You are on page 1of 1

Thực hành Nhập môn về lập trình

Bài thực hành 02 (Phần 2)


Hàm
Bài mẫu: Viết hàm getPower(int x, int y) xác định giá trị của x^y.
Vd: Input: x=2, y=3
Output: 8
1. Hiện thực hàm long callMul(int n) nhận vào 1 số nguyên dương n, tính giá trị của biểu thức S =
1^1 * 2^2 * 3^3 * 4^4 *...* n^n và trả về kết quả
2. Hiện thực hàm int findMax(int N) nhận vào 1 số nguyên dương N, tính toán và trả số nguyên
dương m lớn nhất sao cho 1 + 2 + … + m < N
3. Hiện thực hàm int UCLC(int a, int b) để tìm ước chung lớn nhất của 2 số a và b nhưng vẫn giữ
nguyên giá trị của a và b.
4. Hiện thực hàm int BCNN(int a, int b) để tìm bội chung nhỏ nhất của 2 số a và b nhưng vẫn giữ
nguyên giá trị của a và b.
5. Hiện thực hàm void printSquare(int n) để in ra màn hình các số chính phương từ 1 đến n.
6. Hiện thực hàm int calDays(int day, int month, int year) truyền vào ngày ngày, tháng, năm.
Tính xem ngày đó là ngày thứ bao nhiêu trong năm
Ví dụ: gọi hàm callDays(10,1,2021) thì kết quả trả về sẽ là: 10

Hàm đệ quy
Bài mẫu: Viết hàm Factorial(int n) để tính giai thừa của một số n bằng đệ quy.
Ví dụ: F(4) = 4*3*2*1= 24
7. Hiện thực hàm int fibo(int i) để tính giá trị của phần tử thứ i trong dãy fibonacci bằng đệ quy .
Giả sử phần tử thứ nhất có giá trị 1, phần tử thứ hai có giá trị 1.
fibo(0) = 1, fibo(1) = 1
fibo(n) = fibo(n-2) + fibo(n-1) , n >= 2
Ví dụ:
fibo(4) = 5,
fibo(6) = 13
8. Hiện thực hàm int numOfDigit(int n) để đếm số chữ số có trong n bằng đệ quy.
Ví dụ:
numOfDigit(20) = 2
numOfDigit(0) = 1
9. Hiện thực hàm calSum(int n) đế tính tổng của các số từ 1 đến n bằng đệ quy
Ví dụ:
calSum(5) = 15
calSum(0) = 0

You might also like