You are on page 1of 10

TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ 1021/2018/QĐPT-KDTM

VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC D N SỰ V/v yêu cầu hủy nghị quyết
của Đại hội đồng cổ đông
Nguyên đơn: Phan Kỳ V

Bị đơn: Công ty Cổ phần Tiếp vận HN (sau đây gọi tắt là Công ty HN)

Nội dung:

- Ngày 08/6/2017 ông S đã ký, phát hành Thông báo số 02/TB-HĐQT-TVHN mời
các cổ đông của Công ty HN dự Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày
26/6/2017. Nhưng đến ngày tổ chức đại hội chỉ có 17,97% số cổ đông có quyền
biểu quyết, nên đại hội không được tiến hành.

- Ngày 10/7/2017, ông S tiếp tục ký thông báo mời các cổ đông của Công ty HN
dự Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 26/7/2017 và cuộc họp được diễn
ra vì số cổ đông sở hữu 63,14% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đã có mặt.

- Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết số 01/NQ-ĐHĐCĐ bầu ra:

+ HĐQT gồm 03 thành viên là các ông (bà): Nguyễn Thanh H , Vũ Thị Tú U và
Phan Lê Lâm S.

+ Ban kiểm soát (viết tắt là BKS) gồm 03 thành viên là các ông (bà): Cao Tiến T,
Huỳnh Thị T và Nguyễn Thị N.

- Ngày 21/8/2017, ông Phan Kỳ V, cổ đông sở hữu (chiếm 11,246% tổng số cổ


phần có quyền biểu quyết), ông không đồng ý với Nghị quyết 01 đó nên ông đã
làm đơn đã làm đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết này vì:

+ Ngày 25/7/2017 ông S là chủ tịch HĐQT đã thông báo hoãn đại hội bằng văn
bản, thế nhưng đại hội vẫn diễn ra mà không có chủ toạ, ông V và một số cổ đông
khác.

+ Danh sách những người được đề cử để bầu vào HĐQT chỉ được đề cử trước khi
tiến hành kỳ họp 1 ngày.
+ Tổng số cổ phần của ông Nguyễn Thanh H sở hữu và số cổ phần của Công ty
TNHH Genuine PH do ông H làm đại diện cộng lại vẫn không đủ 10% tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết của Công ty HN nhưng ông H vẫn được bầu làm thành
viên HĐQT.

+ Bà Nguyễn Thị N đang là Kế toán trưởng của Công ty HN nhưng vẫn được bầu
vào BKS của công ty.

- Về phía ông Nguyễn Thanh H trình bày: Ông H tham gia cuộc họp với tư cách
đại diện cho 33,27% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, gồm: cổ phần của Công
ty ĐSG và cổ phần của Công ty TNHH Genuine PH. Ông H không nhận được
thông báo hoãn phiên họp của HĐQT Công ty HN, bà U cũng nói rằng mình không
nhận được thông báo hoãn phiên họp. Số lượng cổ đông tham dự đã đủ số lượng để
tiến hành phiên họp. Do đó, ông H đề nghị Tòa án bác yêu cầu của ông V.

- Ông Lê Lâm S trình bày: ngày 25/07/2017 ông đã gửi thông báo hoãn cuộc họp
đến tất cả các cổ đông của công ty. Ông có ý kiến giống ông V và đề nghị Tòa án
hủy bỏ Nghị quyết số 01.

* Nhận định của tòa án sơ thẩm:

Tại Quyết định giải quyết việc dân sự số 33/2018/QĐKDTM-ST ngày 12/7/2018,
Tòa án nhân dân Quận N đã quyết định: Chấp nhận yêu cầu của ông Phan Kỳ V
hủy toàn bộ nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 ngày
26/7/2017 của Công ty HN.

Ngày 19/7/2018, ông Nguyễn Thanh H, bà Vũ Thị Tú U, ông Cao Tiến T, Công ty
HN có đơn kháng cáo toàn bộ quyết định sơ thẩm.

* Nhận định của tòa án phúc thẩm:

Không chấp nhận yêu cầu của ông Phan Kỳ V về việc hủy Nghị quyết số 01/NQ-
ĐHĐCĐ ngày 26/7/2017 của Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Tiếp vận HN.
Câu hỏi pháp lý, nhận định của tòa về các câu hỏi pháp lý?
1. Ông H có đủ điều kiện để được bầu làm thành viên HĐQT không?

- Ngày 20/7/2017 các cổ đông công ty ĐSG có gửi thư điện tử vào hộp thư của ông
Nguyễn Quang K để đề cử ông H tham gia hội đồng quản trị. Việc đề cử thành
viên HĐQT nêu trên nằm thời hạn quy định tại Khoản 2, Điều 138 Luật Doanh
nghiệp năm 2014 “Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của
Luật này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ
đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất 03 ngày
làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn
khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông
hoặc thông tin tương đương, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.” và
Khoản 2, Điều 27 Điều lệ công ty năm 2013 nên việc Công ty ĐSG gửi đề cử
chậm hơn gửi kiến nghị cũng không làm mất quyền tham gia vào danh sách đề cử,
ứng cử thành viên HĐQT trị trong phiên họp ngày 26/7/2017

- Căn cứ Giấy xác nhận ủy quyền của Công ty ĐSG ngày 24/7/2017 và biên bản
phiên họp ngày 26/7/2017 thì ông H là người được Công ty ĐSG ủy quyền đại diện
tham dự phiên họp ngày 26/7/2017.

- Ông H tham gia cuộc họp với tư cách đại diện cho 2.197.920 cổ phần (chiếm
33,27% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, gồm: 2.121.980 cổ phần của Công ty
ĐSG và 75.940 cổ phần của Công ty TNHH Genuine PH).

→ Do đó tổng số cổ phần ông H sở hữu và tổng số cổ phần ông H làm đại diện lớn
hơn 10% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty HN nên ông H có đủ
điều kiện để được bầu làm thành viên HĐQT.

2. Việc phiên họp ngày 26/7/2017 vẫn tiến hành có trái với nghị quyết của
HĐQT và quy định pháp luật không?
- Về trình tự thủ tục chuẩn bị tiến hành Đại hội:
Để chuẩn bị tiến hành đại hội lần 2 sau khi lần 1 bị hủy, ông S - Chủ tịch HĐQT đã
thực hiện đầy đủ các thủ tục gửi Thông báo số 02/TB-HĐQT-TVHN mời họp kèm
theo các tài liệu liên quan đến tất cả các cổ đông trong Danh sách cổ đông có
quyền dự họp đúng theo quy định tại Điều 139 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. 
- Về lý do hoãn phiên họp mà ông S đưa ra:
Theo khoản 8 và khoản 9 Điều 142 LDN 2014:
“8. Chủ tọa có quyền hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng
ký dự họp theo quy định đến một thời điểm khác hoặc thay đổi địa điểm họp trong
các trường hợp sau đây:
a) Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;
b) Các phương tiện thông tin tại địa điểm họp không bảo đảm cho các cổ đông dự
họp tham gia, thảo luận và biểu quyết;
c) Có người dự họp cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không
được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp.
Thời gian hoãn tối đa không quá 03 ngày, kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc;
9. Trường hợp chủ tọa hoãn hoặc tạm dừng họp Đại hội đồng cổ đông trái với quy
định tại khoản 8 Điều này, Đại hội đồng cổ đông bầu một người khác trong số
những người dự họp để thay thế chủ tọa điều hành cuộc họp cho đến lúc kết thúc;
tất cả các nghị quyết được thông qua tại cuộc họp đó đều có hiệu lực thi hành.”
Như vậy lý do hoãn cuộc họp mà ông S nêu tại Thông báo số 07/HĐQT-TVHN là
vì có khiếu nại của cổ đông và chờ kết kết luận của đoàn thanh tra để làm rõ một số
vấn đề nhưng không có chứng cứ nào thể hiện việc hoãn phiên họp Đại hội đồng
cổ đông mà ông S đã ký thông báo hoãn thuộc một hoặc các trường hợp thuộc
khoản 8 như trên.
- Đồng thời, theo theo quy định tại Điều 149 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và
Điều lệ công ty năm 2013 không có quy định việc HĐQT được quyền hoãn phiên
họp đại hội đồng khi việc triệu tập cổ đông đã hợp lệ và số cổ đông đăng ký tham
dự đã đạt tỷ lệ để tiến hành phiên họp đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp
luật và Điều lệ công ty nên quyết định hoãn cuộc họp mà HĐQT của Công ty HN
đã biểu quyết thông qua lúc 16 giờ 05 phút ngày 25/7/2017 là quyết định không
đúng thẩm quyền và Thông báo số 07/HĐQT-TVHN về việc hoãn phiên họp đại
hội đồng cổ đông do ông S ký ban hành ngày 25/7/2017 là thông báo hoãn phiên
họp trái quy định của pháp luật.

- Về điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông


Theo Khoản 2 Điều 141:
“Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại
khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp
của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông
dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công
ty quy định”.
Căn cứ các giấy xác nhận đăng ký tham dự đại hội mà Tòa án cấp sơ thẩm đã thu
thập, đến ngày 25/7/2017 đã có 03 cổ đông đại diện cho 4.092.244 cổ phần có
quyền biểu quyết (chiếm 61,95% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) thực hiện
việc đăng ký. Thực tế số cổ đông đại diện cho số cổ phần có quyền biểu quyết
tham dự phiên họp ngày 26/7/2017 cũng vượt tỷ lệ cổ phần tham dự để tiến hành
phiên họp đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty
năm 2013.

3. Việc bà N được bầu làm kế toán trưởng công ty HN tại thời điểm diễn
ra cuộc họp HĐCĐ ngày 26/7/2017 có hợp lệ không?
1. Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập
và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
b) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và người quản lý khác;
c) Không được giữ các chức vụ quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông
hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
d) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan
và Điều lệ công ty.

Căn cứ điểm d khoản 1 điều 164 LDN 2014 và Điểm c, Khoản 3, Điều 42 Điều lệ
công ty năm 2013 thì kế toán trưởng của Công ty sẽ không được làm thành viên
BKS. Tại Khoản 4, Điều 37 Điều lệ công ty năm 2017 cũng có quy định điều kiện
của kiểm soát viên “không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của
công ty”, căn cứ Quyết định số 03/TVHN/CP5-QĐ ngày 18/3/2015 và sự thừa
nhận của bà Nguyễn Thị N thì vào thời điểm được bầu làm thành viên BKS bà N
đang là kế toán trưởng của Công ty HN nên bà N không đủ điều kiện làm thành
viên BKS.

4. Người chủ trì họp thường niên đại hội cổ đông vắng mặt thì có được ủy
quyền cho người khác chủ trì hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 142 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về thể thức tiến hành
họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong Công ty Cổ phần, cụ
thể:

2. Việc bầu Chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu được quy định như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ tọa các cuộc họp do Hội đồng quản trị triệu
tập; trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các
thành viên Hội đồng quản trị còn lại bầu một người trong số họ làm chủ tọa cuộc
họp theo nguyên tắc đa số; trường hợp không bầu được người làm chủ tọa thì
Trưởng Ban kiểm soát điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp
và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp;

b) Trường hợp khác, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều khiển
để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất
làm chủ tọa cuộc họp;

c) Chủ tọa cử một hoặc một số người làm thư ký cuộc họp;

d) Đại hội đồng cổ đông bầu một hoặc một số người vào ban kiểm phiếu theo đề
nghị của chủ tọa cuộc họp;

 Do vậy, theo lời khai của ông Nguyễn Khắc D chưa rõ số người bầu ông làm
chủ tọa cuộc họp đã chiếm đa số hay chưa, việc ông có nhận được thông báo tổ
chức cuộc họp lần thứ 2 cũng chưa rõ khi ông trình bày là "không đồng ý với việc
hoãn đại hội nên ngày 26/7/2017 với tư cách là đại diện số cổ phần của Công ty
ĐSG ông vẫn đến địa điểm dự kiến tổ chức đại hội để nắm tình hình.".

5. Tại sao bà U không có quyền giới thiệu ông H tham gia HĐQT sau khi
giới thiệu mình tham gia HĐQT?
Theo điểm b khoản 1 điều 134 LDN 2014:
“Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong
hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên
độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên
độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc
quản lý điều hành công ty.”
Căn cứ khoản 2 điều 151 Luật Doanh nghiệp 2014: 
Để trở thành thành viên độc lập của Hội đồng quản trị, cá nhân cần đáp ứng các
tiêu chuẩn sau và điều kiện sau đây, trừ trường hợp luật chứng khoán có quy định
khác:
- Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý
của công ty hoặc công ty con của công ty;
Vì ông Nguyễn Thanh H và Vũ Thị Tú U có quan hệ vợ chồng nên việc giới thiệu
cả hai người tham gia HĐQT là vi phạm pháp luật. HĐQT chỉ gồm 3 người là
Nguyễn Thanh H, Vũ Thị Tú U, Phan Lê Lâm S. Nếu kết quả bầu cử hợp lệ thì sẽ
vi phạm điều 151 LDN 2014.

Phân tích, bình luận bản án:


Quyết định của tòa án: “Không chấp nhận yêu cầu của ông Phan Kỳ V về việc hủy
Nghị quyết số 01/NQ-ĐHĐCĐ ngày 26/7/2017 của Đại hội đồng cổ đông Công ty
Cổ phần Tiếp vận HN.” là hợp lý. Phiên họp được diễn ra với trình tự thủ tục, điều
kiện tiến hành đúng với nghị quyết của HĐQT và quy định pháp luật.

→ Lý do thông báo hoãn họp của ông S “vì có khiếu nại của cổ đông và chờ kết
kết luận của đoàn thanh tra” là hoàn toàn không có giá trị do trái quy định của pháp
luật. 06/08/2017, ông Phan Kỳ V không đồng ý Nghị quyết số 01/NQ-ĐHĐCĐ với
lý do: “Ông S hoãn phiên họp ngày 26/7/2017. Nghị quyết được thông qua ảnh
hưởng đến quyền lợi của ông.” Mặc dù, ông S đã ký Thông báo số 07/HĐQT-
TVHN bằng văn bản gửi đến tất cả các cổ đông của công ty để thông báo hoãn
phiên họp ngày 26/7/2017 với lý do “có khiếu nại của một số cổ đông” nhưng lý
do hoãn trên không thuộc các trường hợp trong khoản 8 Điều 142 LDN 2014.
Đồng thời, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều lệ công ty năm 2013 không có
quy định việc HĐQT được quyền hoãn phiên họp đại hội đồng khi việc triệu tập cổ
đông đã hợp lệ và số cổ đông đăng ký tham dự đã đạt tỷ lệ để tiến hành phiên họp
đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật.

Nhận định của Tòa án về việc “ông H có đủ điều kiện để được bầu làm thành viên
HĐQT” và việc “ông S nghi ngờ và yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định Giấy xác
nhận ủy quyền ngày 24/7/2017 đề tên Công ty ĐSG ủy quyền cho ông H tham dự
đại hội ngày 26/7/2017 có phải là văn bản giả mạo hay không là không có căn cứ
để chấp nhận” là nhận định đúng.

→ Giấy xác nhận ủy quyền của Công ty ĐSG cho ông H là hợp pháp và ông H sở
hữu và đại diện số cổ phần hơn 10% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của
Công ty HN, do đó ông H có đủ điều kiện để được bầu làm thành viên HĐQT.
Nhận định của Tòa án về việc “bà N được bầu làm thành viên BKS không còn vi
phạm quy định tại điều lệ của công ty, không hủy bỏ nghị quyết ngày 26/7/2017
của Công ty HN phần bầu bà N làm thành viên BKS” là hợp lý.

→ Việc bà N được bầu làm thành viên BKS tại thời điểm diễn ra cuộc họp HĐCĐ
ngày 26/7/2017 là không hợp lệ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty do
lúc này bà vẫn là kế toán trưởng của công ty. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng
đến nghị quyết ngày 26/7/2017 của Công ty HN do bà N đã nghỉ việc kế toán, do
đó nội dung nghị quyết của đại hội chỉ có một phần bị vi phạm điều lệ công ty
nhưng thuộc trường hợp không cần phải hủy bỏ.

Nhìn chung, quyết định và các nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm là hợp lý,
đúng quy định pháp luật và phù hợp với điều lệ công ty.

Nhận xét chung về bản án:


Nhìn chung nhóm đồng ý với hầu hết phán quyết của tòa án phúc thẩm. Tuy
nhiên, nhóm sẽ tiếp tục mở rộng hai vấn đề trong bản án về khía cạnh: tình hình
thực tế tại thời điểm xét xử và so sánh pháp luật áp dụng giải quyết bản án này
(Luật Doanh nghiệp 2014) với quy định mới hiện hành (Luật Doanh nghiệp 2020) 
Vấn đề 1: Như đã phân tích ở trên, mặc dù bà N không đủ điều kiện làm
thành viên BKS. Và nghị quyết này sẽ bị hủy bỏ một phần. Tuy nhiên, trên thực tế,
khi xét tại thời điểm xét xử sơ thẩm vụ án thì căn cứ Biên bản ngày 06/10/2017 về
việc phân công nhiệm vụ Ban kiểm soát, Quyết định số 25/QĐ/TVHN ngày
25/10/2017 và Nghị quyết số 18B/NQ/HĐQT-TVHN ngày 24/10/2017 của Công
ty HN thì từ ngày 06/10/2017 bà N không còn là kế toán trưởng và không còn làm
trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty mà được phân công làm kiểm soát
viên của Công ty HN. Và vấn đề này, thì LDN 2014 không có quy định trong Điều
lệ hay Luật Doanh nghiệp 2014 có đề cập về vấn đề đã từng làm kế toán trưởng thì
sau khi kết thúc công việc đó sẽ không được bầu làm việc trong ban kiểm soát. Tập
quán giải quyết đối với trường hợp này cũng không có. Và hiện nay, LDN 2020
cũng không có quy định. Nhưng, theo sự lý giải của tòa án phúc thẩm thì: 
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì
“Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp
các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán
được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật Dân sự và Khoản 1 Điều này”.
Tại Điểm b, Khoản 12 và Khoản 13 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày
27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây
dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật;
kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, có quy
định đối với công trình xây dựng vi phạm quy định về điều kiện xây dựng công
trình phải có giấy phép xây dựng nhưng đến thời điểm xử lý, nếu người vi phạm
làm thủ tục và được cấp giấy phép xây dựng và công trình vi phạm đó phù hợp với
giấy phép xây dựng được cấp thì công trình sẽ không bị buộc phải tháo dỡ. Do
ngày 06/10/2017 bà N đã không còn là nhân viên bộ phận kế toán, tài chính của
Công ty HN nên việc bà N làm thành viên BKS không còn vi phạm quy định tại
điều lệ của công ty. Căn cứ Khoản 2 Điều 45 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
về việc áp dụng tương tự pháp luật, cần thiết áp dụng tương tự như quy định tại
Nghị định 139/2017/NĐ-CP, để không hủy bỏ nghị quyết ngày 26/7/2017 của
Công ty HN phần bầu bà N làm thành viên BKS.
Ý kiến của nhóm: tòa Phúc thẩm xử lý như vậy là hợp lý vì ngoài những
nội dung mà tòa đưa ra thì nhóm có thêm các ý kiến như sau:
Thứ nhất, pháp luật Doanh nghiệp (Cụ thể tại Điều 103 LDN 2020)  không
quy định cụ thể trường hợp này, tức là không cấm việc tiếp tục bổ nhiệm người đã
từng giữ chức vụ kế toán trưởng và đã từng làm trong bộ phận kế toán, tài chính
làm kiểm soát viên của Công ty. Do vậy, hoàn toàn có khả năng bà N được tiếp tục
bổ nhiệm giữ chức vụ kiểm soát viên nếu như Đại Hội đồng cổ đông tiếp tục bổ
nhiệm bà làm kiểm soát viên và trong điều lệ công ty không có quy định về việc
“người đã từng giữ chức vụ kế toán trưởng, hoặc từng làm trong bộ phần kế toán
thì không được bổ nhiệm làm thành viên ban kiểm soát dù được đại hội đồng cổ
đông đồng ý bổ nhiệm”. 
Thứ hai, suy cho cùng, vai trò của thành viên ban kiểm soát (Điều 104 LDN
2020) là: 
 Giám sát việc quản trị nội bộ và hoạt động kinh doanh của công ty
 Thẩm định, đánh giá công tác kế toán và báo cáo tài chính của doanh
nghiệp
Theo đó, thành viên ban kiểm soát có vai trò vô cùng quan trọng trong công
ty. Bởi vậy, không loại trừ khả năng, đại hội đồng cổ đông tin tưởng vào kinh
nghiệm của bà N, khi bà đã từng giữ chức vụ kế toán trưởng tại công ty khác. Và
nay, khi bà đã hoàn toàn chấm dứt tư cách kế toán trưởng tại công ty đó thì dựa
trên kinh nghiệm của bà thì đã được đại hội đồng cổ đông tin tưởng giao phó
nhiệm vụ làm thành viên ban kiểm soát. 
Do vậy, một lần nữa, ý kiến của nhóm về việc vấn đề bà N tiếp tục làm thành viên
ban kiểm soát theo phán quyết của tòa án phúc thẩm là hợp lý. 

Về vấn đề thứ hai mà nhóm muốn trình bày là về thời hạn thông báo mời
họp Đại Hội đồng cổ đông. 
Dựa trên bản án và quy định của LDN 2014 thì căn cứ theo khoản 1 Điều
139 LDN 2014 thì trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác thì thời hạn gửi
thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong Danh sách cổ đông có quyền dự
họp chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc nên ông S đã làm đúng theo quy định
của pháp luật. Tuy nhiên, tại LDN 2020 đã có sự đổi mới khi tại Khoản 1 Điều 143
LDN 2020 thì thời hạn mời họp đã tăng lên là 21 ngày. Mặc dù, quy định này
không ảnh hưởng gì đến nội dung bản án, nhưng nhóm muốn mở rộng so sánh quy
định cho các bạn nắm rõ hơn. 

You might also like