You are on page 1of 10

GIẢI BÀI TẬP TIN HỌC - PYTHON

Họ và tên: Phạm Thảo Uyên


Lớp: 10C5
Bài 19: Câu lệnh điều kiện If

Luyện tập 1 trang 104 Tin học 10: Viết biểu thức lôgic ứng với mỗi câu sau:

a) Số x nằm trong khoảng (1; 10).

b) Số y nằm ngoài đoạn [1; 2]

c) Số z nằm trong đoạn [0; 1] hoặc [5; 10].

-> a) 1 < x < 10

b) y < 1 or y > 2

c) 0 ≤ z ≤ 1 or 5 ≤ z ≤ 10

Luyện tập 2 trang 104 Tin học 10: Tìm một vài giá trị m, n thoả mãn các biểu thức
sau:

a) 100%m == 0 and n%5 != 0

b) m%100 == 0 and m%400 != 0

c) n%3 == 0 or (n%3 !=0 and n%4 == 0)

-> a) 100 chia cho m dư 0 và n chia cho 5 dư khác 0: m = 1, 2, 5, 10, 20,… ; n = 1,


2, 3, 4,…

b) m chia cho 100 dư 0 và m chia cho 400 dư khác 0: m = 100, 200, 300, 500,…

c) n chia cho 3 dư 0 hoặc (n chia cho 3 dư khác 0 và n chia 4 dư 0): n = 3, 4, 6, 8,


Vận dụng 1 trang 104 Tin học 10: Giá bán cam tại siêu thị tính như sau: nếu khối
lượng cam mua dưới 5kg thì giá bán là 12 000 đồng/kg, nếu khối lượng mua lớn
hơn hoặc bằng 5kg thì giá bán là 10 000 đồng/kg. Viết chương trình nhập số
lượng mua (tính theo kg) sau đó tính số tiền phải trả.

n=int(input("Nhập số lượng mua"))

if(n<5):

    t=n*12000

if(n>=5):

    t=n*10000

print("Số tiền phải trả là: ",t, " đồng")

Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản


Viết chương trình nhập ba số thực dương a, b, c và tính chu vi, diện tích của tam
giác có độ dài các cạnh là a, b, c với a, b, c > 0 và thoả mãn bất đẳng thức tam
giác.

import math

a=int(input("Nhập cạnh tam giác thứ nhất"));

b=int(input("Nhập cạnh tam giác thứ hai"));

c=int(input("Nhập cạnh tam giác thứ ba"));

cv=a+b+c

p=cv/2

dt=math.sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c))

print("Chu vi = ", cv)

print("Diện tich = ", dt)

Bài 19: Câu lệnh điều kiện If


Vận dụng 2 trang 104 Tin học 10: Năm n là năm nhuận nếu giá trị n thoả mãn điều
kiện: n chia kết cho 400 hoặc n chia hết cho 4 đồng thời không chia hết cho 100.
Viết chương trình nhập số năm n và cho biết năm n có phải là năm nhuận không.

n=int(input("Nhập năm: "))

if n%400==0 or n%4==0 or n%100!=0:

print("Đây là năm nhuận")

else:

print("Đây không là năm nhuận!")

Bài 20: Câu lệnh lặp For


Vận dụng 1 trang 107 Tin học 10: Viết chương trình nhập từ bàn phím số tự nhiên
n và in ra kết quả S=1+1/2+...+1/n

n=int(input("Nhập số tự nhiên n"))

S=0

for n in range(1,n+1):

    S=S+1/n

print("Kết quả là: ",S)

Vận dụng 2 trang 107 Tin học 10: Viết chương trình nhập từ bàn phím số tự
nhiên n và in ra kết quả là tổng sau:

S=1^3+2^3+...+n^3

n=int(input("Nhập số tự nhiên n"))

S=0

for n in range(1,n+1):
    S=S+n*n*n

print("Kết quả là: ",S)

Bài 21: Câu lệnh lặp while


Vận dụng trang 110 Tin học 10: Viết chương trình in các số tự nhiên từ 1 đến 100
ra màn hình thành 10 hàng, mỗi hàng có 10 số, có dạng như sau:

1 2 3 … 10

11 12 … 20

………….

91 92 …100

for i in range(10):

    for j in range(1,11):

         print(i*10+j,end=" ")

     print("\n") 

Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách


Luyện tập 1 trang 114 Tin học 10: Viết lệnh xoá phần tử cuối cùng của danh sách
A bằng lệnh del.
Lệnh xoá phần tử cuối cùng của danh sách A bằng lệnh del: del A[len(A)-1]
Luyện tập 2 trang 114 Tin học 10: Có thể thêm một phần tử vào đầu danh sách
được không? Nếu có thì nêu cách thực hiên.

Có thể thêm một phần tử vào đầu danh sách được

- VD: A = [100] + A

Bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Vận dụng 1 trang 118 Tin học 10: Viết chương trình nhập n từ bàn phím, tạo và in
ra màn hình dãy số A bao gồm n số tự nhiên chẵn đầu tiên.

n=int(input("Nhập số tự nhiên n: "))

i=0

m=0

while i<100:

    if m%2==0:

        A.append(m)

        m=m+1

        i=i+1

print(A)

Bài 24: Xâu kí tự


Vận dụng 1 trang 122 Tin học 10: Cho hai xâu s1, s2. Viết đoạn chương trình
chèn xâu s1 vào giữa s2, tại vị trí len(s2)//2. In kết quả ra màn hình.

n=len(s2)//2

s3=""

for i in range(0,n):

    s3=s3+s2[i]

for i in range(0,len(s1)):

    s3=s3+s1[i]

for i in range(n,len(s2)):

    s3=s3+s2[i]
print(s3)

Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự


Vận dụng 2 trang 126 Tin học 10: Viết chương trình nhập số tự nhiên n rồi nhập n
họ tên học sinh. Sau đó yêu cầu nhập một tên và thông báo số bạn có cùng tên đó
trong lớp.

n=int(input("Nhập số tự nhiên n"))

A=[]

t=0

for i in range(0,n):

    A.append(input("Nhập họ tên"))

s=input("Nhập một tên")

for i in range(0,n):

    B=A[i].split()

    if s == B[len(B)-1]:

t=t+1

print("Vậy trong lớp có số bạn cùng tên đó là: ",t)   

Vận dụng 1 trang 126 Tin học 10: Viết chương trình nhập hai số tự nhiên từ
bàn phím, cách nhau bởi dấu cách và đưa ra kết quả UCLN của hai số này.

s=input("Nhập hai số tự nhiên")

A=s.split(" ")

a=int(A[0])

b=int(A[1])

r=a%b
while r != 0:

  a=b

  b=r

  r=a%b

print("ƯCLN của a và b là: ",b) 

Bài 26: Hàm trong Python


Vận dụng 2 trang 130 Tin học 10: Viết chương trình yêu cầu nhập từ bàn phím
một xâu kí tự, sau đó thông báo:

- Tổng số các kí tự là chữ số của xâu.

- Tổng số các kí tự là chữ cái tiếng Anh trong xâu.

Viết hàm cho mỗi yêu cầu trên.

def numbers(s):

    t=0

    for ch in s:

        if '0'<=ch<='9':

             t=t+1

    return t

def characters(s):

    t=0

    for ch in s:

        if 'a'<=ch<='z' or 'A'<=ch<='Z':

             t=t+1
    return t

s=input("Nhập xâu kí tự")

print("Số kí tự chữ số trong xâu s là: ", numbers(s))

print("Số kí tự chữ cái trong xâu s là: ", characters(s))

Bài 27: Tham số của hàm


Vận dụng 1 trang 135 Tin học 10: Viết chương trình thực hiện: Nhập hai số tự
nhiên từ bàn phím, hai số cách nhau bởi dấu phẩy, in ra ước chung lớn
nhất(ƯCLN) của hai số.
def UCLN(a,b):

  r=a%b

    while r != 0:

    a=b

    b=r

    r=a%b

    return b

s=input("Nhập hai số tự nhiên")

A=s.split(" ")

a=int(A[0])

b=int(A[1])

print("ƯCLN của a và b là: ",UCLN(a,b)) 

Vận dụng 2 trang 135 Tin học 10: Viết chương trình thực hiện: Nhập n số tự
nhiên từ bàn phím, hai số cách nhau bởi dấu cách. Tính và in ra tổng của các số
này.

def tinhTong(A):
    t=0

    for i in range(0, len(A)):

         t=t+int(A[i])

    return t

s=input("Nhập dãy các số")

A=s.split(" ")

print(tinhTong(A))

Bài 28: Phạm vi của biến


Vận dụng 1 trang 140 Tin học 10: Viết hàm có hai tham số đầu vào là m, n. Đầu
ra trả lại hai giá trị là:

- ƯCLN của m, n.

- Bội chung nhỏ nhất (BCNN) của m, n.

-> def UCBC(m,n):

    a=m

    b=n

  r=a%b

    while r != 0:

    a=b

    b=r

    r=a%b

    ucln=b

    bcnn=m*n/ucln
    return ucln, bcnn

You might also like