You are on page 1of 4

GỢI Ý ÔN TẬP HKII MÔN VẬT LÝ

Nội dung: Từ bài 13. Công cơ học đến bài 24. Công thức tính nhiệt lượng
Dưới đây là một số cau hỏi gợi ý
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trường hợp có công cơ học là
A. con bò đang kéo chiếc xe di chuyển. B. nước ép lên thành bình đựng.
C. người lực sĩ cử tạ đỡ tạ ở tư thế thẳng đứng. D. em học sinh ngồi học bài.
Câu 2. Công suất được tính bằng
A. công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
B. công thực hiện được trong một giờ.
C. lực thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
D. lực thực hiện được trong một giờ.
Câu 3. Chiếc cung đang giương thì cơ năng của nó đang ở dạng
A. thế năng đàn hồi. B. thế năng trọng trường.
C. động năng. D. nhiệt năng.
Câu 4. Đơn vị tính công suất là
A. jun (J). B. kilôjun (kJ). C. calo (cal). D. oát (W).
Câu 5. Trường hợp nào sau đây sinh ra công cơ học bằng nhau?
A. Lực 50N gây dịch chuyển 100m. Lực 250N gây dịch chuyển 500m.
B. Lực 50N gây dịch chuyển 100m. Lực 75N gây dịch chuyển 200m.
C. Lực 250N gây dịch chuyển 500m. Lực 75N gây dịch chuyển 200m.
D. Lực 250N gây dịch chuyển 20m. Lực 50N gây dịch chuyển 100m.
Câu 6. Trong các trường hợp sau đây trường hợp vật không có thế năng trọng trường?
A. Qủa nặng của búa máy được treo trên cần cẩu của búa máy.
B. Một chiếc ô tô đang chạy trên đường nằm ngang.
C. Nước nằm trong hồ chứa của nhà máy thủy điện.
D. Một cái lò xo đang bị nén.
Câu 7. Một mũi tên được bắn bay đi nhờ dạng năng lượng nào dưới đây của cung tên?
A. Chỉ có thế năng. B. Chỉ có động năng.
C. Chỉ có nhiệt năng. D. Có cả động năng, thế năng.
Câu 8. Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây là đúng?
A. Đồng, nước, không khí. B. Đồng, không khí, nước.
C. Không khí, nước, đồng. D. Không khí, đồng, nước.
Câu 9. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào một chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt
nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng
A. nhiệt năng sang cơ năng. B. nhiệt năng sang nhiệt năng.
C. cơ năng sang nhiệt năng. D. cơ năng sang cơ năng..
Câu 10. Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách
A. đối lưu. B. dẫn nhiệt . C. bức xạ nhiệt.
Câu 11. Trường hợp nào sau đây vật có thế năng đàn hồi?
A. Viên bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng.
B. Cái tên nằm trong cái cung đã được giương.
C. Qủa nặng đang làm việc trong cái búa máy.
D. Viên đạn đang nằm trong khẩu súng.
Câu 12. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng,
vừa có thế năng?
A. Khi vật đang đi lên hoặc đang rơi xuống. B. Chỉ khi vật đang đi lên.
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống. D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
Câu 13. Thứ tự sắp xếp vật dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn là
A. bạc, thủy tinh, nước, không khí. B. thủy tinh, bạc, nước, không khí.
C. không khí, nước, bạc, thủy tinh. D. bạc, nước, thủy tinh, không khí.
Câu 14. Có hai cốc nước: cốc (1) chứa nước lạnh, cốc (2) chứa nước nóng. Tốc độ chuyển
động của các phân tử nước
A. trong cốc (1) lớn hơn cốc (2). B. trong cốc (1) nhỏ hơn cốc (2).
C. trong hai cốc bằng nhau. D. không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 15. Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này có sự chuyển
hóa năng lượng từ
A. nhiệt năng sang cơ năng. B. nhiệt năng sang nhiệt năng.
C. cơ năng sang nhiệt năng. D. cơ năng sang cơ năng.
Câu 16. Trường hợp thay đổi nhiệt năng của vật bằng sự truyền nhiệt là
A. khi cưa gỗ, lưỡi cưa bị nóng lên.
B. khi tàu vũ trụ bay trở về Trái Đất, nhiệt độ vỏ tàu tăng lên.
C. thả miếng đồng vào cốc nước nóng làm miếng đồng nóng lên.
D. dùng tay bẻ gấp đoạn dây đồng nhiều lần làm dây đồng nóng lên.
Câu 17. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của
A. chất khí và chất lỏng. B. chất lỏng và chất rắn.
C. chất rắn và chất khí. D. chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 18. Máy cày thứ nhất thực hiện công lớn gấp 2 lần trong thời gian dài gấp 4 lần so với
với máy cày thứ hai. Nếu gọi P1là công suất của máy thứ nhất, P2là công suất của máy thứ
hai thì
A. P1=P2 B. P1=2. P2
C. P2=2. P1 D. P2=4. P1
Câu 19. Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kgK có nghĩa nhiệt lượng cần cung cấp cho
1kg đồng để nó tăng thêm 10C là
A. 380kg. B. 380J. C. 380J/kg. D. 380J/kgK.
Câu 20. Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì
A. hộp xốp kín nên dẫn nhiệt kém.
B. hộp xốp kín nên dẫn nhiệt tốt.
C. trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém.
D. trong xốp có các khoảng chân không nên dẫn nhiệt kém.
Câu 21. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào
dưới đây của vật không thay đổi?
A. Nhiệt năng. B. Thể tích và nhiệt độ.
C. Khối lượng và trọng lượng D. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
Câu 22. Quả mít đang ở trên cây, cơ năng của quả mít là
A. thế năng đàn hồi. B. thế năng trọng trường.
C. động năng. D. nhiệt năng.
Câu 23. Trong các trường hợp sau đây trường hợp vật vừa có động năng vừa có thế năng?
A. Nước được ngăn trên đập thủy điện. B. Máy bay đang bay.
C. Viên đạn đã được bắn trúng đích. D. Hòn bi lăn trên sàn nhà.
Câu 24. Một vật có vận tốc càng lớn thì
A. thế năng vật càng lớn. B. thế năng của vật càng nhỏ.
C. động năng của vật càng lớn. D. động năng vật càng nhỏ.
Câu 25. Các chất đều được cấu tạo
A. liền một khối. B. rỗng bên trong.
C. từ các tế bào riêng biệt. D. từ các hạt riêng biệt.
Câu 26. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật
A. càng thu nhỏ lại. B. chuyển động càng chậm.
C. càng nở to ra. D. chuyển động càng nhanh.
Câu 27. Nhiệt năng của một vật là
A. năng lượng của vật thu được khi bị nung nóng.
B. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. năng lượng thu được trong quá trình đốt cháy vật đó.
Câu 28. Nhiệt truyền từ bếp ga đến người đứng gần bếp ga chủ yếu bằng hình thưc nào?
A. đối lưu. B. dẫn nhiệt .
C. bức xạ nhiệt. D. Cả ba hình thức trên.
Câu 29. Trong các hình thức truyền nhiệt sau đây, hình thức truyền nhiệt có thể truyền
được qua môi trường chân không là
A. dẫn nhiệt. B. bức xạ nhiệt.
C. đối lưu. D. dẫn nhiệt và đối lưu.
Câu 30. Máy cày thứ nhất thực hiện cày diện tích lớn gấp 3 lần trong thời gian dài gấp 4 lần
so với với máy cày thứ hai. Nếu gọi P1là công suất của máy thứ nhất, P2là công suất của
máy thứ hai thì
4
A. P1=P2 B. P1= 3 P
2

4
C. P2= 3 P D. P2=4. P1
1

Câu 31. Nói nhiệt dung riêng của thép là 460J/kgK có nghĩa nhiệt lượng cần cung cấp cho
1kg thép để nó tăng thêm 10C là
A. 460kg. B. 460J. C. 460J/kg. D. 460J/kgK.
Câu 32. Nấu hai lượng nước như nhau bằng hai cái ấm, một cái bằng nhôm, một cái bằng
đất, ngọn lửa như nhau. Nước trong ấm nhôm sẽ nhanh sôi hơn. Vì sao?
A. Ấm nhôm kín hơn ấm đất
B. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.
C. Nước thấm vào ấm đất làm hạ nhiệt độ của ngọn lửa.
D. Mặt ngoài ấm đất gồ ghề hơn nên tiếp xúc với lửa ít hơn.
Câu 33. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng
nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật.
C. Nhiệt độ của vật. D. Khối lượng, trọng lượng của vật.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Một người kéo một vật từ giếng sâu 90dm lên đều trong 50s. Người ấy phải dùng
một lực 200N. Tính công và công suất của người kéo?
Câu 2. Nam thực hiện được một công 34kJ trong thời gian 10 phút, An thực hiện một công
44kJ trong thời gian 14 phút. Tính công suất của mỗi bạn, cho biết ai làm việc khỏe hơn?
Câu 3. Vì sao về mùa lạnh, khi đặt tay lên một vật bằng sắt ta thấy buốt hơn khi đặt tay vào
một vật bằng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của sắt lúc ấy thấp hơn nhiệt độ của gỗ không?
Câu 4. Một ấm đun nước bằng đất có khối lượng 0,5kg chưa 4 lít nước ở 300C. Muốn đun
sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đất và của
nước lần lượt là 800J/kgK và 4200J/kgK.
Câu 5. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kgK. Để m (kg) nhôm tăng thêm 10 0C thì
phải cung cấp một nhiệt lượng là 8800J. Tính khối lượng m của nhôm?

KẾT HỢP NỘI DUNG CÔ ĐÃ ÔN TẬP TRÊN LỚP.


CHÚC CÁC BẠN ÔN TẬP TỐT, THI ĐẠT KẾT QUẢ CAO
.HẾT.

You might also like