You are on page 1of 17

Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

Giáo trình bê tông cốt thép cơ bản

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XÂY DỰNG VIETCONS


Văn phòng : Số 12 Đồng Nai Phường 15 Quận 10 Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN


BÊ TÔNG CỐT THÉP

NỘI DUNG BUỔI HỌC SỐ 11

- Các phương pháp tính cột lệch tâm xiên


- Tính toán cốt thép dọc

- Tính toán cốt đai


- Bố trí thép và nối thép
- Bài tập thực hành

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 1
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

TÍNH TOÁN CỐT THÉP CỘT CHỊU LỰC NHÀ CAO TẦNG
SƠ BỘ TIẾT DIỆN CỘT
Câu hỏi:

1. Tiết diện cột chọn như thế nào là hợp lý?


2. Càng lên cao lực dọc càng giảm? Có nên thay đổi tiết diện cột không?
3. Nêu quy tắc giảm tiết diện cột? Ngoài giảm tiết diện cột còn có phương án nào khác để đạt được bài
toán kinh tế không?
4. Chất tải như thế nào là nguy hiểm cho cột?

SỰ LÀM VIỆC CỦA CỘT KHUNG KHÔNG GIAN


Câu hỏi:

5. Thế nào là cột nén lệch tâm xiên? Lệch tâm phẳng?
6. Cột tròn và cột vành khuyên có tính toán với trường hợp lệch tâm xiên không?
7. Nêu các tổ hợp nội lực tính cột lệch tâm phẳng? Và cột lệch tâm xiên?
8. Nêu các phương pháp tính toán cột lệch tâm xiên?

Nén lệch tâm xiên là trường hợp phổ biến trong kết cấu công trình. Xảy ra khi:

- Lực dọc N không nằm trong mặt phẳng đối xứng nào.
- Hoặc khi lực dọc N tác dụng đúng tâm, kết hợp với mô men M mà mặt phẳng tác dụng của nó không
trùng với mặt phẳng đối xứng nào.

Với tiết diện cột lệch tâm xiên thì vùng nén của bê tông có thể là một trong bốn dạng dưới đây:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 2
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

Theo mục 6.2.2E tiêu chuẩn TCVN 5574:2012 công thức tính tổng quát cho cấu kiện nén lệch tâm xiên như
sau:

N.e  Mgh  Rb Sb   S i si

N  Ngh  Rb A b   A i si

Trong đó:

M là momen do lực dọc N đối với trục song song với đường thẳng giới hạn vùng chịu nén và đi qua
trọng tâm tiết diện các thanh cốt thép dọc chịu kéo nhiều nhất hoặc chịu nén ít nhất.

Sb là mô men tĩnh của diện tích tiết diện vùng bê tông chịu nén đối với các trục tương ứng trong các
trục nêu trên; Sb  Ab .hb với hb là khoảng cách từ trục chuẩn đến trọng tâm vùng nén (điểm A)

Ssi là mô men tĩnh của diện tích thanh cốt thép dọc thứ i đối với trục chuẩn; Ssi  Asi .h0i

si là ứng suất trong thanh cốt thép dọc thứ i được xác định theo công thức sau:

sc,u   
si   1
  i 
1
1,1

x
Trong đó: i  ; sc,u  500MPa ;   0,85  0,008Rb
h0i

Ghi chú: Đây là cơ sở tính toán để xây dựng biểu đồ tương tác cho cột được nêu dưới đây.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 3
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

BIỂU ĐỒ TƯƠNG TÁC


Khái niệm biểu đồ tương tác: Với một tiết diện đã bố trí cốt thép, biểu đồ tương tác là một mặt cong thể hiện
mối liên hệ giữa lực dọc N và momen M tương ứng với trạng thái giới hạn.

Tương tác ở đây là tương tác giữa khả năng chịu momen uốn M và khả năng chịu nén N.

Với một tiết diện đã có cốt thép, biểu đồ tương tác là một mặt cong (phẳng-nén lệch tâm phẳng, không gian-
nén lệch tâm xiên), thể hiện khả năng chịu lực của tiết diện với mọi giá trị của M và N.

Biểu đồ tương tác cột nén lêch tâm phẳng Biểu đồ tương tác cột nén lêch tâm xiên

Nguyên tắc thiếc lập biểu đồ tương tác: dựa vào biến dạng cực hạn của bê tông vùng nén và vị trí trục
trung hòa được thể hiện qua chiều cao vùng nén x, từ đó có thể xác định được trạng thái ứng xuất trong bê
tông và cốt thép trong cột, các ứng xuất này tổng hợp thành một lực dọc Ngh và một momen tại trọng tâm
hình học của cột Mgh (Mgh chiếu lên trục tọa độ sẽ được Mxgh và Mygh) theo 2 công thức đã nêu ở trên
N.e  Mgh  Rb Sb  
iSsi
N  Ngh  Rb A b   A
i si

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THÉP CỘT LỆCH TÂM XIÊN HIỆN NAY TẠI VN
Trong thiết kế hiện nay tại VN thường sử dụng 1 trong 3 phương pháp sau:

- Phương pháp 1 : tính riêng cho từng trường hợp lệch tâm phẳng và bố trí thép theo mỗi phương.

- Phương pháp 2: dùng phương pháp tính gần đúng quy đổi từ bài toán lệch tâm xiên thành bài
toán lệch tâm phẳng tương đương và bố trí thép đều theo chu vi cột.

- Phương pháp 3: dùng phương pháp biểu đồ tương tác.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 4
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

Trong 3 phương pháp trên thì phương pháp 1&2 là phương pháp tính gần đúng. Còn phương pháp thứ 3 là
phương pháp phản ánh đúng thực tế khả năng chịu lực của cấu kiện. Tuy nhiên, biểu đồ tương tác chỉ được
xây dựng khi đã có tiết diện cột và bố trí thép nên nó thiên về bài toán kiểm tra hơn là bài toán thiết kế.

Trong thực hành tính toán chúng ta dùng phương pháp 1 và 2 để tính sơ bố diện tích thép, sau đó bố trí thép
và kiểm tra lại bằng phương pháp 3.

TỔ HỢP NỘI LỰC TÍNH CỘT KHUNG KHÔNG GIAN


Để tính toán thép cho cột cần phải tìm các bộ ba nội lực nguy hiểm sau:

- Có N lớn nhất và Mx, My, tương ứng.


- Có Mx lớn nhất và N, Mytương ứng.
- Có My lớn nhất và N , Mx tương ứng.
M M
- Có độ lệch tâm e x  x hoặc e y  y lớn.
N N
- Có Mx, My cùng lớn.

Trong 5 trường hợp trên thì 4 trường hợp đầu có thể tìm được, trường hợp N và M cùng lớn là không thể
xác định được. Do đó:

- Trường hợp đơn giản có thể chỉ cần tính toán cho 3 trường hợp ban đầu.
- Trường hợp tính chính xác thì cần tính toán cho toàn bộ các trường hợp và lấy trường hợp diện tích
thép lớn nhất.

XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI TÍNH TOÁN

- Khung một nhịp:


+   1 cột dưới cùng
+   1,25 cột các tầng trên
- Khung 2 nhịp (3 cột) mà tổng hai nhịp B nhỏ hơn một phần 3 chiều cao H:
+   0,85 cột dưới cùng
+   1,06 cột các tầng trên
- Khung 3 nhịp (4 cột) hoặc 2 nhịp (3 cột) mà tổng hai nhịp B lớn hơn một phần 3 chiều cao H:   0,7

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 5
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

TÍNH TOÁN CỐT THÉP DỌC CỘT THEO PHƯƠNG PHÁP GẦN ĐÚNG (PP2)
Như đã trình bày ở trên thì sử dụng phương pháp 1 và 2 để tính gần đúng cho cột lệch tâm xiên. Mặc dù
hiện nay phương pháp 1 được các kỹ sư VN sử dụng nhưng độ chính xác lại không cao (thường là quá dư).
Do đó ở đây tác giả trình bày phương pháp 2 được GS.TS Nguyễn Đình Cống dịch và chuyển đổi từ phương
pháp tính gần đúng theo tiêu chuẩn ACI 318 và BS 8110 để áp dụng theo TCVN.

Ghi chú: Bản chất của phương pháp 2 là phương pháp gần đúng và được chuyển đổi qua theo TCVN nên
độ chính xác của phương pháp trên thêm một lần nữa sai khác đi rất nhiều so với phương pháp gốc. Do đó
học viên tìm hiểu thêm phương pháp này trong các quy phạm, sách nước ngoài hoặc có thể tham gia khóa
học “THIẾT KẾT VÀ TRIỂN KHAI BẢN VẼ BÊ TÔNG CỐT THÉP THEO TIÊU CHUẨN ACI 318:2011” của
trung tâm VIETCONS.

Bản chất của phương pháp này là đưa bài toán lệch tâm xiên thành bài toán lệch tâm phẳng tương đương.

Cx
Bước 1: kiểm tra điều kiện tính toán gần đúng cột lệch tâm xiên 0,5  2
Cy

Cx, Cy lần lượt là cạnh của tiết diện cột

Bước 2: Tính toán độ ảnh hưởng của uốn dọc theo 2 phương

- Chiều dài tính toán: l0x  x .l ; l0y   y .l


 l C   l0y C y 
- Độ lệch tâm ngẫu nhiên: eax  max  0x ; x  ; eay  max  ; 
 600 30   600 30 
M M
- Độ lệch tâm tĩnh học: e1x  x ; e1y  y
N N
-
- Độ lệch tâm tính toán: e0x  max  eax ,e1x  ; e0y  max eay ,e1y  
l0x l0y
- Độ mảnh theo 2 phương:  x  ; y 
0,288Cx 0,288Cy
- Tính hệ số ảnh hưởng của uốn dọc:
Theo phương X
+ Nếu  x  28  x  1 (bỏ qua ảnh hưởng của uốn dọc)
1 2,5xEbIx
+ Nếu  x  28  x  x
(Kể đến ảnh hưởng của uốn dọc); trong đó: Ncr  2
N l0x
1 x
Ncr
0,2  e0x  1,05  C x C3x Cy
 ; Ix 
1,5  e0x  Cx 12
Momen tăng lên do uốn dọc: M*x  N.x .e0x

Theo phương Y: tương tự phương X

Bước 3: Quy đổi bài toán lệch tâm xiên sang bài toán lệch tâm phẳng tương đương

Đưa bài toán lệch tâm xiên về bài toán lệch tâm phẳng tương đương theo phương X hoặc phương Y

*
M*x My
Trường hợp 1: Nếu  thì h  c x ;b  c y ;M1  M*x ;M2  M*y ,ea  eax  0,2eay
cx cy

M*y M*x
Trường hợp 2: Nếu  thì h  c y ;b  c x ;M1  M*y ;M2  M*x ,ea  eay  0,2eax
cy cx

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 6
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

Bước 4: Tính toán diện tích thép yêu cầu

Tính toán tương tự bài toán lệch tâm phẳng đặt thép đối xứng

N
Tính: x1 
Rb .b

0,6x1
+ Khi x1< ho thì mo  1 
ho

+ Khi x1> ho thì mo = 0,4

h
 M  M1  moM2
b

h M
Độ lệch tâm tính toán e  eo   a ; eo  max  ea ,e1  ; e1 
2 N

eo
Trường hợp 1:    0.3  Nén lệch tâm rất bé, tính toán gần như nén đúng tâm
ho

Hệ số độ lệch tâm e:

1
e 
 0,5    2   
Hệ số uốn dọc phụ khi xét thêm nén đúng tâm:

1   
e   
0,3

Khi   14 lấy   1

Khi 14    104 lấy   1,028  0,000028 2  0,0016

Diện tích toàn bộ cốt thép tính như sau:

 eN
 Rbbh
e
A st 
Rsc

eo
Trường hợp 2. (    0.3 ) và ( x1  Rho ) Tính theo trường hợp nén lệch tâm bé. Xác định lại chiều cao
ho
vùng nén x theo công thức sau:

 1  R  eo
x   R   ho Với: o 
 1  50o2  h

Diện tích toàn bộ cốt thép được tính như sau:

 x
Ne  Rbbx  ho  
A st   2  Với k = 0,4.
kRsc Za

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 7
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

eo
Trường hợp 3. (    0.3 ) và ( x1  Rho )Tính toán theo trường hợp nén lệch tâm lớn.
ho

N  e  0,5x1  ho 
A st  Với k = 0,4
kRs Za

Bước 5: Kiểm tra hàm lượng thép

Thỏa yêu cầu về kết cấu: min  tt  max

max  6% : không thiết kế chống động đất (tiêu chuẩn một số nước cho phép max  8% )

max  3% : có thiết kế chống động đất

max  4% : đảm bảo yêu cầu thi công

min tùy thuộc vào đô mảnh 

Trong các tiêu chuẩn thường lấy min  0,4% , đối với nhà cao tầng (thực tế) min  1%

Thỏa yêu cầu kinh tế: 1%  tt  3%

Bước 6: Bố trí cốt thép

Cốt thép dọc cột chịu nén lệch tâm xiên được đặt theo chu vi, trong đó cốt thép đặt theo cạnh b có mật độ
lớn hơn hoặc bằng mật độ theo cạnh h.

Thường thiết kế theo nhóm thép AII, AIII, đường kính   6  32

Qui định khoảng cách giữa 2 cốt dọc kề nhau: 50  t  400 .

BẢI TẬP ÁP DỤNG

1. Cho cột có chiều cao L=5,7 m,   0,7 , a = 50 mm, kích thước cột Cx = 600 mm, Cy = 400 mm; vật
liệu B25, AIII
a) N = 1200 kN, Mx = 300 kN.m, My = 150 kN.m
b) N = 2300 kN, Mx = 142 kN.m, My = 120 kN.m
c) N = 2700 kN, Mx = 560 kN.m, My = 330 kN.m

Kết quả

P My = M22 Mx = M33 ltt Cy = t2 Cx = t3 a Ast 


Trường hơp
(kN) (kN.m) (kN.m) (mm) (mm) (mm) (mm) tính toán (cm2) (%)

1200 150 300 3990 400 600 50 LTL 37.08 1.55


2300 120 142 3990 400 600 50 LTRB 27.50 1.15
2700 330 560 3990 400 600 50 LTB 135.39 5.64

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 8
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

KIỂM TRA CỐT THÉP DỌC CỘT LỆCH TÂM XIÊN


Như đã trình bày ở trên thì sau khi tính toán cột lệch tâm xiên gần đúng, người thiết kế chọn và bố trí thép
sau đó tiến hành kiểm tra lại bằng biểu đồ tương tác. Việc kiểm tra bằng biểu đồ tương tác không gian cho
cột lệch tâm xiên là rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, yêu cầu người kỹ sư phải biết lập trình mới có thể
thực hiện được.

Do đó theo quy phạm mục 10.3.5 và 10.3.6 ACI 318-2011 cho phép sư dụng công thức sau để kiểm tra cho
cột chịu nén lệch tâm xiên.

1 1 1 1
Trường hợp 1: Lực nén lớn N  0,5RbCx Cy thì kiểm tra theo công thức:   
Ngh Nx Ny N0

Ghi chú: Nguyên tắc của bài toán này là đưa bài toán lệch tâm xiên thành 2 bài toán nén lệch tâm phẳng và
bài toán nén đúng tâm.

Trong đó:

N0 - khả năng chịu nén đúng tâm, xác định như sau: N0   Rb A  Rs A st 

Nx - khả năng chịu nén trường hợp lệch tâm phẳng theo phương x. Tính Nx bằng cách xây dựng biểu đồ
tương tác phẳng (nén lệch tâm theo phương x), từ giá trị của Mx trên biểu đồ tương tác nội suy gần đúng
giá trị Nx.

Ny - khả năng chịu nén trường hợp lệch tâm phẳng theo phương y. Tính Ny bằng cách xây dựng biểu đồ
tương tác phẳng (nén lệch tâm theo phương y), từ giá trị của Mx trên biểu đồ tương tác nội suy gần đúng
giá trị Ny.

Trường hợp 2: Momen lớn (lực nén nhỏ N  0,5RbCx Cy ) thì kiểm tra theo công thức:
n
  Ne0y
n
 Ne 
   * 0x
 M    *  1
 0x   M0y 

* *
Trong đó: M0x và M0y là khả năng chịu uốn momen được xác định theo trường hợp nén lệch tâm phẳng theo
hai phương x và y tướng ứng với lực nén N, xác định dựa vào biểu đồ tương tác phẳng theo mỗi phương.

n
 N  5N 
Số mũ n lấy theo công thức thực nghiệm sau: n   0  với 1  n  2
 N0  N 

Trường hợp muốn kiểm tra chính xác bằng biểu đồ tương tác không gian có thể sử dụng phần mềm GALA
hoặc CSI column hoặc người dùng có thể lập trình bằng ngôn ngữ VBA hoặc Matlap…

BẢI TẬP ÁP DỤNG

1. Sau khi tính toán thép ở câu 1, học viên bố trí thép và lập biểu đồ tương tác phẳng. Kiểm tra lại theo
công thức nén lệch tâm xiên trên.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 9
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

BỐ TRÍ VÀ KIỂM TRA BẰNG PHẦN MỀM GALA


Bước 1: Kiểm tra 2 trường hợp bố trí số thanh giống nhau theo mỗi phương (tập trung cạnh b) và bố trí
khoảng cách các thanh thép giống nhau theo mỗi phương (tập trung cạnh h). Sau đó rút ra nhận xét cách bố
trí thép nào là có lợi cho kết cấu. So sánh thép tính theo Excel và GALA

Bước 2: Tiến hành kiểm tra hệ số an toàn sau khi bố trí và chọn đường kính thép

Bước 3: Xây dựng biểu đồ tương tác và kiểm tra lại hệ số an toàn.

Kết quả thép tính trong phần mềm GALA cho câu a, trường hợp 1: bố trí thép khoảng cách thép bằng
nhau theo mỗi phương

Kiểm tra hệ số an toàn cho trường hợp bố trí 16As = 40,72cm2)

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 10
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

Kiểm tra bằng biểu đồ tương tác cho trường hợp bố trí 16As = 40,72cm2)

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 11
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

Kết quả thép tính trong phần mềm GALA cho câu a, trường hợp 2: bố trí số thanh bằng nhau theo
mỗi phương.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 12
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

Kiểm tra hệ số an toàn cho trường hợp bố trí 12As = 37,70cm2)

Kiểm tra bằng biểu đồ tương tác cho trường hợp bố trí 12As = 37,70cm2)

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 13
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 14
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

TÍNH TOÁN CỐT THÉP ĐAI TRONG CỘT


Thép đai trong cột được tính tương tự như dầm chịu lực cắt, tuy nhiên có kể đến lực nén dọc N tăng khả
năng chịu cắt của bê tông. Lực cắt lấy từ biểu đồ bao lực cắt cột.

Trong thực hành tính toán thường thép đai cột theo tính toán theo lực cắt trong cột là rất bé so với yêu cầu
bố trí đai theo cấu tạo. Nên thường không tính toán thép đai mà chỉ cần bố trí đai theo cấu tạo thỏa: tương
quan giữa đường kính thép dọc, hàm lượng thép, kích thước cột… và một số yêu cầu kháng chấn khi có
thiết kế chống động đất.

Sau đây là trình tự tính toán thép đai trong cột:

Bước 1: Chọn trước đường kính thép đai và số nhánh đai

 doc 
dai  max  min ;8mm  ;
 4 
 
Nhà cao tầng thường bố trí đai   8 ;   10 hoặc   12 , nhà phố có thể chọn đai   6

Số nhánh đai tùy thuộc vào kích thước cột và cách bố trí thép dọc:

+ Cạnh tiết diện <400 và trên mỗi cạnh có không quá 4 thanh thép thì cho phép dùng một cốt đai bao quanh
toàn bộ cốt thép dọc.

+ Trường hợp còn lại cách một thanh thép dọc phải có một cốt đai và khoảng cách không quá 400 mm.

+ Trong trường hợp thiế kế kháng chấn khoảng cách đai không quá 200 và cách một thanh thép dọc thì phải
có đai.

Bước 2: tính khoảng cách đai tính toán chịu lực cắt trong cột (có thể bỏ qua vì thép bố trí cấu tạo thường
lớn hơn so với lực cắt tính toán)

Cốt đai trong cấu kiện nén lệch tâm trình tự tính toán giống như đối với dầm, cần thêm vào thành phần n
ở các công thức tính khoảng cách đai:

b2 1  n  b .Rbt .b.h02


stt  Rsw .n..dsw
2
Q2

b4 (1  n )b .Rbt .b.h02


smax 
Q

Trong đó,

b2  2 đối với bê tông nặng.

b4  1,5 đối với bê tông nặng.

Trong đó, n - hệ số xét ảnh hưởng của lực nén dọc N

N
n  0,1  0,5
 bRbt .b.h0

Bước 3: Khoảng cách các lớp cốt đai theo cấu tạo

- Khi Rsc  400MPa; act  min(15min;500)


- Khi Rsc  400MPa; act  min(12min;400)
- Nếu hàm lượng cốt thép   3% thì act  min(10min ;300) không phụ thuộc vào Rsc

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 15
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com
Giáo trình ôn tập và hướng dẫn ĐATN Kỹ Sư Xây Dựng

Bước 4: Bố trí cốt đai theo chiều dài cột

Trong khoảng L1 (tại vị trí gần nút):

L1
L1= max (hc,1/6Lw , 30d, 450)

sctạo = min (8 dọc , 175 mm)

Lw

L2
Trong khoảng L2 :

Bố trí theo tính toán ở trên ( từ bước 1 đến bước 3)

L1
Trong các nút khung phải dùng đai kín cho cả dầm và cột với khoảng cách không
vượt quá 200.

BẢI TẬP ÁP DỤNG

Cho cột có chiều cao L=3,5 m, kích thước cột t3 = 700 mm, t2 = 600 mm; a0= 50 mm, vật liệu B25, AIII,
N=7750 kN, M2=-155 kN.m, M3=-110 kN.m, V2=68 kN, V3=48 kN.

Ghi chú: kí hiệu nội lực ở trên theo quy ước trong mô hình ETABS. Thiết kế tự động theo ETABS thép dọc
99,6 cm2 (kiểm tra lại kết quả trên).

a. Tính thép dọc trong cột


b. Tính thép đai trong cột
c. Bố trí thép và vẽ cắt dọc, mặt cắt ngang của cột

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG VIETCONS
Văn phòng : Số 137, Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 62 997 429 – 0906 989 297 – 0932 111 790 16
Website : vietcons.org Email: vietcons.org@gmail.com

You might also like