You are on page 1of 35

Giảng

viên: ThS. Nguyễn Huy Hiệu


Khoa Tài chính – Ngân hàng
Đại học Ngoại Thương
Email: hieunh@ftu.edu.vn
§ MỤC TIÊU MÔN HỌC

Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới thẩm định dự án đầu tư, lợi suất – rủi ro và định giá
tài sản, lý thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết xác định cơ cấu vốn, quyết định cổ tức ….
Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ có khả năng đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư,
biết được phương pháp định giá tài sản, quản trị tài chính ngắn hạn và quản trị tài chính dài hạn.

Sinh viên sẽ có khả năng áp dụng lý thuyết các vấn đề hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp
& đánh giá kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
§ NỘI DUNG MÔN HỌC
v Chương 1: Giới thiệu về Tài chính doanh nghiệp
v Chương 2: Phân tích báo cáo tài chính

v Chương 3: Thẩm định dự án đầu tư


v Chương 4: Cơ cấu vốn doanh nghiệp
v Chương 5: Chính sách cổ tức

v Chương 6: Đòn bẩy và đo lường mức độ sử dụng đòn bẩy


v Chương 7: Quản lý vốn lưu động
§ TÀI LIỆU THAM KHẢO
v Ross, Thompson, Christensen, Westerfield and Jordan (2010), Corporate Finance,
Second edition, McGraw-Hill (Có thể tham khảo bản Tiếng Việt)
v Giáo trình CFA Curriculum 2020 Level 1 Book 4: Corporate Finance & Equity, CFA
Institute.
v PGS. TS Lưu Thị Hương & PGS. TS Vũ Duy Hào (2007), Tài chính Doanh nghiệp, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân
v Brealey, R.A., S.C. Myers and A.J. Marcus, Fundamentals of Corporate Finance, 4th Edition,
McGraw – Hill Inc, 2003
v Nguyễn Hải San (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính
q PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
vTài liệu: Google Classroom
vThông tin:

hieunh@ftu.edu.vn
q PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Phương pháp %

Chuyên cần 10%

Kiểm tra giữa kỳ 30%

Kiểm tra cuối kỳ 60%


v Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp

v Khái niệm tài chính doanh nghiệp

v Mục tiêu của Tài chính doanh nghiệp

v Mâu thuẫn người đại diện

v Quản trị doanh nghiệp

v Tài chính doanh nghiệp và Thị trường tài chính


DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
vLuật doanh nghiệp 2020/QH14 (Khoản 10 Điều 4)
§ “ Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành
lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”
§ Theo luật DN Việt Nam, có 5 loại hình doanh nghiệp được chấp nhận.
vDoanh nghiệp tư nhân

vCông ty hợp danh

vCông ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

vCông ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

vCông ty cổ phần
Loại hình Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm

Doanh nghiệp tư
nhân
(The Sole
Proprietorship)

Công ty hợp
danh thông
thường
(The general
Partnership)
Loại hình Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm

Công ty hợp
danh trách
nhiệm hữu hạn
(Limited
partnership -
Co.ltd)
(Một thành viên/
Hai thành viên
trở lên

Công ty cổ phần
(The
Corporation –
jsc)
vKHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Tài chính: Hệ thống các quan hệ kinh tế, trong đó diễn ra việc dịch chuyển các nguồn lực khan
hiếm thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
Tài chính Doanh nghiệp: Hệ thống các quan hệ kinh tế, trong đó diễn ra việc dịch chuyển các
nguồn lực thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong một Doanh nghiệp.
Tài chính Doanh nghiệp: Bộ môn khoa học nằm trong phạm vi quản trị doanh nghiệp giúp nhà
quản trị trả lời 3 câu hỏi nhằm đưa ra 3 quyết định
1. Doanh nghiệp nên đầu tư vốn vào đâu → Quyết định đầu tư
2. Doanh nghiệp nên huy động vốn như thế nào để tài trợ cho hoạt động đầu tư của mình →
Quyết định huy động vốn
3. Doanh nghiệp phân phối lợi nhuận như thế nào? → Quyết định phân phối lợi nhuận
Tài chính Doanh nghiệp: Hệ thống các quan hệ kinh tế, trong đó diễn ra việc dịch chuyển các
nguồn lực thông qua tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong một Doanh nghiệp.
q Quan hệ giữa Doanh nghiệp và Nhà nước

q Quan hệ giữa Doanh nghiệp và các chủ thể Tài chính khác

q Quan hệ giữa Doanh nghiệp và người lao động

q Quan hệ giữa Doanh nghiệp và Chủ sở hữu

q Quan hệ trong nội bộ Doanh nghiệp


vMỤC TIÊU CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

q Gia tăng lợi nhuận?

q Tăng thị phần (Marketshare)?

q Giảm chi phí?

TỐI ĐA HOÁ GIÁ TRỊ CỦA CỔ ĐÔNG HIỆN HỮU


vTài Chính nằm đâu trong Doanh nghiệp?
vGIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO)

Mr. LÊ THÀNH LIÊM – TV HĐQT Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk


o 1994: Nhân viên kế toán–giá thành–tổng hợp, phòng Kế Toán
o 2003: Phó phòng Kế toán
o 2005: Kế toán trưởng
o 2015: Giám đốc Điều hành Tài chính kiêm Kế toán trưởng
o 2017: Thành viên HĐQT
vGIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO)

Lê Thị Thu Thuỷ – Phó chủ tịch HĐQT Vingroup, Chủ


tịch kiêm giám đốc toàn cầu Vinfast
o Cử nhân kinh tế, Đại học Ngoại Thương
o MBA Trường Đại học Quốc tế Nhật Bản
o CFA
Bà Lê Thị Thu Thuỷ gia nhập Vingroup năm 2008, với
vai trò CFO, sau đó trở thành Phó chủ tịch phụ trách đầu
tư kiêm CEO. Bà ghi dấu ấn trong công cuộc tái cấu trúc
tài chính, phát hành và niêm yết mới của tập đoàn
Vingroup
o Phát hành 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế
của Vincom năm 2009
o Phát hành 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế
của Vingroup năm 2012...
v Lý thuyết mâu thuẫn người đại diện (Agency problem theory)

q Mối quan hệ người đại diện: Xảy ra khi một người (ông chủ - principal) thuê một người
khác (người đại diện – agent) để thực hiện các hoạt động vì lợi ích của người chủ đó.

q Mâu thuẫn người đại diện: Xảy ra khi có người đại diện thực hiện các hoạt động không
phải vì lợi ích của ông chủ (Agency problem theory).
q Đây là lý thuyết giải thích cho tất cả các xung đột lợi ích có thể xảy ra trong các mối quan
hệ uỷ thác hoặc đại diện.
Ví dụ:
v Lý thuyết mâu thuẫn người đại diện (Agency problem theory)

q Trong doanh nghiệp, mâu thuẫn người đại diện điển hình là mâu thuẫn lợi ích giữa cổ
đông (Shareholders) và nhà điều hành doanh nghiệp (Managers – CEO)

q Mâu thuẫn người đại diện trong doanh nghiệp làm phát sinh Chi phí người đại diện
(Agency cost)
• Chi phí người đại diện trực tiếp:

Ví dụ: CEO đi xe sang, ăn tiệc 5* và ở resort trong các chuyến công tác bằng tiền cổ đông/
Chi phí kiểm toán độc lập cho các báo cáo tài chính do ban quản lý lập.
• Chi phí người đại diện gián tiếp:

Ví dụ: CEO lo ngại khi thực hiện những dự án rủi ro, mặc dù nếu thành công sẽ mang lại lợi
ích cho cổ đông.
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – CORPORATE GOVERNANCE
1. Quản trị doanh nghiệp là gì?
Theo Sarah Perk:
“ Tập hợp các cơ chế nội bộ và chính sách được thiết kế để đảm bảo rằng những người được uỷ
thác sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với cổ đông”
Theo CFA

“ Hệ thống các kiểm soát nội bộ và các thủ tục để quản lý một công ty đơn lẻ. Nó cung cấp 1
khuôn khổ xác định các quyền, vai trò và trách nhiệm của các nhóm khác nhau trong một tổ chức.
Về cốt lõi, quản trị công ty là việc sắp xếp các đối chiếu, cân đối và các biện pháp khuyến khích
mà một công ty cần có để giảm thiểu và quản lý các xung đột lợi ích giữa người nội bộ và cổ đông
của công ty”
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – CORPORATE GOVERNANCE
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – CORPORATE GOVERNANCE
https://bit.ly/31Q4Mtz
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – CORPORATE GOVERNANCE
Ø Các quan điểm về quản trị doanh nghiệp
v Lý thuyết cổ đông (Shareholder theory): Tối đa hoá giá trị cổ đông hiện hữu
v Lý thuyết nhà quản lý (Stewardship theory): Tối đa hoá lợi ích của cổ đông và nhà quản

v Lý thuyết người liên quan (Stakeholder theory): Tối đa hoá giá trị mang lại cho tất cả
những người liên quan tới doanh nghiệp
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – CORPORATE GOVERNANCE
Ø Người liên quan (stakeholders) là ai?
Đối với các doanh nghiệp thông thường (Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận)
o Cổ đông (Shareholders)

o Chủ nợ (Creditors)
o Nhà quản lý/ Nhân viên (Managers/ Employees)
o Hội đồng quản trị (Board of Directors – BoD)

o Khách hàng (Customers)


o Nhà cung cấp (Suppliers)
o Chính phủ, nhà hành pháp (Government/ Regulators)
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – CORPORATE GOVERNANCE
Ø Lý thuyết người liên quan

Shareholders Creditors

Suppliers Managers
COMPANY

Customers Employees

Government/ Board of
Regulators Directors
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – CORPORATE GOVERNANCE
Mâu thuẫn lợi ích trong doanh nghiệp
Mâu thuẫn người đại diện trong doanh nghiệp

o Mâu thuẫn giữa Cổ đông và Nhà quản lý/ Chủ tịch HĐQT

o Mâu thuẫn giữa Cổ đông chi phối và Cổ đông thiểu số

o Mâu thuẫn giữa Hội đồng quản trị và Nhà quản lý

o Mâu thuẫn giữa Cổ đông và Chủ nợ

o Các mâu thuẫn khác


• Mâu thuẫn lợi ích giữa Khách hàng và Chủ doanh nghiệp
• Mâu thuẫn lợi ích giữa Chính phủ và Chủ doanh nghiệp
• Mâu thuẫn lợi ích giữa Khách hàng và Nhà cung cấp
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – CORPORATE GOVERNANCE
Các nền tảng quản trị doanh nghiệp
Khái niệm: Cân bằng lợi ích, từ đó giảm thiểu những rủi ro liên quan tới mâu thuẫn lợi ích diễn ra
trong hoạt động của doanh nghiệp.
Hoạt động quản trị doanh nghiệp và quản trị mối quan hệ người liên quan (stakeholders
management) phản ánh:
§ Nền tảng pháp luật (Legal infrastructure): Cơ sở về quyền/ nghĩa vụ được thiết lập bởi luật pháp,
cũng như chế tài cho các hành vi vi phạm.
§ Nền tảng giao kèo/cam kết (Contractual infrastructure): Cơ sở về quyền/ nghĩa vụ được điều
chỉnh thông qua các hợp đồng/ cam kết được đồng ý bởi cả doanh nghiệp & người liên quan nhằm
định nghĩa và bảo vệ quyền lợi của cả 2 bên.
§ Nền tảng tổ chức (Organization infrastructure): Các hệ thống nội bộ, quy trình quản trị, các thủ tục
được áp dụng và điều chỉnh bởi doanh nghiệp nhằm quản lý mối quan hệ với các khách hàng.
§ Nền tảng chính quyền (Governmental infrastructure): Các quy định liên quan tới hoạt động của
doanh nghiệp.
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – CORPORATE GOVERNANCE
Các cơ chế quản trị doanh nghiệp
Có một số hoạt động của cơ chế quản trị doanh nghiệp phổ biến ở các thị trường:
o Đại hội đồng cổ đông (General Meetings)
o Hội đồng quản trị
o Kiểm toán

o Chính sách báo cáo và minh bạch thông tin


o Chính sách giao dịch đối với các bên liên quan
o Chính sách thù lao

o Luật lao động/ Hợp đồng lao động

You might also like