You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017

QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN - LỚP 12

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN MÔN NGỮ VĂN 12


( Hướng dẫn chấm này có 02 trang)

A. Hướng dẫn chung:


-Thầy cô giáo cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng
quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn
chấm này.
-Trân trọng những bài viết có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,5.
B. Hướng dẫn cụ thể
I. ĐỌC HIỂU 3,0
1/ Phong cách ngôn ngữ chính luận 0,5
2/ Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/Nghị luận 0,5
3/ Nội dung chính: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và phong cách văn hóa 1,0
4/ Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động đến phong cách văn hoá của mỗi 1,0
con người:
-Tiềm năng hiểu biết, vốn tri thức sâu rộng là cơ sở hình thành lối suy nghĩ,
cách ứng xử, cách giải quyết mâu thuẫn, khát vọng và lí tưởng sống của một
con người.
-Trên thực tế, đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống
đẹp.
II. LÀM VĂN 7.0
*Yêu cầu chung:
Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để tổ chức bài văn nghị luận văn
học. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả
năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc
lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
*Yêu cầu cụ thể:
1/ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
2/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5
Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A
Phủ.
3/ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự phân tích
sắc sảo và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng. Thể hiện được những ý sau:
a/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. 0,5
b/Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói 3,5
cho A Phủ
- Bối cảnh gặp gỡ giữa Mị và A Phủ:
+ Không gian, thời gian: Đêm đông dài và buồn trên rẻo cao...
+ Cảnh ngộ: Một người đàn bà vô cảm, vô hồn “gặp gỡ” một người đàn ông lần
đầu tiên biết khóc...
- Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị:
+ Từ thờ ơ, vô cảm đến “giật mình mình lại thương mình xót xa”...
+ Từ cảm giác thương mình đến nỗi thương người;
+ Cận kề với cái chết, lòng Mị lại trỗi dậy niềm ham sống và ý thức cứu người,
cứu mình nên cắt dây trói và chạy theo A Phủ.
=> Hành động cởi trói và chạy theo A Phủ của Mị còn mang ý nghĩa là hành
động đấu tranh của người nông dân nô lệ chống lại ách thống trị của bọn địa
chủ phong kiến vùng núi Tây Bắc lúc bấy giờ.
c/ Đánh giá chung: 1,0
- Diễn biến tâm lí và hành động của Mị đã thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh
phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt; thể hiện tình cảm nhân đạo của nhà
văn.
- Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật phù hợp với logic của đời sống, đạt đến
sự chân thực, tinh tế; dẫn dắt tình tiết khéo léo tự nhiên và ngôn ngữ sinh động,
chọn lọc, sáng tạo...
- Nghệ thuật dựng cảnh ấn tượng: hình ảnh, âm thanh, bóng tối...
4/ Sáng tạo 0,5
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận
5 /Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,0 điểm

You might also like