You are on page 1of 2

Thơ mới được coi là một cuộc cách mạng trong thi ca Việt Nam.

Ở thời kì này ta
có thể thấy được “một hồn thơ rộng lớn” như Thế Lữ, “ảo não” như Huy Cận,
“trong sáng” như Nguyễn Nhược pháp và nổi bật trong đó, ta có Xuân Diệu - một
nét thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” (“Thi nhân Việt Nam”).
Bài thơ “Vội vàng” - một thi phẩm tiêu biểu cho một phong cách thơ được cách tân
rất mới mẻ về cả nội dung và hình thức của Xuân Diệu, bài thơ thể hiện quan niệm
sống, triết lí sống, khao khát sống và tận hưởng của thi nhân.
“Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ
này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống
quýt, n muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình” (Trích “Thi nhân Việt
Nam”). Nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đánh giá về những đặc
sắc chủ yếu trong sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu - gương mặt tiêu biểu và có
nhiều đóng góp nổi bật cho Sự phát triển của phong trào thơ Mới. Có thể nói, Xuân
Diệu đã đem đến cho thơ ca Việt Nam một “làn gió mới”, táo bạo, một “cảm hứng
dạt dào chưa từng có”. Xuân Diệu là người đưa thơ mới lên vị trí đỉnh cao với tập
thơ đầu tay và tiêu biểu nhất là “Thơ thơ”. Bài thơ “Vội vàng” được trích từ tập thơ
này, đã thể hiện nét độc đáo trong phong cách thơ được cách tân cả về nội dung lẫn
hình thức của Xuân Diệu. Cả bài thơ là những cảm nhận sâu sắc, tinh tế của thi sĩ
về đất trời, về mùa xuân tuổi trẻ và những niềm khát khao được tận hưởng, được
sống hết mình, được giao cảm, hoà hợp với thiên nhiên đất trời. Đặc biệt ở 13 câu
thơ đầu, nét bút của Xuân Diệu đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân đặc sắc
sinh động qua đó thể hiện niềm đắm say tha thiết của thi nhân với cuộc sống tươi
đẹp nơi trần thế.
Ở Xuân Diệu chúng ta bắt gặp một cả tính thơ khác biệt và đầy sáng tạo,“có một
không hai” trong thơ ca Việt Nam. Xuân Diệu đã “mở màn” cho “Vội vàng” bằng
bốn câu thơ ngũ ngôn.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
Ngay trong khổ thơ đầu tiên, Xuân Diệu đã thể hiện khát vọng táo bạo đến hoang
đường. Nắng và gió đều là những hiện tượng thuộc về tự nhiên và “vận hành” theo
quy luật của tự nhiên. Muốn tắt nắng, buộc gió chẳng phải quá phi lí, ngông cuồng
sao? Tuy nhiên ẩn sâu trong khát vọng ngông cuồng, táo bạo ấy lại là một tình yêu
cuộc sống đến tha thiết, khắc khoải. Trước vòng quay “một đi không trở lại” của
dòng thời gian, tác giả Xuân Diệu muốn nắm bắt và giữ lấy từng khoảnh khắc qua
việc muốn “tắt nắng” để sắc màu không phôi pha, muốn “buộc gió” không cho
hương sắc bay đi. Điệp ngữ “tôi muốn” được nhắc lại hai lần đã khẳng định ý
nguyện của cái “tôi” tha thiết muốn giữ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên đồng thời làm
nổi bật tâm hồn của một thi sĩ yêu đời, say mê thiên nhiên và trân trọng, nâng niu
cuộc sống. Mở đầu bải thơ, Xuân Diệu đã thể hiện một ước muốn kì lạ đến ngông
cuồng: “Tôi muốn tắt nắng/tôi muốn buộc gió”. Thi sĩ muốn tước đoạt quyền của
tạo hóa. Thế nhưng, trong niềm ước ấy nhà thơ giữ cho cái đẹp mãi mãi lên hương
tỏa sắc giữa cuộc đời này. Đó là ước muốn phi lí của một niềm yêu đời đến khát
khao. Vì say mê cuộc sống này cho nên mọi thứ tác giả muốn làm đó có thể là tắt
nắng đi, buộc gió lại. Một điều tưởng chừng như vô lí đó nhưng lại trở thành khát
khao có lí của tác giả. Như vậy, bốn câu thơ đầu đã thể hiện mạnh mẽ, da diết ước
muốn được nâng niu, giữ gìn sắc cuộc đời và khởi nguồn của ước muốn này chính
là một trái tim yêu đời mãnh liệt và khát khao giao cảm với cuộc đời đến độ say
mê.

You might also like