You are on page 1of 5

KHÓA TỔNG ÔN – LUYỆN ĐỀ MÔN HÓA 2021 | TYHH

NHÔM & HỢP CHẤT


(LIVE VIP 03)
(Thời gian: 21:00 thứ 5 + thứ 7 hàng tuần trên page TYHH)
Câu 1: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 14. B. 15. C. 13. D. 27.

Câu 2: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây
A. NaOH. B. BaCl2. C. HCl. D. Ba(OH)2.
Câu 3: Công thức của phèn chua là

A. Al2 ( SO 4 )3 .24H 2O . B. Al2 ( SO 4 )3 .K 2SO 4 .24H 2O .

C. AlCl3 .K 2SO4 .24H2O . D. Al2 ( SO 4 )3 .Na 2SO 4 .24H 2 O .

Câu 4: Thành phần chính của quặng boxit là


A. Al2 O3 .2H 2 O . B. Fe2O3 .nH2O .

C. Al2 ( SO 4 )3 .K 2SO 4 .24H 2 O . D. FeCO3 .

Câu 5: Chất có tính lưỡng tính là


A. Al. B. AlCl3 . C. Al2 O3 . D. Fe.

Câu 6: Chất không tan được trong dung dịch kiềm dư là

A. Mg. B. Al. C. Al ( OH )3 . D. Al2 O3 .

Câu 7: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch chất X thấy lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết
tủa tan dần đến hết. Chất X là
A. CuSO4 . B. FeCl3 . C. AlCl3 . D. MgSO4 .

Câu 8: Hỗn hợp tecmit được sử dụng dùng để hàn đường ray. Hỗn hợp tecmit gồm bột Fe 2 O3 với

A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Al.

Câu 9: Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng. B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng. D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.

Câu 10: Criolit có công thức hóa học là


A. MgCO3.CaCO3. B. Al2O3.2H2O. C. Na3AlF6. D. Fe3O4.

Câu 11: Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có
A. Fe2O3. B. Al. C. Al2O3. D. Fe.
Câu 12: Trong công nghiệp, kim loại nhôm được điều chế bằng phương pháp
A. nhiệt luyện. B. thủy luyện.
C. điện phân dung dịch. D. điện phân nóng chảy.
Câu 13: Al2 O3 tác dụng được với dãy các chất

A. Na 2SO4 , HNO3 . B. NaCl, NaOH. C. HNO3 , KNO 3 . D. HCl, NaOH.

Câu 14: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy

A. AlCl3 . B. Al ( OH )3 . C. Al2 O3 . D. NaAlO 2 .

Câu 15: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là
A. FeO, MgO,CuO. B. PbO, K 2 O,SnO. C. Fe3O4 ,SnO, BaO. D. FeO, CuO, Cr2 O3 .

Câu 16: Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy, chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở dạng hạt lơ lửng.
Trong quá trình xử lí loại nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ lại thành khối lớn, dễ
dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước), người ta thêm vào nước thải một lượng dung dịch
A. phèn chua. B. muối ăn. C. giấm ăn. D. amoniac.

Câu 17: Cho các chất: Al, Fe, Al2 O3 , Al ( OH )3 , Al2 ( SO 4 )3 . Số chất phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung

dịch NaOH là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 18: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây
A. Mg, K, Na. B. Zn, Al2O3, Al. C. Mg, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg.

Câu 19: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. chỉ có kết tủa keo trắng.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. không có kết tủa, có khí bay lên.

Câu 20: Cho sơ đồ phản ứng: Al2 ( SO 4 )3 → X → Y → Al . Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các

chất X, Y lần lượt là

A. NaAlO 2 và Al ( OH )3 . B. Al ( OH )3 và NaAlO 2 .

C. Al ( OH )3 và Al2 O3 . D. Al2 O3 và Al ( OH )3 .

Câu 21: Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y.
Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là
A. Mg(OH)2. B. Al(OH)3. C. MgCO3. D. CaCO3.
Câu 22: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca ( HCO3 )2 .

(b) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO 2 .

(c) Sục khí NH 3 tới dư vào dung dịch AlCl3 .

(d) Sục khí CO 2 tới dư vào dung dịch NaAlO 2 .

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 23: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3 , Al2 O3 , Al ( OH )3 , AlCl3 . Số chất phản ứng được với dung dịch

NaOH là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(a) Điều chế kim loại Al bằng cách điện phân nóng chảy Al2 O3 .

(b) Tất cả kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường.

(c) Quặng boxit có thành phần chính là Na 3 AlF6 .

(d) Nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.

(e) Thạch cao sống có công thức là CaSO4 .H2O .

(f) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 25: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:
A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).
B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư).
D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.
Câu 26: Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm đều tan trong nước, giải phóng hiđro.
(b) Kim loại K được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

(c) Kim loại Na khử được ion Al3+ trong dung dịch thành Al.
(d) Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí CO khử MgO ở nhiệt độ cao.
(e) Kim loại Al là chất lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit và kiềm.
(f) Dung dịch NaOH có thể làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai

A. Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng cách điện phân Al2 O3 nóng chảy.

B. Al ( OH )3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.

C. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.

D. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí CO 2 tới dư vào dung dịch NaAlO 2 , thu được kết tủa trắng.

(b) Nhỏ dung dịch Ba ( HCO3 )2 vào dung dịch KHSO4 , thu được kết tủa trắng.

(c) Dung dịch Na 2 CO 3 làm mềm được nước cứng toàn phần.

(d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(e) Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 29: Cho sơ đồ phản ứng sau:

( a ) X + Y → Al ( OH )3  + Z
( b ) X + T → Z + AlCl3
( c ) AlCl3 + Y → Al ( OH )3  +T
Các chất X, Y, Z và T tương ứng thỏa mãn sơ đồ trên là:

A. Al2 ( SO 4 )3 , Ba ( OH )2 , BaCO3 và BaCl 2 . B. Al2 ( SO 4 )3 , NaOH, Na 2SO 4 và H 2SO 4 .

C. Al2 ( SO 4 )3 , Ba ( OH )2 , BaSO 4 và BaCl 2 . D. Al ( NO3 )3 , Ba ( OH )2 , Ba ( NO3 )2 và NaAlO 2 .

Câu 30: Cho các sơ đồ phản ứng sau:

( a ) X (dư) + Ba ( OH )2 → Y + Z

( b ) X + Ba ( OH )2 (dư) → Y + T + H2O

Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Hai

chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X?

A. AlCl3 , Al2 ( SO 4 )3 . B. Al ( NO3 )3 , Al2 ( SO 4 )3 .

C. Al ( NO3 )3 , Al ( OH )3 . D. AlCl3 , Al ( NO3 )3 .

Đừng chỉ tập trung vào học các câu bài tập vận dụng cao khi em chưa nắm chắc lý thuyết!
---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------

You might also like