You are on page 1of 20

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

CÂU 1: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội
loài người, tức là trạng thái phát triển cao nhất của nền văn hóa. Đối lập với văn
minh là dã man, mọi rợ, lạc hậu. Đến giai đoạn có nhà nước thì loài người mới bước
vào xã hội văn minh.
Nền văn minh là những thành tựu đỉnh cao của xã hội loài người trên một địa
bàn nhất định, vào một khoảng thời gian nhất định và gắn liền với chủ nhân của nền
văn minh đó. VD: nền văn minh phương Đông, nền văn minh phương Tây, nền văn
minh Trung Hoa, nền văn minh Hy Lạp, …
Có ba phương pháp tiếp cận lịch sử văn minh thế giới: nền tảng lý luận chủ
nghĩa Mác Lênin, phương pháp khoa học lịch sử và logic, nghiên cứu lịch sử các
nền văn minh.
Nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác Lênin:
Vì lịch sử văn minh thế giới thuộc chuyên ngành KHXH&NV nên cần vận
dụng nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác Lênin trong quá trình nghiên cứu. Hai hạt
nhân lý thuyết quan trọng, căn bản “Chủ nghĩa duy vật lịch sử” và “Chủ nghĩa duy
vật biện chứng”.
o Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu lịch sử văn minh
thế giới: nhận biết qui luật vận động chung của tiến trình lịch sử xã hội
loài người.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, mọi hiện tượng dều có ba quá
trình: hình thành, phát triển, suy tàn. Quá trình hình thành bao gồm ba yếu tố:
thời gian, không gian, con người. Quá trình phát triển bao gồm ba yếu tố: kinh
tế, xã hội, thành phần văn minh. Quá trình suy tàn bao gồm ba yếu tố: thiên
nhiên, nội xâm, ngoại xâm. Mọi hiện tượng đều trải qua từ quá trình hình
thành đến phát triển rồi suy tàn, kết thúc ba quá trình này lại lập lại quá trình
hình thành nên một hiện tượng mới.
o Vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng: nhận biết mối quan hệ biện
chứng các yếu tố tự nhiên, con người, lịch sử, kinh tế, chính trị và xã hội,
… tác động đến sự hình thành và phát triển các của nền văn minh.
Phương pháp khoa học lịch sử và logic:
Tiếp cận lịch sử văn minh thế giới bằng phương pháp khoa học lịch sử và
logic. Với phương pháp lịch sử: tiếp cận tư liệu, mô tả lại diễn trình văn minh, đánh
giá. Với phương pháp logic: tiếp cận tư liệu, nghiên cứu quá trình phát triển văn
minh, tìm bản chất khuynh hướng văn minh.
Phương pháp khác: “So sánh lịch sử”
o So sánh đồng đại (nhiều đối tượng, một tiêu điểm): So sánh giữa nhiều
đối tượng nghiên cứu khác nhau (các thành tựu văn minh hoặc các nền
văn minh) trong cùng một thời kì lịch sử cụ thể Dùng một lát thời gian
để nghiên cứu. VD: mô hình nhà nước ở phương Tây và phương Đông
thời cổ đại.
o So sánh lịch đại (một đối tượng, nhiều tiêu điểm): So sánh giữa nhiều
thời kì lịch sử khác nhau của cùng một đối tượng nghiên cứu (một thành
tựu văn minh hoặc một nền văn minh cụ thể) So sánh những mốc thời
gian để nghiên cứu. VD: sự phát triển của văn học Trung Quốc ở thời cổ
trung đại.
Ngoài ra còn những phương pháp tiếp cận lịch sử văn minh khác: Phân tích,
tổng hợp, qui nạp, diễn dịch; Nghiên cứu liên ngành; …
Nghiên cứu lịch sử các nền văn minh:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử các nền văn minh cụ thể với cấu trúc: 5 yếu
tố hình thành, 8 thành tựu cơ bản.
o Cơ sở hình thành văn minh: điều kiện tự nhiên; tiến trình lịch sử;
thành phần dân cư; trình độ kinh tế; trình độ tổ chức, quản lý xã hội.
o Thành tựu văn minh: chữ viết, văn học, sử học, nghệ thuật, khoa học
tự nhiên, tôn giáo, triết học, luật pháp.
Vai trò của lịch sử văn minh thế giới: động lực thúc đẩy sự phát triển của
nhân loại, giúp nhân loại đến những thành tựu phát triển đỉnh cao, góp phần ngày
càng hoàn thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, …
CÂU 2: THÀNH TỰU KHOA HỌC TỰ NHIÊN CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI
Thời kì cổ đại, người Ai Cập chịu ảnh hưởng sâu sắc các tôn giáo đa thần, các
tín ngưỡng dân gian và tư tưởng thần quyền của Pharaoh. Tuy nhiên, sự khám phá
tri thức khoa học tự nhiên của họ vẫn có giá trị sử dụng đến ngày nay.
Văn học
o Chữ viết
Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết ở Ai Cập đã xuất
hiện. Chữ viết ở Ai Cập lúc đầu là chữ tượng hình. Tuy nhiên, để ghi đủ mọi
khái niệm nên hình vẽ biểu thị âm tiết dần xuất hiện. Và sau cùng, những chữ
chỉ âm tiết dần biến thành chữ cái.
Chữ tượng hình của Ai Cập thường được khắc trên đá, gỗ, đồ gốm hoặc
vải, da nhưng phổ biến nhất là papyrus. Loại giấy đầu tiên ra đời là nhờ người
Ai Cập, còn loại giấy phổ biến nhất ra đời là do người Trung Quốc.
o Văn học
Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học phong phú với hai bộ phận chính
là văn học dân gian và văn học dân tộc. Trong đó “Nói Thật và Nói Láo”,
“Truyện hai anh em”, “Nói chuyện với linh hồn của mình”, … là những tác
phẩm tiêu biểu. Văn học Ai Cập thường có chủ đề hướng về mô tả cuộc sống
hiện thực của con người, ca ngợi thần linh và phản ánh chiến tranh.
Thành tựu khoa học tự nhiên
o Thiên văn học: Do nhu cầu tìm hiểu qui luật dâng nước của sông Nile
(để tính toán thời vụ gieo trồng, thu hoạch nông sản) và nhu cầu quan sát
bầu trời (yếu tố tín ngưỡng), cùng với lợi thế bầu trời trong trẻo cả ngày
lẫn đêm, dễ quan sát thiên văn nên người Ai Cập cổ đại giỏi thiên văn.
Thành tựu thiên văn học:
✓ Vẽ được bản đồ sao.
✓ Xác định 12 cung hoàng đạo.
✓ Biết các hành tinh trong hệ Mặt Trời: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ.
✓ Làm lịch dựa vào quan sát khoảng cách giữa hai lần mọc của Thiên
Lang (Sirius): 365 ngày tương ứng một năm.
✓ Chia một năm làm ba mùa (mùa nước dâng, mùa ngũ cốc, mùa thu
hoạch), một mùa bốn tháng, một tháng 30 ngày.
✓ Dụng cụ đếm thời gian: đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước.

o Toán học: Do nhu cầu đo đạc và phân chia lại ruộng đất sau mỗi trận lũ
lụt của sông Nile; nhu cầu xây dựng nhà cửa, đền miếu và kim tự tháp;
nhu cầu tính toán trong buôn bán của người dân và thuế khóa của nhà
nên người Ai Cập cổ đại giỏi thiên văn. Nền toán học của Ai Cập là sản
phẩm tất yếu của quá trình lao động và sản xuất.
Thành tựu toán học:
✓ Dùng hệ đếm có số 10 (hệ thập phân - dùng 10 làm cơ số).
✓ Thành thạo các phép tính cộng trừ.
✓ Số học: dùng ký hiệu thay số.
Một khúc dây thừng = số 1
Một đoạn dây thừng = số 10
Một cuộn dây thừng = số 100
✓ Hình học:
➢ Tính diện tích hình tam giác, hình cầu.
➢ Tính thể tích hình tháp đáy vuông.
➢ Biết trong một tam giác vuông: bình phương cạnh huyền bằng
tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
➢ Tính gần đúng số pi = 3,16 (Số pi của người Ai Cập: chỉ mối
quan hệ tương quan giữa chu vi và chiều cao của kim tự tháp).

o Y học: Do nhu cầu giải phẫu tử thi để ướp xác nên y học của Ai Cập cổ
đại sớm phát triển.
Thành tựu y học:
✓ Biết chia thành các chuyên khoa như: khoa nội, ngoại, mắt, răng,
dạ dày, …
✓ Biết giải phẫu.
✓ Biết mô tả bộ não, mối quan hệ giữa tim và mạch máu.
✓ Biết chữa bệnh bằng thảo mộc.
✓ Người Ai Cập biết: bệnh tật không do ma quỉ gây ra mà do sự bất
thường của hệ thống mạch máu.
✓ Thầy thuốc Ai Cập chia các loại bệnh thành 3 nhóm: bệnh chữa
khỏi hoàn toàn, bệnh có khả năng chữa khỏi và bệnh không thể
chữa khỏi.
✓ Kỹ thuật ướp xác: ướp xác người và ướp xác động vật.
✓ Xuất hiện các học y viện mang tên “Ngôi nhà sự sống”.
Kết luận: Ai Cập là một trong những các nôi văn minh của nhân loại qua hơn
3000 năm lịch sử. Từ quá trình lao động cần mẫn kết hợp với trí tuệ khoa học tuyệt
vời trong cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, Ai Cập đã đóng góp
không ít thành tựu vĩ đại cho nhân loại. Văn minh Ai Cập là “hòn đá tảng”, góp
phần định hướng và tác động đến văn minh Tây Âu. Đồng thời, thúc đẩy sự phát
triển và tiến bộ loài người.
CÂU 3: THÀNH TỰU VĂN MINH CỦA ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI
Chữ viết:
o Chữ đồ họa (chữ con dấu): Hơn 3000 con dấu khác nhau, khoảng 22 loại
cơ bản; được viết từ phải sang trái; chỉ dùng trong thương mại, buôn bán.
o Chữ Kharosthi: Chữ ngoại lai, vùng Lưỡng Hà thường dùng.
o Chữ Brami: Chỉ được khắc trên bia đá, nét chữ ngắn và thô.
o Chữ Đêvanagar: Nét uyển chuyển, chữ nội bộ; dùng để viết tiếng
Xanxkrit (chữ Phạn) và được sử dụng tới ngày nay..
Văn học: rất phát triển, gồm hai bộ phận quan trọng là Vêđa và sử thi.
➢ Vêđa (Kinh Vệ Đà)
Vêđa vốn có nghĩa là hiểu biết. Vêđa ra đời vào TK XV TCN - TK X
TCN và có 4 tập là Rích Vêđa, Xama Vêđa, Yaguva Vêđa, Atácva Vêđa. Ba
tập Vêđa trên gồm những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình hình
người Arya tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã của chế độ thị tộc, tình hình cư dân
đấu tranh với tự nhiên. Trong đó bộ Rích Vêđa gồm 1028 bài thơ bái cúng, cầu
nguyện là quan trọng và lâu đời nhất; Xama Vêđa là ca vinh, thần chú; còn
Yaguva Vêđa là về nghi thức tôn giáo. Còn Atácva Vêđa chủ yếu bao gồm các
bài chú, nội dung về kiến thức xã hội, đề cập đến các mặt như chế độ đẳng cấp,
hành quân, đánh bạc, chữa bệnh, tình yêu, … Ngoài ra, kinh Vêđa còn có các
tác phẩm văn học được viết bằng văn xuôi với nội dung lí giải và triết lí trong
đời sống. Nhưng những tác phẩm trong kinh Vêđa không có giá trị cao về mặt
văn học mà chỉ có ý nghĩa về mặt tôn giáo.
Ý nghĩa:
✓ Những bộ sách cổ nhất trong văn học và Xanxcrit.
✓ Bộ kinh thành văn cổ nhất Ấn Độ.
✓ Kho tàng văn hóa truyền thống.
✓ Cốt lõi của đạo Bà la môn, suối nguồn của nền văn minh Ấn Độ.
➢ Sử thi
Ấn Độ có hai bộ sử thi rất đồ sộ là Mahabharata và Ramayana. Sử thi còn
được xem là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ và là đề tài, cảm hứng sáng tác
cho nhiều tác phẩm khác.
• Mahabharata “Cuộc chiến của dòng họ Brahata”
Sử thi Mahabharata có 18 chương và 1 chương bổ sung tài liệu,
gồm 220 000 câu. Soạn giả của bộ sử thi này là Viasa. Đây là bộ sử thi
dài nhất thế giới và được xem là “Đại Bách Khoa toàn thư của người
Ấn Độ”. Nội dung chính là cuộc nội chiến của dòng họ Brahata.
Ý nghĩa:
✓ Phản ánh lịch sử cổ đại của Ấn Độ.
✓ Thể hiện tinh thần nhân văn.
✓ Vai trò quan trọng trong triết học và tôn giáo Ấn Độ.
• Ramayana “Những cuộc du hành của Rama”
Sử thi Ramayana có 7 chương, gồm 48 000 câu. Soạn giả của bộ
sử thi này là Valmiki. Nội dung chính của tác phẩm này là cuộc chuyện
tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ Siva.
Đánh giá:
✓ “Triết lý trường cửu” (R.K.Narayan).
✓ Sách “gối đầu giường” của người Ấn Độ.
✓ “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì anh hùng ca
Ramayana còn làm say mê lòng người và giải thoát họ ra
khỏi vòng tội lỗi” (Valmiki).
Ý nghĩa:
✓ Phản ánh sự phát triển xã hội của Agna.
✓ Thể hiện tài năng, lý tưởng tuyệt vời và ước mơ cao đẹp
của người Ấn Độ.
➢ Kịch của Kalidasa
Kalidasa là một tác giả tiếng Phạn Cổ điển và được coi là nhà viết kịch
vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ đại. Các vở kịch và thơ của ông chủ yếu dựa trên
kinh Veda, Ramayana, Mahabharata, thường có nội dung ca ngợi tư tưởng tự
do, chống lại lễ giáo và lên án bản chất giả dối của giai cấp thống trị. Vở kịch
Shakuntala là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông.
CÂU 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI
❖ Thời gian: giữa thiên kỉ I TCN (cổ đại).
❖ Địa điểm: chân núi Himalaya (nước Capilavaxta).
❖ Đặc điểm: thuộc dòng tư tưởng chống Bàlamôn.
Nguyên nhân ra đời:
➢ Tiền đề kinh tế: Dùng công cụ bằng sắt cho năng suất cao, của cải
nhiều nên xã hội phân hóa. Dân bị phá sản biến thành nô lệ hoặc ăn xin.
➢ Tiền đề xã hội: Bàlamôn được củng cố với giáo lý nghiêm ngặt và
những nghi thức cúng bái phức tạp; địa vị tăng lữ được nâng cao và chế
độ đẳng cấp rất vững chắc gây nên sự bất bình trong nhân dân.
Giáo lý cơ bản:
➢ Tiểu sử người sáng lập: Siddharta Gautama
(Thích Ca Mâu Ni - Buddha)
o Thời thơ ấu: Hoàng hậu Maya nằm mộng và mang thai. Thái tử ra
đời bên hông phải hoàng hậu. Thái tử lớn lên với tuổi thơ êm đềm,
đầy đủ, xung quanh chỉ có sự giàu sang, trẻ trung, xinh đẹp. Tuy
nhiên, thái tử luôn ưu tư, buồn chán.
o Tuổi trưởng thành: Năm 16 tuổi, thái tử kết hôn với công chúa
Yasodhara xinh đẹp. Tuy nhiên, thái tử vẫn luôn ưu tư, phiền muộn.
Nhận thấy điều đó, nhà vua đã cho xây ba lâu đài nguy nga để thái
tử có thể vui chơi. Tuy nhiên, những thú vui cũng không giữ được
chân thái tử. Do nhân duyên không thể tránh khỏi, sau bốn lần ra
bốn cửa thành và thấy cảnh người già, người bệnh, người chết và
một vị tu sĩ, thái tử Siddhartha đã phát tâm tu hành. Rồi đến năm
29 tuổi, trong một đêm, ông lặng lẽ từ biệt hoàng cung, xuất gia đi
tu để tìm kiếm con đường cứu vớt những nỗi khổ của loài người.
o Tụ tập và đắc đạo: Thái tử tu tập khổ hạnh 6 năm. Đến năm 35
tuổi, Siddhartha đã giác ngộ, nghĩ ra được cách giải thích bản chất
của tồn tại, nguồn gốc của mọi khổ đau, và tìm được con đường
cứu vớt. Từ đó, ông được gọi là Buddha, Phật hoặc Bụt, nghĩa là
“người đã giác ngộ”, “người đã hiểu được chân lí”. Phật đã có 45
năm khất thực và thuyết pháp. Sau cùng, Phật tịch năm 486 TCN.
➢ Học thuyết giáo lý
• Về nhân sinh quan (quan điểm của đạo Phật về đời sống con
người)
Chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ ấy được thể
hiện trong thuyết “tứ thánh đế”: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
✓ Khổ đế (chân lí về nỗi khổ)
Theo Phật, con người có 8 nỗi khổ (bát khổ): sinh, lão, bệnh, tử;
gần kẻ mình không ưa; xa người mình yêu; cầu mà không được và giữ lấy
5 uẩn (thủ ngủ uẩn): sắc (vật chất tạo thành thân thể); thụ (cảm giác);
tưởng (quan niệm); hành (hành động); thức (nhận thức). Như vậy, đối với
con người, ngoài khổ đau vô tận, không có cái gì khác.
✓ Tập đế (chân lí về nguyên nhân nỗi khổ)
Nguyên nhân chủ yếu là luân hồi, mà nguyên nhân của luân hồi là
nghiệp, sở dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn như ham sống, ham lạc thú,
ham giàu sang ... Ham muốn không dứt thì nghiệp không dứt, nghiệp
không dứt thì luân hồi mãi mãi.
✓ Diệt đế (chân lí về chấm dứt nỗi khổ)
Nguyên nhân của khổ đau là luân hồi, vì vậy muốn diệt khổ thì
phải chấm dứt luân hồi. Muốn chấm dứt luân hồi thì phải chấm dứt
nghiệp. Muốn chấm dứt luân hồi thì phải trừ bỏ hết mọi ham muốn. Một
khi đã chấm dứt được luân hồi thì sẽ được yên tĩnh, thanh thản, sáng suốt
và như vậy đã đạt tới cảnh giới Niết bàn (Nirvana).
✓ Khổ đế (chân lí con đường diệt khổ)
Con đường diệt khổ gọi là "bát chính đạo" (8 con đường đúng
đắn) gồm: Chính kiên (tín ngưỡng đúng đắn); Chính tư duy (suy nghĩ
đúng đắn); Chính ngữ (nói năng đúng đắn); Chính nghiệp (hành động
đúng đắn); Chính mệnh (sống đúng đắn); Chính tịnh tiến (mơ tưởng
những cái đúng đắn); Chính niệm (tưởng nhớ những cái đúng đắn); Chính
định (tập trung tư tưởng ngẫm nghĩ đúng đắn). Về giới luật, tín đồ Phật
giáo phải kiêng 5 thứ (ngũ giới): không sát sinh; Không trộm cắp; không
tà dâm; không nói dối; không uống rượu.

• Về thế giới quan (quan điểm của đạo Phật về thế giới)
Nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là “thuyết duyên khởi”, nghĩa
là “các pháp đều do nhân duyên mà có”.
Do quan niệm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương “vô
tạo giả” tức là không có vị thần linh tối cao tạo ra vũ trụ. Đức Phật chỉ là
người giảng dạy con người đưa đến giác ngộ Đây là một nội dung cơ bản
mà đạo Phật nêu ra để chống lại đạo Bàlamôn và cũng là một sự khác biệt
quan trọng giữa đạo Phật với nhiều tôn giáo khác.
Bên cạnh thuyết “vô tạo giả”, đạo Phật còn nêu ra các thuyết “vô
ngã”, “vô thường”. “Vô ngã” là không có những thực thể vật chất tồn tại một
cách cố định. Con người cũng chỉ là sự tập hợp của 5 uẩn sắc, thụ, tưởng,
hành, thức chứ không phải là một thực thể tồn tại lâu dài. “Vô thường” là mọi
sự vật đầu ở trong quá trình sinh ra, biến đổi, tiêu diệt chứ không bao giờ
được ổn định.
Như vậy, về thế giới quan, tuy đạo Phật ban đầu chủ trương vô thần (vô
tạo giả) nhưng chung quy vẫn là duy tâm chủ quan.
➢ Ý nghĩa xã hội: Đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp, vì
đạo Phật cho rằng nguồn gốc xuất thân của mỗi người không phải là điều
kiện để được cứu vớt. Mọi người, dù thuộc đẳng cấp nào một khi đã tu hành
theo học thuyết của Phật thì đều trở thành những thành viên bình đẳng của
một Tăng đoàn.
Quá trình phát triển của đạo Phật
Sau khi Phật tịch, đạo Phật được truyền bá nhanh chóng ở miền Bắc Ấn Độ.
Để soạn thảo giáo lí, quy chế và chấn chỉnh về tổ chức, từ TK V - TK III TCN, đạo
Phật đã triệu tập 3 cuộc đại hội ở nước Magađa, quốc gia lớn nhất ở Ấn Độ lúc bấy
giờ. Từ nửa sau TK III TCN, tức là sau đại hội lần thứ ba, đạo Phật trước tiên được
truyền sang Sri Lanca, sau đó truyền đến các nước khác như Myanma, Thái Lan,
Indonesia ...
Đến khoảng năm 100 sau CN, đạo Phật triệu tập đại hội lần thứ 4 tại nước
Cusan ở Tây Bắc Ấn Độ. Đại hội này thông qua giáo lí của đạo Phật cải cách, và
phái Phật giáo mới này được gọi là phái Đại thừa để phân biệt với phái Phật giáo cũ
gọi là phái Tiểu thừa.
Sự khác nhau chủ yếu giữa hai phái biểu hiện ở các mặt sau đây:
o Phái Tiểu thừa (Hinayana) nghĩa là “cỗ xe nhỏ” hoặc “con đường cứu
vớt hẹp” cho rằng chỉ có những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt.
Còn phái Đại thừa (Mahayana) nghĩa là “cỗ xe lớn” hoặc “con đường
cứu vớt rộng” cho rằng không phải chỉ những người tu hành mà cả
những người trần tục quy y theo Phật cũng được cứu vớt.
o Phái Tiểu thừa cho rằng chỉ có Phật Thích Ca là Phật duy nhất. Việc cứu
độ chúng sinh chỉ có Phật mới làm được, những người thường không thể
thành Phật. Còn Phái Đại thừa cho rằng Phật Thích Ca là Phật cao nhất,
nhưng ngoài ra còn Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Phật Đại Dược Sư, … và
ai cũng có thể thành Phật dưới sự cứu độ của Bồ Tát.
o Phái Tiểu thừa quan niệm “Niết bàn” là cảnh giới yên tĩnh gắn liền với
giác ngộ sáng suốt, không còn phiền não khổ đau. Phái Đại thừa thì quan
niệm “Niết bàn” là thế giới của các Phật giống như thiên đường của các
tôn giáo khác. Đồng thời với quan niệm đó, phái Đại Thừa còn tạo ra địa
ngục, nơi đày đọa những kẻ tội lỗi.
o Trang phục của người xuất gia cũng có sự khác biệt. Ở phái Tiểu thừa,
các nhà sư có trang phục không may thành áo, quấn lệch một bên vai và
thường có màu vàng sẫm, nâu đỏ, vàng đỏ. Còn phái Đại thừa, các nhà
sư có trang phục may thành áo dài choàng kín cả hai vai và thường là
màu vàng, nâu, lam.
Sau đại hội Phật giáo lần thứ 4, các nhà sư càng được khuyến khích ra nước
ngoài truyền đạo. Do đó đạo Phật càng được truyền bá mạnh mẽ sang Trung Á và
Trung Quốc. Những TK tiếp sau đó, đạo Phật suy yếu dần ở Ấn Độ, nhưng lại được
phát triển ở phần lớn Châu Á và đã trở thành quốc giáo của một số nước như Sri
Lanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào.

Quá trình suy yếu Phật giáo (TK VI – TK VII)


➢ Nguyên nhân bên trong: Đạo Phật không được lòng giai cấp thống trị
vì ủng hộ tinh thần bình đẳng xã hội. Ngoài ra giáo lý đạo Phật về sau
càng ngày càng cao siêu, thần bí, vượt quá nhận thức quần chúng, Phật
giáo còn phân hóa thành nhiều tôn giáo khác (Mật Tông, Thiền Tông)
dẫn đến lu mờ giáo lý truyền thống.
➢ Nguyên nhân bên ngoài: Bàlamôn giáo phục hưng thành Ấn Độ giáo
(có tiếp cận đạo Phật). Không những thế, đạo Phật còn bị hủy diệt bởi đế
quốc Mông Cổ đang xâm chiếm Ấn Độ và truyền bá đạo Hồi.
CÂU 5: THÀNH TỰU VĂN MINH CỦA TRUNG QUỐC
Trung Quốc là một nước do một dân tộc chủ thể là dân tộc Hoa (sau gọi là dân
tộc Hán) lập nên và tồn tại liên tục lâu dài trong lịch sử. Kể từ khi dựng nước về sau,
nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo ra một nền văn hóa vô cùng rực rỡ so với thế giới
đương thời, nổi bật là những thành tựu như chữ viết, văn học, sử học, khoa học tự
nhiên, ... Thời Trung đại, Trung Quốc có bốn phát minh rất quan trọng, đó là giấy,
kĩ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam.
➢ Kĩ thuật làm giấy
• Trước khi có phát minh
Mãi đến thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dùng thẻ tre, lụa để
ghi chép. Đến khoảng TK II TCN, người Trung Quốc đã phát minh ra
phương pháp dùng xơ gai để chế tạo giấy. Tuy nhiên giấy của thời kì
này còn xấu, mặt không phẳng, khó viết, nên chủ yếu là dùng để gói.
• Khi có phát minh
Đến thời Đông Hán, năm 105, một viên quan hoạn tên là Thái
Luân đã dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách... làm nguyên liệu, đồng thời đã
cải tiến kĩ thuật, do đó đã làm được loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó
giấy được dùng để viết một cách phổ biến. Do công lao ấy, năm 114,
Thái Luân được vua Đông Hán phong tước “Long Đình hầu”. Nhân
dân thì gọi giấy do ông chế tạo là “Giấy Thái hầu” và tôn ông làm tổ sư
của nghề làm giấy.
Cải tiến và hoàn thiện phát minh: Đầu tiên, cắt nhỏ nguyên liệu,
ngâm lâu trong nước rồi giã nguyên liệu thành dịch nhuyễn rồi hấp.
Cuối cùng đổ thành lớp mỏng lên chiếu phơi khô là có được “Giấy
Thái Hầu”, càng phơi ở nhiệt độ cao thì giấy càng đẹp.
Vào khoảng TK III nghề làm giấy truyền sang Việt Nam, rồi sau
đó cũng truyền sang các nước khác ở phương Đông. Giữa TK VIII, do
cuộc chiến tranh giữa nhà Đường và Ả Rập, kĩ thuật làm giấy của
Trung Quốc truyền sang Ả Rập. Năm 1150, người Ả Rập lại truyền
nghề làm giấy sang Tây Ban Nha (nước phương Tây đầu tiên học được
cách làm ra giấy) sau đó, lần lượt truyền sang các nước phương Tây.
Ý nghĩa:

• Là một phát minh quan trọng trong lịch sử.


• Tiện lợi, tiết kiệm, dễ lưu giữ và sử dụng.
• Thúc đẩy giáo dục, văn hóa, tiền tệ.
• Đưa văn minh Trung Quốc phát triển rất nhanh.
➢ Kĩ thuật in
• Trước khi có phát minh
Kĩ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu đã có
trước từ đời Tần. Thời Ngụy, Tân, Nam Bắc triều, Đạo giáo đã in nhiều
bùa chú trừ ma.

• Khi có phát minh


Đến giữa TK VII (đầu đời Đường), kĩ thuật in đã xuất hiện. Kĩ
thuật in khi mới ra đời là in bằng ván khắc. Đến thập kỉ 40 của TK XI,
Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. Các con
chữ được xếp lên một tấm sắt có sáp, xếp xong đem hơ nóng cho sáp
chảy ra, dùng một tấm ván ép cho bằng mặt rồi để nguội. Như vậy sáp
đã giữ chặt lấy chữ và có thể đem in. Đến thời Nguyên, Vương Trinh
mới cải tiến thành công việc dùng con chữ rời bằng gỗ. Sau đó người ta
còn dùng chữ rời bằng thiếc, đồng, chì, nhưng chữ rời bằng kim loại
khó tô mực nên không được sử dụng rộng rãi.
Từ đời Đường, kĩ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang
Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Philippin, Ả Rập rồi truyền dần sang
châu Phi, châu Âu. Cuối TK XIV, ở Đức đã biết dùng phương pháp in
bằng ván khắc. Năm 1448, Gutenberg người Đức dùng chữ rời bằng
hợp kim và dùng mực dầu để in kinh thánh. Việc đó đã đặt cơ sở cho
việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay.
Ý nghĩa:

• Là một phát minh quan trọng trong lịch sử.


• Tiện lợi, tiết kiệm, dễ lưu giữ và sử dụng.
• Thúc đẩy giáo dục, truyền bá văn hóa, tín ngưỡng.
• Đưa văn minh Trung Quốc phát triển rất nhanh.
➢ Thuốc súng
• Trước khi có phát minh
Thời Đường, Đạo giáo rất thịnh hành. Phái đạo gia tin rằng, người
ta có thể luyện được thuốc trường sinh bất lão hoặc luyện được vàng,
do đó, thuật luyện đan rất phát triển. Trong quá trình luyện thuốc tiên
thường xảy ra các vụ cháy làm bỏng tay, bỏng mặt, cháy nhà... và thế
là họ đã tình cờ phát minh ra thuốc súng.

• Khi có phát minh


Thuốc súng là một phát minh ngẫu nhiên của những người luyện
đan thuộc phái Đạo gia. Nguyên liệu mà người luyện đan sử dụng là
diêm tiêu, lưu huỳnh và than gỗ. Đến đầu TK X, thuốc súng bắt đầu
được dùng để làm vũ khí. Đến đời Tống, vũ khí làm bằng thuốc súng
không ngừng được cải tiến. Trong cuộc chiến tranh Tống - Kim, quân
Tống đã dùng một loại vũ khí gọi là “chấn thiên lôi”. Năm 1132, Trung
Quốc đã phát minh ra loại vũ khí hình ống gọi là “hỏa thương”. Lúc
đầu hỏa thương làm bằng ống tre to, phía trong nạp thuốc súng, khi
đánh nhau thì đốt ngòi, lửa sẽ phun ra thiêu cháy quân địch. Vào TK
XIII, trong quá trình tấn công Trung Quốc, người Mông Cổ đã học tập
được cách làm thuốc súng của Trung Quốc. Sau đó, người Mông Cổ
chinh phục Tây Á, do đó đã truyền thuốc súng sang Ả Rập. Người Ả
Rập lại truyền thuốc súng và súng vào châu Âu qua con đường Tây
Ban Nha.
Ý nghĩa:

• Là một phát minh quan trọng trong lịch sử.


• Là vũ khí chiến đấu có sức công phá trong chiến tranh.
• Góp phần đẩy nhanh con đường phát minh “vũ khí thuốc nổ”.
➢ Kim chỉ nam
• Trước khi có phát minh
Từ TK III TCN, do biết được từ tính và hướng của nam châm,
người Trung Quốc phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là “tư nam”
- tổ tiên của kim chỉ nam.
• Khi có phát minh
Đến đời Tống, các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm
nhân tạo. Họ dùng kim sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ
tính, rồi dùng kim đó để làm la bàn. La bàn lúc đầu còn rất thô sơ: xâu
kim nam châm qua cọng rơm, sợi bấc đèn rồi thả nổi trên bát nước gọi
là “thủy la bàn”, hoặc treo kim nam châm bằng một sợi tơ ở chỗ kín
gió. La bàn được các thầy phong thủy sử dụng đầu tiên để xem hướng
đất. Đến khoảng cuối thời Bắc Tống, la bàn được sử dụng trong việc đi
biển. Khoảng nửa sau TK XII, la bàn theo đường biển truyền sang Ả
Rập rồi truyền sang châu Âu. Người châu Âu cải tiến thành “la bàn khô”
tức là la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau TK XVI la bàn khô lại
truyền trở lại Trung Quốc.
Ý nghĩa:

• Là một phát minh quan trọng trong lịch sử.


• Tiện lợi, dễ sử dụng, có ích trong việc định hướng vị trí.
• Có tác dụng lớn với hàng hải.
• Đưa văn minh Trung Quốc phát triển rất nhanh.
CÂU 6: THÀNH TỰU VĂN MINH HY LẠP CỔ ĐẠI
Nền văn minh Hy Lạp phát triển rất toàn diện và mỗi mặt đều có những thành
tựu rực rỡ, trong đó quan trọng nhất là các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, sử học,
khoa học tự nhiên, triết học. Về khoa học tự nhiên, Hy Lạp cổ đại có những cống
hiến quan trọng và ứng dụng được đến tận ngày nay, hầu hết những thành tựu này
đều được sáng tạo từ các nhà khoa học toàn tài.
Talét: là nhà toán học đã phát minh ra tỉ lệ thức. Dựa vào công thức này ông
đã tính được chiều cao của Kim tự tháp bằng cách đo bóng của nó. Talét còn là một
nhà thiên văn học. Ông đã tính trước được nhật thực vào đúng ngày 28/05/558.
Pytago: là nhà toán học đã phát minh ra định lý Pytago về quan hệ giữa ba
cạnh của tam giác vuông. Ông còn phân biệt được số chẵn, số lẻ và số không chia
hết. Về thiên văn học, Pytago còn biết được quả đất hình cầu và chuyển động theo
quĩ đạo nhất định.
Ơclít: là người đứng đầu các nhà toán học ở Alếchxăngđri. Trên cơ sở tổng
kết các thành tựu nghiên cứu của những người trước, ông soạn thành sách Toán học
sơ đẳng, đó là cơ sở của môn hình học, trong đó có định đề Ơclít. Ngoài ra, ông còn
là “cha đẻ” của hình học phẳng.
Acsimét: là nhà toán học đầu tiên tìm ra trị số Pi cho toán học phương Tây
10 10
(3 << Pi << 3 )
71 70

Ông còn tính được thể tích và diện tích toàn phần của các hình khối. Về vật lí học,
phát minh quan trọng nhất của Acsimét là nguyên lí đòn bẩy, đường xoắn ốc, ròng
rọc, bánh xe răng cưa, …
(Nguyên lí thủy lực học: mọi vật thả xuống nước đều chịu một lực đẩy từ
dưới lên bằng với trọng lượng nước phải chuyển đi)
Ngoài ra, trong quân sự, Acsimét cũng có những phát minh như máy bắn đá, chiếc
gương quay (nguyên lý ánh sáng của gương lồi).
Arixtác: là người đầu tiên nêu ra thuyết hệ thống mặt trời. Ông đã tính khá
chính xác thể tích của mặt trời, quả đất, mặt trăng và khoảng cách giữa các thiên thể
ấy.
Eratôxten: là nhà khoa học toàn năng vĩ đại, ông giỏi về nhiều lĩnh vực: thiên
văn học, toán học, vật lý học, địa lý học, ngôn ngữ học, sử học. Thành tích khoa học
nổi bật của ông là ông đã tính được độ dài của vòng kinh tuyến trái đất 39 700km,
và tính được góc tạo nên bởi hoàng đạo và xích đạo.
Ptôlêmê: là một nhà thiên văn học, toán học, địa lý học. Ông là người đã soạn
bộ sách Tổng hợp - Kết cấu toán học, trong đó ông thành công khẳng định trái đất
hình cầu, nhưng vẫn có hạn chế là thuyết “địa tâm” - cho rằng quả đất là trung tâm
của vũ trụ (đối lập với học thuyết “nhật tâm” của Arixtác và Côpécních). Ngoài ra,
Ptôlêmê còn soạn sách Địa lí học gồm 8 chương và vẽ bản đồ thế giới với Bắc cực
và Nam cực.
Hipôcrát: là người được suy tôn là thủy tổ của y học phương Tây. Ông đã
giải phóng y học khỏi mê tín dị đoan, cho rằng bệnh tật do ngoại cảnh gây nên, khi
ốm đau phải dùng thuốc hoặc mổ xẻ, phẫu thuật để chữa trị. Ông còn để lại “Lời thề
y đức của Hipôcrát” mà đến hiện nay khi sinh viên y tốt nghiệp, nhiều thầy thuốc
trước khi hành nghề đều trang trọng tuyên thệ lời thề thiêng liêng này.
Kết luận: Cách đây trên dưới 2000 năm, nền khoa học của Hi Lạp, La Mã cổ
đại đã có những thành tựu rất lớn. Những thành tựu ấy đã đặt cơ sở cho sự phát
triển huy hoàng của nền khoa học thời cận hiện đại; đồng thời là một tiền đề quan
trọng của sự phát triển của nền triết học Hi-La.
CÂU 7: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KITO GIÁO Ở LA MÃ CỔ ĐẠI
❖ Tên gọi gốc: Christo (Kito).
❖ Địa điểm: miền Đông La Mã
❖ Đặc điểm: là sản phẩm của xã hội chiếm hữu nô lệ ở La Mã cổ đại.
Nguyên nhân ra đời:
➢ Tiền đề xã hội
Năm 63 TCN, La Mã đã đánh chiếm và đàn áp vùng Palextin. Nhân dân
Palextin trở nên cơ cực, bế tắc và cần một chỗ dựa tinh thần dẫn đến sự xuất
hiện của một tôn giáo mới – Kitô giáo Kitô giáo là tôn giáo của nô lệ dân
nghèo và các dân tộc La Mã áp bức.
➢ Tiền đề tư tưởng
✓ Sự hình thành tư tưởng của trường phái triết học “khắc kỉ”.
✓ Hạn chế tối đa nhu cầu thiết yếu của con người.
✓ Sống nhẫn nhục, chịu đựng để được cứu vớt.
✓ Phù hợp với tư tưởng của quần chúng bị áp bức.
➢ Tiền đề tôn giáo
✓ Do Thái giáo (tôn giáo ở Palextin) thờ độc thần chúa Jehovash –
“chúa cứu thế”
✓ Được La Mã vốn theo đa thần tiếp nhận.
✓ Đến năm 65 TCN: tách ra thành một tôn giáo gọi là Kitô.
Giáo lý cơ bản:
➢ Tiểu sử người sáng lập
Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Kitô là chúa Jesus Christ (có
nghĩa là thông minh và tốt đẹp), con của chúa Trời đầu thai vào người con gái
đồng trinh Maria và cha là thánh Josehp (thợ mộc). Chúa được sinh ra ở
Palextin vào khoảng năm 5 hoặc 4 TCN.
Năm 18 tuổi, Jesus xuất giá theo Do Thái giáo. Đến năm 30 tuổi, chúa
Jesus trở về Jesusxalem vừa truyền đạo, vừa chữa bệnh, có thể làm cho người
chết sống lại. Ông tự nhận mình là “Đấng cứu thế” của người Do Thái. Sau 3
năm truyền đạo, các giáo trưởng đạo Do thái cho chúa Jesus là kẻ chống lại
tôn giáo truyền thống của mình, là “kẻ dị giáo”. Chính quyền La Mã thì cho
ông là kẻ tuyên truyền tư tưởng chống lại La Mã, là “tên phản loạn” vì chúa
từng tuyên bố “La Mã sẽ diệt vong”.
Năm 33 tuổi, chúa Jesus bị bắt và xử tử bằng cách đóng đinh lên thập
giá ở núi Canve ở gần Giêrudalem. Sau khi chôn được 3 ngày, chúa Jesus
sống lại, tiếp tục thuyết giáo và đến ngày thứ 41, chúa bay lên trời.
➢ Học thuyết cơ bản: gồm 4 nội dung
Tuyên truyền sự bình đẳng giữa người với người. Phủ nhận chế độ
chiếm hữu nô lệ và lên án sự giàu có.
Tuyên bố: Đế quốc La Mã là “một mụ đàn bà khổng lồ đầy tội ác và
chắc chắn sẽ bị diệt vong”. Khẳng định: những ai tin vào điều này sẽ được
sống sung sướng trong vương quốc của Chúa.
Không nghi lễ phức tạp; không kiêng kị nghiêm ngặt; không phân biệt
chủng tộc. Mọi người đều có thể phạm tội; mọi người đều có thể xám hối; mọi
người đều là anh em.
Về tổ chức, các tín đồ của đạo Kitô lập thành những công xã nhỏ. Đó
không những là những đoàn thể của các giáo hữu mà còn là những tổ chức
giúp đỡ lẫn nhau và làm việc từ thiện dựa trên tinh thần tương thân, tương ái.
Họ lên án sự giàu có, cho rằng người giàu thì không được lên thiên đàng, tư
tưởng này góp phần an ủi, động viên nô lệ quần chúng bị áp lực.
➢ Ý nghĩa xã hội
✓ Tôn giáo mang tư tưởng tình yêu, lòng bác ái, sự bình đẳng đến
với quần chúng lao khổ.
✓ Lên án sự bất công, tàn ác và giả dối
✓ Kêu gọi đoàn kết, sẻ chia, tương trợ, tất cả tín đồ đều là anh em.
Quá trình truyền bá (Sự thay đổi thái độ của nhà cầm quyền La Mã đối
với Kito giáo)
➢ Giai đoạn 1 (TK I – đầu TK IV): bị đàn áp
Sau khi chúa Jesus chết, các tông đồ truyền bá Kito giáo ra ngoài
Palextin. Trong đó thánh Paolo là người có công lớn nhất, ông đã sang La Mã
truyền đạo.
Do thái độ chống lại chính quyền La Mã với tư tưởng “La Mã sẽ diệt
vong”, đạo Kitô bị chính quyền La Mã thẳng tay đàn áp mà vụ tàn sát tín đồ
Kitô giáo khốc liệt đầu tiên diễn ra năm 64 dưới thời hoàng đế Nêrôn. Tuy
nhiên, chính quyền càng đàn áp, đạo Kitô càng phát triển mạnh mẽ.
Lý do chính quyền La Mã không thể đàn áp Kitô là do mâu thuẫn giữa
chủ nô và nô lệ, chế độ chiếm hữu nô lệ càng phát triển thì tầng lớp bần cùng
càng chống lại người giàu và càng tin vào chúa Jesus. Ngoài ra Kito giáo phát
triển còn nhờ sự hoạt động hiệu quả của công xã Kitô, họ cùng giúp đỡ người
nghèo cùng chống lại giai cấp thống trị.
Đến TK II, sau hơn 200 năm truyền bá, các công xã Kitô giáo đã liên
hiệp lại và tổ chức thành giáo hội và sống tập trung trong các thành phố lớn.
Từ đây giáo hội Kitô cũng có nhiều thay đổi. Trong hàng ngũ tín đồ không
phải chỉ có người nghèo mà càng ngày càng có nhiều người khá giả và giàu
cũng theo đạo. Trên toàn bộ lãnh thổ La Mã có 1000 giáo đường, trong đó,
Đông La Mã, tín đồ chiếm 1/12 dân số; Tây La Mã, tín đồ chiếm 1/15 dân số.
Cuối TK II, La Mã đàn áp Kitô bất thành nên muốn hội nhập và thay đổi
chính sách với Kitô.

➢ Giai đoạn 2 (TK IV): được công nhận


Do những thay đổi ấy, đến năm 311, các hoàng đế La Mã đã ra lệnh
ngừng sát hại tín đồ đạo Kitô. Năm 313, hoàng đế Constantinus ban hành sắc
lệnh tha đạo Milano, chính thức công nhận địa vị hợp pháp của đạo Kitô. Năm
325, Constantinus triệu tập cuộc đại hội Kitô đầu tiên để thống nhất kinh
thánh, chấn chỉnh tổ chức giáo hộ (với mong muốn định hướng Kitô trở thành
một bộ phận trong guồng máy của giai cấp thống trị). Năm 337, trước lúc chết,
Constantinus đã chịu phép rửa tội. Như vậy, ông là hoàng đế La Mã đầu tiên
theo Kitô giáo. Đến cuối TK IV, đạo Kitô chính thức được thừa nhận là quốc
giáo của đế quốc La Mã.

You might also like