You are on page 1of 6

Vị thế cạnh tranh của The Coffee House

1. Thị trường F&B:


- Số liệu khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng, thực phẩm – đồ uống
hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu dùng hàng tháng
của người tiêu dùng (chiếm khoảng 34% mức chi tiêu)
- Đánh giá về tiềm năng tăng trưởng, ngành thực phẩm và đồ uống hiện
chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, với tỷ lệ dân số trẻ ngày một cao (ước tính khoảng trên
50% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi), mức thu nhập được cải thiện và
thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến, nguồn
nguyên liệu dồi dào đang là những lợi thế để các doanh nghiệp trong
ngành đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng với nhu cầu
liên tục thay đổi của người tiêu dùng, và là những điều kiện thuận lợi
góp phần giúp VN trở thành thị trường tiêu thụ thực phẩm – đồ uống
tiềm năng trong khu vực.
- Xu hướng kinh doanh cà phê: Ngoài việc mở quán cà phê sân vườn
như truyền thống, các quán cà phê hiện nay đã biến tấu rất nhiều phù
hợp với sở thích đa dạng hơn của khách hàng như: cà phê đẹp để
check-in; tạo các sự kiện ở cà phê như show âm nhạc, làm thiệp, cắm
hoa,…; cà phê theo chuỗi để tăng độ nhận diện cao, tồn tại lâu dài, có
đặc trưng riêng không bị trộn lẫn giữ thị trường quán cà phê vốn dĩ đã
rất bão hòa.
- Theo báo cáo thị trường F&B (thực phẩm và đồ uống) tại Việt Nam
do iPOS thực hiện, đến hết năm 2022, Việt Nam có 338.600 nhà
hàng/quán cà phê, chứng kiến 7 năm tăng trưởng liên tiếp trong giai
đoạn 2016-2022 với tốc độ hàng năm (CAGR) khoảng 2%. So với
năm 2019, tức thời điểm trước dịch bệnh, thị trường đã đón thêm hơn
18.000 nhà hàng/quán cà phê mới.
- Tác động của Covid-19 kéo doanh số bán hàng khối ngành ăn uống
xuống thấp trong hai năm 2020, 2021. Song, nhờ các chính sách thích
ứng dịch bệnh của Chính phủ, việc sớm mở cửa trở lại giúp doanh số
bán hàng cải thiện đột biến lên 610.000 tỷ đồng trong năm 2022,
tương đương 139% so với năm trước đó.
- Bên cạnh những cơ sở F&B hoạt động độc lập, đơn lẻ, sự phát triển
của các chuỗi F&B, mà cụ thể ở đây là chuỗi cà phê, có đóng góp
không hề nhỏ cho quy mô lẫn xu hướng tiêu dùng của thị trường.
2. Khách hàng mục tiêu:
- The Coffee House tập trung hướng đến các đối tượng sinh viên tầm
trung và những người đi làm. Họ đi cà phê không chỉ để nói chuyện
mà còn là giao lưu, network, tìm kiếm một không gian rộng, yên tĩnh,
thoải mái để học tập, làm việc và sáng tạo.
3. Định vị thương hiệu:
- “Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra
cho sản phẩm cũng như thương hiệu một vị trí nhất định (so với đối
thủ cạnh tranh) trong tâm trí khách hàng.” (Theo Philip Kotler)
- Có thể nhận thấy, The Coffee House định vị mình là nơi đem đến cho
khách hàng trải nghiệm sang trọng với mức giá chấp nhận.
- Với khách hàng: The Coffee House là nhà, là nơi để dừng chân thư
giãn, làm việc và trò chuyện.
- Với sản phẩm: The Coffee House là nơi sản xuất, cung cấp và phân
phối những sản phẩm cà phê kèm theo chất lượng và những dịch vụ
tin cậy với mức giá hợp lý cho khách hàng.
- Với thị trường: The Coffee House tham vọng cung cấp sản phẩm cà
phê Việt Nam không chỉ là ở thị trường châu Á mà còn cạnh tranh với
những thương hiệu khác trên Thế giới. Trước mắt là thị trường trong
nước và Trung Quốc.
4. Các đối thủ cạnh tranh:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Do sức hút của thị trường cà phê đến từ
việc thay đổi thói quen thông của nguồi tiêu dùng và thu nhập ngày
càng tăngtại những đô thị lớn, đối thủ cạnh tranh của The Coffee
House có sự góp mặt của chuỗi cùng đi lên từ các startup như Cộng
Cà phê, Urban Station Coffee, cho tới những tên tuổi lớn hơn như
Phúc Long, Highlands, Trung Nguyên hay sự du nhập của những
“người khổng lồ” thế giới như Starbucks hay Coffee Bean. Tuy vậy,
về tiêu chuẩn không gian thì The Coffee House vượt trội hơn đối thủ
bởi không gian thưởng thức và làm việc rất thoáng và rộng, thiết kế
gần gũi và tạo cảm giác hòa đồng thoải mái giữa khách hàng với
khách hàng, khách hàng với nhân viên và giá cả phải chăng kèm theo
các sản phẩm đa dạng …
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: The Coffee House còn có các đối thủ
cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế như các thương hiệu trà sữa nổi
tiếng như KOI, Phúc Long, Ten Ren, Toco Toco,… Bên cạnh đó trên
thị trường đa dạng các sản phẩm giải khát phong phú về thể loại, mẫu
mã, khẩu vị có thể nói đến như C2, trà xanh 0độ, nước uống có ga như
Pepsi, Coca cola,… là những sản phẩm cạnh tranh mạnh mẽ trên thị
trường phân khúc giới trẻ. Nhưng với đặc điểm của The Coffee House
mang phương hướng cà phê dùng để thưởng thức nên sẽ ít cạnh tranh
với các đối thủ trên thị trường này.
5. Thống kê số liệu của The Coffee House trên thị trường :
- Khảo sát về các chuỗi café được ưa chuộng nhất tại Việt Nam năm
2022 của Q&Me, trên 405 đối tượng là người Việt từ 16 - 49 tuổi. Kết
quả cho thấy, Highlands là thương hiệu có độ phủ lớn nhất với hơn
500 cửa hàng, trong đó TP.HCM và Hà Nội lần lượt có 175 và 124
cửa hàng.
- Xếp thứ 2 là Trung Nguyên, với 482 cửa hàng trên toàn quốc, trong đó
có 250 cửa hàng tại TP.HCM và 124 cửa hàng tại Hà Nội. Theo sau
lần lượt là The Coffee House của Seedcom (150 cửa hàng), Phúc Long
(96 cửa hàng), Passio (80 cửa hàng)…

- Về độ phổ biến, Highlands và Trung Nguyên tiếp tục là 2 thương hiệu


dẫn đầu, khi chiếm lần lượt 43% và 40% cái tên được nhắc tới đầu
tiên khi nghĩ tới một chuỗi café. The Coffee House bị bỏ lại khá xa,
chỉ đạt 26%. Theo sau là Starbucks (18%), Phúc Long (13%), Cộng
Cà Phê (5%).

- Xét về khả năng nhận diện, theo báo cáo, Trung Nguyên và Highlands
áp đảo với tỷ lệ lần lượt là 75% và 67%, The Coffee House hạng 3 với
khoảng cách không quá xa (60%).

- Trung Nguyên và Highlands cũng là 2 thương hiệu được sử dụng


nhiều nhất, chiếm lần lượt 34% và 32%. Theo sau là Coffee House
(14%), Phúc Long (10%), Starbucks (6%).

- Dù chiếm thị phần áp đảo và được đánh giá là nổi bật nhất về hương
vị và giá tiền, nhưng chất lượng dịch vụ và nhân viên của Trung
Nguyên bị đánh giá thấp nhất (15%) so với 21% của Highlands. The
Coffee House đươc đánh giá tốt nhất về chất lượng nhân viên và độ đa
dạng trong thực đơn, với đồng tỷ lệ là 23.

You might also like