You are on page 1of 7

Chương 2 Quản trị quá trình sản xuất – công nghệ- chất lượng

Tổng thời gian gián đoạn


Tgđ1 + Tgđ2 +…Tgđn
= (m-1)(tdn – t1) +(m-1)(tdn-t2)+……+(m-1)(tdn-tn)
=(m-1){(tdn-t1)+(tdn-t2)+….(tdn-tn)}
=(m-1){(tdn x n) – (t1+t2+…tn)}
=(m-1){(tdn x n) – Tổng ti}

VIẾT CÔNG THỨC VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU.

21. Một đợt sản xuất có 9 chi tiết được chế biến qua 15 bước công việc, với thời gian
thực hiện các bước như sau: b1=12', b2=14', b3=19', b4=17', b5=11', b6= b7=b8=b9=
30’,b10=20', b11=50’, b12 = 50’, b13 = 80’, b14= 34’, b15 = 23’.
Khi đó, thời gian phối hợp các bước công việc theo phương thức tuần tự , song
song,hỗn hợp là ? Tính thời gian gián đoạn ở các bước công việc 1,5,10,15
Tổng Ti = 12+14+19+17+11+30+30+30+30+20+50+50+80+34+23 = 450 (p)
Ttt = 450 x 9 = 4050 (p)
Tss = 450 + (9-1) x80 = 1090 (p)
Tổng tdh = 19+80+30 = 129(p)
Tổng tnh = 11 +20 = 31
Ttt = 450 + (9-1) x (129-31)= 1234 (p)
Tgđ1 =(80-12)(9-1)= 544
Tgđ 5 =(80-11)(9-1)= 552
Tgđ 10 = (80-20)(9-1)= 480
Tgđ 15 = (80-23)(9-1)=456

22. Một đợt sản xuất có 75 chi tiết được chế biến qua 5 bước công việc, với thời gian
thực hiện các bước như sau: b1=12', b2=8', b3=21', b4=17', b5=11'.
Thời gian gián đoạn ở bước công việc thứ 3, khi áp dụng phương thức song song là:
Tính Ttt,Tss = ?

23. Một đợt sản xuất có 25 chi tiết được chế biến qua 5 bước công việc, với thời gian
thực hiện các bước như sau: b1=16', b2=14', b3=17', b4=27', b5=11'.
Ttt , Tss, Thh = ?
Tổng thời gian của các bước công việc : 16+14 +17+27+11 =85 (p)
0<16 >14<17<27> 11>0
Ttt = 85 x 25 = 2125 (p)
n
Tss   ti  ( m  1)  t dn
i 1
Tss = 85 + (25-1) x 27 = 733 (p)

Tgdi = (tdn-ti)(m-1)
Tgd1 = (27-16) x(25-1) = 264 (p)
Tgd2 = (27-14) x(25-1) = 312 (p)
Tổng Tgđ = (25-1) {(27 x 5) -85} = 1200 (p)
Tổng Tdh = 27 + 16 = 43 (p)
Tổng Tnh = 14 (p)
Thh = 85 + (25-1) (43-14)= 781(p)
31. Một đợt sản xuất có 20 chi tiết được chế biến qua 15 bước công việc, với
thời gian thực hiện các bước như sau: b1=37', b2=37', b3=33', b4=43', b5=33',
b6=63', b7=38', b8= 38', b9=60', b10=40', b11=50’, b12 = 50’, b13 = 80’, b14=
34’, b15 = 23’.
Tổng thời gian của các bước công việc dài hơn,ngắn hơn khi áp dụng phương
thức hỗn hợp là:
Tính Ttt,Tss,Thh
Tính Tgđ 1, Tgđ10 . Tổng thời gian gián đoạn khi áp dụng phương thức song
song

32. Một đợt sản xuất có 19 chi tiết được chế biến qua 16 bước công việc, với
thời gian thực hiện các bước như sau: b1=5', b2=51', b3=7', b4=27', b5=10',
b6=20', b7=13', b8=31', b9=14', b10=17', b11= 17’, b12=21’, b13=21’, b14=21’,
b15=18’, b16=12’.
Tính thời gian phối hợp các bước công việc theo phương thức tuần tự,hỗn hợp,
song song ,
Tính Tgđ 1, Tgđ10 . Tổng thời gian gián đoạn khi áp dụng phương thức song
song

33. Một đợt sản xuất có 18 chi tiết được chế biến qua 10 bước công việc, với thời gian
thực hiện các bước như sau: b1=5', b2=5', b3=27', b4=7', b5=10', b6=10', b7=33',
b8=13', b9=14', b10=17'.
Tính thời gian phối hợp các bước công việc theo phương thức tuần tự,hỗn hợp,
song song ,
Tính Tgđ 1, Tgđ10 . Tổng thời gian gián đoạn khi áp dụng phương thức song
song
Bài 34 . Một đợt sản xuất có 15 chi tiết được chế biến qua 10 bước công việc, với thời
gian thực hiện các bước như sau: b1=11', b2=14', b3=13', b4=17', b5=62', b6=14',
b7=13', b8=13', b9=17', b10=20'.
Tính thời gian phối hợp các bước công việc theo phương thức hỗn hợp,tổng thời gian
gián đoạn ở các bước công việc, khi áp dụng phương thức song song ?

35. Một đợt sản xuất có 17 chi tiết được chế biến qua 10 bước công việc, với thời gian
thực hiện các bước như sau: b1=17', b2=14', b3=19', b4=17', b5=57', b6=14', b7=13',
b8=13', b9=17', b10=20'.
Tính Ttt,Tss,Thh , Tổng Tgđ ?

CHƯƠNG 3
Trả lương theo thời gian
Lương Tg = Đơn giá x T

Đơn giá : số tiền phải trả cho người lao động trên 1 đơn vị thời gian
T : Thời gian làm việc của người lao động
ví dụ : 1 công nhân có mức lương giờ là 20.000 đồng /h . Một ngày làm 6 tiếng, 1
tháng làm 24 ngày , lương tháng của công nhân đó ?
Lương Tg = 20.000 x 6 x 24 = 2.880.000 (đồng/ tháng)
Ví dụ : 1 công nhân có mức lương ngày 150.000 đồng. 1 tháng làm 22 ngày
Lương Tg = 150.000 x 22 = 3.300.000 ( đồng / tháng)

Trả lương theo sản phẩm


Lương sản phẩm trực tiếp
Lsptt = Đg x Q1
Đg : số tiền phải trả cho 1 đơn vị sản phẩm hoàn thiện
Q1 : sản lượng thực tế của công nhân đó
Đg = Lcv / Q0
Lcv = mức lương theo hệ số cấp bậc Lcv = HSCB x mức lương tối thiểu
Q0 = Định mức sản lượng
Q0 = Tổng thời gian làm việc / định mức thời gian

Lương sản phẩm gián tiếp


Lspgt = Đg x Q1 ( Q1 = tổng sản lượng của các công nhân chính)
Đg = Lcv / (M x Q0)
M số công nhân chính mà công nhân phụ đó phục vụ
Trả lương sản phẩm lũy tiến
Lsplt = Đg x Q1 + Đg x D x ( Q1-Q0)
D : Hệ số lương sản phẩm lũy tiến

Bài 1:
Một công nhân phụ có mức lương ngày là 120.000 đồng, định mức phục vụ 3 máy
cùng loại, mỗi máy do một công nhân chính vận hành. Trong một tháng công nhân
chính trong các máy hoàn thành sản lượng lần lượt là 550; 600; 800 sản phẩm. Biết
ngày chế độ trong tháng là 26 ngày, 1 ngày làm 8 giờ, định mức thời gian là 20
phút/sản phẩm.
Tính tiền lương của công nhân phụ.
Bài 2:
Một công nhân hệ số cấp bậc là 2,34, sản lượng đạt được trong tháng là 800 sản phẩm,
định mức thời gian là 20 phút/sản phẩm. Một tháng làm 22 ngày, một ngày làm 8 giờ,
mức lương tối thiểu là 1.390.000 đồng/tháng.
Tính tiền lương sản phẩm trực tiếp của công nhân đó.
Tính tiền lương sản phẩm lũy tiến biết rằng nếu sản lượng vượt mức < 50% thì D =
1,05 , nếu sản lượng vượt mức từ 50% trở lên thì D = 1,1

Bài 3:
Một công nhân hệ số cấp bậc là 2,34, định mức thời gian là 20 phút/sản phẩm. Một
tháng làm 22 ngày, một ngày làm 8 giờ, mức lương tối thiểu là 1.150.000 đồng/tháng.
Sản lượng đạt được là: 2.580 sản phẩm. Tính:
- Đơn giá tiền lương của công nhân đó.
- Tiền lương sản phẩm của công nhân đó.

Bài 4:
Một công nhân cơ khí có hệ số cấp bậc 3,33, trong tháng sản xuất được 150 sản phẩm,
định mức thoi gian là 2h/ sản phẩm. Ngày chế độ trong tháng 24 ngày, một ca làm 8
giờ, lương tối thiểu là 1.390.000 đồng/tháng.
Tính:

- Đơn giá tiền lương của công nhân đó.


- Tiền lương sản phẩm của công nhân đó.
Bài 5:
Một công nhân cơ khí có hệ số cấp bậc 1,82, trong tháng sản xuất được 350 sản phẩm,
định mức lao động là 4 sản phẩm/ngày. Ngày chế độ trong tháng 20 ngày, một ngày
làm 8 giờ, lương tối thiểu là 1.150.000 đồng/tháng.
Tính tiền lương sản phẩm trực tiếp của công nhân đó.
Bài 6:
Một công nhân có lương ngày 240.000 đồng, sản lượng đạt trong tháng là 150 sản
phẩm, định mức sản lượng là 4 sản phẩm/ngày.
Tính tiền lương sản phẩm trực tiếp của công nhân đó.
Bài 7:
Một công nhân có lương ngày 360.000 đồng, định mức sản lượng là 4 sản phẩm/ngày.
Tính Đơn giá tiền lương sản phẩm?
Nếu công nhân đó hoàn thành sản lượng là 267 sản phẩm trong tháng thì tiền lương
sản phẩm của công nhân đó là bao nhiêu?
Bài 8:
Một công nhân phụ có mức lương ngày là 240.000 đồng. Định mức phục vụ là 2 máy
cùng loại, mỗi máy do một công nhân chính vận hành. Biết ngày làm việc 8 giờ, định
mức thời gian là 20 phút/sản phẩm.
Tính:
- Đơn giá tiền lương của công nhân phụ là :
- Nếu công nhân chính hoàn thành sản lượng tương ứng là: 1.274 sp và 1.593 sp. Hãy
tính lương sản phẩm của công nhân phụ đó.
Bài 9:
Một công nhân có hệ số lương là 3,56; với định mức thời gian 16 giờ/sản phẩm. Một
tháng làm 22 ngày, một ca làm 8 giờ, lương tối thiểu là 1.050.000 đồng/tháng. Trong
tháng sản xuất được 18 sản phẩm.
Tính tiền lương sản phẩm trực tiếp của công nhân đó.
Bài 10:
Một công nhân có hệ số lương là 3,56 ; với định mức thời gian 8 giờ/sản phẩm. Một
tháng làm 22 ngày, một ca làm 8 giờ, lương tối thiểu là 1.050.000 đồng/tháng.
Tính: Đơn giá tiền lương của công nhân đó.
Nếu công nhân chính hoàn thành 28 sản phẩm thì tiền lương tháng là bao nhiêu?
Bài 11:
Một công nhân phụ có hệ số lương là 1,96. Định mức phục vụ là 3 máy cùng loại, mỗi
máy do một công nhân chính vận hành. Trong một tháng công nhân chính trong các
máy hoàn thành sản lượng lần lượt là 20 sản phẩm, 25 sản phẩm, 18 sản phẩm. Biết số
ngày làm việc trong tháng là 26 ngày, 1 ngày làm 8 giờ, định mức thời gian là 16
giờ/sản phẩm, mức lương tối thiểu là 1.150.000đồng/tháng.
Tính tiền lương của công nhân phụ.

Bài 12:
Một công nhân phụ có hệ số lương là 1,96. Định mức phục vụ là 3 máy cùng loại, mỗi
máy do một công nhân chính vận hành. Biết ngày chế độ trong tháng là 22 ngày, 1 ca
làm 8 giờ, định mức thời gian là 16 giờ /sản phẩm, mức lương tối thiểu là
1.150.000đồng/tháng.
Tính: - Đơn giá tiền lương của công nhân phụ.
- Tính lương công nhân phụ nếu mỗi công nhân chính hoàn thành 16 sp/ tháng.

Bài 13:
Một công nhân hệ số cấp bậc là 2,34, định mức thời gian là 60 phút/sản phẩm. Biết
một tháng làm việc 22 ngày, một ca làm 8 giờ, mức lương tối thiểu là 1.150.000
đồng/tháng.
Tính: Đơn giá tiền lương của công nhân đó.
Bài 14:
Một công nhân hệ số cấp bậc là 2,34, định mức thời gian là 60 phút/sản phẩm. Biết
một tháng làm việc 22 ngày, một ca làm 8 giờ, mức lương tối thiểu là 1.150.000
đồng/tháng. Số lượng sản phẩm thực tế của công nhân đó trong tháng là 350 sản phẩm.
Tính: Tiền lương của công nhân đó.
Bài 15:
Một công nhân cơ khí có hệ số cấp bậc 1,83, định mức sản lượng là 4 sản phẩm/ngày.
Ngày chế độ trong tháng 20 ngày, mức lương tối thiểu là 1.050.000/tháng.
Tính: Đơn giá tiền lương của công nhân đó.
Tính lương sp của công nhân biết sản lượng hoàn thành là 380sp/tháng.
Bài 16:
Một công nhân cơ khí có hệ số cấp bậc 1,83, trong tháng sản xuất được 250 sản phẩm,
định mức lao động là 4 sản phẩm/ngày. Biết ngày chế độ trong tháng là 20 ngày, mức
lương tối thiểu là 1.050.000/tháng.
Tính: tiền lương của công nhân đó.
Bài 17:
Một công nhân có hệ số lương là 3,56, với định mức 16giờ/sản phẩm. Một tháng làm
22 ngày, một ca làm 8 giờ, lương tối thiểu là 1.150.000 đồng/tháng. Trong tháng sản
xuất được 15 sản phẩm.
Tính tiền lương sản phẩm trực tiếp của công nhân đó.
Bài 18:
Một công nhân có hệ số lương là 3,56, với định mức 16 giờ/sản phẩm. Một tháng làm
22 ngày, một ca làm 8 giờ, lương tối thiểu là 1.150.000 đồng/tháng.
Tính: Đơn giá tiền lương của công nhân đó.
Bài 19:
Một công nhân có lương ngày là l60.000 đồng, định mức sản lượng là 2 sản
phẩm/ngày.
Tính: Đơn giá tiền lương sản phẩm của công nhân đó.
Bài 20:
Một công nhân có lương ngày là 240.000 đồng, định mức sản lượng là 2 sản
phẩm/ngày. Trong tháng công nhân hoàn thành được 70 sản phẩm.
Tính tiền lương sản phẩm trực tiếp của công nhân đó.

You might also like