You are on page 1of 2

4, Hệ thống phần mềm ứng dụng trong Logistics?

a) Hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp – ERP


Hệ thống ERP là một phần mềm ứng dụng gồm nhiều module nhằm giúp các công ty quản lý
các phần quan trọng trong việc kinh doanh. Điểm quan trọng của module này là duy nhất
thực hiện và kiểm soát các giao dịch hàng ngày.
Ví dụ: hệ thống ERP có thể quan sát quá trình thực thi toàn bộ 91 đơn đặt hàng, theo dõi đơn
hàng này từ việc cung ứng nguyên liệu đến giao thành phẩm cho khách hàng.
b) Quản lý chuỗi cung ứng - SCM
Hệ thống SCM thích hợp với những ứng dụng khác nhau như điều độ, lập kế hoạch cấp cao,
lập kế hoạch vận tải, lập kế hoạch nhu cầu và kế hoạch tồn kho trong chuỗi cung ứng tích
hợp đồng bộ. SCM dựa vào ERP để cung cấp dữ liệu hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và phân
tích. Hệ thống SCM này có tính năng phân tích hỗ trợ việc ra quyết định ở cấp độ chiến lược.
c) Quản lý mối quan hệ khách hàng - CRM và bán hàng tự động - SFA
CRM theo dõi những khuôn mẫu mua hàng và tiểu sử khách hàng. Dữ liệu khách hàng được
công ty lưu trữ và có thể truy xuất nhanh chóng để phục vụ khách hàng và nhân viên bán
hàng khi cần thiết.
Hệ thống SFA cho phép công ty kết hợp công tác và kiểm soát tốt những hoạt động của lực
lượng bán hàng của công ty. Hệ thống này tự động thực hiện nhiều công việc liên quan để lập
kế hoạch bán hàng, chuẩn bị chỉ tiêu và trình bày phương thức bán hàng hợp lý.
d) Hoạch định và điều độ nâng cao - APS
Hệ thống APS là những ứng dụng có tính phân tích cao, mục đích là ước lượng công suất nhà
máy, tính sẵn có của nguyên liệu và nhu cầu khách hàng. Sau đó, điều độ sản xuất sản phẩm
nhà máy sản xuất và thời gian sản xuất.
e) Hệ thống quản lý nhà kho – WMS
Hệ thống này cung cấp khả năng làm việc hàng ngày trong nhà kho một cách hiệu quả. Hệ
thống này lưu trữ mức tồn kho và địa điểm tồn trữ trong nhà kho hỗ trợ cho các hoạt động
khác như bốc hàng, nhận hàng và vận tải để thực hiện những đơn hàng cho khách hàng
f) Business to business (B2B)
Các hoạt động giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp diễn ra trên các sàn thương mại điện
tử, hoặc các kênh thương mại điện tử của từng doanh nghiệp.
g) Business to Consumer (B2C)
Là hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng mà các giao dịch mua bán
diễn ra trên mạng internet.
h) B2G (viết tắt Business to Government)
Là mô hình kinh doanh trong đó bên bán là doanh nghiệp và bên mua là các tổ chức chính
phủ của các quốc gia.
i) Hệ thống thu mua
Mục đích của hệ thống này là sắp xếp một quá trình thu mua và làm cho nó hiệu quả hơn. Hệ
thống thu mua cho phép công ty so sánh giá cả và khả năng hoạt động của nhiều nhà cung
cấp khác nhau.
Ví dụ: hệ thống cagalogs lưu giữ một số lượng lớn các thông tin liên quan như giá, thông tin,
quá trình mua và hoạt động của nhà cung cấp => cung cấp thay thế sản phẩm mà công ty
mua.
j) Hệ thống hoạch định vận tải – TPS
TPS là một hệ thống tính toán số lượng nguyên liệu nên được vận chuyển là bao nhiêu, đến
những địa điểm nào, trong thời gian bao lâu, so sánh các phương thức vận chuyển khác nhau.
Phần mềm này cung cấp các dữ liệu cần thiết cho hệ thống như cước phí tính theo dặm, phí
nhiên liệu, thuế quan chuyên chở. . . và được bán cho những nhà cung ứng hệ thống vận tải.
k) Lập kế hoạch nhu cầu
Hệ thống này sử dụng thuật toán và kỹ thuật đặc biệt giúp công ty dự báo nhu cầu khách
hàng. Hệ thống này lấy thông tin dữ liệu bán hàng quá khứ, các kế hoạch chương trình
khuyến mãi đã thực hiện và một số sự kiện khác ảnh hưởng đến nhu cầu khách hàng như xu
hướng thị trường hay tính mùa vụ. . . Hoạch định nhu cầu sử dụng dữ liệu để tạo ra mô hình
dự báo bán hàng trong tương lai.
l) Hệ thống quản lý tồn kho
Hệ thống này dùng để tìm sự cân bằng giữa chi phí vận chuyển tồn kho chi phí sử dụng hết
hàng tồn kho; và sự tổn thất doanh thu do tốn quá nhiều chi phí trong công ty.
m) Hệ thống thực hiện sản xuất - MES
Hệ thống này lập ra kế hoạch điều độ sản xuất ngắn hạn, phân bổ nguồn nguyên vật liệu và
các nguồn lực khác trong nhà máy. Tính năng vận hành của hệ thống tập trung vào ERP và
phần mềm MES được cung cấp bởi hệ thống nhà buôn về ERP.
n) Hệ thống điều độ vận tải - TSS
Hệ thống này tập trung vào những ứng dụng của ERP và MES. Trong hệ thống TSS ít có tính
chất phân tích và tập trung nhiều hơn vào các tác nghiệp hằng ngày. Một công ty sử dụng hệ
thống lập kế hoạch vận tải để tạo ra kế hoạch giao hàng và chuyên chở ngắn hạn.

You might also like