường tròn ranh giới tới vị trí có toạ độ M(-1 ; 3) là:

IM = √(−1 + 2)2 + (3 − 1)2 = √13 ≈ 3,6 > 𝑅

⇒ Người dùng điện thoại ở vị trí có tọa độ (-1 ; 3) không thể sử dụng dịch vụ của
trạm này.
c.

Giả sử vị trí đứng của người đó là B(-3 ; 4)

⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐼 (1; −3) ⇒ Vectơ pháp tuyến của (BI) là : ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑛𝐵𝐼 (3; 1)

⇒ Phương trình tổng quát của (BI) : 3(x +2) + 1(y – 1) = 0 hay (BI) : 3x + y + 5
= 0.

Gọi A là giao điểm của đường tròn tâm I và (BI) ⇒ Khoảng cách ngắn nhất để
người đó di chuyển được từ vị trí B(-3 ; 4) tới vùng phủ sóng là AB.

Toạ độ của A là nghiệm của hệ :

−20 + 3√10
{3𝑥 + 𝑦 + 5 = 0 (𝑥 + 2)2 + (𝑦 − 1)2 = 9 ⇔ {𝑥 = 𝑦
10
10 − 9√10 −20 − 3√10 10 + 9√10
= ℎ𝑜ặ𝑐{𝑥 = 𝑦=
10 10 10
−20+3√10 10−9√10
+ Với A( ; )
10 10

2 2
−20+3√10 10−9√10
Ta có: AB = √(−3 − ) + (4 − ) ≈ 6,2
10 10

−20−3√10 10+9√10
+ Với A( ; )
10 10

2 2
−20−3√10 10+9√10
Ta có: AB = √(−3 − ) + (4 − ) ≈ 0,2
10 10
Do 0,2 < 6,2 nên ta chọn kết quả 0,2.

Vậy tính theo đường chim bay, khoảng cách ngắn nhất để một người ở vị trí có
tọa độ (-3; 4) di chuyển được tới vùng phủ sóng là 0,2 km.

7.

Sau khi được ném đi, quỹ đạo chuyển động của chiếc đĩa nằm trên tiếp tuyến của
3 √39
đường tròn tâm I(0; ) tại điểm M( ; 2).
2 2

Vậy quỹ đạo chuyển động của chiếc đĩa nằm trên đường thẳng có phương trình
là:

√39 √39 3
( − 0) (𝑥 − ) + (2 − ) (𝑦 − 2) = 0
10 10 2

√39 √39 1
⟺ (𝑥 − ) + (𝑦 − 2) = 0
10 10 2

⇔ 10√39𝑥 + 50𝑦 − 139 = 0

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

● Ghi nhớ kiến thức trong bài.

● Hoàn thành các bài tập trong SBT

● Chuẩn bị bài mới “Bài 6: Ba đường Conic".


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 6: BA ĐƯỜNG CONIC (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

● Nhận biết được ba đường conic bằng hình học.


● Nhận biết được phương trình chính tắc của ba đường conic trong mặt phẳng
toạ độ.
● Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với ba đường conic (VD: giải
thích một số hiện tượng trong quang học,...)

2. Năng lực

- Năng lực chung:

● Năng lực tự chủ và tự học: Tự giải quyết các bài tập GV yêu cầu.

● Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên trong
nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.

Năng lực riêng:

● Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thông qua thao tác viết phương trình
đường conic thoả mãn điều kiện cho trước.

● Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua thao tác lập luận viết
phương trình chính tắc của đường parabol.

● Năng lực mô hình hoá toán học: Thông qua thao tác sử dụng phương trình
đường conic giải quyết một số tình huống thực tiễn.

3. Phẩm chất
● Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc
nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
● Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến
thức theo sự hướng dẫn của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên
quan đến ba đường conic để minh hoạ cho bài học.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng
nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: HS thấy nhu cầu tìm hiểu về ba đường conic.

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về bài học.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Từ xa xưa, người Hy Lạp đã biết rằng giao tuyến của mặt nón tròn xoay và một
mặt phẳng không đi qua đỉnh của mặt nón là đường tròn hoặc đường cong mà ta
gọi là đường conic. (Hình 48). Từ “đường conic” xuất phát từ gốc tiếng Hy Lạp
konos nghĩa là mặt nón.
Đường conic gồm những loại đường nào và được xác định như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời
câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học mới: "Bài 6: Ba đường Conic".

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Đường elip.

a) Mục tiêu: HS nhận biết phương trình chính tắc của đường elip, toạ độ tiêu
điểm, tính chất về toạ độ của những điểm thuộc đường elip.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm HĐ1, 2; Luyện tập 1, đọc hiểu Ví dụ 1, 2.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ1, 2; Luyện tập 1 của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. Đường elip

- HS thực hiện HĐ1, GV yêu cầu HS: 1. Định nghĩa đường elip

HĐ1:
+ Quan sát HÌnh 49 và tìm hiểu nội Ta thấy tổng MF1 + MF2 luôn bằng độ
dung tương ứng. dài vòng dây kín, do đó khi M thay đổi,
tổng MF1 + MF2 là một độ dài không
+ Quan sát Hình 50 và tìm hiểu nội
đổi.
dung tương ứng để hiểu thêm một số
vấn đề thực tiễn liên quan đến elip.

+ Quan sát hình 51 và trả lời câu hỏi,


sau đó giải thích phương án trả lời
trong bóng nói.

- Sau HĐ1, GV dẫn dắt, nêu kết luận


về:
Kết luận:
+ Khái niệm đường elip
Cho hai điểm F1, F2 cố định có khoảng
+ Tiêu điểm của đường elip.
cách F1F2 = 2c (c > 0).

Đường elip (còn gọi là elip) là tập hợp


các điểm M trong mặt phẳng sao cho
MF1 + MF2 = 2a, trong đó a là số cho
trước lớn hơn c.

Hai điểm F1 và F2 được gọi là hai tiêu


- HS thực hiện HĐ2, tìm hiểu hệ trục
điểm của elip.
toạ độ gắn với một đường elip có hai
tiêu điểm cho trước. GV hướng dẫn 2. Phương trình chính tắc của elip
HS:
HĐ2:
+ Từ A1F1 = a – c và A1F2 = a + c,
a. Do A1F1 = a – c và A1F2 = a + c nên
chứng minh A1(-a; 0) thuộc elip (E) rồi
A1F1 + A1F2 = 2a. Vậy A1(-a; 0) thuộc
nhận xét để suy ra đpcm.
elip (E).

Mà A1 (-a; 0) thuộc trục Ox nên A1(-a;


0) là giao điểm của elip (E) với trục Ox.
+ Từ B2F1 = B2F2, chứng minh B2(0; Tương tự, ta chứng minh được A2(a; 0)
b) thuộc elip (E) rồi nhận xét để suy ra là giao điểm của elip (E) với trục Ox.
đpcm.
b. Ta có:

B2F2 = √(𝒄 − 𝟎)𝟐 + (𝟎 − 𝒃)𝟐 =


√𝒄𝟐 + 𝒃𝟐 = √𝒂𝟐 = 𝒂

Vì B2F1 = B2F2 nên B2F1 + B2F2 = a +


a = 2a. Do đó, B2(0; b) thuộc elip (E).
Mà B2(0; b) thuộc trục Oy nên B2(0; b)
là giao điểm của elip (E) với trục Oy.

Tương tự, ta chứng minh được: B1(0; -


b) là giao điểm của elip (E) với trục Oy.

Như vậy, elip (E) đi qua bốn điểm A1(-


- GV dẫn dắt, nêu kết luận về phương a; 0), A2(a; 0), B1(0; -b), B2(0; b), với
trình chính tắc của elip. b = √𝒂𝟐 − 𝒄𝟐

Kết luận:

Khi chọn hệ trục toạ độ như trên,


phương trình đường elip có thể viết
dưới dạng:

𝒙𝟐 𝒚𝟐
+ =𝟏
𝒂𝟐 𝒃𝟐
- GV nêu mối liên hệ giữa ba đại lượng Trong đó, a > b > 0
a, b, c và tính chất về toạ độ của những
Đây gọi là phương trình chính tắc của
điểm thuộc đường elip.
elip.

Chú ý:
- HS nhóm đôi tìm hiểu Ví dụ 1, 2, Đối với elip (E) có phương trình chính
trình bày lại cách làm. tắc như đã nêu ở trên, ta có:

- HS áp dụng làm Luyện tập 1. GV + c2 = a2 – b2, ở đó 2c = F1F2


hướng dẫn HS:
+ Nếu điểm M(x; y) thuộc elip (E) thì
+ Viết công thức và điều kiện về – a ≤ x ≤ a.
phương trình chính tắc.
Ví dụ 1, 2 (SGK – tr95)
+ Hai điểm thuộc đường elip có một
điểm là giao điểm với trục Oy, từ đó
Luyện tập 1:
tính được b. Tính a rồi viết phương
trình chính tắc của elip (E) Elip có phương trình chính tắc là:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 𝒙𝟐


+
𝒚𝟐
= 𝟏 (a > b > 0)
𝒂 𝟐 𝒃𝟐
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
𝟎𝟐 𝟑𝟐
Do M(0; 3) ∈ (E) nên: + =𝟏⇒
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu 𝒂𝟐 𝒃𝟐

cầu. 𝒃𝟐 = 𝟑𝟐 = 𝟗 (1)

𝟏𝟐 𝟐
- GV quan sát, hỗ trợ. 𝟏𝟐 𝟑𝟐 (𝟓)
Do N(3; - ) ∈ (E) nên: + =𝟏
𝟓 𝒂𝟐 𝟑𝟐
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
⟺ 𝒂𝟐 = 𝟐𝟓
- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.
Vậy elip (E) có phương trình chính tắc
- HS lắng nghe, nhận xét.
𝒙𝟐 𝒚𝟐
là: + =𝟏
𝟐𝟓 𝟗
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng
quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm về
đường elip và phương trình chính tắc
của nó.

Hoạt động 2: Đường hypebol

a) Mục tiêu: HS nhận biết được hình ảnh hình học của đường hypebol và phương
trình chính tắc của đường hypebol.
b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm HĐ3, 4; Luyện tập 2, đọc hiểu Ví dụ 3, 4.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ3, 4; Luyện tập 2.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: II. Đường hypebol

- HS thực hiện HĐ3, GV yêu cầu HS 1. Định nghĩa đường hypebol


quan sát Hình 53 tìm hiểu nội dung HĐ3:
tương ứng.
Khi M thay đổi, hiệu MF1 – MF2 =
(MF1 + MA) – (MF2 + MA) = AB – l
không đổi.

- GV dẫn dắt, nêu kết luận về:

+ Khái niệm đường hypebol

+ Tiêu điểm của đường hypebol


Kết luận:

Cho hai điểm F1, F2 cố định có khoảng


cách F1F2 = 2c (c > 0).

Đường hypebol (còn gọi là hypebol) là


tập hợp các điểm M sao cho |𝑴𝑭𝟏 −
𝑴𝑭𝟐 | = 𝟐𝒂, trong đó a là số dương
cho trước nhỏ hơn c.
- HS thực hiện HĐ4. GV hướng dẫn Hai điểm F1 và F2 được gọi là hai tiêu
HS: điểm của hypebol.

2. Phương trình chính tắc của đường


hypebol

HĐ4:

+ Với câu a, từ dữ kiện Oy là trung


trực của F1F2, suy ra O là trung điểm
của F1F2. Từ đó suy ra toạ độ hai tiêu
điểm F1 và F2

a. Vì Oy là đường trung trực của F1F2


nên O là trung điểm của F1F2.

𝑭𝟏 𝑭𝟐 𝟐𝒄
Do đó, OF1 = OF2 = = =𝒄
𝟐 𝟐

Điểm F1 thuộc trục Ox và nằm về phía


bên trái điểm O và cách O một khoảng
bằng c nên toạ độ của F1 là F1(-c; 0).
+ Với câu b, quan sát bảng để nêu dự
Điểm F2 thuộc trục Ox và nằm về phía
đoán thích hợp.
bên phải điểm O và cách O một khoảng
bằng c nên toạ độ của F2 là F2(c; 0).

b.

- GV giới thiệu: Ta đã học về khái niệm


đường elip và phương trình đường
elip, trong đó có gắn với phép cộng
khoảng cách, phép cộng các bình
phương trong phương trình. Còn khái
niệm hypebol thì gắn với phép trừ Kết luận:
khoảng cách, phương trình chính tắc
Khi chọn hệ trục toạ độ như trên,
có phép trừ gắn với hiệu các bình
phương trình đường hypebol có thể
phương. 𝒙𝟐 𝒚𝟐
viết dưới dạng 𝟐
− = 𝟏, trong đó a
𝒂 𝒃𝟐
- GV nêu mối quan hệ giữa ba đại
> 0, b > 0.
lượng a, b, c và tính chất về toạ độ của
những điểm thuộc đường hypebol. Đây gọi là phương trình chính tắc của
hypebol.

- HS tìm hiểu Ví dụ 3, 4, trình bày lại


cách làm. Chú ý:

- HS thực hiện Luyện tập 2. Đối với hypebol (H) có phương trình
chính tắc như đã nêu ở trên, ta có:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ c2 = a2 + b2, ở đó 2c = F1F2 và điều
- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp
kiện a > b là không bắt buộc.
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu, kiểm tra chéo đáp án. + Nếu điểm M(x; y) thuộc hypebol (H)
thì x ≤ -a hoặc x ≥ a.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Ví dụ 3, 4 (SGK – tr98)
- GV: quan sát và trợ giúp HS.
Luyện tập 2:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
4x2 – 9y2 = 1
- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình
bày ⇒ Phương trình chính tắc của đường
𝒙𝟐 𝒚𝟐
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung hypebol: 𝟏 − 𝟏 =𝟏
𝟒 𝟗

cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng


quát lại kiến thức về đường hypebol.
Hoạt động 3: Đường parabol

a) Mục tiêu: HS nhận biết được hình ảnh hình học của đường parabol và phương
trình chính tắc của đường parabol.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm HĐ5, 6; Luyện tập 3, đọc hiểu Ví dụ 5, 6 (SGK – tr 100).

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ5, 6; Luyện tập 3.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: III. Đường parabol

- HS thực hiện HĐ5, GV yêu cầu HS 1. Định nghĩa đường parabol


quan sát Hình 55 và tìm hiểu nội dung HĐ5:
tương ứng.

Khi M thay đổi, ta có: MA + MB = MF


+ MB (= AB). Do đó MA = MF.

Kết luận:
- Từ HĐ4, GV dẫn dắt nêu các kết
luận về: Cho một điểm F cố định và một đường
thẳng ∆ cố định không đi qua F.
+ Khái niệm đường parabol.
Đường parabol (còn gọi là parabol) là
+ Tiêu điểm và đường chuẩn của
tập hợp các điểm M trong mặt phẳng
parabol.
cách đều F và ∆.
Điểm F được gọi là tiêu điểm của
parabol. Đường thẳng ∆ được gọi là
đường chuẩn của parabol.

2. Phương trình chính tắc của parabol.


- HS thực hiện HĐ6. GV hướng dẫn
HS thực hiện: HĐ6:

+ Kẻ FH vuông góc với ∆ (H ∈ ∆).


Đặt FH = p > 0; chọn hệ trục Oxy
sao cho O là trung điểm của đoạn
thẳng FH và F nằm trên tia Ox.

🡪 Toạ độ của F và H và phương trình


đường thẳng ∆.

🡪 Suy ra khoảng cách từ M ∈ (P) đến


đường thẳng ∆. Kẻ FH vuông góc với ∆ (H ∈ ∆). Đặt FH
🡪 M ∈ (P) ⟺ MF = d(M, ∆). Từ đó = p > 0. Ta chọn hệ trục tọa độ Oxy sao
tìm được dạng phương trình của cho O là trung điểm của đoạn thẳng FH
parabol. và F nằm trên tia Ox (Hình 56).

𝒑 𝒑
Suy ra: F( ; 𝟎), H(− ; 𝟎) và phương
𝟐 𝟐
𝒑
trình đường thẳng ∆ là x + = 0
𝟐

Do đó khoảng cách từ M(x; y) ∈ (P) đến


𝒑
đường thẳng ∆ là |𝒙 + |.
𝟐

Ta có: M(x; y) ∈ (P) khi và chỉ khi độ


dài MF bằng khoảng cách từ M tới ∆,
tức là:
𝒑 𝟐 𝒑
√(𝒙 − ) + 𝒚𝟐 = |𝒙 + |
𝟐 𝟐

𝒑 𝟐
⟺ (𝒙 − ) + 𝒚𝟐
𝟐
𝒑 𝟐
= (𝒙 + ) ⟺ 𝒚𝟐
- Từ hoạt động trên, GV dẫn dắt nêu 𝟐
kết luận về: 𝒑 𝟐 𝒑 𝟐
= (𝒙 + ) − (𝒙 − )
𝟐 𝟐
+ Dạng phương trình chính tắc của ⟺ 𝒚𝟐 = 𝟐𝒑𝒙
parabol.
Kết luận:

Khi chọn hệ trục toạ độ như trên,


phương trình đường parabol có thể viết
+ Toạ độ tiêu điểm. dưới dạng

𝒚𝟐 = 𝟐𝒑𝒙(𝒑 > 𝟎)
+ Phương trình đường chuẩn.
Đây gọi là phương trình chính tắc của
parabol.
+ Tính chất về toạ độ của những điểm Chú ý:
thuộc đường parabol.
Đối với parabol (P) có phương trình
- HS tìm hiểu Ví dụ 5, 6, trình bày lại
chính tắc 𝒚𝟐 = 𝟐𝒑𝒙 (p > 0), ta có:
cách làm.
𝒑
+ Tiêu điểm là F( ; 𝟎) và phương trình
- HS áp dụng thực hiện Luyện tập 3. 𝟐
𝒑
đường chuẩn là: x + = 0.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 𝟐

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp + Nếu điểm M(x; y) thuộc parabol (P)
nhận kiến thức, hoàn thành các yêu thì x ≥ 0.
cầu, trả lời câu hỏi và bài tập, thảo Ví dụ 5, 6 (SGK – tr 100).
luận nhóm.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.


Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Luyện tập 3:

- HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi, 𝒚𝟐


a. Ta có: x = ⟺ 𝒚𝟐 = 𝟒𝒙 ⟺ 𝒚𝟐 =
𝟒
trình bày bài.
𝟐. 𝟐𝒙
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung
Vậy phương trình chính tắc của parabol
cho bạn.
là: 𝒚𝟐 = 𝟐. 𝟐𝒙 với p =2
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV
b. Ta có: x - 𝒚𝟐 = 𝟎 ⇔ 𝒚𝟐 = 𝒙 ⇔
tổng hợp lại kiến thức trọng tâm về
𝟐 𝟏
định nghĩa và phương trình chính tắc 𝒚 = 𝟐. 𝟐 𝒙.
của đường parabol.
Vậy phương trình chính tắc của parabol
𝟏 𝟏
là: 𝒚𝟐 = 𝟐. 𝒙 với p =
𝟐 𝟐

Hoạt động 4: Một số ứng dụng thực tiễn của ba đường conic

a) Mục tiêu:

- Tìm được mốt của mẫu số liệu không ghép nhóm.

- Giải thích được ý nghĩa và vai trò của mốt của mẫu số liệu trong thực tiễn.

- Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của mốt của mẫu số liệu trong trường
hợp đơn giản.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy
nghĩ làm HĐ4, Luyện tập 4, đọc hiểu Ví dụ 4.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện HĐ4, Luyện tập 4.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: IV. Một số ứng dụng thực tiễn của ba
đường conic
- GV yêu cầu HS nhóm đôi, đọc
thông tin SGK – tr101, tìm hiểu về 1. Mô hình hạt nhân nguyên tử: Các
ứng dụng thực tiễn của ba đường electron bay quanh hạt nhân trên các
conic. quỹ đạo hình elip như các hành tinh bay
quanh Mặt Trời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp


nhận kiến thức, hoàn thành các yêu
cầu, trả lời câu hỏi và bài tập.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.


2. Hiện tượng giao thoa của hai sóng:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Các gợn sóng có hình các đường
- HS giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi, hypebol gọi là các vân giao thoa.
trình bày bài.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung


cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV


tổng hợp lại một số ứng dụng thực
3. Gương parabol: tia sáng phát ra từ
tiễn của ba đường conic.
tiêu điểm (tia tới) chiếu đến một điểm
của parabol sẽ bị hắt lại (tia phản xạ)
theo một tia song song (hoặc trùng) với
trục của parabol.
- Đèn pha: Bề mặt của đèn pha là một
mặt tròn xoay sinh bởi một cung parabol
quay quanh trục của nó, bóng đèn được
đặt ở vị trí tiêu điểm của parabol đó.

- Chảo vệ tinh: Điểm thu phát tín hiệu


của máy được đặt ở vị trí tiêu điểm của
parabol.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh làm bài tập củng cố lại kiến thức về đường elip và hypebol.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức về đường elip và hypebol làm Bài 1 – 7
(SGK – tr 102)

c) Sản phẩm học tập: Kết quả làm Bài 1 – 7 (SGK – tr 102) của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS

- GV tổ chức cho HS trả lời nhanh Bài 1, 5 ; Hoạt động theo nhóm Bài 2 – 7
(SGK – tr 102).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1.

𝑥2 𝑦2
Phương trình chính tắc của elip có dạng 2
+ = 1, trong đó a > b > 0.
𝑎 𝑏2

Loại a vì a2 = b2 = 64, không thoả mãn điều kiện.

Loại d vì a2 = 25, b2 = 64 ⇒ a= 5 và b = 8 nên a < b, không thoả mãn điều kiện.

Chọn c vì a2 = 64, b2 = 25 ⇒ a = 8, b = 5 nên a > b > 0, thoả mãn.

2.

Xét tọa độ giao điểm của (E) và trục Ox có:

𝑥 2 02
+ = 1 ⇔ 𝑥 2 = 49 ⇔ 𝑥 = −7 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑥 = 7
49 25

⇒ 𝐴1 (−7; 0) ℎ𝑜ặ𝑐 𝐴2(7; 0)

Xét toạ độ giao điểm của (E) và trục Oy có:

02 02
+ = 1 ⇔ 𝑦 2 = 25 ⇔ 𝑦 = −5 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑦 = 5
49 25
⇒ 𝐵1 (0; −5) ℎ𝑜ặ𝑐 𝐵2 (0; 5)

Ta có: a2 = b2 + c2 ⇒ 𝑐 2 = 𝑎2 − 𝑏2 = 49 − 25 = 24 ⇔ 𝑐 = −2√6 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑐 =


2√6 ⇒ 𝐹1(−2√6; 0) ℎ𝑜ặ𝑐 𝐹2 (2√6; 0)

3.

𝑥2 𝑦2
(E) có phương trình chính tắc là: 2
+ = 1 (a > b > 0)
𝑎 𝑏2

(−5)2 02
Có: A1(-5; 0) ∈ (E) nên + = 1 ⇒ 𝑎2 = 25
𝑎2 𝑏2

02 (√10)2
B1(0;√10) ∈ (E) nên 2
+ = 1 ⇒ 𝑏2 = 10
𝑎 𝑏2

𝑥2 𝑦2
Vậy phương trình của (E) là: : + =1
25 10

4.

Ta có: A1A2 = 2a = 768 800 ⇒ a = 384 400 ⇒ a2 = 384 4002

B1B2 = 2b = 767 619 ⇒ b = 383 809,5 ⇒ b2 = 383 809,52

⇒ Phương trình chính tắc của Elip là:

𝑥2 𝑦2
+ =1
3844002 383809,52

5.

Những phương trình là phương trình chính tắc của Hypebol:


𝑥2 𝑦2
b. − =1
9 9

𝑥2 𝑦2
c. − =1
9 64

𝑥2 𝑦2
d. − =1
64 9

𝑥2 𝑦2
Vì chúng đều có dạng: 2
− = 1 (a > 0; b > 0)
𝑎 𝑏2

6.

𝑥2 𝑦2
a. − = 1 ⇒ 𝑎2 = 9; 𝑏2 = 16
9 16

Ta có:

𝑐 2 = 𝑎2 + 𝑏 2 = 9 + 16 = 25 ⇒ 𝑐 = 5

Vậy toạ độ các tiêu điểm của Hypebol là: F1(-5; 0) và F2(5; 0)

𝑥2 𝑦2
b. − = 1 ⇒ 𝑎2 = 36; 𝑏2 = 25
36 25

Ta có:

𝑐 2 = 𝑎2 + 𝑏2 = 36 + 25 = 61 ⇒ 𝑐 = √61

Vậy toạ độ các tiêu điểm của Hypebol là: F1(-√61; 0) và F2(√61; 0)

7.

Giả sử phương trình chính tắc của Hypebol có dạng:

𝑥2 𝑦2
2
− = 1 (a > 0; b > 0)
𝑎 𝑏2

Do hoành độ một giao điểm của (H) với trục Ox bằng 3.

32 02
⇒ 2 − 2 = 1 ⇒ 𝑎2 = 9
𝑎 𝑏
2 2
(√10) 22 2 (√10) 22
Do N(√10; 2) ∈ (H) nên: − = 1 mà 𝑎 = 9 ⇒ − = 1 hay b2 =
𝑎2 𝑏2 9 𝑏2

36.

𝑥2 𝑦2
Vậy phương trình chính tắc của Hypebol là: − = 1 (a > 0; b > 0)
9 36

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh áp dụng các kiến thức về đường parabol để giải quyết các
bài tập.

b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức về đường parabol để làm Bài 8 – 9 (SGK –
tr 102).

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện Bài 8 – 9 (SGK – tr 102) của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm cá nhân Bài 8 ; Hoạt
động nhóm làm Bài 9 – 11 (SGK – tr 102).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời nhanh Bài 8, thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án Bài
9 - 11.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.


Đáp án

8.

Những phương trình chính tắc của Parabol là:

b. y2 = 2x

d. y2 = √5x

Vì chúng có dạng y2 = 2px (p > 0)

9.
5𝑥 5
a. y2 = ⇒𝑝=
2 4

5 5
Vậy tiêu điểm của parabol là: F( ; 0) và phương trình đường chuẩn là: x + = 0
8 8

b. y2 = 2√2x ⇒ p = √2

√2 √2
Vậy tiêu điểm của parabol là: F( ; 0) và phương trình đường chuẩn là: x + =
2 2

10.

Giả sử phương trình chính tắc của parabol là: y2 = 2px (p > 0)
𝑝
Tiêu điểm F(6 ; 0) nên = 6 ⇔ 𝑝 = 12
2

Vậy phương trình chính tắc của parabol là y2 = 24x.

11.
Phương trình chính tắc của parabol có dạng : y2 = 2px (p > 0)
40
Vì AB = 40 nên khoảng cách từ A đến trục Ox là = 20
20

h = khoảng cách từ O đến AB = khoảng cách từ A đến trục Oy = 30


20
⇒ Parabol đi qua điểm A(30; 20) ⇒ 202 = 2𝑝30 hay p =
3

40
Vậy phương trình chính tắc của Parabol là: y2 = x
3

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

● Ghi nhớ kiến thức trong bài.

● Hoàn thành các bài tập trong SBT

● Xem trước “Bài tập cuối chương VII ".

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG VII (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố, nhắc lại về:

● Các khái niệm, công thức, phương trình toán học: tọa độ điểm, tọa độ vectơ,
các phép toán vectơ, tích vô hướng của hai vectơ, góc giữa hai đường thẳng,
khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, phương trình đường tròn,
phương trình tiếp tuyến của đường tròn, phương trình đường elip, phương
trình đường parabol, phương trình đường hypebol.
● Cách lập các phương trình đường thẳng, phương trình đường tròn, phương
trình chính tắc đường elip, phương trình chính tắc đường parabol, phương
trình chính tắc đường hypebol cơ bản.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

● Năng lực tự chủ và tự học: Tự giải quyết các bài tập trắc nghiệm ở phần
luyện tập và bài tập về nhà.

● Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên trong
nhóm khi thực hiện nhiệm vụ và hợp tác.

Năng lực riêng:

● Năng lực tư duy và lập luận toán học: Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản
và mối liên hệ giữa chúng.

● Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Sử dụng các kiến thức đã học và giải
các bài tập liên quan.

● Năng lực mô hình hoá toán học: Biết ứng dụng thực tế của phương pháp
tọa độ trong mặt phẳng, giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn, thiết
kế và tạo ra các sản phẩm ứng dụng.

3. Phẩm chất

● Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc
nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
● Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến
thức theo sự hướng dẫn của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng
có chia khoảng, phiếu học tập.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...),
bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, sơ đồ kiến thức đã được chuẩn bị trước ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, gợi nhớ lại các kiến thức đã học trong bài
của Chương VII.

b) Nội dung: HS thực hiện yêu cầu, trả lời câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm, nhớ lại kiến thức đã học.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Phương trình nào sau đây là phương trình tham số của đường thẳng?

A. 2x – y + 1 = 0 B. {𝑥 = 2𝑡 𝑦 = 𝑡 C. x2 + y2 = 1 D.
y = 2x + 3

Câu 2. Phương trình nào sau đây là phương trình tổng quát của đường thẳng?
𝑥2
A. – x – 2y + 3 = 0 B. {𝑥 = 2 + 𝑡 𝑦 = 3 − 𝑡 C. y2 = 2x D. +
10
𝑦2
=1
6

Câu 3. Phương trình nào sau đây là phương trình của đường tròn?

A. x2 – y2 = 1 B. (𝑥 − 1)2 + (𝑦 − 2)2 = −4

C. x2 + y2 = 2 D. y2 = 8x

Câu 4. Phương trình nào sau đây là phương trình chính tắc của đường elip?

𝑥2 𝑦2 𝑥2 𝑦2
A. + =1 B. + =1
9 9 1 6
𝑥2 𝑦2 𝑥2 𝑦2
C. − =1 D. + =1
4 1 2 1

Câu 5: Phương trình nào sau đây là phương trình chính tắc của đường hypebol?

𝑥2 𝑦2 𝑥2 𝑦2
A. − = −1 B. − =1
3 2 1 6

𝑥2 𝑦2 𝑥2 𝑦2
C. + =1 D. + = −1
6 1 2 1

Câu 6. Phương trình nào sau đây là phương trình chính tắc của đường parabol?
A. x2 = 4y B. x2 = -6y C. y2 = 4x D. y2 = -4x

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời
câu hỏi, hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn
dắt HS vào bài học: Bài tập cuối chương IV.

Đáp án trắc nghiệm:

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6

B A C D B C

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức chương IV

a) Mục tiêu: HS nhắc lại và tổng hợp các kiến thức đã học: đường thẳng, đường
tròn, ba đường conic.

b) Nội dung: HS tổng hợp lại kiến thức chương VII dựa theo SGK và ghi chép
trên lớp theo nhóm đã được phân công của buổi trước.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sơ đồ tổng hợp kiến thức của chương mà
HS vẽ.
d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm 1. Đường thẳng


vụ: + Phương trình tham số của đường thẳng ∆ đi
- GV mời đại diện từng nhóm qua điểm M0(x0 ; y0) và có vectơ chỉ phương
lên trình bày về sơ đồ hoặc ⃗𝒖
⃗ = (𝒄; 𝒅) là: {𝒙 = 𝒙𝟎 + 𝒄𝒕 𝒚 = 𝒚𝟎 + 𝒅𝒕
bảng mà nhóm đã thực hiện + Phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ đi
- GV yêu cầu HS trả lời một qua điểm M0(x0 ; y0) và có vectơ pháp tuyến
số câu hỏi: ⃗⃗ = (𝒂; 𝒃) là: a(x – x0) + b(y – y0) = 0
𝒏

+ Phương trình tham số của + Phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ có
đường thẳng ∆ đi qua điểm dạng ax + by + c = 0, trong đó 𝒏
⃗⃗ = (𝒂; 𝒃) là một
M0(x0 ; y0) và có vectơ chỉ vectơ pháp tuyến của ∆.
phương 𝒖
⃗⃗ = (𝒄; 𝒅)? + Khoảng cách từ điểm M0(x0 ; y0) đến đường
+ Phương trình tổng quát của thẳng ∆: ax + by + c = 0 là:
đường thẳng ∆ đi qua điểm |𝒂𝒙𝟎 +𝒃𝒚𝟎 +𝒄|
d(M0, ∆) =
√𝒂𝟐 +𝒃𝟐
M0(x0 ; y0) và có vectơ pháp
⃗⃗ = (𝒂; 𝒃)
tuyến 𝒏 + Cho hai đường thẳng ∆𝟏 : a1x + b1y + c1 = 0,

+ Phương trình tổng quát của ∆𝟐 : a2x + b2y + c2 = 0. Khi đó:


đường thẳng ∆ có 𝒏
⃗⃗ = (𝒂; 𝒃) Góc 𝜶 giữa hai đường thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 vuông
là một vectơ pháp tuyến ? góc với nhau khi và chỉ khi a1a2 + b1b2 = 0

+Khoảng cách từ điểm Hai đường thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 trùng nhau khi và chỉ
M0(x0 ; y0) đến đường thẳng khi tồn tại số thực k sao cho
∆: ax + by + c = 0?
{𝒂𝟐 = 𝒌𝒂𝟏 𝒃𝟐 = 𝒌𝒃𝟏 𝒄𝟐 = 𝒌𝒄𝟏
+ Điều kiện để hai đường
Hai đường thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 song song khi và chỉ
thẳng ∆𝟏 : a1x + b1y + c1 = 0,
khi tồn tại số thực k sao cho
∆𝟐 : a2x + b2y + c2 = 0: trùng {𝒂𝟐 = 𝒌𝒂𝟏 𝒃𝟐 = 𝒌𝒃𝟏 𝒄𝟐 ≠ 𝒌𝒄𝟏
nhau, song song, cắt nhau?

Hai đường thẳng ∆𝟏 và ∆𝟐 cắt nhau khi và chỉ


khi a1b1 ≠ a2b1.

2. Đường tròn

+ Phương trình của đường tròn (C) có tâm I(a;


b), bán kính R là:

+ Phương trình của đường (𝒙 − 𝒂)𝟐 + (𝒚 − 𝒃)𝟐 = 𝑹𝟐

tròn (C) có tâm I(a; b), bán + Với các hằng số a, b, c thỏa mãn a2 + b2 – c >
kính R? Mối liên hệ giữa a, b, 0, phương trình
c?
x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0

là phương trình của một đường tròn có tâm I(a;


b) và có bán kính R = √𝒂𝟐 + 𝒃𝟐 − 𝒄

+ Phương trình tiếp tuyến ∆ của đường tròn (C)


tại điểm M0 (x0; y0) ∈ (C) là:

+ Phương trình tiếp tuyến ∆ (a – x0)(x – x0) + (b – y0)(y – y0) = 0.


của đường tròn (C) tại điểm 3. Ba đường conic
M0 (x0; y0) ∈ (C)?
+ Phương trình chính tắc của elip (E) có dạng
𝒙𝟐 𝒚𝟐
𝟐
+ = 𝟏 với a > b > 0.
𝒂 𝒃𝟐
+ Phương trình chính tắc của
(E) có hai tiêu điểm là F1(-c; 0), F2(c; 0) và F1F2
elip (E) có dạng?Toạ độ của
𝟐 𝟐
tiêu điểm và mối liên hệ giữa = 2c là tiêu cự của (E), với c = √𝒂 − 𝒃 . Mỗi
ba đại lượng a, b, c. điểm M thuộc (E) đều có tính chất MF1 + MF2
2a.
+ Phương trình chính tắc của hypebol (H) có
𝒙𝟐 𝒚𝟐
dạng 𝟐
− = 𝟏 với a, b > 0.
𝒂 𝒃𝟐

+ Dạng phương trình chính (H) có hai tiêu điểm là F1(-c; 0), F2 (c; 0) và F1F2
tắc của hypebol (H)? Toạ độ = 2c là tiêu cự của (H), với c = √𝒂𝟐 + 𝒃𝟐 . Mỗi
tiêu điểm và mối liên hệ giữa điểm M thuộc (H) đều có tính chất |𝑴𝑭 −
𝟏
ba đại lượng a, b, c. 𝑴𝑭𝟐 | = 𝟐𝒂.

+ Phương trình chính tắc của parabol (P) có


dạng y2 = 2px với p > 0.

+Dạng phương trình chính (P) có tham số tiêu là d(F, ∆) = p, tiêu điểm là
tắc của parabol (P)? Toạ độ F(𝒑 ; 𝟎) và phương trình đường chuẩn là ∆ là x
𝟐
tiêu điểm và tính chất của 𝒑
= - . Mỗi điểm M thuộc (P) đều có tính chất
𝟐
điểm M thuộc (P)?
d(M, ∆) = MF.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tự phân công nhóm


trưởng và nhiệm vụ phải làm
để hoàn thành sơ đồ.

- GV hỗ trợ, hướng dẫn thêm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày, các


HS chú ý lắng nghe và cho ý
kiến.

- HS trả lời câu hỏi của GV.

Bước 4: Kết luận, nhận định:


- GV nhận xét các sơ đồ, nêu
ra điểm tốt và chưa tốt, cần
cải thiện.

- GV chốt lại kiến thức của


chương.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học của Chương VII.

b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức chương VI làm Bài 1 – 12 (SGK – tr
103 + 104).

c) Sản phẩm học tập: Kết quả làm Bài 1 – 12 (SGK – tr 103 + 104) của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm Bài 1 – 12 (SGK – tr 103 + 104)

HS làm bài tập Bài 3, 4 theo nhóm đôi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe.

- HS tự phân công nhóm trưởng, thảo luận nhóm,

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận
xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:


- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai hay mắc phải.

Kết quả:

1.

Chọn đáp án C.

⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐵 = (𝑥𝐵 − 𝑥𝐴 ; 𝑦𝐵 − 𝑦𝐴 ) = (−1; 1)

2.

Chọn đáp án D.

Vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆: 2𝑥 − 3𝑦 + 4 = 0 là: 𝑛⃗ = (2; −3).

3.

Chọn đáp án B.

Ta có: (C): (𝑥 + 6)2 + (𝑦 − 12)2 = 81 ⟺ (𝑥 − (−6))2 + (𝑦 − 12)2 = 92

⇒ 𝐼(−6; 12)

4.

Chọn đáp án D.

Khoảng cách từ điểm A(1; 1) đến đường thẳng ∆: 3𝑥 + 4𝑦 + 13 = 0

|3.1+4.1+13| 20
D(A, ∆) = = =4
√32 +42 5

5.

a.

⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝑀 = (2; 1); ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝑁 = (−3; 2); ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝑃 = (2; 1)

b. Ta có:

⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝑁. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝑃 = (−3). 2 + 2.1 = −6 + 2 = −4
⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ | = √(−3)2 + 22 = √13; 𝑀𝑃 = |𝑀𝑃
c. MN = |𝑀𝑁 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ | = √22 + 11 = √5

⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝑁.𝑀𝑃 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ −4 −4√65
̂ =𝑐𝑜𝑠 𝑐𝑜𝑠 (𝑀𝑁
d. cos 𝑁𝑀𝑃 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑀𝑃 ) = = =
⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ |.|𝑀𝑃
|𝑀𝑁 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ | √13.√5 65

(−1)+4 3 3+2 5 3 5
e. Ta có: {𝑥𝐼 = = 𝑦𝐼 = = hay I ( ; )
2 2 2 2 2 2

2+(−1)+4 5 1+3+2 6
Toạ độ trọng tâm G của tam giác MNP là {𝑥𝐺 = = 𝑦𝐺 = = =
3 3 3 3
5
2 hay G( ; 2)
3

6.

a. Phương trình tổng quát của đường thẳng d đi qua điểm A(-3; 2) và có một vectơ
pháp tuyến 𝑛⃗ = (2; −3) là: 2(x +3) – 3(y – 2) = 0 ⟺ 2x – 3y = 0.

Ta có phương trình tham số của đường thẳng d là: {𝑥 = −3 + 3𝑡 𝑦 = 2 +


2𝑡 (𝑡 ∈ 𝑅).

b. Phương trình tham số của đường thẳng d đi qua điểm B(-2; -5) và có một vectơ
chỉ phương là 𝑢
⃗ = (−7; 6) là: {𝑥 = −2 − 7𝑡 𝑦 = −5 + 6𝑡 (𝑡 ∈ 𝑅 )

Từ đó phương trình tổng quát của đường thẳng d là: 6(𝑥 + 2) + 7(𝑦 + 5) ⟺
6𝑥 + 7𝑦 + 47 = 0.

c. Phương trình tham số của đường thẳng d đi qua hai điểm C(4; 3), D(5; 2) có
vectơ chỉ phương ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐶𝐷 (1; -1) là:

{𝑥 = 4 + 𝑡 𝑦 = 3 − 𝑡 (𝑡 ∈ 𝑅).

Đường thẳng d có một vectơ pháp tuyến là 𝑛⃗ = (1; 1)

Vậy phương trình tổng quát của đường thẳng d là: 1(x – 4) + 1(y – 3) = 0 hay x +
y–7=0

7.

a. (C) có tâm I(-4; 2) và bán kính R = 3.

⇒ (𝐶 ): (𝑥 + 4)2 + (𝑦 − 2)2 = 9
b. (C) có tâm P(3; -2) và đi qua điểm E(1; 4)

⇒ (𝐶) có tâm P(3; -2) và bán kính R = PE = √(1 − 3)2 + (4 + 2)2 = √40 =
2√10 ⇒ (𝐶) có phương trình: (𝑥 − 3)2 + (𝑦 + 2)2 = 40.

c. (C) có tâm Q(5; -1) và tiếp xúc với đường thẳng ∆: 3𝑥 + 4𝑦 − 1 = 0

|3.5+4(−1)−1|
⇒ (𝐶) có tâm Q(5; -1) và R = d(Q; ∆) = =2
√32 +42

⇒ (𝐶) có phương trình là: (𝑥 − 5)2 + (𝑦 + 1)2 = 4

d. (C) đi qua ba điểm A(-3; 2); B(-2; -5) và D(5; 2).

Giả sử tâm đường tròn là I(a; b). Ta có IA = IB = ID.

⟺ 𝐼𝐴2 = 𝐼𝐵 2 = 𝐼𝐷 2 ⟺ 𝐼𝐴2 = 𝐼𝐵 2 , 𝐼𝐵 2 = 𝐼𝐷 2 nên:

{(−3 − 𝑎)2 + (2 − 𝑏)2 = (−2 − 𝑎)2 + (−5 − 𝑏)2 (−2 − 𝑎)2 + (−5 − 𝑏)2
= (5 − 𝑎)2 + (2 − 𝑏)2 ⇔ {2𝑎 − 14𝑏 = 16 14𝑎 + 14𝑏 = 0

⇔ {𝑎 = 1 𝑏 = −1

Đường tròn tâm I(1; -1) bán kính

R = IA = √(−3 − 1)2 + (2 − (−1))2 = 5

Vậy phương trình đường tròn là: (𝑥 − 1)2 + (𝑦 + 1)2 = 25

8.

a. (d) đi qua B(-1; 1) và A(2; 3) ⇒ (d) nhận ⃗⃗⃗⃗⃗


𝐴𝐵 = (3; 2) làm vectơ chỉ phương.
⇒ (𝑑 ): {𝑥 = −1 + 3𝑡 𝑦 = 1 + 2𝑡 (𝑡 𝑙à 𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑠ố)

b. (C) có tâm I(2; 1), có bán kính R = AI = √(2 − 2)2 + (1 − 3)2 = 2

⇒ (𝐶) có phương trình : (𝑥 − 2)2 + (𝑦 − 1)2 = 4

c. Lập phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) tại điểm M(2 + √2; 1 + √2)

Phương trình tiếp tuyến ∆ của đường tròn (C) tại điểm M(2 + √2; 1 + √2), có
⃗⃗⃗⃗⃗ = (√2; √2) là:
vectơ pháp tuyến 𝐼𝑀

√2(𝑥 − 2 − √2) + √2(𝑦 − 1 − √2) = 0

Hay (∆): 𝑥 + 𝑦 − 3 − 2√2 = 0

9.

a. Toạ độ giao điểm của hai đường thẳng ∆1; ∆2 là nghiệm của hệ phương trình:

{√3𝑥 + 𝑦 − 4 = 0 𝑥 + √3𝑦 − 2√3 = 0 ⟺ {𝑥 = √3 𝑦 = 1

Vậy toạ độ giao điểm của hai đường thẳng ∆1 và ∆2 là (√3; 1)

b. Đường thẳng ∆1 có vectơ pháp tuyến là 𝑛⃗1 =(√3; 1)

Đường thẳng ∆2 có vectơ pháp tuyến là 𝑛⃗2 =(1 ;√3)

|⃗⃗⃗⃗⃗
𝑛 .𝑛 ⃗⃗⃗⃗⃗ | |√3.1+1.√3| 2√3 √3
Ta có: cos(∆1, ∆2) = |𝑐𝑜𝑠 (𝑛 ⃗⃗⃗⃗2 )| = |⃗⃗⃗⃗⃗1 | ⃗⃗⃗⃗⃗2 =
⃗⃗⃗⃗1, 𝑛 = =
𝑛1 .𝑛2 2
√(√3) +12 .√12 +(√3)
2 2.2 2

Do đó (∆1, ∆2) = 30𝑜

10.

9
a. y2 = 18x là parabol có p = 9 ⇒ Parabol có tiêu điểm là F( ; 0)
2

𝑥2 𝑦2
b. + = 1 là elip có a2 = 64 và b2 = 25 ⇒ 𝑐 2 = 𝑎2 − 𝑏2 = 39
64 25

⇒ Elip có tiêu điểm F1(-√39; 0) và F2(√39; 0)


𝑥2 𝑦2
c. − = 1 là hypebol có a2 = 9 và b2 = 16 ⇒ 𝑐 2 = 𝑎2 + 𝑏2 = 25
9 16

⇒ Hypebol có tiêu điểm F1(-5; 0) và F2(5; 0).

11.

A(0 ; 4), F1(-3 ; 0), F2(3 ; 0)

⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗1 = (−3; −4) ; ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗


𝐴𝐹 𝐴𝐹2 = (3; −4)

a. Đường thẳng AF1 qua A(0 ; 4) và nhận 𝑛⃗𝐴𝐹1 = (4; −3) làm vectơ pháp tuyến

⇒ Phương trình tổng quát của AF1 là: 4(x – 0) – 3(y – 4) = 0 hay (AF1): 4x – 3y
+ 12 = 0

Đường thẳng AF2 qua A(0 ; 4) và nhận 𝑛⃗𝐴𝐹2 = (4; 3) làm vectơ pháp tuyến

⇒ Phương trình tổng quát của AF2 là: 4(x – 0) + 3(y – 4) = 0 hay (AF2): 4x + 3y
- 12 = 0.

b. Giả sử tâm đường tròn I(a ; b). Ta có : IA = IF1 = IF2

⇔ 𝐼𝐴2 = 𝐼𝐹1 2 = 𝐼𝐹2 2 ⇔ 𝐼𝐴2 = 𝐼𝐹1 2, 𝐼𝐹1 2 = 𝐼𝐹2 2

⇔ {(0 − 𝑎)2 + (4 − 𝑏)2 = (−3 − 𝑎)2 + (0 − 𝑏)2 (−3 − 𝑎) 2 + (0 − 𝑏)2


7
= (3 − 𝑎)2 + (0 − 𝑏)2 ⇔ {𝑎 = 𝑏=0
8

7 7 2 √305
Đường tròn tâm I( ; 0), bán kính R = IA = √(0 − ) + (2 − 0)2 =
8 8 8

7 2 305
Phương trình đường tròn là: (𝑥 − ) + 𝑦 2 =
8 64

c. (E) có hai tiêu điểm là F1(-3 ; 0) ; F2(3 ; 0) sao cho (E) đi qua A.

Phương trình chính tắc của (E) có dạng :

𝑥2 𝑦2
+ = 1 (𝑎 > 𝑏 > 0)
𝑎2 𝑏 2
02 42
Vì (E) đi qua A(0 ; 4) ⇒ 2
+ = 1 hay b2 = 4 mà c2 = 32 = 9 ⇒ a2 = b2 + c2 = 4
𝑎 𝑏2

+ 9 = 13

𝑥2 𝑦2
Vậy (E): + =1
13 4

12.

1
a. Lúc 14 giờ 30 phút, máy bay bay được t = 30 phút = giờ ⇒ Toạ độ của máy
2
1600 1400 1 1900 1400 1
bay khi đó là: {𝑥 = − . = 300 < 500 𝑦 = − . = 400 <
3 3 2 3 3 2

500

Vậy thời điểm này máy bay đã xuất hiện trên màn hình ra đa.
1600 1400
b. Gọi H là chân đường cao kẻ từ O đến đường thẳng (d): {𝑥 = − 𝑡𝑦=
3 3
1900 1400
− 𝑡
3 3

1600 1400 1900 1400


⇒ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝐻 ( − 𝑡; − 𝑡)
3 3 3 3

1600 1400 −1400 1900 1400 −1400


Ta có: ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝐻 . 𝑢 ⃗⃗⃗⃗𝑑 = 0 ⇔ ( − 𝑡) . ( )+( − 𝑡) . ( )=
3 3 3 3 3 3

0 ⇔ 𝑡 = 1,25 = 1 𝑔𝑖ờ 15 𝑝ℎú𝑡.

Vậy máy bay gần đài kiểm soát không lưu nhất lúc: 14 giờ + 1 giờ 15 phút = 15h
15 phút.

Khoảng cách giữa máy bay và đài kiểm soát không lưu lúc đó là:
2 2
1600 1400 1900 1400
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ | = √(
|𝑂𝐻 − . 1,25) + ( − . 1,25) = 50√2
3 3 3 3

1600 1400 1900 1400


c. Gọi M( − 𝑡; − 𝑡) là vị trí máy bay ra khỏi màn hình ra đa.
3 3 3 3

2 2
⃗⃗⃗⃗⃗⃗ | = √(1600 − 1400 . 𝑡) + (1900 − 1400 . 𝑡) > 500 ⇔ 𝑡 < 1 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑡 > 2
⇒ |𝑂𝑀
3 3 3 3 2

Vậy máy bay ra khỏi màn hình ra đa vào khoảng thời gian từ 14 giờ đến trước 14
giờ 30 phút và sau 16 giờ.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

● Ghi nhớ kiến thức trong bài.

● Hoàn thành các bài tập trong SBT

● Đọc trước bài Thực hành phần mềm Geogebra.


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

THỰC HÀNH PHẦN MỀM GEOGEBRA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

● Nhận biết và thực hành được một số lệnh trong phần mềm GeoGebra để
biểu diễn miền nghiệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
● Nhận biết và thực hành được một số lệnh trong phần mềm GeoGebra để vẽ
các đường conic.
● Thực hành vẽ biểu đồ và tính các số đo xu thế trung tâm, đo mức độ phân
tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

● Năng lực tự chủ và tự học: Tự tìm tòi, phát hiện được các bài toán thực tiễn
liên quan đến hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai.

● Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực của các thành viên nhóm
trong thực hành nhiệm vụ hợp tác

Năng lực riêng:

● Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua các thao tác như: quan
sát, nhận biết điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc lệnh,...

● Năng lực giao tiếp toán học: Thông qua các thao tác như: xác định cách
thức để biểu diễn miền nghiệm, vẽ đường conic với điều kiện cho trước,...

● Năng lực mô hình hoá toán học: Thông qua các thao tác như: nhận biết
ngôn ngữ, kí hiệu, từ đầy đủ của các lệnh,...
● Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: Thông qua việc nhận
biết tên gọi; cách thức thực hiện tính năng của các lệnh,...

3. Phẩm chất

● Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc
nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
● Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến
thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, phòng máy
vi tính.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...),.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Khơi gợi sự tò mò, gây hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về lợi
ích của việc sử dụng phần mềm Geogebra.

b) Nội dung: GV giới thiệu lợi ích và địa chỉ online sử dụng phần mềm GeoGebra,
HS lắng nghe.

c) Sản phẩm: Nhận biết được lợi ích và địa chỉ sử dụng phần mềm GeoGebra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu: Phần mềm GeoGebra là phần mềm miễn phí, dễ sử dụng, thân
thiện với người dùng và có các tiện ích như: có thể chuyển nhiều ngôn ngữ, phạm
vi sử dụng rất rộng (Hình học phẳng, Hình học không gian, Đại số, Giải tích, Xác
suất, Thống kê, Bảng tính điện tử); chạy được trên nhiều hệ điều hành khác nhau,
có thể chạy trực tuyến (online) hoặc cài đặt vào máy tính, máy tính bảng, điện
thoại thông minh và hỗ trợ rất tốt cho việc dạy học môn Toán cũng như giáo dục
STEM.

Có thể sử dụng online tại địa chỉ https://www.geogebra.org/ hoặc tải từ địa chỉ
https://www.geogebra.org/download và cài đặt vào máy tính hoặc điện thoại
thông minh, sau đó cài đặt ngôn ngữ Tiếng Việt để sử dụng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe GV giới thiệu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS nêu lại lợi ích của việc sử dụng phần mềm
GeoGebra.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới:
"Bài học hôm nay chúng ta sẽ thực hành được một số lệnh trong phần mềm
GeoGebra để biểu diễn miền nghiệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn, vẽ các
đường conic. Chúng ta cùng vào bài Thực hành phần mềm GeoGebra"

B. THỰC HÀNH PHẦN MỀM GEOGEBRA

Hoạt động 1: Biểu diễn miền nghiệm hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

a) Mục tiêu: Nhận biết cách sử dụng phần mềm để vẽ miền nghiệm của hệ bất
phương trình bậc nhất hai ẩn trên máy tính hoặc điện thoại.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS các bước thực hiện một bài toán biểu diễn miền
nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, HS đọc hiểu Ví dụ 1, thực hiện
làm Luyện tập 1.

c) Sản phẩm: Kết quả miền nghiệm của hệ bất phương trình trong Luyện tập 1
trên máy tính.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Biểu diễn miền nghiệm hệ bất phương
trình bậc nhất hai ẩn
- GV làm rõ hai bước: Bước 1: Mở trang GeoGebra (Hình 1)

Bước 1: Mở trang GeoGebra.

Bước 2: Nhập từng bất phương trình vào

ô và bấm
enter.

Khi nhập bất phương trình, chúng ta có


thể nhập trực tiếp hoặc sử dụng bàn
phím ảo. Khi nhập dấu “≥” chúng ta có
thể đánh “>” sau đó nhập dấu “=”; tương
Bước 2: Nhập từng bất phương trình vào
tự để nhập dấu “≤” ta có thể đánh “<”
và “=”. Sau khi nhập bất phương trình ô và bấm enter.

trên thì giao diện phần mềm sẽ hiển thị Khi đó, màn hình sẽ hiển thị miền nghiệm
miền nghiệm là miền được tô màu. Nếu của từng bất phương trình là miền được tô
miền nghiệm không chứa biên (đối với màu. Miền nghiệm của hệ là miền giao
bất phương trình chứa >, <) thì biên của của từng bất phương trình và được biểu
miền nghiệm được hiển thị bằng nét đứt. diễn bởi miền màu đậm hơn.
Nếu miền nghiệm chứa biên (đối với bất
phương trình chứa ≤, ≥) thì biên miền
nghiệm là đường nét liền.

Để biểu diễn miền nghiệm hệ bất


phương trình bậc nhất hai ẩn, sau khi
nhập bất phương trình thứ nhất, chúng
ta nhập từng bất phương trình còn lại

vào ô : Miền
giao có màu đậm là nghiệm của hệ bất
phương trình. Ví dụ 1 (SGK – tr105)

Luyện tập 1:
- GV yêu cầu HS tư tìm hiểu Ví dụ 1 rồi Bước 1: Mở trang GeoGebra
áp dụng thực hành theo nhóm bốn làm
Bước 2: Nhập bất phương trình x – 2y + 3
Luyện tập 1.
≤ 0 vào ô
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp


nhận kiến thức, cử đại diện thao tác trên Và bấm enter, màn hình sẽ hiển thị như
máy tính đã chuẩn bị sẵn cho từng hình dưới. Miền nghiệm của bất phương
nhóm. trình x – 2y + 3 ≤ 0 là miền được tô màu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ. Đường nét liền biểu thị miền nghiệm chứa

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: các điểm nằm trên đường thẳng x – 2y +
3 = 0.
- HS giơ tay phát biểu, trình bày bài.

- HS lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận


xét, đánh giá kết quả thực hiện của các
nhóm.

Bước 3: Tiếp tục nhập từng bất phương


trình còn lại như sau:

x + 3y > -2; x ≤ 0 (x <=0). Khi đó màn


hình sẽ hiển thị như hình dưới.
Miền nghiệm của hệ là miền được tô màu
đậm nhất. Đường nét đứt biểu thị miền
nghiệm không chứa các điểm nằm trên
đường thẳng x + 3y = - 2.

Đường nét liền x = 0 (trục Oy) biểu thị các


điểm nằm trên trục Oy cũng thuộc miền
nghiệm.

Hoạt động 2: Vẽ các đường conic

a) Mục tiêu: HS thực hành vẽ ba đường conic.

b) Nội dung: GV giới thiệu với HS công cụ cơ bản trong phần mềm để vẽ hình,
hướng dẫn ba cách vẽ đường conic; HS đọc hiểu Ví dụ 2, thực hiện làm Luyện
tập 2.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện bài Luyện tập 2 trên máy tính.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 2. Vẽ các đường conic

a. Giới thiệu một số công cụ cơ bản trong a. Giới thiệu một số công cụ cơ bản trong
phần mềm GeoGebra để vẽ hình. phần mềm GeoGebra để vẽ hình
- GV vừa giới thiệu các công cụ, vừa thao Một số công cụ cơ bản trong phần mềm
tác cụ thể trên giao diện phần mềm: GeoGebra để vẽ hình:

Nút di chuyển đối tượng được chọn. Di chuyển

Chọn điểm mới. Điểm mới

Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm cho Đường thẳng (biết hai điểm thuộc
trước. đường thẳng)

Vẽ elip khi biết hai tiêu điểm và một Elip (biết hai tiêu điểm và một điểm
điểm nằm trên elip. thuộc elip đó).

Vẽ Hypebol khi biết hai tiêu điểm và Hypebol (biết hai tiêu điểm và một
một điểm nằm trên Hypebol. điểm thuộc hypebol đó).

Vẽ Parabol khi biết tiêu điểm và Parabol (biết tiêu điểm và đường
đường chuẩn. chuẩn).

b. Thực hành vẽ ba đường conic b. Thực hành vẽ ba đường conic

Cách 1: Nhấp chuột trực tiếp vào biểu Cách 1: Nhấp chuột trực tiếp vào biểu
tượng.
tượng

Cách 2: Dùng lệnh khi biết tiêu điểm và


Cách 2: Dùng lệnh khi biết tiêu điểm và
điểm thuộc đường conic (hoặc đường
điểm thuộc đường conic (hoặc đường
chuẩn).
chuẩn).
- Vẽ elip (hypebol) có tọa độ hai tiêu điểm
Lệnh vẽ elip: Elip (-c,0),(c,0),(m,n); lệnh
(-c ; 0), (c ; 0) và đi qua điểm M(m ; n) ta
vẽ hypebol: Hypebol ((-c,0),(c,0),(m,n);
nhập lệnh:
lệnh vẽ parabol: Parabol ((c,0),x-a=0).
- GV lưu ý HS khi thực hiện theo lệnh cần + Với elip: Elip (-c,0),(c,0),(m,n) rồi bấm
tuân thủ nghiêm ngặt từng kí tự, nếu sai thì enter.
lệnh sẽ không thực hiện được. + Với hypebol: Hypebon((-
c,0),(c,0),(m,n)) rồi bấm enter.

- Vẽ parabol khi biết toạ độ tiêu điểm (c ;


0) và đường chuẩn x – a = 0, ta nhập lệnh:
Parabon((c,0),x – a=0) rồi bấm enter.

Chú ý: Khi nhập lệnh, tọa độ của điểm


được ngăn cách bởi dấu “,”
Cách 3: Dùng lệnh vẽ ba đường conic khi
Cách 3: Dùng lệnh vẽ ba đường conic khi
biết phương trình chính tắc.
biết phương trình chính tắc.
+ Đối với trường hợp hệ số cụ thể, để vẽ
+ Đối với trường hợp hệ số cụ thể, để vẽ
conic ta nhập trực tiếp phương trình vào ô
conic ta nhập trực tiếp phương trình vào ô
nhập lệnh. Khi nhập lệnh cần lưu ý, để
nhập lũy thừa, chẳng hạn “a2” ta nhập là nhập lệnh . Khi

“a^2” hoặc có thể sử dụng bàn phím ảo nhập lệnh cần lưu ý, để nhập lũy thừa,
trên phần mềm. chẳng hạn “a2” ta nhập là “a^2” hoặc có
thể sử dụng bàn phím ảo trên phần mềm.
+ Đối với trường hợp các hệ số có thể thay
đổi, tạo công cụ để vẽ conic, sau khi tạo + Đối với trường hợp các hệ số có thể thay
công cụ này, để vẽ đường conic chỉ cần di đổi, tạo công cụ để vẽ conic:
chuyển thanh trượt đến số mong muốn. o
Tạo thanh trượt a: Nháy vào , sau đó
Việc tạo hộp công cụ giúp vẽ đường conic nháy chuột lên vùng làm việc, trên vùng là
thuận tiện hơn, chỉ cần di chuyển thanh việc xuất hiện bảng cho phép thiết lập
trượt là có ngay đường conic. thông tin cho thanh trượt: tên thanh trượt
(a), giá trị dạng số, giá trị cực tiểu, giá trị
cực đại.
o
Tạo thanh trượt b và p: Làm tương tự như
trên.
o
Nhập phương trình chính tắc của các

đường conic vào ô

(giữ nguyên các tham số), sau đó bấm


enter.
o
Dịch chuyển trên thanh trượt để thay đổi
giá trị a, b, p ta được các hình đường conic
tương ứng.
- GV hướng dẫn HS thực hiện Ví dụ 2, sau
Ví dụ 2 (SGK – tr108)
đó yêu cầu HS áp dụng làm Luyện tập 2
theo nhóm. Luyện tập 2:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: a. Nhập lệnh: Hypebol((-5,0),(5,0),(3,0))

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận vào ô nhập lệnh rồi bấm enter.
kiến thức, cử đại diện thao tác trên máy
tính đã chuẩn bị sẵn cho từng nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, trình Luyện tập 2:

+ Các câu lệnh để vẽ hypebol và parabol.

+ Các bước để vẽ elip.


b. Nhập lệnh: y^2=5*x vào ô nhập lệnh rồi
- HS lắng nghe, nhận xét. bấm enter.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét,
đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm.
c.

Bước 1: Tạo thanh trượt a: Nháy vào ,


sau đó nháy chuột lên vùng làm việc, khi
đó trên vùng là việc xuất hiện bảng cho
phép thiết lập thông tin cho thanh trượt:
tên thanh trượt (a), giá trị dạng số, giá trị
cực tiểu (1), giá trị cực đại (10).

Bước 2: Tạo thanh trượt b: Làm tương tự:


tên thanh trượt (b), giá trị dạng số, giá trị
cực tiểu (0), giá trị cực đại (5).

Bước 3: Nhập phương trình chính tắc của


elip vào ô Nhập lệnh: x^2/a^2+y^2/b^2=1
và bấm enter.

Di chuyển trên thanh trượt vào giá trị a=3,


b=1 ta được như hình dưới.
Di chuyển trên thanh trượt vào giá trị a=6,
b=3,5 ta được như hình dưới.

Hoạt động 3: Vẽ biểu đồ và tính các số đặc trưng đo xu thế trung tâm, đo
mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm.

a) Mục tiêu: HS thực hành vẽ biểu đồ và tính các số đặc trưng đo xu thế trung
tâm, đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm.

b) Nội dung: GV giới thiệu với HS công cụ cơ bản trong phần mềm để vẽ biểu
đồ, hướng dẫn HS thực hành qua Ví dụ 3.

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện bài Ví dụ 3 trên máy tính.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 3. Vẽ biểu đồ và tính các số đặc trưng đo

a. Giới thiệu công cụ cơ bản xu thế trung tâm, đo mức độ phân tán cho
mẫu số liệu không ghép nhóm.
- GV vừa giới thiệu các công cụ, vừa thao
tác cụ thể trên giao diện phần mềm: a. Giới thiệu công cụ cơ bản

: Tạo bảng để nhập : Tạo bảng để nhập

dữ liệu (Nháy chuột vào biểu tượng dữ liệu (Nháy chuột vào biểu tượng

rồi chọn để xuất hiện công cụ cần rồi chọn để xuất hiện công cụ cần

dùng). dùng).

: Phân tích thống kê. : Phân tích thống kê.

b. Thực hành vẽ biểu đồ và tính các số b. Thực hành

đặc trưng đo xu thế trung tâm, đo mức độ Ví dụ 3 (SGK – tr109)


phân tán cho mẫu số liệu không ghép
Bước 1: Nháy chuột vào
nhóm.
Bước 2: Nhập dữ liệu vào cột A của bảng
- GV hướng dẫn HS trực tiếp thao tác cụ
thể Ví dụ 3 trên máy tính, yêu cầu các
nhóm thực hiện lại.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận


kiến thức, cử đại diện thao tác trên máy
tính đã chuẩn bị sẵn cho từng nhóm.
Bước 3: Chọn bảng dữ liệu: Nháy chuột
- GV hướng dẫn, hỗ trợ.
chọn cột A. Chọn , rồi nhấn vào
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
. Khi đó màn hình xuất hiện:
- HS giơ tay phát biểu, trình Luyện tập 2:
+ Các câu lệnh để vẽ hypebol và parabol.

+ Các bước để vẽ elip.

- HS lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét,


đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm.

Bước 4: Nháy chuột vào ta nhận được


bảng:

Từ đó ta đọc được các kết quả: Số trung


bình cộng (Trung bình) là 30. Độ lệch
chuẩn (𝝈) là 3,1225.

Tứ phân vị là: Q1 = 27,5; Q2 = 29; Q3 =


33.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

● Ghi nhớ kiến thức trong bài.

● Thực hành lại các bài tập trên máy tính.

You might also like