You are on page 1of 28

Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su

của Tập đoàn đa quốc gia P & G

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG


1. Tổng quan thị trường nghiên cứu :

1.1 Phân tích về thị trường mặt hàng nước mắm :

1.2 Phân tích về khách hàng:

1.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh:

2. Mục tiêu nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

3. Kế hoạch nghiên cứu thị trường:

4. Thu thập thông tin:

4.1. Các phương pháp thu thập thông tin

4.2. Các công cụ nghiên cứu:

4.3. Một số câu hỏi dùng để phỏng vấn khách hàng:

5. Xữ lí và phân tích thông tin:

5.1. Xữ lí thông tin:

5.2. Phân tích thông tin:

6. Báo cáo kết quả:

6.1. Báo cáo kết quả nghiên cứu:

6.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu:

KẾT LUẬN

1
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Ý NGHĨA CỦA CÁC THỐNG KÊ


TRONG BẢNG KẾT QUẢ

STT TÊN Ý NGHĨA

1 VALID HỢP LỆ

2 FREQUENCY TẦN SỐ

3 PERCENT TỶ LỆ PHẦN TRĂM

4 VALID PERCENT HỢP TỶ LỆ PHẦN TRĂM

5 CUMULATIVE PERCENT TÍCH TỶ LỆ PHẦN TRĂM

6 TOTAL TỔNG SỐ

7 MISSING THIẾU

2
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

1. Tổng quan thị trường nghiên cứu :

1.1. Phân tích về thị trường mặt hàng nước mắm Chin su trên địa bàn Tỉnh Cà
Mau:

1.1.1 Thực trạng thị trường nước mắm nói chung tại Tp.Cà Mau:
Nước mắm là loại nước chấm không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt nói
chung và Cà Mau nói riêng. Mỗi năm tại thị trường Việt Nam cần hơn 200 triệu lít
nước mắm mới đủ tiêu thụ và hơn 95% hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng nước mắm để
chấm, ướp, nấu trong các bữa ăn quanh năm thì đây quả là một thị trường hấp dẫn.

Thị trường nước mắm trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang rất sôi động cùng với sự
xuất hiện nhiều thương hiệu nước mắm nổi tiếng như: Phú Quốc, Thuận Hải, Phan
Thiết, Khánh Hoà, Hải Phòng, Chin su, Nam Ngư,…Trong đó 3 nhãn hiệu chính là :
Nam Ngư, Chin su, Phú Quốc.

Hiện nay, bước vào quầy nước mắm trong siêu thị, trước các sản phẩm được
trưng bày thì có tới 80% có thêm những chất không tốt cho sức khỏe. Trong thời gian
qua nhiều người tiêu dùng không phải băn khoăn vì chất lượng nước mắm không được
đảm bảo.

1.1.2 Thực trạng thị trường nước mắm Chin su nói riêng trên địa bàn Tp.
Cà Mau:

Nước mắm Chin-su Cá Hồi đã góp phần giúp ngành hàng gia vị của Masan bước
lên tầng cao mới. Tháng 8 năm 2006, chỉ mới 2 tháng sau khi xuất xưởng, sản lượng
của Chin-su đã vượt 151% so với dự tính ban đầu.

Tại thị trường Tp. Cà Mau Chin su luôn được nhiều người tiêu dùng biết đến với
chất lượng được đảm bảo tuyệt đối và được bày bán trong các siêu thị, cửa hàng bách
hóa,…

1.1.3 Thị hiếu của Người tiêu dùng:

3
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Nước mắm là loại gia vị hằng ngày phải có trong mỗi gia đình nên nhu cầu của
người tiêu dùng đối với mặt hàng này khá cao. Chính vì vẫn còn nhiều khoảng trống
của thị trường đối với mặt hàng này.

1.1.4 Khả năng đáp ứng của thị trường:

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng này khá cao nhưng hiện tại vẫn
chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho tất cả người tiêu dùng. Các doanh nghiệp tung ra nhiều
nhãn hiệu mới, dẫn đến thị trường được mở rộng. Nhưng vấn đề về an toàn vệ sinh
thực phẩm vẫn là mối lo ngại về phía người tiêu dùng.

1.2. Phân tích về khách hàng:

Khách hàng chủ yếu của sản phẩm này là các hộ gia đình ở thành thị và nông
thôn.

Trong các gia đình thường có hai loại nước mắm, ở gia đình thành thị dùng nước
mắm độ đạm cao – thương hiệu nổi tiếng để chấm (ăn sống) và dùng nước mắm có độ
đạm thấp – giá thấp hơn để nấu ăn, ở gia đình nông thôn dùng nước mắm đóng chai
đẹp – có thương hiệu để chấm và nước mắm giá rẻ (loại hàng xá, thương hiệu nhỏ địa
phương) để nấu ăn. Vấn đề “An toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành yếu tố quan
trọng nhất với người tiêu dùng, nên cũng là nội dung chính cho tất cả các thông điệp
quảng cáo tiếp thị của các nhà cung cấp nước mắm”.

Hiện nay người tiêu dùng có thói quen dùng nước mắm có pha gia vị và phụ gia
thực phẩm (không cần pha chế lại), ít mặn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của
người tiêu dùng..

Nhu cầu nước mắm dịu ngọt và an toàn lan rộng cùng với sự xuất hiện của nước
mắm Chin su, thị trường nước mắm ngày càng sôi động hơn. Chỉ sau 6 tháng xuất
xưởng Chin su đã nhanh chóng trở thành nhãn hiệu có lượng tiêu thụ mạnh nhất.

4
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Tại Tp.Cà Mau, tuy có nhiều nhãn hiệu nước mắm nhưng người tiêu dùng rất ưa
chuộng nhãn hiệu Chin su. Chin su là sản phẩm mới được tung ra thị trường nhưng
chất lượng được dảm bảo và giá cả hợp lí nên được hầu hết khách hàng tại Tp. Cà Mau
ưa chuộng.

1.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Chin su trên thị trường gia vị là: Nam Ngư,
Cholimex, Phú Quốc.

Hầu hết các đối thủ điều không thực sự đầu tư vào hoạt động Marketing và chỉ
mạnh ở một số vùng nhất định.

Nước mắm Cholimex:

 Slogan: Ngon và an toàn.

 Phân khúc thị trường trung bình trở xuống.

 Bao bì: Đa dạng về hình dạng và kích cỡ, design tương đối nhất quán. Tuy
nhiên hình ảnh chưa nổi bật so với các nhãn hiệu khác.

 Giá chủ yếu nằm ở mức trung bình.

 Phân phối mạnh ở miền Nam, không mạnh ở miền Bắc.

Nước mắm Phú Quốc:

 Slogan: Vì bữa cơm ngon gia đình.

 Sản xuất theo phương pháp truyền thống.

 Nguồn nguyên liệu tại chỗ, ít tốn chi phí.

 Tồn tại quá nhiều nhãn hiệu có chung một chỉ dẫn địa lý.

 Giá nằm ở mức trung bình.

5
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

 Nhãn hiệu uy tín và xuất hiện trên thị trường khá sớm.

 Hoat động quảng cáo chưa được chú trọng nhiều.

Nước mắm Nam Ngư:

 Slogan: Nước mắm vì sức khỏe.

 Hoạt động quảng cáo trải dài, kịch bản quảng cáo lạ mắt và mới lạ.

 Giá cả vừa túi tiền.

 Chế độ hậu mãi và khuyễn mãi được chú trọng nhiều.

 Bao bì: Không nhất quán và không có điểm nổi bật.

Phân tích thương hiệu nước mắm Chin su:

Điểm mạnh Điểm yếu

Sản phẩm phù hợp với khẩu vị Chưa tạo được sự khác biệt đối
nguời Việt Nam. với đối thủ cạnh tranh.

Nhãn hiệu mạnh, hưởng lợi từ sự Ngân sách hạn chế.


lớn mạnh của Chin su.

Hệ thống phân phối rộng.

Cơ hội Đe dọa

Phương pháp sản xuất hiện đại, đảm Nước mắm là sản phẩm chủ lực
bảo an toàn cho người tiêu dùng. của Phú Quốc và Cholimex nên họ sẽ gia
tăng cạnh tranh nếu bị Chin su đe dọa.
Nhu cầu của người tiêu dùng ngày
càng cao. Các công ty đa quốc gia du nhập
vào thị trường Việt Nam khi thấy được sự
tiềm năng.

6
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

2. Mục tiêu nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:

Xác định nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nước mắm Chin su

Lựa chọn thị trường mục tiêu cho dòng sản phẩm nước mắm Chin su của Tập
đoàn P & G ở thị trường Cà Mau.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Xác định nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nước mắm Chin su tại thị trường Cà Mau,
bao gồm 1 thành phố và 3 huyện.( Thành phố Cà Mau, huyện U Minh, huyện Trần Văn
Thời, huyện Đầm Dơi.

Báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản
phẩm nước mắm Chin su tại thị trường Cà Mau.

3. Kế hoạch nghiên cứu thị trường:

Phạm vi thị trường nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 3 huyện và thành
phố Cà Mau.

Địa bàn nghiên cứu:

 Thành phố Cà Mau

 Huyện U Minh

 Huyện Trần Văn Thời

 Huyện Đầm Dơi

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 5/07/2012 đến ngày 12/07/2012

4. Thu thập thông tin:

4.1. Các phương pháp thu thập thông tin:

7
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra khách hàng qua hình thức phỏng vấn
trực tiếp (sử dụng bảng câu hỏi):

Điều tra khách hàng đang sử dụng sản phẩm nước mắm Chin su để thu thập thông
itn về nhận thức, thái độ, hành vi của khách hàng.

Điều tra khách hàng được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp có sử
dụng phiếu điều tra.

Nội dung của phiếu điều tra thống nhất với nội dung thông tin cần thu thập.

Sau khi hỏng vấn sẽ tiến hành xữ lí thông tin thu thập bằng phần mềm SPSS.

4.2. Các công cụ nghiên cứu:

- Thông tin sơ cấp:

 Bộ tài liệu thiết kế khảo sát, gợi ý phỏng vấn

 Bảng câu hỏi

 Phiếu trả lời câu hỏi

- Thông tin thứ cấp:

Tài liệu của công ty Masan như tình hình tiêu thụ sản phẩm, báo cáo kết quả
kinh doanh.

4.3. Một số câu hỏi dùng để phỏng vấn khách hàng như sau:

Câu 1: Vui lòng cho biết anh (chị) thường sử dụng nhãn hiệu nước mắm nào ?
1. Nước mắm Nam Ngư
2. Nước mắm Phú Quốc
3. Nước mắm Chin Su
4. Nước mắm Cá Cơm
5. Khác
Câu 2: Anh (chị) thường mua sản phẩm trên ở đâu ?
1. Siêu thị

10
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

2. Chợ
3. Cửa hàng tạp hóa
4. Khác
Câu 3: Anh (chị) thường biết đến nhãn hiệu nước mắm qua phương tiện nào ?
1. Bạn bè, người thân
2. Internet
3. Tivi
4. Báo viết
5. Khác
Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết tiêu chí nào sau đây ảnh hưởng đến quyết định mua
hàng của anh (chị) ?
1. Giá cả
2. Hình thức khuyến mãi
3. Chất lượng
4. Mẫu mã, hình dáng
5. Thương hiệu
6. Khác
Câu 5: Anh (chị) thích hình thức khuyến mãi nào ?
1. Giảm giá
2. Quà tặng
3. Chương trình khách hàng thân thiết
4. Sản phẩm dùng thử
5. Khác
Câu 6: Anh (chị) vui lòng cho biết giá của nước mắm trên có phù hợp hay không ?
1. Phù hợp
2. Vừa phải
3. Không phù hợp
Câu 7: Anh (chị)vui lòng cho biết nơi ở của anh (chị) ?
1. Huyện Đầm Dơi
2. Huyện Trần Văn Thời

11
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

3. Huyện U minh
4. Tại Tp Cà Mau
5. Xử lí và phân tích thông tin:

5.1. Xử lí thông tin:

Sau khi khảo sát thực tế 50 khách hàng tại Tp Cà Mau và 3 huyện của Tỉnh Cà
Mau chúng tôi đã thu được kết quả và tiến hành xử lý, phân tích các số liệu như sau:

Xử lý thông tin: Số liệu thu thập được từ điều tra sẽ được mã hóa, nhập và xử lý
bằng chương trình SPSS.

5.2. Phân tích thông tin:

Số liệu sẽ được phân tích, sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố hoặc
phân tích độ tin cậy.

Thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá chung về nhận thức, thái độ và hành
vi của khách hàng, so sánh số liệu để xem xét sự khác nhau trong nhận thức, thái độ, và
hành vi của những nhóm khách hàng khác nhau đối với sản phẩm nước mắm Chin su.

Số liệu phân tích xong được trình bày dưới dạng đồ thị hoặc bảng để kết quả
được rõ ràng hơn.

CÁC ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

 Nhãn hiệu nước mắm:

Để có thể tìm hiểu rõ hơn về thị trường ngành hàng gia vị nước mắm trên địa bàn
thành phố Cà Mau chúng tôi tiến hành khảo sát thị hiếu của người tiêu dùng để có thể
biết nhu cầu của khách hàng như thế nào đối với ngành nước mắm này.

12
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent Tích tỷ lệ
Tần số % Hợp tỷ lệ % %
Nước mắm Nam Ngư 12 24% 24% 24%
Nước mắm Phú Quốc 9 18% 18% 42%
Nước mắm Chin su 16 32% 32% 74%
Nước mắm Cá Cơm 8 16% 16% 90%
Khác 5 10% 10% 100%
Total 50 100% 100%

Bảng 5.1: Nhãn hiệu nước mắm thường sử dụng

Theo bảng số liệu chúng tôi nhận thấy:

 Nước mắm Nam Ngư (12/50) chiếm 24%.

 Nước mắm Phú Quốc (9/50) chiếm 18%.

 Nước mắm Chin su (16/50) chiếm 32%.

 Nước mắm Cá Cơm (8/50) chiếm 16%.

 Khác (5/50) chiếm 10%.

Qua đó chúng ta có thể thấy Nhãn hiệu Chin su được người tiêu dùng ưa chuộng
nhiều nhất. Điều này cho ta thấy được tuy Chin su là sản phẩm xuất hiện trên thị trường
muộn hơn so với một số nhãn hiệu khác nhưng lại là sản phẩm được người tiêu dùng
tin tưởng và lựa chọn nhiều hơn.

Đứng thứ nhì sau Chin su đó là nhãn hiệu Nam Ngư. Đây là nhãn hiệu cạnh
tranh mà Chin su nên chú ý đến nếu muốn giữ được và nâng cao hơn sự tin dùng của
khách hàng với mình.

13
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Xếp sau Chin su và Nam Ngư trong cuộc khảo sát là nhãn hiệu Phú Quốc và Cá
Cơm (đây là 2 nhãn hiệu nước mắm truyền thống đã có từ rất lâu) trong khi những
nhãn hiệu khác luôn tìm mọi cách để cải tiến sản phẩm của mình để có thể phục vụ
được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì phú Quốc và Cá Cơm lại chọn cho
mình phương thức sản xuất sản phẩm truyền thống, chính vì vậy mà nhãn hiệu của họ
đã mất dần đi sự quan tâm của khách hàng. Còn lại là nhãn hiệu khác xếp cuối cùng
chiếm 10%.

Sau đây là biểu đồ thể hiện sự ưa chuộng của khách hàng đối với các nhãn hiệu
nước mắm trên thị trường.

Biểu đồ 5.1: Nhãn hiệu nước mắm thường sử dụng

Tóm lại trước khi đưa ra một sản phẩm nào trên thị trường các doanh nghiệp nên
tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, những tác động từ phía môi
trường,... để có những chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

 Địa điểm mua hàng:

14
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Để làm rõ hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng về thị trường nước mắm chúng
tôi tiến hành khảo sát địa điểm mà khách hàng thường mua nhất để từ đó có những
chiến lược cho kênh phân phối sản phẩm.

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Tần số % Hợp tỷ lệ % Tích tỷ lệ %
Siêu thị 12 24% 24% 24%
Chợ 13 26% 26% 50%
Cửa hàng tạp hóa 19 38% 38% 88%
khác 6 12% 12% 100%
Total 50 100% 100%

Bảng 5.2: Địa điểm mua hàng

Theo như bảng số liệu chúng tôi nhận thấy:

 Siêu thị (12/50) chiếm 24%.

 Chợ (13/50) chiếm 26%.

 Cửa hàng tạp hóa (19/50) chiếm 38%.

 Khác (6/50) chiếm 12%.

Qua đó chúng ta có thể thấy đa số người tiêu dùng thường mua sản phẩm nước
mắm ở cửa hàng tạp hóa. Bởi các cửa hàng tạp hóa là nơi tiêu thụ sản phẩm gần nhất
đến khách hàng và đa số người tiêu dùng thường thích mua sản phẩm những nơi gần họ
sinh sống vì nó thuận tiện hơn và họ không mất nhiều thời gian cho việc đi mua sản
phẩm

Địa điểm tiếp theo mà khách hàng thường mua sản phẩm đó là ở chợ và siêu thị.
Đa số những người mua hàng ở chợ là tầng lớp bình dân và đối với họ giá cả là điều
khá quan trọng. Siêu thị là nơi dành cho những tầng lớp cao trong xã hội nên những

15
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

tầng lớp bình dân còn e ngại, ngoài ra khách hàng thường cho rằng giá cả trong Siêu thị
sẽ đắt hơn và mất nhiều thời gian.

Biểu đồ sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ sự chênh lệch tỷ lệ về địa điểm mua hàng
của người tiêu dùng.

Biểu đồ 5.2: Địa điểm mua hàng

 Phương tiện truyền thông:

Các doanh nghiệp muốn tiêu thụ được sản phẩm của mình, muốn khách hàng biết
đến sản phẩm của mình thì họ phải có những hình thức quản cáo để đem thông về sản
phẩm của mình cho khách hàng biết. Nhưng trong những hình thức hình thức truyền
thông thì hình thức nào là hình thức mà khách hàng biết đến nhiều nhất ? để làm rõ
điều này chúng tôi tiến hành khảo sát khách hàng về việc họ biết đến sản phẩm qua
những phương tiện nào nhiều nhất.

16
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Responses
N Percent Percent of Cases
Bạn bè, người thân 33 25.8% 66%
Internet 21 16.4% 42%
Tivi 47 36.7% 94%
Báo viết 9 7.0% 18%
Khác 18 14.1% 36%
Total 128 100% 256%

Bảng 5.3: Phương tiện thông tin

Theo như bảng số liệu chúng tôi nhận thấy:

 Bạn bè, người thân chiếm 25.8%

 Internet chiếm 16.4%

 Tivi chiếm 36.7%

 Báo viết chiếm 7.0%

 Khác chiếm 14.1%

Qua đó chúng ta có thể thấy khách hàng biết đến sản phẩm qua Tivi và bạn bè,
người thân là chiếm tỷ lệ cao nhất. Những hình thức quảng cáo trên Tivi thiết thực và
gần gũi hơn vì chương trình quảng cáo thường xen vào những chương trình phim ảnh,
thời sự,... nên khách hàng có thể biết được những thông tin về sản phẩm nhiều hơn.
Mặt khác bạn bè và người thân có thể giúp bạn lựa chọn và biết được thông tin về các
sản phẩm, do đó các nhà sản xuất nên chú trọng vào vấn đề này “ không ai quảng cáo
sản phẩm của mình hay hơn bằng chính khách hàng của bạn. ”

Và số ít cho rằng họ biết được thông tin về sản phẩm qua hình thức báo viết
chiếm 7%.

17
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Tóm lại các nhà sản xuất nên tiếp tục đẩy mạnh các hình thức quảng cáo sản
phẩm bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng tập trung nhiều cho hình thức trên Tivi.

 Tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định mua hàng:

Trước khi mua hàng khách hàng thường bị tác động bởi nhiều yếu tố vì thế để
giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng cũng như trước khi quyết định mua
hàng khách hàng thường cân nhắc đến những yếu tố nào chúng tôi tiến hành khảo sát
những tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Responses Percent of
N Percent Cases
Giá cả 43 21.4% 86%
Hình thức khuyến mãi 36 17.9% 72%
Chất lượng 42 20.9% 84%
Mẫu mã, hình dạng 34 16.9% 68%
Thương hiệu 30 14.9% 60%
khác 16 8.0% 32%
Total 201 100% 402%

Bảng 5.4: Tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Theo như bảng số liệu chúng tôi nhận thấy:

 Giá cả chiếm 21.4%

 Hình thức khuyến mãi chiếm 17.9%

 Chất lượng chiếm 20.9%

 Mẫu mã, hình dạng chiếm 16.9%

 Thương hiệu chiếm 14.9%

 Khác chiếm 8.0%

18
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Chúng ta có thể thấy là giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng
của người tiêu dùng, cụ thể chiếm 21.4% tương ứng với 43 ý kiến lựa chọn. Song song
với yếu tố giá cả là yếu tố chất lượng chỉ kém yếu tố giả cả 0.5% (chiếm 20.9%). Hai
yếu tố này là tiêu chí quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người
tiêu dùng. Khách hàng thường lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt nhưng giá
cả phải hợp lí. Các yếu tố ảnh hưởng cũng không kém phần quan trọng đến việc mua
hàng của người tiêu dùng là hình thức khuyến mãi chiếm 17.9%, mẫu mã hình dáng
chiếm 16.9% và thương hiệu chiếm 14.9%. Còn lại một số ít người tiêu dùng quan tâm
đến những yếu tố khác chiếm 8%.

Tóm lại ngành hàng gia vị là ngành tiềm năng và có nhiều triển vọng. Tuy nhiên
nếu nhà sản xuất không quan tâm đến những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua
hàng của người tiêu dùng thì dễ dàng bị sai lệch trong hướng kinh doanh của mình.

 Những hình thức khuyến mãi

Việc lựa chọn hình thức khuyến mãi nào là phù hợp, hình thức khuyến mãi nào
được người tiêu dùng ưa thích là vấn đề mà các nhà sản xuất cần quan tâm đến. Yếu tố
này ảnh hưởng đến chi phí trong doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đưa các loại hình
thức khuyến mãi mà người tiêu dùng không thích thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh
nghiệp.

19
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Responses Percent of
N Percent Cases
Giảm giá 38 27.0% 76%
Quà tặng 43 30.5% 86%
Chương trình khách hàng thân thiết 23 16.3% 46%
Sản phẩm dùng thử 23 16.3% 46%
Khác 14 9.9% 28%
Total 141 100% 282%

Bảng 5.5: Những hình thức khuyến mãi

Theo như bảng số liệu chúng tôi nhận thấy:

 Giảm giá chiếm 27.0%.

 Quà tặng chiếm 30.5%.

 Chương trình khách hàng thân thiết chiếm 16.3%.

 Sản phẩm dùng thử chiếm 16.3%.

 Khác chiếm 9.9%.

Qua đó chúng ta nhận thấy đối với ngành hàng gia vị thì đa số khách hàng ưa
chuộng hình thức tặng quà (30.5%) và giảm giá (27.0%). Còn hình thức khuyến mãi
sản phẩm dùng thử và chương trình khách hàng thân thiết thì cùng một tỷ lệ lựa chọn là
16.3%. Số ít còn lại thì chọn hình thức khuyến mãi khác (9.9%).

Như vậy các nhà sản xuất nên chú trọng các hình thức khuyến mãi để thu hút
được khách hàng nhiều hơn. Tuy nhiên đối với thị trường nước mắm các doanh nghiệp
nên quan tâm đến hình thức giảm giá và tặng quà vì đây là hình thức được người tiêu
dùng ưa chuộng nhiều nhất.

20
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

 Nhận xét của khách hàng về giá cả :

Để có thể đưa ra chiến lược giá hợp lí chúng tôi tiến hành khảo sát nhận xét của
người tiêu về giá cả của các nhãn hiệu nước mắm hiện có trên thị trường.

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Phù hợp 28 56% 56% 56%
Vừa phải 15 30% 30% 86%
Không phù hợp 7 14% 14% 100%
Total 50 100% 100%

Bảng 5.6: Nhận xét mức giá của nước mắm

Theo như bảng số liệu chúng tôi nhận thấy:

 Phù hợp ( 28/50) chiếm 56%.

 Vừa phải (15/50) chiếm 30%.

 Không phù hợp (7/50) chiếm 14%.

Qua đó chúng ta nhận thấy phần đông đa số người tiêu dùng điều cho rằng giá của
các nhãn hiệu nước mắm trên thị trường là phù hợp (chiếm 56% tương ứng với 28
trong tổng số 50 khách hàng).

Chỉ có 30% trong tổng số 50 khách hàng được khảo sát cho rằng giá của các nhãn
hiệu hiện có trên thị trường là vừa phải.

Còn lại số ít cho rằng mức giá của các nhãn hiệu nước mắm trên thị trường là
không phù hợp chỉ chiếm 14% tương ứng với 7 khách hàng được chúng tôi khảo sát
trong tổng số 50.

21
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Biểu đồ 6.1: Nhận xét giá của các nhãn hiệu nước mắm

Như vậy các doanh nghiệp nên tìm hiểu những phân khúc tiêu dùng nào cho rằng
giá của nước mắm không phù hợp để có những chiến lược phù hợp cho các phân khúc
tiêu dùng đó.

 Nhận xét nơi ở:

Để biết được tình hình tiêu thụ nước mắm trên địa bàn thành phố Cà Mau chúng
tôi tiến hành khảo sát yếu tố nơi ở của khách hàng để xem thị trường ngành nước mắm
tiêu thị mạnh nhất ở khu vực nào.

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent


Huyện Đầm Dơi 17 34% 34% 34%
Huyện Trần Văn Thời 9 18% 18% 52%
Huyện U Minh 6 12% 12% 64%
Tại Tp Cà Mau 18 36% 36% 100%

22
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Total 50 100% 100%

Bảng 5.7: Thống kê nơi ở của khách hàng

23
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Theo như bảng số liệu chúng tôi nhận thấy:

 Huyện Đầm Dơi (17/50) chiếm 34%.

 Huyện Trần Văn Thời (9/50) chiếm 18%.

 Huyện U Minh (6/50) chiếm 12%.

 Tại Tp Cà Mau (18/50) chiếm 36%.

Qua đó chúng ta nhận thấy thị trường nước mắm tại Tp Cà Mau có tiềm năng và
đa số các khách hàng mà chúng tôi khảo sát tiêu dùng nước mắm điều sinh sống tại Tp
Cà Mau, cụ thể chiếm 36% tương ứng với 18 khách hàng.

Đứng sau đó là thị trường tại huyện Đầm Dơi với tỷ lệ là 34% tương ứng với 17
khách hàng được khảo sát.

Còn lại là thị trường tại huyện U Minh và Trần Văn Thời với tỷ lệ chiếm là 12%
và 18%.

Biểu đồ 5.7: Nơi sinh sống của khách hàng

23
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Chúng ta có thể nhận thấy thị trường tại Tp Cà Mau là thị trường giàu tiềm năng
nên đây sẽ là thị trường mục tiêu cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào thành phố Cà
Mau.

6. Báo cáo kết quả:

Báo cáo kết quả nghiên cứu:

Quá trình nghiên cứu thị trường và các hoạt động đã tiến hành một cách thuận lợi
và thực hiện theo trình tự rất khoa học.

Qua thời gian nghiên cứu xét thấy: Chin su là một sản phẩm được hầu hết các
khách hàng hiện nay ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Địa điểm mà khách hàng chọn
mua nhiều nhất là ở cửa hàng tạp hóa – vì vậy đây là kênh phân phói tốt nhất cho các
doanh nghiệp lựa chọn. Ở cả 4 thị trường thì sản phẩm Chin su điều được khách hàng
ưa chuộng nhưng thị trường tại Tp Cà Mau và huyện Đầm Dơi là được đa số khách
hàng ưa chuộng nhất. Phần đông khách hàng cho rằng họ biết đến sản phẩm qua
phương tiện truyền thông là Tivi chính vì vậy các doanh nghiệp nên đẩy mạnh hình
thức quảng cáo Marketng trên Tivi để khách hàng biết đến sản phẩm của mình nhiều
hơn. Một yếu tố nữa mà người tiêu dùng quan tâm đến đó là về giá cả và chất lượng
của sản phẩm – đây chính là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Hình
thức khuyến mãi mà khách hàng ưa thích đó là giảm giá và quà tặng như vậy các nhà
sản xuất nên đẩy mạnh 2 hình thức khuyến mãi này. Và khi chúng tôi khảo sát để biết
người tiêu dùng nhận xét như thế nào về giá của các sản phẩm nước mắm trên thị
trường hiện nay thì đa số các khách hàng hài lòng với mức giá hiện nay.

Kết quả của việc phỏng vấn trực tiếp có tính logic, hợp lí, mức độ chính xác cao.

Sản phẩm nước mắm được ưa chuộng nhất là: Nước mắm Chin su

Nơi mà khách hàng thường mua sản phẩm: Cửa hàng tạp hóa

Phương tiện thông tin giúp khách hàng biết đến sản phẩm : Tivi

24
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng nhiều nhất
là: Giá cả và chất lượng.

Hình thức khuyến mãi mà khách hàng ư chuộng : Giảm giá và quà tặng

Nhận xét của khách hàng về giả của các nhãn hiệu nước mắm là phù hợp

Thị trường tiêu thụ nước mắm nhiều nhất là: Tại Tp Cà Mau và huyện
Đầm Dơi

Lựa chọn thị trường mục tiêu:

Sau khi ban lãnh đạo công ty nhận được kết quả nghiên cứu thị trường từ tổ dự án
nghiên cứu thì sẽ tiến hành phân tich các thị trường, thị trường mục tiêu sẽ được lựa
chọn trên các kết quả nghiên cứu có khả thi nhất.

Thị trường mục tiêu của công ty là thị trường có khả năng đem về khoảng doanh
thu cao khi phân phối sau này và giá bán của sản phẩm sẽ đạt mức cao, số khách hàng
tiêu dùng và ưa chuộng cao. Qua cuộc khảo sát chúng tôi nhận thấy thị trường tại Tp
Cà Mau và huyện Đầm Dơi là 2 thị trường có nhu cầu sử dụng sản phẩm nhiều nhất do
đó công ty chúng tôi quyết định chọn 2 thị trường trên là thị trường mục tiêu.

Qua việc khảo sát và phân tích trên chúng tôi xin đưa ra một vài giải pháp
cho ngành gia vị nước mắm như sau:

Nhãn hiệu Chin su nên tiếp tục sản xuất và đưa ra thêm những chiến lược kinh
doanh mới để có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Mặt khác nên
đẩy mạnh việc nghiên cứu để đua ra những sản phẩm mới và nên quan sát, tìm hiểu
thường xuyên những biến động của thị trường về ngành hàng này để kịp thời ứng phó
với những biến đổi có thể xảy ra dù là những tác động nhỏ nhất.

Đối với nhãn hiệu Nam Ngư có những chiến lược cụ thể hơn, nâng cao hình
thức quảng cáo sản phẩm đến người tiêu dùng.

25
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

Về nhãn hiệu Phú Quốc và Cá Cơm cần phải cải tiến phương thức sản xuất áp
dụng công nghệ hiện đại, cập nhật thông tin về các đối thủ cạnh tranh thường xuyên để
có các chiến lược kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên không phải áp dụng phương thức sản
xuất hiện đại để sản xuất ra sản phẩm mới là loại bỏ những sản phẩm cũ mà là vừa đưa
ra những sản phẩm mới khác với sản phẩm ban đầu nhưng lại đưa ra những sản phẩm
mới dựa trên sự cải tiến của sản phẩm cũ.

Đối với các nhãn hiệu khác cũng nên cải tiến công nghệ sản xuất, tăng cường
các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, khảo sát thị trường để tìm
hiểu về những thách thức cũng như những biến động của môi trường kinh doanh để
đua ra các chiến lược phù hợp. Mặt khác nên chú ý đến đối thủ cạnh tranh của mình
nhiều hơn tìm hiểu những điểm yếu cũng như điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh.

Đối với những sản phẩm mới thì nhà sản xuất nên chú trọng đến yếu tố
khuyến mại để thu hút được khách hàng chú ý đến sản phẩm của mình, bên cạnh đó
những sản phẩm cũ cũng nên chú ý đến yếu tố này nếu như muốn giữ được khách hàng
và thu hút thêm nhiều nhóm khách hàng khác. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá
chú trọng nhiều đến những hình thức khuyến mại mà quên đi hình thức bên ngoài của
sản phẩm.

Đối với ngành hàng gia vị thì nhà sản xuất nên tạo ra cho sản phẩm của mình
một phong cách với kiểu dáng sao cho bắt mắt, hấp dẫn người tiêu dùng cũng như chú
trọng đến những hình thức đóng gói.

Có không ít người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm qua thương hiệu, bởi những
thương hiệu nổi tiếng đã có từ lâu. Song vấn đề đặt ra cho các thương hiệu ấy là làm
sao mới có thể giũ được khách hàng cũng như địa vị của mình trên thị trường. Chính vì
vậy mà các doanh nghiệp nên chú ý quan tâm đến khách hàng của mình để biết được
những nhu cầu của họ mà có những chính sách kinh doanh hợp lí.

26
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên chúng ta cũng nhận thấy thị trường ngành gia vị hiện nay
đang có nhiều biến động đặc biệt là phân khúc thị trường tại Tp Cà Mau. Nhu cầu tiêu
dùng nước mắm là rất phổ biến trong mọi tầng lớp.

Trên đây là những thông tin và phân tích thị trường ngành gia vị trên địa bàn Tp
Cà Mau mà chúng tôi thực hiện.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho Tập đoàn P & G trong việc kinh doanh.

Xin chân thành cảm ơn !

27
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

MỤC LỤC
Trang

1. Tổng quan về thị trường nghiên cứu:..................................................................5

1.1. Phân tích về thị trường mặt hàng nước mắm...................................................5

1.2. . Phân tích về khách hàng:................................................................................ 6

1.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh:.......................................................................... 7

2. Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................ 9

2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:........................................................................ 9

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể..............................................................................9

3. Kế hoạch nghiên cứu thị trường:......................................................................... 9

4. Thu thập thông tin:............................................................................................... 9

4.1. Các phương pháp thu thập thông tin:................................................................ 9

4.2. Các công cụ nghiên cứu:................................................................................ 10

4.3. Một số câu hỏi dùng để phỏng vấn khách hàng:.............................................10

5. Xữ lí và phân tích thông tin:...............................................................................12

5.1. Xữ lí thông tin:...............................................................................................12

5.2. Phân tích thông tin:......................................................................................... 12

6. Báo cáo kết quả.................................................................................................... 24

6.1. Báo cáo kết quả nghiên cứu:...........................................................................24

6.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu:........................................................................25

28
Kế hoạch khảo sát thị trường nước mắm Chin - Su
của Tập đoàn đa quốc gia P & G

KẾT LUẬN............................................................................................................... 27

29

You might also like