You are on page 1of 14

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Khoa học tự nhiên và các thầy cô
trong khoa Môi trường đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia kiến tập sản xuất tại Công ty
Mondelez Kinh Đô Việt Nam, các thầy cô đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức bổ
ích, kinh nghiệm quý báu về ngành nghề, luôn sẵn sàng giúp đỡ và hướng dẫn chúng em
trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, cũng như chuyến đi thực tập trong hai tháng
vừa qua. Và em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam,
Công ty TNHH Manpower Việt Nam cùng các anh chị làm việc tại nhà máy lâu năm đã sát
cánh cùng chúng em, dạy dỗ và hướng dẫn chúng em tận tình trong quá trình thực tập.
Trong thời gian thực tập, em đã được mở mang hiểu biết, được cọ xát, trải nghiệm, có cái
nhìn thực tế về ngành nghề của mình trong tương lai. Tuy chúng em mới kết thúc năm nhất,
chưa tích lũy được nhiều kiến thức chuyên ngành, nhưng việc tham gia trực tiếp vào dây
chuyền sản xuất giúp chúng em hiểu được các công đoạn trong quy trình sản xuất thực phẩm
và kinh nghiệm để làm việc trong dây chuyền đạt hiệu quả, năng suất cao. Bên cạnh đó, việc
thực tập ở nhà máy trong thời gian 2 tháng cũng củng cố cho chúng em nhiều kỹ năng, phẩm
chất trong công việc của một người trưởng thành như: tính kỷ luật, đúng giờ, kỹ năng làm
việc đội, nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý chi tiêu,...và
giúp chúng em hiểu được giá trị của lao động, cũng như nâng cao thể lực. Trong chuyến thực
tập, được ở trọ cùng nhau, được làm cùng một nơi giúp chúng em có thật nhiều kỉ niệm đẹp
đủ cung bậc cảm xúc, gắn kết tình bạn trong lớp, và cả những kỉ niệm đáng nhớ với các anh
chị rất thân thiện, tốt bụng trong nhà máy.
Em xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MONDELEZ KINH ĐÔ .............
1.1. Giới thiệu về Công ty Mondelez Kinh Đô......................................................
1.2. Các sản phẩm của doanh nghiệp.....................................................................
1.3. Quy trình công nghệ sản xuất .........................................................................
1.4. Công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.......................................
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH VÀ KIẾN THỨC TÍCH LŨY ĐÃ
TRẢI NGHIỆM.....................
2.1. Hoạt động sản xuất........................................................................................
2.1.1. Nguyên liệu chính ...................................................................................
2.1.2. Thiết bị sản xuất chính ............................................................................
2.1.3. Quy trình sản xuất bột bánh ....................................................................
2.1.4. An toàn và vệ sinh...................................................................................
2.1.5. Công tác phòng ngừa dịch bệnh..............................................................
2.2. Mô tả và đánh giá chi tiết về công việc đã được tham gia trong thời gian kiến
tập
2.3. Những thuận lợi và khó khăn và bài học rút ra từ quá trình kiến tập
2.3.1. Thuận lợi .................................................................................................
2.3.2. Khó khăn .................................................................................................
2.3.3. Bài học thu được...........................................................................................
KẾT LUẬN............................................................................................................
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................
MỞ ĐẦU

Đối với việc học bất kỳ ngành nghề nào, đều cần thiết phải thực hành thực tế, vì mục
đích cuối cùng của việc học tập cũng là để phục vụ cuộc sống. Ngành khoa học và
công nghệ thực phẩm – một ngành nghề quan trọng trong cuộc sống con người, cũng
không ngoại lệ, một chuyến đi thực tập 1 tháng rất quý giá đối với sinh viên của
ngành.
Việc thực tập không chỉ giúp sinh viên có cái nhìn trực quan về công việc của mình,
kết nối những kiến thức lý thuyết với thực hành thực tế mà còn đem đến nhiều lợi ích
cho sinh viên như trau dồi các kỹ năng sống, các bài học kinh nghiệm, các phẩm chất
cần thiết trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày.
Với tầm nhìn như vậy, các thầy cô trong trường Đại học Khoa học tự nhiên và khoa
Môi trường đã tạo điều kiện cho sinh viên tham gia kiến tập sản xuất tại Công ty
Mondelez Kinh Đô Việt Nam nằm ở km 22 Thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào,
tỉnh Hưng Yên từ ngày 05/7/2022 đến ngày 05/9/2022. Thời điểm này nhà máy tiến
hành sản xuất bánh trung thu cho mùa Trung thu 2022, sinh viên sẽ được tham gia
kiến tập sản xuất bánh trung thu Kinh Đô.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MONDELEZ KINH ĐÔ

1.1. Giới thiệu về Công ty Mondelez Kinh Đô


- Trụ sở chính: 141 Nguyễn Du, Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Email: info@kinhdo.vn
- Website: www.kinhdo.vn
- Tel: (84) (8) 38270838
- Fax: (84) (8) 38270839 Hình 1.1. Nhãn hiệu Công ty Kinh Đô
- Các công ty thành viên: Trải qua quá trình nhiều năm xây dựng và phát triển, đến
nay Công ty Kinh Đô có đến 7 công ty thành viên, bao gồm:
+ Công ty Cổ phần Kinh Đô tại TP. Hồ Chí Minh
+ Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc
+ Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô – Hệ thống Kinh Đô
Bakery
+ Công ty Cổ phần kem KI DO
+ Công ty CP Thực phẩm Kinh Đô Sài Gòn
+ Công ty Cổ phần Kinh Đô Bình Dương
+ Công ty Cổ phần thương mại và Hợp tác quốc tế
Công ty Kinh Đô hiện là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu tại thị trường
Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất
lượng cao. Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải khắp 64 tỉnh và thành phố với 150
nhà phân phối và gần 40.000 điểm bán lẻ. Sản phẩm của Kinh Đô đã được xuất khẩu
sang thị trường 20 nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Úc, Trung Đông, Singapore,
Đài Loan với kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 10 triệu USD năm 2003.

Hình 1.1.1.: Sơ đồ tổ chức Công ty Mondelez Kinh Đô


- Quá trình hình thành và phát triển:

Được thành lập từ năm 1993, Công ty Kinh Đô khởi đầu là phân xưởng sản xuất
nhỏ tại Phú Lâm, quận 6 và lượng công nhân viên khoảng 70 người có chức năng sản
xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh Snack, một sản phẩm mới đối với người tiêu
dùng trong nước. Năm 1993 và 1994 là một cột mốc cho sự trường thành và phát triển
của công ty, qua việc thành công trong việc sản xuất kinh doanh bánh Snack (thị
trường bánh snack tại thời điểm đó chủ yếu là của Thái Lan).
Năm 1996 công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng tại số 6/134 Quốc Lộ 13
Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh với diện tích
14,000m2. Đông thời công ty cũng đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với công
nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch.
Năm 1997,1998 công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh ỳ, bánh
bông lan công nghiệp.
Năm 1999, sự kiện nổi bật là sự ra đời của trung tâm thương mại SAVICO - Kinh
Đô, với những cửa hàng sang trọng phục vụ du khách tham quan mua sắm.
Năm 2000, Công ty Kinh Đô mở rộng nhà xưởng lên gần 60,000m2, công ty đầu tư
một dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker từ châu Âu là một trong số những dây
chuyền sản xuất bánh cracker lớn nhất khu vực.
Cuối năm 2014, ngành bánh kẹo Việt Nam có thay đổi lớn khi Kinh Đô – doanh
nghiệp bánh kẹo quy mô lớn nhất Việt Nam quyết định bán lại toàn bộ mảng kinh
doanh này cho tập đoàn Mondelēz International
Vài tháng sau, Kinh Đô đổi tên thành Kinh Đô Mondelez, trở thành công ty con
của tập đoàn Mondelez. Là một trong số những công ty con thuộc hệ thống Kinh Đô
tại miền Bắc, Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc chính thức
được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/09/2001, trụ sở chính tại km 22, Quốc
lộ thị trấn Bần, Yên Nhân, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên. Công ty TNHH MTV
Kinh Đô Miền Bắc là công ty con của Tập đoàn Kinh Đô. Công ty được thành lập
năm 2010 trên cơ sở hợp nhất Công ty Cổ phần Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô Miền
Bắc và Công ty Cổ phần KiDo Từ một doanh nghiệp quy mô nhỏ, hiện nay, Công ty
TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc được đánh giá là doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh
Hưng Yên và là một trong những công ty đạt doanh thu cao nhất trong Tập đoàn Kinh
Đô.
1.2. Các sản phẩm của doanh nghiệp
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu bao gồm:
-Nhóm sản phẩm Cookies
-Nhóm sản phẩm Snack
-Nhóm sản phẩm bánh mì ALOHA, SCOTTI -Nhóm sản phẩm Crackers
-Nhóm sản phẩm kẹo các loại
-Nhóm sản phẩm bánh bông lan công nghiệp (solite)
-Nhóm sản phẩm bánh Trung Thu
-Nhóm sản phẩm bánh tươi

Hình 1.2.1. Hình ảnh các sản phẩm bánh kẹo của Công ty Kinh Đô hiện nay

1.3. Quy trình công nghệ sản xuất bánh trung thu:

Lưu ý: Quá trình sản xuất bánh dẻo không có công đoạn gia nhiệt, phết trứng.
1.4. Công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp
Chương trình vệ sinh là bước cơ bản đầu tiên của mọi quá trình để làm ra sản
phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Trước khi sản xuất yêu cầu mọi thiết bị, công cụ
và môi trường trong quá trình sử dụng đều phải sạch sẽ với những yêu cầu sau:
Không còn vi khuẩn
Không còn tạp chất
Không còn chất dị ứng
Không còn màu và mùi
Vệ sinh gồm 2 quá trình:
Bước 1: Làm sạch: Loại bỏ tất cả các chất bẩn
Bước 2: Khử trùng: Làm giảm và ức chế các vi sinh vật bao gồm:
- Khử trùng nhiệt
- Khử trùng hóa chất
Yêu cầu:
1. Các công cụ sử dụng phải vệ sinh, công cụ dụng cụ vệ sinh theo bảng tiêu chuẩn
2. Các dụng cụ vệ sinh cho các bề mặt tiếp xúc, không tiếp xúc, cống rãnh phải để
tách biệt.
3. Vệ sinh sạch sẽ các công cụ, dụng cụ vệ sinh sau khi sử dụng và cất vào vị trí
quy định
- Thực hành sản xuất tốt: GMP (Good Manufacturing Practices) là bất cứ hoạt động
nào ta làm trong khu vực sản xuất làm cho sản phẩm hợp vệ sinh, an toàn cho
người tiêu dùng.
- Về an toàn vệ sinh thực phẩm: Được thực hiện liên tục từ khâu nguyên liệu, quá
trình sản xuất, đóng gói thành phẩm đến khâu bán hàng rất chặt chẽ.

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH VÀ KIẾN THỨC


TÍCH LŨY ĐÃ TRẢI NGHIỆM
2.1. Hoạt động sản xuất
2.1.1. Nguyên liệu chính:
a. Bột mì:
Bột mì là một nguyên liệu cần thiết phải có để tạo nên những loại bánh ngon. Khi
làm bánh, chọn bột mì theo hàm lượng protein và gluten là một điều quan trọng nhất.
Các chất dinh dưỡng trong bột có hạng cao thì được cơ thể tiêu hóa dễ hơn, nhưng bột
mì ở hạng thấp lại có vitamin và chất khoáng cao hơn.
Được bảo quản ở nhà kho thoáng mát , có hệ thống lưu gió , không để ánh sáng mặt
trời chiếu trực tiếp vào. Nhiệt độ thích hợp trong kho công tác bảo quản là ≤ 28 ͦ C và
độ ẩm dưới 70%.
Bột mì lưu kho được xếp trên pallet nhựa. Các lô bột sắp xếp cách vách tường nhà
kho 1 mét , cao tối đa không quá 3 pallets chứa hàng chồng lên nhau và bố trí cách
nhau khoảng 40cm-50cm để đảm bảo việc theo dõi kiểm soát và không khí luân
chuyển tạo độ thoáng
Nhà máy sử dụng bột mì được cung cấp bởi nhà cung cấp mì Phúc Thịnh Bột mì
La Bàn Đỏ
Hình 2.1.1.1: Bột mì La Bàn Đỏ

b. Đường:
Trong sản xuất bánh, đường được dùng chủ yếu là đường saccharose. Đường
saccharose rất phổ biến trong tự nhiên, có nhiều trong mía, củ cải đường hay trái thốt
nốt, tồn tại dưới dạng tinh thể đôi khi cũng có thể tồn tại dưới dạng vô định hình
nhưng không bền.
Vai trò chính của đường là tạo vị ngọt cần thiết theo yêu cầu của sản phẩm, điều
vị cho bánh. Tuy nhiên nếu ta dùng quá nhiều đường sẽ làm cho bánh bị cứng.
Ngoài việc tạo vị ngọt, đường còn góp phần tạo cấu trúc, màu sắc, hương vị thơm
ngon cho sản phẩm bánh nướng. Đường làm mềm bột nhào, giúp bột mì hút nước
trương nở. Đường là nguồn cung cấp nguyên liệu cho phản ứng Maillard, phản ứng
Caramel.
Nhà máy sử dụng đường Biên Hòa, đường Juna, đường Bonbarn, nhà máy đường
Phú Yên.
c. Dầu cọ: Tạo độ mềm nhất định cho bột bánh
d. Bột valine: Tạo hương liệu valine
e. Dung dịch chống mốc: Nước + Bột chống mốc
f. Dung dịch tạo màu: Màu Beta, màu đỏ, màu caramen
2.1.2. Thiết bị sản xuất chính:
1. Máy đánh bột:
Máy đánh bột gồm có thùng chứa bột bằng inox, và cánh khuấy , sau đó máy được
khởi động, nắp và cánh khuấy sẽ đậy lại và bắt đầu khuấy. Ta có thể điều chỉnh quá
trình nhào bột bằng cách điều chỉnh các thông số thời gian, tốc độ khuấy. Sử dụng
thiết bị nhào bột trục đứng.
Cấu tạo của máy đánh bột:
- 1 tủ điều khiển để điều khiển tốc độ và thời gian trộn.
- 2 mô tơ: mô tơ nhỏ dùng để đưa bồn lên, xuống. Mô tơ lớn dùng để điều
khiển cánh khuấy.
- 3 cánh khuấy dùng để đảo trộn.
- 1 cối trộn bằng inox.
2. Khay chứa bột sau khi trộn
3. Giấy ủ bột sau khi trộn
2.1.3. Quy trình sản xuất bột bánh:
Bước 1: Di chuyển đến kho nguyên liệu để nhập nguyên liệu cần thiết cho quá trình
trộn, đồng thời kiểm tra định lượng của nguyên liệu sao cho phù hợp với yêu cầu được
đặt ra.
Yêu cầu của nguyên liệu:
- Bột mì: 74.4kg
- Dầu cọ: 12kg
- Nước đường: 48.6kg
- Những nguyên liệu còn lại được cân đo theo đơn vị gam.
Bước 2: Sau khi nhập nguyên liệu về, cho chúng vào cối theo thứ tự sau: Dầu cọ →
Nước đường → Dung dịch tạo màu ( Màu đỏ, màu Beta, màu caramen ) → Bột valine
→ Bột mì
Bước 3: Đưa cối vào máy trộn bột. Sau đó chúng ta vận hành máy trộn. Máy trộn
theo 2 lần:
Lần 1: Máy trộn với tốc độ quay 20 rpm trong 2 phút
Lần 2: Máy trộn với tốc độ quay 40 rpm trong 4 phút
Bước 4: Sau khi máy trộn xong, máy tự động hạ cối, sau đó, đưa cối ra ngoài máy
và chia bột ra từng khay và đắp giấy ủ lên. Trung bình 1 cối chứa 135kg bột bánh
được chia đều ra ba khay, mỗi khay 45kg.
Thời gian ủ bột là 30 phút với nhiệt độ 24°C, hạn sử dụng của bột là 2 tiếng. Nếu
quá hạn sử dụng, bột sẽ cứng lại, vì thế không thể đưa bột vào máy tạo hình; nếu cố
tình đưa bột quá hạn sử dụng vào máy tạo hình dẫn đến máy bị kẹt, hỏng bên trong →
Cả truyền phải dừng sản xuất.
Bước 5: Sau khi ủ bột xong, ghi lại thông tin chi tiết (số cối, thời gian trộn, thời gian
ủ bột, bột có tái chế hay không) vào bản báo cáo.
* Đối với bột bánh quá hạn sử dụng:
- Chúng ta tiến hành tái chế, mỗi lần tái chế là 10% của cối ban đầu (tức là 13.5kg).
- Cách tiến hành: Đưa bột tái chế vào cối khác và trộn nguyên liệu giống như các
bước ở trên.
* Ngoài ra, công ty còn triển khai sản xuất bột lava thường và bột lava choco, điểm
khác nhau giữa bột lava và bột bánh thường là nguyên liệu, thời gian ủ, độ mềm của
bột bánh.
2.1.4. An toàn và vệ sinh:
Với các bề mặt của máy, thiết bị cũng như bề mặt băng tải mà không trực tiếp tiếp
xúc với sản phẩm, ta cần dùng khăn lau sạch có làm ướt bằng cồn 70°C, hoặc cồn
90°C, vệ sinh thường xuyên sau mỗi ca làm việc. Đối với các bề mặt tiếp xúc trực tiếp
với thiết bị sẽ được tẩy rửa ngay sau khi kết thúc ca làm.Các bộ phận tiếp xúc được
tháo rời và đem đến khu vực vệ sinh riêng, được tẩy rửa bằng nước đã pha hóa chất
tẩy rửa chuyên dụng trong thực phẩm. Các thiết bị tẩy rửa như khăn khô và tấm cạy
bám bằng nhựa cũng phải được rửa sạch bằng hóa chất và phơi ở chỗ phơi chuyên
dụng sau mỗi lần sử dung.Không sử dụng lẫn khăn và các công cụ vệ sinh máy với
nhau. Khu tẩy rửa phải ở trong xưởng, thông thoáng, tránh tiếp xúc với bên ngoài.
Ngoài ra, các khay chứa bột luôn được lau sạch bằng khăn ướt tẩm cồn 70°C, hoặc
90°C, sàn phòng luôn được giữ khô thoáng, nhân viên vệ sinh làm việc, dọn dẹp liên
tục.
Đặc biệt, trước khi vệ sinh, sửa máy, tất cả nhân viên đều bắt buộc phải tắt nguồn
máy và khóa LOTO ở nguồn. Chìa khóa của ổ LOTO đó chỉ riêng nhân viên vệ sinh,
sửa máy đó cầm.
2.1.5. Công tác phòng ngừa dịch bệnh:
- Hằng ngày, nhân viên đều phải khai báo y tế, sát khuẩn bằng nước rửa tay trước
khi vào công ty. Những người từ vùng dịch đến sẽ không được vào công ty.
- Một tuần, nhân viên sẽ được xét nghiệm COVID – 19 bằng kỹ thuật RT – PCR
một lần và được nhận kết quả sau ba hôm.
- Trong khu sản xuất, nhân viên bắt buộc mặc đồng phục riêng của công ty, dùng mũ
và giày bảo hộ lao động, đặc biệt, nhân viên luôn đeo khẩu trang và găng tay do công
ty cung cấp mỗi ngày.
2.2. Mô tả và đánh giá chi tiết về công việc đã được tham gia trong thời gian kiến
tập
Hoạt động sản xuất
Trong thời gian thực tập tại công ty Kinh Đô miền Bắc, em được phân công làm
việc ở Kho thành phẩm. Do đặc thù của công việc cần sự nhanh nhẹn và hoạt động
liên tục nên lúc đầu khi mới tiếp xúc em còn nhiều bỡ ngỡ, khó thích nghi. Nhưng đã
được các anh chị quản lý, ca trưởng hướng dẫn nhiệt tình, tỉ mỉ, chia sẻ kinh nghiệm
cùng với thời gian làm việc đủ dài để thích ứng, em đã làm quen dần và làm tốt công
việc tại kho. Kho thành phẩm gồm hai kho: kho thứ nhất là kho đóng thùng bánh khi
được đưa ra từ trong bộ phận Đóng gói và kho thứ 2 là đóng hộp hoàn chỉnh cho
những chiếc bánh để đưa ra thị trường sau khi đã được kiểm tra kỹ lưỡng có tên gọi là
B2B. Công việc tại kho thứ nhất đó là:
Tại xưởng có 6 băng tải, 3 băng tải sản xuất bánh nướng và 3 băng tải sản xuất
bánh dẻo. Mỗi băng tải có 3 người gồm 2 người bốc bánh và 1 người mã hóa, ngoài ra
còn có một người kéo thùng để cung cấp thùng liên tục cho từng chuyền. Mỗi chuyền
đều có 2 người bốc bánh cho vào thùng với bánh nướng có thể bốc 5 cái một lần hoặc
bốc theo số lượng 3 -2, tức là bốc 3 cái xếp trước rồi bốc 2 cái xếp sau. Nhưng đối với
bánh dẻo chỉ có thể bốc 3-2 vì bánh dẻo mềm, dễ bị méo nên cần bốc nhẹ nhàng và
xếp cẩn thận.
Điều cần chú ý nữa là: cả bánh dẻo và bánh nướng không được để xếp chồng lên
nhau. Mỗi thùng gồm 20 chiếc bánh được xếp vào 4 hàng và 5 chiếc một hàng. Người
bốc bánh phải bốc liên tục và nhanh nếu không bánh sẽ bị kẹt, chiếc bánh đó sẽ bị loại
bỏ. Khi thùng đủ 20 cái thì người mã hóa kéo ra đậy nắp vào thùng, thả thùng theo
băng tải lớn ra ngoài để in date. Tại chỗ in date có 2 - 3 người sẽ phụ trách in ngày sản
xuất và hạn sử dụng, đồng thời phân loại từng mã bánh sau đó xếp lên từng pallet, mỗi
chiếc pallet hình vuông sẽ gồm 60 thùng được chia thành 4 cột mỗi cột có 15 thùng và
có khi là 20 thùng đối với những thùng đựng bánh 80g, 120g, 150g. Khi từng chiếc
pallet đủ số thùng hoặc mã bánh hết không chạy nữa thì sẽ có người kéo xe từng chiếc
pallet ấy ra bên ngoài sân kho. Những thùng bánh được in date xong sẽ được kiểm tra
cẩn thận, các bước kiểm tra bao gồm kiểm tra mặt bánh, date, bao bì, oxy, tem mã
bánh. Những chiếc bánh bị lỗi như: bề mặt bánh nứt, vỡ, logo bị mờ, méo; date bị mờ,
thiếu nét; không có oxy, oxy bị kẹp ở rìa bao bì, oxy nằm trong khay bánh; bao bì bị
xẹp hoặc bị hở; tem bị rách, bị lệch quá nhiều. Những chiếc bánh lỗi sẽ để ra thùng
riêng và sau đó sẽ được đưa vào bên trong để xử lý. Sau khi các thùng bánh được
kiểm tra sẽ được dán băng dính xếp cẩn thận trên pallet, có xe vận chuyển và đưa ra
nhà kho. Sau khi vào kho sẽ tiến hành bỏ vào các hộp bánh bốn cái và 2 cái rồi đóng
gói cẩn thận đưa ra thị trường. Và cuối cùng là dọn dẹp tất cả rác thải tại nơi làm việc
thật gọn gàng sạch sẽ. Bên cạnh đó có những sản phẩm của các cơ quan, xí nghiệp
( viettel, samsung, honda,... ); highland; Vinmart ... đều được đưa sang B2B đóng hộp
từng sản phẩm.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn và bài học rút ra từ quá trình kiến tập
2.3.1. Thuận lợi:
- Đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, tay nghề cao. - Nguồn công nhân dồi
dào, tay nghề tốt - Sản phẩm đẹp, phong phú đa dạng mẫu mã, hương vị, nguyên liệu
làm bánh; bao bì bắt mắt người nhìn
- Thiết bị sản xuất máy móc nhà xưởng ngày được nâng cao cải thiện, công suất lớn
tạo ra năng suất hiệu quả.
- Quy trình đảm bảo vệ sinh ATTP tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn HACCP
2.3.2. Khó khăn
- Điều kiện làm việc nóng bức, không đủ quạt công nghiệp để phân bố khắp xưởng.
Vị trí uống nước khá xa, bất tiện khi đi lại
- Chưa có hệ thống thoát nước nhanh khi mưa to gây ngập úng tại một số khu vực
đường đi, tràn dầu mỡ.
- Môi trường làm việc đầy bụi của giấy.
2.3.3. Bài học thu được
Không chỉ rèn luyện được tinh thần chủ động, bản thân em còn học hỏi thêm
được nhiều bài học, có thể áp dụng ngay trong chính việc làm hằng ngày và góp phần
giúp ích trong cuộc sống, như tính kiên nhẫn, cần cù, tỉ mỉ…
Ngoài ra thực tập tại đây giúp em nâng cao các kỹ năng mềm: học được kỹ năng
quan sát, kỹ năng lắng nghe, giao tiếp, tinh thần trách nhiệm với công việc...
Đặc biệt, em học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ trải nghiệm thực tế, những
bài học được các anh chị công nhân, quản lý truyền đạt. Môi trường mới mẻ, không
gian làm việc phù hợp và có liên quan đến ngành học của em nên tạo được hứng thú,
vui vẻ khi làm việc. Giúp em hiểu và trân trọng công việc, thành quả cũng như sức lao
động của mọi người khi tốn rất nhiều quy trình, công sức tạo ra thành phẩm. Tham gia
trải nghiệm ở công ty còn khiến bản thân được đặt chân và sống trong nhịp sống của
công việc, lao động, của một ngành nghề trước đây em không có hiểu biết và xem như
xa lạ. Tại nơi này, em có thêm được cho mình những mối quan hệ mới, có thêm
những
người anh, người chị và người bạn mới. Khiến em trở nên vui vẻ, hòa đồng hơn.

KẾT LUẬN

Những trải nghiệm, những bài học quý báu thu được từ chuyến đi thực tế này, em
sẽ không thể nào quên. Đó là một phần trong tuổi thanh xuân ham thích đi đó đây và
tiếp xúc với môi trường, với con người, với việc làm mới. Tuy ban đầu còn có nhiều
bỡ ngỡ, vẫn chưa dễ dàng thích ứng ngay với công việc nhưng thời gian đủ dài và sự
nhiệt tình giúp đỡ, bầu không khí tốt đẹp ở công ty, cũng như sự thú vị trong các khâu
làm bánh khiến em dần yêu thích và hứng thú. Em xin chân thành cảm ơn công ty
Kinh Đô miền Bắc, cảm ơn các anh chị quản lý, ca trưởng đã tận tình giúp đỡ và chỉ
bảo em trong công việc; cảm ơn đã để lại trong kí ức của em là những vẻ đẹp, niềm
vui và hạnh phúc mỗi khi nhớ đến nơi đây. Hơn hết, em xin cảm ơn các thầy, các cô
trong khoa Môi trường đã liên hệ với công ty và tạo môi trường cho em thực tập.

KHUYẾN NGHỊ

- Nên có bình uống nước tại mỗi kho và ngoài sân kho
- Nên sử dụng xe điện để kéo hàng thay vì xe kéo bằng tay
- Không gian trong nhà xưởng cần nâng cấp cao hơn , thông thoáng hơn hoặc lắp thêm
quạt để giảm cái oi bức.
- Hoàn thiện và cải tiến hơn nữa về trang thiết bị máy móc cho nhà máy.
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn và chất lượng hơn nữa .
- Thường xuyên trao đổi với sinh viên về quy trình và cách làm việc nhằm đạt hiệu
quả cao hơn nữa.
- Phân bố công việc phù hợp với sức khỏe của công nhân.
- Các hộp giấy vô cùng sắc nên có thể cứa rách tay nên chi trang bị thêm găng tay.
- Thời gian tăng ca nên được báo trước trừ những lúc đột xuất cần phải làm thêm giờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các sản phẩm của Kinh Đô / Các loại bánh kinh đô


https://songdaymooncake.com/cac-san-pham-cua-kinh-do/
2. Đề cương ôn tập kiểm tra hội nhập
3. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc
https://www.tailieudaihoc.com/3doc/674255.html

You might also like