You are on page 1of 4

TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ DƯỢC ĐỘNG HỌC CƠ BẢN

Bài 1: Trong tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc có trình bày bảng so sánh các chỉ
số dược động học của 1 biệt dược của hãng B với 1 biệt dược của một hãng A
(biệt dược của hãng A là biệt dược có uy tín và đã lưu hành từ lâu trên thị
trường), 2 chế phẩm này đều cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng dạng bào
chế; các số liệu so sánh như sau:

Các thông số DĐH Biệt dược A Biệt dược B


AUC (ng.h. ml-1) 2107 2243
Cmax (ng/ml) 466 478
Tmax (h) 2,8 2,8
T 1/2 (h) 2,6 2,5

* Các khác biệt được chứng minh không có ý nghĩa thống kê.
Câu hỏi:
1. Hãng B trình bày bảng so sánh này với mục đích gì?
2. Giải thích ý nghĩa của các thông số dược động học nêu trong bảng.

Bài 2: Tính tỷ lệ % Famotidin bị bài xuất ra khỏi cơ thể ở thời điểm 9 giờ sau
khi tiêm tĩnh mạch Famotidin liều 20 mg, biết thời gian bán thải của thuốc này
là 3 giờ.

Bài 3: Digoxin có thời gian bán thải là 36 giờ. Sau khi cho bệnh nhân uống
thuốc 3 ngày, mỗi ngày 1 viên 0,25 mg bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân thử nồng
độ digoxin trong máu. Hãy cho biết chỉ định trên của bác sĩ có hợp lý hay
không? Giải thích vì sao?
Bài 4: Ông A đang sử dụng phenobarbital để điều trị duy trì sau khi bị các cơn
co giật do động kinh. Liều phenobarbital 50 mg x 2 lần/ngày. Sau khi dùng
thuốc 1 tháng, các cơn co giật vẫn xuất hiện. Kiểm tra nồng độ phenobarbital
trong huyết tương cho thấy chỉ đạt 10 mcg/mL trong khi mức cần có là 20-40
mcg/mL.
1. Liệu có thể tăng liều gấp đôi để có được mức thuốc trong huyết tương là
20 mcg/mL?
2. Những nguyên nhân nào có thể dẫn tới việc giảm nồng độ phenobarbital
ở bệnh nhân này?

HIỆU CHỈNH LIỀU Ở BỆNH NHÂN


SUY GIẢM CHỨC NĂNG GAN, THẬN

Bài 1: Ông B, 57 tuổi, bị tai nạn gẫy xương đùi do tai nạn giao thông. Sau phẫu
thuật, ông B bị nhiễm trùng. Xét nghiệm bệnh phẩm từ vết thương cho thấy ông
B bị nhiễm vi khuẩn G(-). Kháng sinh được lựa chọn là Tobramycin phối hợp
với một kháng sinh nhóm cephalosporin. Kết quả xét nghiệm cho biết creatinin-
huyết tương là 0,7 mg/dL. Sau 24h điều trị, creatinin huyết tương lên đến 3
mg/dL. Cho biết: Ông B cân nặng 70 kg, cao 1,60 m; Tobramycin được bài xuất
chủ yếu ở dạng còn hoạt tính qua lọc ở cầu thận.
1. Hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân này?
2. Nguyên nhân có thể dẫn đến tăng creatinin huyết tương?

Bài 2: Ông A, bị xơ gan nặng. Được biết trước khi nhập viện, ông đang được
điều trị bệnh tăng huyết áp bằng metoprolol, dùng đường uống. Thuốc này có hệ
số chiết xuất qua gan là 0,7 và bị chuyển hoá mạnh qua hệ men cytocrom P 450
ở gan. Tỷ lệ thải trừ theo nước tiểu ở dạng còn hoạt tính là 10%. SKD đường
uống bình thường là 40%.
1. Sinh khả dụng của metoprolol trong trường hợp này có thay đổi không?
2. Hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân này?
Bài 3: Bệnh nhân nữ, 56 tuổi, nặng 54 kg, được điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
do hậu quả của quá trình nhiễm trùng sau phẫu thuật. Do biết được căn nguyên
gây bệnh là trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa) nên kháng sinh được chọn là:
Ceftazidim 1g x 3 lần/ngày. Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân có biểu hiện suy
thận. Xét nghiệm creatinin-huyết thanh cho kết quả 2 mg/dl.
1. Có cần hiệu chỉnh lại liều ceftazidim cho bệnh nhân này không?
2. Nếu có thì trình bày cách hiệu chỉnh liều và tính liều mới cho biết
ceftazidim không bị chuyển hoá khi qua gan.

Bài 4: Bà T, nặng 50 kg, nhập viện do một cơn hen nặng. Bà cho biết đã bị hen
mạn tính và thường xuyên dùng theophylin 400 mg /ngày nhưng thỉnh thoảng
vẫn có những cơn hen xảy ra. Bác sĩ muốn tăng liều để có được mức thuốc
trong huyết tương khoảng 10 mcg/mL.
Câu hỏi
1. Hãy tính liều cần có cho bà T để đạt nồng độ thuốc trong huyết tương
mong muốn. Cho biết thể tích phân bố của theophylin là 0,40 L/kg, sinh
khả dụng đường uống là 70%?
2. Phân tích những nguyên nhân có thể dẫn đến thay đổi nồng độ theophylin
trong huyết tương?

Bài 5: BÖnh nh©n n÷, 60 tuæi, nÆng 48 kg, ®−îc ®iÒu trÞ nhiÔm khuÈn tiÕt niÖu
do hËu qu¶ cña qu¸ tr×nh nhiÔm trïng sau phÉu thuËt. Do biÕt ®−îc c¨n nguyªn
g©y bÖnh lµ trùc khuÈn mñ xanh (P.aeruginosa) nªn kh¸ng sinh ®−îc chän lµ:
Ceftazidim 1g x 4 lÇn/ngµy. Sau 3 ngµy ®iÒu trÞ, bÖnh nh©n cã biÓu hiÖn suy
thËn. XÐt nghiÖm creatinin-huyÕt thanh cho kÕt qu¶ 2 mg/dl.
Câu hỏi
1. Cã cÇn hiÖu chØnh l¹i liÒu ceftazidim cho bÖnh nh©n nµy kh«ng?Giải
thích?
2. HiÖu chØnh liÒu vµ tÝnh liÒu míi cho bệnh nhân, cho biÕt ceftazidim
kh«ng bÞ chuyÓn ho¸ khi qua gan.

Bài 6: Bµ T ph¶i nhËp viÖn do bÞ nhiÔm khuÈn ®e do¹ tÝnh m¹ng. T¸c nh©n g©y
bÖnh ®−îc x¸c ®Þnh lµ vi khuÈn G (-). Kh¸ng sinh ®−îc lùa chän lµ gentamicin
phèi hîp víi mét kh¸ng sinh nhãm beta lactam. Nång ®é gentamicin mong
muèn lµ 10 mcg/mL.
Câu hỏi
1. TÝnh liÒu gentamicin cÇn ®Ó ®¹t nång ®é mong muèn cho bÖnh nh©n
nµy cho biÕt Vd = 0,2 L/kg.
2. Xác định c¸ch ®−a gentamicin theo ®−êng tÜnh m¹ch.
Bài 7: Bệnh nhân H, 55 tuổi, bị gẫy hở xương cẳng chân do tai nạn giao thông.
Sau phẫu thuật cố định xương, ông H bị nhiễm trùng. Xét nghiệm bệnh phẩm từ
vết thương cho thấy ông H bị nhiễm vi khuẩn G (-). Kháng sinh được lựa chọn
là Amikacin phối hợp với một kháng sinh nhóm cephalosporin. Kết quả xét
nghiệm cho biết creatinin-huyết tương là 0,8 mg/dL. Sau 24h điều trị, creatinin
huyết tương lên đến 2 mg/dL. Cho biết: Ông H cân nặng 50 kg, cao 1,60 m;
Amikacin được bài xuất chủ yếu ở dạng còn hoạt tính qua lọc ở cầu thận.
Câu hỏi
1. Hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân này?
2. Phân tích nguyên nhân có thể dẫn đến tăng creatinin huyết tương?

You might also like