You are on page 1of 9

Đề tài 1: LUẬT CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ - AN NINH ASEAN

FILE THUYẾT TRÌNH: N5 (ĐỀ TÀI 1)- ASEAN- KY2


I. Giới thiệu chung về cộng đồng chính trị an ninh ASEAN 3
1. Giới thiệu chung 3
2. Quá trình thành lập 3
II. Mục tiêu thành lập và lĩnh vực hợp tác 5
1. Mục tiêu 5
III. Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị- An ninh ASEAN 2025 7
1. Một cộng đồng dựa trên luật lệ, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung
tâm 7
2. Khu vực hòa bình, an ninh và ổn định 8
3. Vai trò trung tâm của asean trong một khu vực năng động và hướng ngoại 9
4. Tăng cường sự hiện diện và năng lực thể chế của asean 9
IV. Cơ hội, thách thức của cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN 10
1. Về cơ hội 10
2. Về thách thức 11
V. Vai trò của Việt Nam trong cộng đồng chính trị-an ninh Asean 12

I. Giới thiệu chung về cộng đồng chính trị an ninh ASEAN

1. Giới thiệu chung


Cộng đồng An ninh – Chính trị ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Political – Security
Community, viết tắt: APSC) là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN được các
nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN chấp thuận tại Hội nghị cấp cao ASEAN
lần thứ chín (năm 2003). Để thực hiện đầy đủ ba trụ cột trong Hiệp ước Bali II năm
2003 vào thời điểm thành lập Cộng đồng Kinh tế năm 2015, kế hoạch cho Cộng đồng
Chính trị – An ninh ASEAN (APSC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC)
đã được chấp thuận tại Cha-Am, Thái Lan vào năm 2009.

2. Quá trình thành lập


Năm 2003, ASEAN đã quyết định thúc đẩy Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) (sau
này đổi thành Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC)), với tư cách là một trong
3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN có nền tảng là
những thành quả hợp tác chính trị-an ninh mà ASEAN đã đạt được kể từ khi Hiệp hội
được thành lập năm 1967.
ASEAN được thành lập với mục tiêu được đề ra trong Tuyên bố Băng-cốc 1967 là tăng
cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên. Hợp tác chính trị
không được nêu ra, nhưng Tuyên bố đã đề cập đến một số nhân tố liên quan đến chính
trị-an ninh khu vực. 
Tuyên bố về Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) năm 1971 là hành động
hợp tác chính trị quan trọng đầu tiên của ASEAN. Với bối cảnh quan hệ căng thẳng
giữa các nước thành viên khi đó do những tranh chấp lịch sử để lại, cũng như sự tan vỡ
nhanh chóng của các tổ chức hợp tác khu vực được lập ra trước đó, có thể nói thành tựu
quan trọng nhất của ASEAN trong giai đoạn này là đã giúp ngăn chặn sự bùng nổ xung
đột, cải thiện và tăng cường quan hệ giữa các nước thành viên, tạo dựng ý thức và thói
quen về hợp tác khu vực.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất ở Bali tháng 2/1976 cùng với việc ký hai văn
kiện quan trọng là Tuyên bố Hòa hợp ASEAN và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở
Đông Nam Á (TAC), đánh dấu sự chuyển biến cơ bản của ASEAN, chính thức khẳng
định sự hợp tác chính trị của ASEAN. 
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Singapore tháng 1/1992 đánh dấu giai đoạn phát
triển mới của ASEAN lấy hợp tác kinh tế làm trọng tâm, nhưng đồng thời cũng mở rộng
sự hợp tác của ASEAN sang lĩnh vực an ninh.
Bước sang thế kỷ 21, và đặc biệt từ sau sự kiện 11/9, ASEAN phải đối mặt với những
thách thức an ninh ngày càng gia tăng, cả truyền thống và phi truyền thống. Trước tình
hình này, các nước ASEAN đã nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác chính trị và an ninh
để ứng phó hiệu quả với các thách thức, duy trì môi trường khu vực hòa bình, ổn định
thuận lợi cho tăng cường liên kết kinh tế và hợp tác khu vực,
Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II) được các Lãnh đạo ASEAN ký tại Cấp
cao ASEAN lần thứ 9 (tháng 10/2003), xác định mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN
vào năm 2020, trong đó, Cộng đồng An ninh là một trụ cột. Tuyên bố Bali II khẳng định
Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) không phải là một khối quân sự, không phải là liên
minh quân sự hay có chính sách đối ngoại chung. ASC là một cộng đồng an ninh tự
nguyện có mức độ hội nhập cao hơn hiện trạng, dựa trên nguyên tắc “an ninh toàn
diện”, khẳng định lại các nguyên tắc cơ bản của ASEAN, nhấn mạnh nguyên tắc bao
trùm là không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
Để triển khai cụ thể, ASEAN đã tiến hành xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện
Cộng đồng An ninh ASEAN. Dự thảo Kế hoạch hành động đầu tiên do Indonesia đưa ra
tại Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN (Jakarta, ngày 13/2/2004) có chứa đựng nhiều
ý tưởng và biện pháp táo bạo. Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (Hạ
Long, tháng 3/2004) đã đạt được thỏa thuận về những nguyên tắc và phương hướng lớn
khi xây dựng KHHĐ thực hiện ASC, theo đó quá trình xây dựng ASC cần phải tính tới
thực tế của ASEAN; cách tiếp cận cần thực dụng, tiệm tiến và tập trung vào những hoạt
động khả thi; Cộng đồng an ninh ASC cần tôn trọng mức độ hội nhập của các thành
viên; các bước đi cần phải thoải mái, tránh gò ép và đề nghị bỏ lộ trình, cho rằng việc
đặt lộ trình cứng nhắc cho các hoạt động sẽ tự gây sức ép cho bản thân ASEAN.
Kế hoạch hành động thực hiện ASC được các nhà Lãnh đạo ASEAN chính thức thông
qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 tại Viêng-chăn, Lào tháng 11/2004, cùng
với các KHHĐ thực hiện AEC và ASCC. 
Bước sang năm 2007, dưới ánh sáng của những chuyển biến mới sau khi Hiến chương
ASEAN được ký kết và trên cơ sở những thành quả đạt được trong triển khai Kế hoạch
hành động thực hiện ASC và Chương trình hành động Viêng chăn, ASEAN đã quyết
định xây dựng tiếp Kế hoạch tổng thể thực hiện Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN
(APSC Blueprint).
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14, tháng 3/2009, các Lãnh đạo ASEAN đã ký
Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN giai đoạn 2009-2015. Trong đó, để tiếp nối và
phát huy các kết quả đạt được trong thực hiện Kế hoạch hành động về ASC và Chương
trình hành động Viêng-chăn, Kế hoạch tổng thể về APSC đã cụ thể hóa mục tiêu, nội
dung và các thành tố của APSC, đề ra các chương trình, biện pháp cụ thể cũng như lộ
trình thực hiện hướng tới mục tiêu hoàn thành APSC.
II. Mục tiêu thành lập và lĩnh vực hợp tác  

1. Mục tiêu
Kế hoạch tổng thể APSC 2025 sẽ gồm các đặc điểm chính sau, trong đó các đặc điểm
này gắn bó và bổ trợ lẫn nhau và sẽ được theo đuổi một cách cân bằng và tổng thể, sẽ
gồm 4 đặc điểm như sau:
 Một cộng đồng dựa trên luật lệ, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung
tâm, ràng buộc bởi các nguyên tắc cơ bản, các giá trị và chuẩn mực chung, trong
đó người dân được hưởng các quyền con người, tự do cơ bản và công bằng xã
hội, theo đuổi các giá trị khoan dung và ôn hòa, và chia sẻ tình đoàn kết sâu sắc,
bản sắc và vận mệnh chung.
 Một cộng đồng tự cường ở một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định, với năng
lực được tăng cường để ứng phó với các thách thức một cách hiệu quả và kịp
thời vì lợi ích chung của ASEAN, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;
 Củng cố năng lực của ASEAN xử lý các thách thức hiện có và đang nổi
lên
 Ứng phó kịp thời và hiệu quả với các vấn đề khẩn cấp hoặc tình huống
khủng hoảng ảnh hưởng đến ASEAN:
 Tăng cường năng lực của ASEAN để xử lý kịp thời và hiệu quả các vấn
đề an ninh phi truyền thống
 Giải quyết các khác biệt và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù
hợp với Hiến chương ASEAN và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế,
trong đó có không đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực cũng như áp dụng
các cơ chế giải quyết tranh chấp hòa bình, đồng thời củng cố các biện
pháp xây dựng lòng tin, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao phòng ngừa
và các sáng kiến giải quyết xung đột:
 Duy trì Đông Nam Á là khu vực không vũ khí hạt nhân và các loại vũ
khí hủy diệt khác, đồng thời đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu về giải trừ
quân bị, không phổ biến, và sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân
  Tăng cường an ninh hàng hải và thúc đẩy hợp tác hàng hải trong và
ngoài khu vực ASEAN thông qua củng cố các cơ chế do ASEAN dẫn dắt
và thông qua các công ước và nguyên tắc về hàng hải được quốc tế công
nhận
 Một cộng đồng hướng ngoại, làm sâu sắc hợp tác với các đối tác bên ngoài, đề
cao và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định
hình, và đóng vai trò toàn cầu tích cực và có trách nhiệm trên cơ sở một diễn đàn
chung của ASEAN về các vấn đề quốc tế;
 Một cộng đồng với năng lực thể chế được tăng cường thông qua cải thiện quy
trình công tác và phối hợp trong ASEAN, đẩy mạnh hiệu quả và hiệu suất hoạt
động của Các cơ quan ASEAN, trong đó có tăng cường Ban Thư ký ASEAN,
cũng như gia tăng sự hiện diện thể chế của ASEAN ở cấp quốc gia, khu vực và
quốc tế.
2. Phụ lục VII Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 về Cộng đồng Chính trị- An
ninh
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN vào năm 2025 của chúng ta sẽ là một cộng
đồng đoàn kết, dung nạp và tự cường. Người dân của chúng ta sẽ được sống trong một
môi trường an toàn, an ninh và hài hòa, theo đuổi các giá trị khoan dung và ôn hòa cũng
như đề cao các nguyên tắc cơ bản, các giá trị và chuẩn mực chung của ASEAN.
ASEAN sẽ luôn gắn kết, có khả năng ứng phó và vai trò thích hợp trong xử lý các thách
thức đối với hòa bình và an ninh ở khu vực, cũng như đóng vai trò trung tâm trong việc
định hình cấu trúc an ninh khu vực, đồng thời làm sâu sắc quan hệ với các đối tác bên
ngoài và cùng đóng góp vào hòa bình, an ninh và ổn định toàn cầu.
Theo đó, chúng tôi cam kết sẽ hiện thực hóa:
 Một cộng đồng dựa trên luật lệ, tuân thủ triệt để các nguyên tắc cơ bản, các giá
trị và chuẩn mực chung của ASEAN cũng như các nguyên tắc của luật pháp
quốc tế về ứng xử hòa bình trong quan hệ giữa các quốc gia
 Một cộng đồng dung nạp và có khả năng ứng phó, bảo đảm người dân của chúng
ta được hưởng các quyền con người và tự do cơ bản cũng như phát triển trong
một môi trường công bằng, dân chủ, hài hòa và mang tính nhạy cảm giới, phù
hợp với các nguyên tắc dân chủ, quản trị tốt và pháp chế
 Một cộng đồng theo đuổi các giá trị khoan dung và ôn hòa, tôn trọng đầy đủ các
tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ khác nhau của người dân, đề cao các giá trị chung
trên tinh thần thống nhất trong đa dạng cũng như xử lý mối đe dọa của chủ nghĩa
cực đoan bạo lực dưới tất cả các hình thức và biểu hiện
 Một cộng đồng với cách tiếp cận toàn diện về an ninh, theo đó, nâng cao năng
lực để xử lý hiệu quả và kịp thời các thách thức hiện có và đang nổi lên, bao
gồm các vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là các tội phạm xuyên quốc
gia và các thách thức xuyên biên giới
 Một khu vực giải quyết các tranh chấp và khác biệt bằng các biện pháp hòa bình,
bao gồm không đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực và áp dụng các cơ chế giải
quyết tranh chấp hòa bình, trong khi tăng cường các biện pháp xây dựng lòng
tin, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao phòng ngừa và các sáng kiến giải quyết
xung đột
 Một khu vực không có vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác,
cũng như đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu về giải trừ quân bị, không phổ biến
các loại vũ khí này và sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân
 Một cộng đồng tăng cường an ninh hàng hải và hợp tác hàng hải vì hòa bình và
ổn định ở trong và ngoài khu vực, thông qua các cơ chế của ASEAN và do
ASEAN dẫn dắt và áp dụng các nguyên tắc và công ước về hàng hải được quốc
tế công nhận
 Một cộng đồng tăng cường đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của
ASEAN và duy trì vai trò động lực chủ đạo trong định hình cấu trúc khu vực
được xây dựng trên cơ sở các cơ chế do ASEAN dẫn dắt
 Một cộng đồng, vì lợi ích phát triển quan hệ hữu nghị và cùng có lợi, làm sâu
sắc quan hệ hợp tác với các bên Đối thoại, tăng cường quan hệ với các đối tác
bên ngoài khác và mở rộng tới các đối tác tiềm năng, cũng như cùng ứng phó
một cách xây dựng trước các diễn biến và các vấn đề toàn cầu thuộc quan tâm
chung.
III. Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị- An ninh ASEAN 2025

1. Một cộng đồng dựa trên luật lệ, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung
tâm
Hợp tác chính trị-an ninh ASEAN nhằm mục đích phát huy các nguyên tắc cơ bản, các
giá trị và chuẩn mực chung của ASEAN, cũng như các nguyên tắc của luật pháp quốc tế
về ứng xử hòa bình trong quan hệ giữa các Quốc gia, qua đó, thúc đẩy hòa bình và ổn
định khu vực. Hợp tác chính trị-an ninh ASEAN cũng nhằm củng cố đoàn kết, thống
nhất của ASEAN nhằm xây dựng một cộng đồng dung nạp, dựa trên luật lệ, công bằng,
minh bạch và dân chủ hơn, chia sẻ các giá trị khoan dung và ôn hòa.
Các thành tố chính của cộng đồng dựa trên luật lệ, lấy người dân làm trung tâm, hướng
tới người dân gồm:
 Tuân thủ và phát huy các nguyên tắc cơ bản, các giá trị và chuẩn mực ứng xử
chung của ASEAN cũng như các nguyên tắc của luật pháp quốc tế về quan hệ
ứng xử hòa bình giữa các quốc gia
 Củng cố dân chủ, quản trị tốt, pháp chế, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và
các tự do cơ bản cũng như đấu tranh chống tham nhũng
 Truyền tải văn hóa hòa bình, trong đó có các giá trị ôn hòa và khoan dung như
một lực tác động thúc đẩy hòa hợp, hòa bình và ổn định ở trong và ngoài khu
vực

2. Khu vực hòa bình, an ninh và ổn định


Để xây dựng một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định, ASEAN áp dụng cách tiếp cận
toàn diện về an ninh nhằm nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức hiện có và
đang nổi lên, giải quyết các tranh chấp và khác biệt bằng các biện pháp hòa bình, bảo
đảm khu vực không có vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt khác cũng như tăng
cường an ninh và hợp tác hàng hải.
Các thành tố chính của khu vực hòa bình, an ninh và ổn định gồm:
 Củng cố năng lực của ASEAN xử lý các thách thức hiện có và đang nổi lên
 Ứng phó kịp thời và hiệu quả với các vấn đề khẩn cấp hoặc tình huống khủng
hoảng ảnh hưởng đến ASEAN
 Tăng cường năng lực của ASEAN để xử lý kịp thời và hiệu quả các vấn đề an
ninh phi truyền thống
 Giải quyết các khác biệt và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với
Hiến chương ASEAN và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có
không đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực cũng như áp dụng các cơ chế giải
quyết tranh chấp hòa bình, đồng thời củng cố các biện pháp xây dựng lòng tin,
thúc đẩy các hoạt động ngoại giao phòng ngừa và các sáng kiến giải quyết xung
đột
 Duy trì Đông Nam Á là khu vực không vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy
diệt khác, đồng thời đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu về giải trừ quân bị, không
phổ biến, và sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân
 Tăng cường an ninh hàng hải và thúc đẩy hợp tác hàng hải trong và ngoài khu
vực ASEAN thông qua củng cố các cơ chế do ASEAN dẫn dắt và thông qua các
công ước và nguyên tắc về hàng hải được quốc tế công nhận

3. Vai trò trung tâm của asean trong một khu vực năng động và hướng ngoại
Trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng, ASEAN đề cao và củng cố
đoàn kết, thống nhất ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực
đang định hình được xây dựng trên cơ sở các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Là một cộng
đồng hướng ngoại, ASEAN sẽ tiếp tục làm sâu sắc hợp tác với các bên Đối thoại, củng
cố quan hệ với các đối tác bên ngoài và hướng tới các đối tác tiềm năng mới vì các mối
quan hệ cùng có lợi, và đóng vai trò toàn cầu xây dựng và có trách nhiệm trên cơ sở
diễn đàn chung của ASEAN về các vấn đề quốc tế.
Các thành tố chính của vai trò trung tâm của ASEAN trong một khu vực năng động và
hướng ngoại gồm:
 Củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong định hình
cấu trúc khu vực được xây dựng trên cơ sở các cơ chế do ASEAN dẫn dắt
 Làm sâu sắc hợp tác với các bên Đối thoại, củng cố quan hệ với các đối tác bên
ngoài khác và hướng tới các đối tác tiềm năng mới vì các mối quan hệ cùng có
lợi cũng như ứng phó chung và xây dựng trước các diễn biễn toàn cầu

4. Tăng cường sự hiện diện và năng lực thể chế của asean 
Nhằm hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, cần phải tăng cường sự hiện
diện và năng lực thể chế của ASEAN. Mục đích này được theo đuổi thông qua việc tinh
giản các quy trình làm việc trong ASEAN, nâng cao hiệu quả, hiệu suất và phối hợp
trong công việc của các Cơ quan ASEAN, củng cố Ban Thư ký ASEAN và gia tăng sự
hiện diện thể chế của ASEAN ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.
Các thành tố chính của việc tăng cường sự hiện diện và năng lực thể chế của ASEAN
gồm:
 Tinh giản quy trình làm việc trong ASEAN, nâng cao phối hợp giữa các Cơ
quan ASEAN, tăng cường cách thức tiến hành quan hệ đối ngoại của ASEAN và
củng cố Ban Thư ký ASEAN 
 Tăng cường nhận thức và sự hiện diện của ASEAN 
 IV. Cơ hội, thách thức của cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN

1. Về cơ hội
- Giải quyết những vấn đề mang tính chất quốc tế của khu vực mà một quốc gia đơn lẻ
không thể làm được, như: tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, an ninh, an toàn hàng hải, chủ
nghĩa khủng bố, kiểm soát vũ khí, buôn bán người và vũ khí trái phép, ma túy, bệnh
dịch, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, di cư và tị nạn, tình trạng mất cân đối tài
chính và thương mại quốc tế,... phải thông qua các cơ chế mang tầm khu vực do
ASEAN sáng lập.
- Nâng cao vai trò của ASEAN trong liên kết khu vực
Trong tiến trình hoạt động hơn 20 năm qua, ASEAN đã lần lượt tạo ra các cơ chế hợp
tác đa phương, được các nước trong và ngoài khu vực chấp nhận, như: ARF, ASEAN
+3, EAS, ADMM+, Shangri-la... Trong đó, ASEAN đóng vai trò trung tâm do có cách
vận hành phù hợp với mong muốn của các bên và đặc điểm của bối cảnh Đông Á.
- Gia tăng vị thế của APSC trong hoạt động đối ngoại
APSC có khả năng đoàn kết nội khối, nhờ đó việc đưa ra các quyết định dựa trên
nguyên tắc đồng thuận sẽ được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả. Đối với ngoại khối,
APSC với ARF là hai cơ chế chính trong việc nâng cao các hợp tác an ninh - chính trị
trong khu vực cùng một loạt các vấn đề hợp tác khác trong lĩnh vực này, hình thành một
mạng lưới các cơ chế liên kết lôi kéo, ràng buộc các nước ngoài khu vực và tránh nguy
cơ trở thành người ngoài cuộc. Các cơ chế này đã cho ASEAN cơ hội xây dựng lòng tin
và tranh thủ được sự ủng hộ trong và ngoài khu vực. Nhờ đó, ASEAN được Liên Hợp
quốc ghi nhận và tuyên bố sẵn sàng tham gia vào cuộc thảo luận chính thức và không
chính thức của ARF do ASEAN đóng vai trò trung tâm. 
- Sự ủng hộ ngày càng lớn của các cường quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương
Ngay khi APSC xúc tiến các cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực, các quốc gia ở Đông
Á đã chào đón tích cực. Các quốc gia và tổ chức khu vực ở Đông Á đã và đang nỗ lực
tìm kiếm và thúc đẩy các cơ chế hợp tác về an ninh để củng cố thêm sự vững chắc cho
môi trường khu vực hiện tại và tương lai. Những cơ chế của APSC ra đời đã phần nào
đáp ứng được yêu cầu đối với Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương. APSC là sự lựa
chọn tốt nhất cho các nước lớn với tham vọng kiềm chế các đối thủ của mình. Bởi lẽ,
xét về tương quan lực lượng, APSC không phải là mối lo ngại của các cường quốc,
ngược lại, việc bao gồm các nước vừa và nhỏ trong ASEAN sẽ tạo dựng được sự tin
tưởng đối với các đối tác bên ngoài. Khi APSC nhận được sự ủng hộ của các nước lớn
thì vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực sẽ được bảo đảm.

2. Về thách thức
- Sự đa dạng chế độ chính trị, tôn giáo và chênh lệch trình độ phát triển
 Đông Nam Á hiện nay tồn tại nhiều mô hình nhà nước và thể chế chính trị, cũng là nơi
giao thoa của các vùng văn hóa và tôn giáo khác nhau, như: Đạo Phật, Nho giáo, Cơ đốc
giáo, Ấn Độ giáo, Islam,... nên các cuộc xung đột tôn giáo, mâu thuẫn về dân chủ, nhân
quyền... đã tạo ra khoảng cách nhất định giữa các nước thành viên.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên trong APSC
tạo ra khoảng cách về nhận thức chung, nhất là trong hợp tác chính trị - an ninh khu
vực. Sự chênh lệch tập trung ở 4 lĩnh vực chủ yếu, gồm: cơ sở hạ tầng, thu nhập, liên
kết và thể chế. Điều này làm cho ASEAN khó khăn hơn trong các nỗ lực tập thể, hạn
chế tính khả thi của các chính sách chung.
- Mâu thuẫn, xung đột vẫn tồn tại trong nội khối
Trong lịch sử phát triển, các nước thành viên ASEAN vẫn luôn tồn tại tình trạng mâu
thuẫn, xung đột. Thí dụ: xung đột biên giới Thái Lan - Campuchia xung quanh đền thờ
Preah Vihear; tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam - Philippines - Malaysia và một số
nước khác ở quần đảo Trường Sa;... Những xung đột, mâu thuẫn này tác động không
nhỏ tới sự phát triển bền vững của ASEAN.
- Cơ chế và cách thức hoạt động của ASEAN còn vướng mắc, hiệu quả chưa cao.
ASEAN có nhiều cơ chế hợp tác đa phương nhưng hầu hết được xây dựng dựa trên các
nguyên tắc truyền thống của “Phương cách ASEAN” (chủ yếu là nguyên tắc “đồng
thuận” và “không can thiệp”).Các Nguyên tắc này phù hợp với đặc điểm đa dạng của
khu vực Đông Nam Á, giúp ASEAN thực hiện hiệu quả việc thống nhất các thành viên.
Tuy nhiên,việc áp dụng một cách tuyệt đối hai nguyên tắc này có thể cản trở tính linh
hoạt cũng như hiệu quả của ASEAN trong các chương trình và hoạt động cụ thể, nhất là
việc giám sát các thành viên thực hiện cam kết. Bên cạnh đó, các nguyên tắc này cũng
chi phối nội dung hợp tác trong các cơ chế của APSC. Hiện tại, mục đích của các cuộc
họp hội nghị thượng đỉnh bị giới hạn ở việc trao đổi thay vì có những ràng buộc đặc biệt
để đưa ra quyết định về lập trường chung trong các vấn đề chính.
- Vị trí trung tâm của ASEAN đang bị ảnh hưởng bởi các cường quốc
ASEAN đã và đang cố gắng tranh thủ quan hệ và duy trì sự cân bằng với các nước lớn
nhưng vẫn chịu tác động của chính sách và quan hệ giữa các nước lớn đó. Sự cạnh tranh
quyền lực giữa các cường quốc, đặc biệt là cặp quan hệ Mỹ - Trung Quốc đã làm phân
hóa nội bộ các nước Đông Á. Mỹ và Trung Quốc trong chiến lược của mình đều muốn
lôi kéo và tranh thủ sự ủng hộ của càng nhiều đối tác càng tốt thông qua việc dùng ưu
thế nổi trội của mình để can dự vào một số quyết định chung của các cơ chế ASEAN,
nhằm đạt được lợi ích và cạnh tranh quyền lực. Điều này ảnh hưởng tới ASEAN trong
việc lựa chọn và cân nhắc chính sách đối ngoại, xu hướng “ly tâm” trong một số vấn đề
an ninh chính trị gia tăng. Nếu ASEAN không khắc phục được tình trạng này thì vị trí
chủ đạo ở Đông Á sẽ rơi vào tay các cường quốc trong khu vực.
V. Vai trò của Việt Nam trong cộng đồng chính trị-an ninh Asean
Sự  ra  đời  Cộng đồng  an  ninh-chính  trị ASEAN  vào  năm  2015  sẽ  đưa  hợp  tác 
an ninh-chính  trị  của  ASEAN  lên  tầm  cao  mới và là mốc quan trọng trong lịch sử
phát triển của  ASEAN,  góp  phần  đưa  ASEAN  từ  một hiệp  hội  thành  một  cộng 
đồng  liên  kết  chặt chẽ,  hoạt  động  hiệu  quả,  năng  động  hơn, thích ứng với sự thay
đổi nhanh chóng trong tình hình khu vực và trên thế giới.  Trong quá trình duy trì, thúc
đẩy hợp tác an  ninh  chính  trị  của  ASEAN  nói  chung  và xây dựng Cộng đồng an
ninh-chính trị ASEAN nói riêng, Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng: 
-Thứ  nhất,  sự  tham  gia  của  Việt  Nam  vào ASEAN đã góp phần quan trọng thúc
đẩy việc thành  lập  một  ASEAN  bao  gồm  tất  cả  các quốc gia Đông Nam Á. Sự 
tham  gia  của  Việt  Nam  với  tư  cách thành viên chính thức đã làm cho hợp tác về an
ninh-chính trị của ASEAN có những chuyển  biến  quan  trọng.  Là  quốc  gia có chế độ
chính trị-xã hội khác hẳn các nước ASEAN  khác,  Việt  Nam  đã  mang  đến  cho hợp 
tác  an  ninh-chính  trị  của  ASEAN  một sắc  thái  mới.  Từ  chỗ  là  tổ  chức  quốc  tế 
của các  quốc  gia  theo  chế  độ  tư  bản  chủ  nghĩa, ASEAN  đã trở  thành  một  tổ 
chức  quốc  tế của tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, không  có sự phân biệt
về chế độ chính trị.
- Thứ  hai,  Cộng  đồng  an  ninh-chính  trị ASEAN  được  xây  dựng  và  phát  triển 
hoàn thiện  dựa  trên những  cơ  chế,  khuôn  khổ  đối thoại và hợp tác về an ninh-chính
trị đã được ASEAN  thiết  lập  từ  trước  như  Tuyên  bố  về Khu vực hoà bình, tự do và
trung lập (ZOPFAN); Diễn đàn an ninh khu vực (ARF); Hiệp ước hợp tác và thân thiện
(TAC); Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí  hạt  nhân  (SEANWFZ)...  Trong 
những khuôn  khổ  và  cơ  chế  hợp  tác  đó,  Việt  Nam luôn là thành viên tham gia rất
tích cực.
Ngoài ra, Việt Nam đã đóng góp tích cực vào  việc  tăng  cường  đoàn  kết  và  hợp  tác
ASEAN,  cùng  các  quốc  gia  thành  viên  kiên trì  bảo  vệ  các  nguyên  tắc  cơ  bản 
của  Hiệp hội,  nhất  là  nguyên  tắc  “đồng  thuận”  và nguyên  tắc  “không  can  thiệp 
vào  công  việc nội  bộ  của  quốc  gia  khác”,  xử  lý  khéo  léo một  số  vấn  đề  phức 
tạp,  nhạy  cảm  của  khu vực và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động ảnh hưởng
tiêu cực từ bên ngoài.  Kể từ khi tham gia vào Hiệp hội (7/1995), Việt Nam đã có những
vai trò tích cực  trong  ASEAN.  Ngày  nay,  Việt  Nam  đã trở  thành  thành  viên 
không  thể  tách  rời  của ASEAN với những đóng góp có hiệu quả và thiết thực vào các
sáng kiến và chương trình của ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác an  ninh  chính 
trị. 

You might also like