You are on page 1of 18

BÀI MỞ ĐẦU

Câu 1 Nêu điểm khác nhau giữa người và thú. Ý nghĩa của sự khác nhau đó là gì?
Người Thú
- Di chuyển bằng 2 chân, 2 tay tự do - Di chuyển bằng 4 chân
- Bộ xương phân hóa phân hóa phù hợp với chức năng - Bộ xương kém tiến hóa hơn
lao động bằng tay và đi bằng 2 chân
- Biết chế tạo công cụ lao động và lao động - Không biết chế tạo công cụ lao động và
không có lao động
- Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn - Không biết dùng lửa
- Não phát triển, sọ > mặt - Não kém phát triển, sọ< mặt
- Có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng và hình - Không có tiếng nói, chữ viết, không có tư
thành chữ viết duy trừu tượng, không hình thành ý thức
+ Ý nghĩa của sự khác nhau:
- Sự khác nhau giữa người và thú chứng minh rằng tuy có quan hệ về nguồn gốc nhưng người phát
triển và tiến hóa hơn thú.

CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI


Câu 2: Chứng minh cơ thể là 1 khối thống nhất?
- Cơ thể là 1 khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong 1 hệ cũng như sự hoạt động của
các hệ cơ quan trong cơ thể luôn luôn thống nhất với nhau.
- Khi lao động chân tay nặng nhọc→ hệ cơ phải hoạt động nhiều, tiêu tốn nhiều O 2 và thải ra nhiều
CO2 hơn lúc bình thường, do đó tim phải đập nhanh, mạnh để kịp đưa O 2 đến và mang CO2 đi, thở
sâu và nhanh để nhận nhiều O2 và thải nhiều CO2, cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn→ cảm thấy mát mẻ
→ sự thống nhất này được đảm bảo nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn và xung thần kinh
truyền trong hệ thần kinh.
TẾ BÀO
Câu 3: Trình bày cấu tạo- chức năng của các bộ phận trong tế bào? Giải thích mối quan hệ
thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất- chất tế bào- nhân tế bào?
* Cấu tạo – CN… : Màng sinh chất
- Mỗi tế bào gồm 3 bộ phận chính Chất tế bào
Nhân
+ Màng sinh chất: là lớp ngoài của chất tế bào đặc lại được cấu tạo bằng Pr và Li pít.
- Chức năng: bảo vệ, giữ cho tế bào có hình dạng nhất định, giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với
môi trường quanh tế bào.
+ Chất tế bào: có nhiều bào quan và nhiều chất phức tạp.
- Chức năng: là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
- Lưới nội chất: Đảm bảo mối liên hệ giữa các bào quan;
TH và vận chuyển các chất
- Ri bô xôm: nơi tổng hợp Pr
- Ti thể: tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng
- Bộ máy gôn gi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm
- Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế bào
1
+ Nhân: có màng nhân, NST và nhân con
- Chức năng: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, tham gia di truyền
- Màng nhân: đảm bảo sự trao đổi chất giữa nhân và chất tế bào
- NST: là cấu trúc qui định sự hình thành Pr và có vai trò quyết định trong di truyền
- Nhân con: chứa rARN cấu tạo nên ri bô xôm.
Câu 4: Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người?
+ TB là đơn vị cấu trúc của cơ thể:
- Cơ thể người do rất nhiều tế bào cấu tạo nên vì cơ thể người gồm nhiều hệ cơ quan, mỗi hệ cơ
quan gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan được tập hợp bởi nhiều mô có chức năng giống nhau. Mỗi
mô do nhiều tế bào có hình dạng- cấu tạo- chức năng giống nhau hợp thành.
Đồng thời tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có thể thức cấu tạo giống nhau bao gồm: màng sinh
chất, chất tế bào và nhân.
→ vì vậy tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể
+ TB là đơn vị chức năng của cơ thể ( Hoặc chức năng của tế bào trong cơ thể là gì)
- TB thực hiện sự TĐC và năng lượng→ cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Sự lớn lên và phân chia ( Sinh sản) của tế bào→ giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành và
có thể tham gia vào quá trình sinh sản.
- Sự cảm ứng của TB: là khả năng thu nhận và phản ứng trước những kích thích lí, hóa học của môi
trường quanh TB→ giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường
→ như vậy mọi hoạt động sống của tế bào đều làm cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể cho nên
tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Câu 5: So sánh TB người ( động vật) với tế bào thực vật? Ý nghĩa của sự giống, khác nhau đó?
+ Giống nhau:
- Đều có các thành phần cấu tạo giống nhau gồm:
Màng sinh chất
Chất tế bào và các bào quan như lưới nội chất…
Nhân TB có màng nhân, NST, nhân con
- Đều là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể
+ Khác nhau:
TB người (ĐV) TBTV
- Không có vách xenlulozo - Có vách xenlulozo
- Không có lục lạp - Có lục lạp
- Có trung thể - thực vật bậc thấp mới có trung thể
- Dinh dưỡng kiểu dị dưỡng - tự dưỡng

* Ý nghĩa của những điểm giống, khác nhau đó:


- Điểm giống nhau giữa TB người và TBTV chứng tỏ người (ĐV) và TV có chung nguồn gốc
- Điểm khác nhau chứng tỏ ĐV và TV tiến hóa theo 2 hướng khác nhau (hướng tự dưỡng- hướng dị
dưỡng)


Câu 5: So sánh 4 loại mô theo mẫu ở bảng 4sgk tr 17

2
Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh
Đặc điểm - Các tế bào - Các TB nằm rải - Các TB dài xếp - TBTK (nơ ron)
cấu tạo xếp sít nhau rác trong chất nền. thành lớp, thành - TBTK đệm (TK giao)

Chức - Bảo vệ, - Nâng đỡ cơ thể, - Co, dãn, tạo - Tiếp nhận kích thích, xử
năng hấp thụ, tiết ổn định vị trí các nên sự vận động lý thông tin, điều hòa hoạt
cơ quan, giữ chức của các cơ quan, động của các cơ quan, dẫn
năng đệm cơ thể truyền xung thần kinh.
PHẢN XẠ
Câu 6: Dây TK được cấu tạo như thế nào? Có mấy loại dây thần kinh
+ Dây thần kinh do tua dài của nơ ron tạo thành
+ Có 3 loại dây thần kinh:
Dây TK hướng tâm Dây TK li tâm Dây TK pha
- Do các tua dài của các nơ - Được hợp bởi nhiều tua - Được hợp bởi nhiều tua dài của cả nơ
ron hướng tâm tạo nên. dài của các nơ ron li tâm. ron hướng tâm và nơ ron li tâm.

- Nối từ cơ quan thụ cảm - Nối từ thân nơ ron vận


đến thân nơ ron cảm giác. động đến cơ quan phản
ứng.
- Dẫn truyền xung TK cảm - Dẫn truyền xung TK vận - Dẫn truyền xung TK cảm giác và
giác từ ngoại biên về động từ TƯTK đến cơ quan xung TK vận động theo cả 2 chiều từ
TƯTK ( não bộ, TS) phản ứng. ngoại biên đến TƯTK và ngược lại.
Câu 7: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ?
+ Giống nhau: đều là đường xung TK truyền từ cơ quan TC qua TƯTK đến cơ quan phản ứng
+ Khác nhau:
Cung phản xạ Vòng phản xạ
- Chi phối 1 phản ứng - Chi phối nhiều phản ứng
- Mang nhiều tính chất bản năng hơn - Có thể có sự tham gia của ý thức
- Xảy ra nhanh - Xảy ra chậm
- Gồm 3 nơ ron - Nhiều nơ ron

BỘ XƯƠNG
Câu 8: Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân? Vì sao có sự
khác nhau đó?
+ Giống nhau: đều gồm các phần tương ứng
- Xương đai vai- đai hông
- Xương cánh tay- xương đùi
- Xương cẳng tay- cẳng chân
- Xương cổ tay- xương cổ chân
- Xương bàn tay và xương ngón- xương bàn chân và xương ngón
+ Khác nhau:

3
Xương tay Xương chân
- Đai vai gồm 2 xương đòn và 2 xương - Đai hông gồm 2 xương chậu, 2 xương ngồi, 2
bả xương háng gắn với xương cùng, cụt và gắn với
nhau- Tạo nên khung chân rộng vững chắc→ nâng
đỡ nội quan và phần trên cơ thể
- Xương chi trên khớp với đai vai bằng - Khớp xương đùi với đai hông là khớp chỏm cần
khớp chỏm cầu nông→ cử động tự do sâu→ tác dụng chống đỡ vững chắc
thuận lợi trong lao động.
- Các khớp cổ tay và bàn tay linh - Các khớp ở chân ít cử động hơn
hoạt→ bàn tay cử động dễ dàng, ngón Xương bàn chân có các xương ngón ngắn, ngón cái
cái đối diện với các ngón khác→ cầm không úp được vào cái ngón khác
nắm dụng cụ lao động - Xương gót lớn phát triển về phía sau→ diện tích
bàn chân đế lớn, bàn chân hình vòm→ nâng cao
sức chống đỡ và vững chắc của chân giúp cơ thể di
chuyển dễ dàng.
- Xương chi dưới to khỏe hơn xương chi trên→
nâng đỡ và di chuyển toàn thân
+ Sở dĩ có sự khác nhau đó là do tay có cấu tạo thích nghi với quá trình lao động còn chân có cấu
tạo thích nghi với dáng đứng thẳng và đi bằng 2 chân.
Câu 9: Phân biệt các loại khớp xương? Vì sao khi sai khớp phải chữa ngay không để lâu
được?
+ Phân biệt
Khớp động Khớp bán động Khớp cố định
Cấu tạo - Sụn trơn, bóng, đàn hồi - Giữa 2 đầu - Đường nối giữa 2 xương là
bọc 2 đầu xương→ giảm xương nối với hình răng cưa khít vào nhau
bớt sự cọ sát giữa 2 đầu nhau có 1 đĩa sụn
xương
- Dây chằng dai, đàn hồi
nối và bọc kín 2 đầu
xương
- Túi chứa dịch→ Tiết
dịch nhờn→ 2 đầu xương
chuyển động dễ dàng Ví dụ: khớp giữa Ví dụ: khớp ở hộp sọ ở 1 số
Ví dụ: khớp giữa xương đốt sống, 2 xương xương mặt
đùi với xương chày… háng
Khả năng Cử động linh hoạt Cử động hạn chế Không cử động được
cử động
+ Khi sai khớp phải chữa ngay vì để lâu túi chứa dịch không tiết dịch nữa
Câu 10: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương người và xương thú? Nêu ý
nghĩa của những điểm giống, khác nhau đó?
* Điểm giống nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú:

4
+ Bộ xương đều gồm 3 phần chính:
- Xương đầu: gồm xương sọ và xương mặt
- Xương thân có cột sống và lồng ngực
- Xương chi: gồm phần xương đai vai và phần tự do của xương chi
+ Thành phần hóa học của xương đùi gồm chất hữu cơ và chất vô cơ ( chất khoáng)
+ Đều gồm 3 loại xương: xương dài, xương ngắn, xương dẹt
* Khác nhau:
Tên xương Bộ xương người Bộ xương thú
Xương đầu - Hộp sọ rộng, sọ não phát triển lớn và - Hộp sọ hẹp, sọ não nhỏ hơn sọ mặt
trùm lên phần sọ mặt - Xương hàm thô, không có lồi cằm
- Xương hàm bớt thô, có lồi cằm
Xương thân - Cột sống đứng, cong ở 4 chỗ thành 2 - Cột sống nằm ngang có dạng 1 vòm
chữ S nối tiếp nhau cong
- Lồng ngực có ít xương sườn hẹp theo - Lồng ngực có nhiều xương sườn, hẹp
hướng lưng bụng, rộng 2 bên 2 bên, rộng theo hướng lưng bụng
Xương chi - Xương đai hông to, rộng - Xương đai hông nhỏ, hẹp
- Xương đùi phát triển, khỏe - Xương đùi bình thường
- Xương bàn chân hình vòm, các xương - Xương bàn chân phẳng, các xương
ngón chân ngắn ngón chân dài
- Xương gót lớn phát triển về phía sau - Xương gót nhỏ
+ Xương tay nhỏ, các khớp cử động + Xương chi trước và chi sau không
linh hoạt so với xương chân khác nhau nhiều về mức độ phát triển
và khả năng hoạt động
* Ý nghĩa:
+ Những điểm giống nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú chứng tỏ người có nguồn gốc từ
thú ( từ 1 loài vượn cổ xưa)
+ Do quá trình lao động và đứng thẳng nên bộ xương người có nhiều thay đổi
Câu 11: Trình bày cấu tạo 1 xương dài? Hãy giải thích sự lớn lên và dài ra của xương?
- Gồm 2 đầu xương
Thân xương
Sụn tăng trưởng + Nằm tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương
+ Tác dụng: giúp xương trẻ em dài ra, ở người trưởng thành sụn
tăng trưởng hóa thành xương và xương không dài ra nữa.
+ Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương:
- Xương to ra về bề ngang là do các tế bào của màng xương phân chia cho ra các tế bào mới đẩy vào
trong và hóa xương.
- Ở tuổi thiếu niên xương phát triển nhanh, đến 18- 20 tuổi ở nữ và 20- 25 tuổi ở nam thì xương phát
triển chậm lại
- Ở tuổi trưởng thành thì sụn tăng trưởng hóa thành xương và không còn khả năng giúp xương dài ra
nữa, do đó người không cao thêm.
Câu 12: Nêu đặc tính cơ bản của xương? Trình bày TN tìm hiểu thành phần hóa học và tính
chất của xương?
5
+ Đặc tính cơ bản của xương:
- Tính đàn hồi: giúp xương chống lại các lực cơ học
- Tính rắn chắc: giúp xương chống đỡ sức nặng của cơ thể
→ Sở dĩ xương có đặc tính đàn hồi và rắn chắc vì trong xương có sự kết hợp giữa chất hữu cơ
( cốt giao) và chất vô cơ ( chủ yếu là muối can xi)
Gv: nếu các chất này tách riêng thì xương không đạt được 2 tính chất trên ( như kết quả của thí
nghiệm)
* Thí nghiệm:
+ TN1 : Lấy 1 xương đùi ếch ngâm vào lọ đựng dd HCl 10% sau 10- 15’ lấy ra QS thấy xương vẫn
giữ nguyên hình dáng cũ, xương mềm, uốn cong được.
- Giải thích: axit HCl đã hòa tan các muối canxi làm cho xương chỉ còn lại chất cốt giao nên mềm
dẻo→ xương có đặc tính đàn hồi
+ TN2: đốt 1 xương đùi ếch khác ( hoặc 1 mẩu xương bất kì ) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi
xương không còn cháy nữa, không thấy khói bay lên, bóp nhẹ phần xương đã đốt
- Kết quả: xương vẫn giữ nguyên hình dáng nhưng khi bóp nhẹ thì vụn ra như tro
- Giải thích: khi đốt xương chất hữu cơ ( cốt giao) cháy chỉ còn lại chất vô cơ ( muối Ca) đó là chất
khoáng tạo cho xương có tính rắn chắc
Câu 13: Vì sao ở người già xương lại giòn và dễ gãy hơn ở trẻ em? Vì sao ở người già xương bị
gãy thì chậm (khó) phục hồi? Tại sao ở tuổi trưởng thành thì người không cao thêm?
* Ở người già…
+ Xương có 2 thành phần chính:
- Chất cốt giao bảo đảm cho xương có tính đàn hồi
- Muối vô cơ bảo đảm tính rắn chắc
Ở người già chất cốt giao chiếm tỉ lệ thấp (1/3)→ xương kém đàn hồi, giòn, xốp , dễ gãy
* Ở người già xương bị gãy thì chậm ( khó ) phục hồi vì chất hữu cơ có vai trò dinh dưỡng mà ở
người già thì chất hữu cơ giảm nên khi xương bị gãy thì sẽ chậm (khó) phục hồi
* Ở tuổi trưởng thành người không cao thêm được vì ở tuổi đó sụn tăng trưởng không còn khả năng
hóa xương vì vậy người không cao thêm.
Câu 14: Nêu những điểm tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương của động vật thuộc lớp
thú?
+ Bộ xương người so với bộ xương thú có rất nhiều điểm tương đồng nhưng do quá trình lao động
và đứng thẳng khiến bộ xương người có nhiều thay đổi:
- Hộp sọ phát triển rất mạnh, chứa bộ não, phần mặt ít phát triển hơn nên ngắn lại.
- Cột sống có 4 chỗ cong giúp cho việc đứng thẳng của con người dễ dàng
Cấu tạo các đốt sống ở các đoạn khác nhau cũng rất phù hợp với dáng đứng thẳng của con người
- Lồng ngực có số xương sườn ít, dẹp theo hướng lưng bụng
- Các xương chi trên nhỏ, khớp vai linh động hơn, khớp cổ tay cấu tạo theo kiểu bầu dục, ngón cái
có khả năng đối diện với tất cả các ngón khác giúp bàn tay cầm nắm các dụng cụ lao động dễ dàng..
- Xương chậu rộng→ nâng đỡ nội quan và phần trên cơ thể.
- Các xương chi dưới to khỏe, xương đùi khớp vào xương chậu, các xương cổ chân khớp với nhau
rất chặt chẽ, bàn chân hình vòm→ thích hợp với chức năng làm giá đỡ cho đôi chân
- Xương gót lớn phát triển về phía sau→ tăng diện tích bàn chân đế.
6
Câu 15: Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi
bằng 2 chân?:
- tỉ lệ sọ não> mặt
- Diện khớp xương sụn cột sống lùi về phía trước giữ cho ở vị trí cân bằng trong tư thế đứng thẳng.
- Cột sống có 4 chỗ cong tạo thành 2 hình chữ S xếp nối tiếp nhau có tác dụng như 1 cái lò xo làm
giảm các chấn động đối với hộp sọ lúc chạy nhảy, trong tâm cơ thể dồn về 2 chân giúp cho việc
đứng thẳng dễ dàng.
- Lồng ngực nở sang 2 bên→ dồn trọng lượng nội quan lên xương chậu tạo cử động dễ dàng cho chi
trên khi lao động.
- Các khớp ở tay linh động, ngón cái đối diện với 4 ngón kia → cử động linh hoạt.
- Xương chậu nở rộng, xương đùi to khỏe → nâng đỡ các nội quan và phần trên cơ thể
- Xương bàn chân có xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm→ đi lại dễ dàng
- Xương gót lớn phát triển về phía sau→ diện tích bàn chân đế lớn đảm bảo sự cân bằng vững chắc
cho tư thế đứng thẳng.
Câu 16: Những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ ở người?
+ Cơ chi trên và cơ chi dưới ở người phân hóa khác với động vật
- Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau→ tay cử động linh
hoạt
- Ngón cái có 8 cơ phụ trách trên TS 18 cơ vận động bàn tay→ giúp người lao động (cầm nắm các
vật, dụng cụ)
- Cơ chân lớn khỏe → nâng đỡ, vận động cơ thể.
+ Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm.
+ Người có tiếng nói phong phú nên cơ vận động lưỡi phát triển.
TUẦN HOÀN
Câu 17: Nêu vai trò của BC? Giải thích cơ chế bảo vệ cơ thể của BC trung tính, BC mô nô, TB
lim phô B, TB lim phô T?
+ Cơ chế thực bào:
- Khi có vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể → BC trung tính và BC mô nô ( đại thực bào) sẽ di
chuyển đến chỗ có vi khuẩn, vi rút rồi tạo ra các chân giả bao vây các vi khuẩn, vi rút rồi đưa chúng
vào trong TB và tiêu hóa.
- Khi các vi khuẩn, vi rút thoát khỏi sự thực bào thì các BC lim phô B ( gọi tắt là TBB) tiết ra các
kháng thể để gây kết dính các kháng nguyên của VK, VR để vô hiệu hóa các VK, VR đó
- Khi các VK, VR thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B thì gặp hoạt động bảo vệ của các TBT
( lim phô T) . TB T nhận diện và tiếp xúc với các TB cơ thể bị nhiễm bệnh, tiết ra Pr đặc hiệu làm
tan màng TB và phá hủy TB đó
* Tóm lại: Các BC tham gia bảo vệ cơ thể qua 3 cơ chế:
- Cơ chế thực bào nhờ BC trung tính và đại thực bào
- Cơ chế bao vây nhờ các Lim phô B (TB B)
- Cơ chế phá hủy nhờ các Lim phô T ( TB T)
Câu 18: Miễn dịch là gì? Có mấy loại miễn dịch? Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và
miễn dịch nhân tạo?
* Khái niệm:
7
MD là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh truyền nhiễm nào đó
* Có 2 loại miễn dịch:
- Miễn dịch tự nhiên bao gồm miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm
- Miễn dịch nhân tạo gồm miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động
Miễn dịch tự nhiên Miễn dịch nhân tạo
- Là miễn dịch có được một cách ngẫu nhiên, - Có được 1 cách không ngẫu nhiên, chủ
bị động khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi đã động khi cơ thể chưa mắc bệnh ( miễn dịch
nhiễm bệnh chủ động) hoặc đã nhiễm bệnh ( miễn dịch
thụ động)
- Ví dụ: người không bao giờ bị mắc bệnh lở - Ví dụ: tiêm vác xin phòng các bệnh bại
mồm, long móng như trâu bò (miễn dịch bẩm liệt, lao, viêm gan B, uốn ván… Nếu tiêm
sinh) đúng, đủ liều lượng thì cả đời không bị mắc
Người đã lên sởi 1 lần thì sau đó cả đời không lại các bệnh trên
bị lại lần nào ( miễn dịch tập nhiễm)
Câu 19: Bạch cầu có những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng bảo vệ như thế nào?
- BC có thể tự thay đổi hình dạng→ chúng có thể kéo dài cơ thể cho nhỏ lại để xuyên qua thành
mạch máu hoặc di chuyển qua các kẽ gian bào đến nơi có vi khuẩn, vi rút
- BC có thể tạo ra các chân giả bao vây các vi khuẩn, vi rút đưa vào trong tế bào để tiêu hóa chúng
- BC tiết ra kháng thể để chống lại các độc tố của kháng nguyên do vi khuẩn, vi rút tạo ra.
Câu 20: Văc xin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm văc xin hoặc sau
khi bị mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn nào đó?
+ Văc xin: Là dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã làm yếu đi dùng tiêm vào cơ thể
người để tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó.
+ Vì sao tiêm văc xin tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể:
- Độc tố của vi khuẩn là kháng nguyên nhưng do được làm yếu đi khi vào cơ thể không còn khả
năng gây hại nhưng nó có tác dụng kích thích bạch cầu sản xuất ra kháng thể, kháng thể tạo ra tiếp
tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch với bệnh ấy.
+ Sau khi mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn nào đó cơ thể có khả năng miễn dịch với bệnh đó vì:
- Khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn tiết ra độc tố, độc tố là kháng nguyên kích thích bạch cầu sản
xuất ra kháng thể chống lại kháng nguyên. Nếu cơ thể sau đó khỏi bệnh thì kháng thể đã có sẵn
trong máu giúp cơ thể chống lại bệnh đó.
Câu 21: Khái niệm đông máu? Cơ chế đông máu và ý nghĩa của sự đông máu?
+ Khái niệm:
- Đông máu là hiện tượng máu sau khi chảy ra khỏi mạch bị đông lại thành cục ( Hoặc quá trình
biến máu loãng trong mạch thành cục máu gọi là sự đông máu)
+ Cơ chế:
- Sơ đồ đông máu:

8
- Giải thích cơ chế đông máu:
. Trong huyết tương có một loại Pr hoà tan gọi là chất sinh tơ máu . Khi bị thương các tiểu cầu va
chạm vào vết rách trên thành mạch máu sẽ bị vỡ ra và giải phóng Enzim . En zim này cùng với Ion
Ca++ làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và
tạo thành khối máu đông.
+ Ý nghĩa của sự đông máu:
- Đối với người bị thương nhờ cục máu đông bịt kín vết thương làm cho máu cầm lại→ Hạn chế sự
chảy máu
- Trong phẫu thuật: giúp người bệnh mau lành vết mổ
Câu 22: Ở người có mấy nhóm máu? Nêu đặc điểm từng nhóm máu? Viết sơ đồ truyền máu?
Nguyên tắc truyền máu? Có 4 người thuộc 4 nhóm máu khác nhau là A, B, O, AB cho biết trước
người có nhóm máu A. Hãy nêu cách xác định nhóm máu của từng người còn lại.
+ Có 4 nhóm máu:
- Nhóm máu O: Hồng cầu không có A,B. Huyết tương có ,.
- Nhóm máu A: Hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có  chỉ có 
- Nhóm máu B: Hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có  chỉ có 
- Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả A và B, huyết tương không có  và .
+ Sơ đồ truyền máu:

+ Nguyên tắc truyền máu:


- Phải xét nghiệm máu người nhận xem thuộc nhóm máu nào để lựa chọn nhóm máu truyền cho phù
hợp tránh hiện tượng ngưng máu.
- Xét nghiệm máu người cho xem có nhiễm vi khuẩn, vi rút gây bệnh hay không nhất là virut HIV,
nếu có thì không được truyền.
+ Lấy mẫu máu nhóm A của người đã biết thử lần lượt với nhóm máu của 3 người còn lại. Nếu mẫu
máu của người nào không bị ngưng kết thì người đó có nhóm máu AB.
- Lấy mẫu máu của 1 trong 2 người còn lại thử với nhóm máu của người kia nếu không ngưng kết
thì người đó có nhóm máu O, người kia có nhóm máu B. Nếu ngưng kết thì ngược lại.
Câu 23: Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông lại? Phân biệt đông máu với ngưng kết

9
máu?
+ Máu chảy trong mạch không bị đông lại dù có thể có hiện tượng tiểu cầu bị vỡ do:
- Thành mạch máu có chất chống đông .
- Thành trong của mạch máu rất trơn, nhẵn do đó nếu các tơ máu có được tạo ra cũng không có chỗ
bám lại để kết thành mạng lưới.
- Máu tuần hoàn và chảy liên tục trong mạch sẽ đẩy các tơ máu đi và sau đó làm tan chúng.
+ Phân biệt đông máu vơí ngưng kết máu:
+ Đông máu: - Đông máu là do quá trình biến máu loãng trong mạch thành cục máu
- xảy ra khi bị thương, máu ra khỏi mạch bị đông lại
- Nguyên nhân: Khi bị thương tiểu cầu vỡ→ giải phóng enzim biến chất sinh tơ máu trong huyết
tương thành tơ máu ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông.
+ Ngưng máu: xảy ra trong mạch máu, máu ngưng kết gây tắc mạch
- Nguyên nhân: do truyền trái máu nên hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương người
nhận.
- Chất gây ngưng có trong huyết tương người nhận kết hợp với chất bị ngưng có trong hồng cầu
người cho→ máu bị ngưng kết.
Câu 24: Nêu sự khác biệt giữa các loại mạch máu? Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó?
So Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch
sánh
Cấu tạo - Thành có 3 lớp (b.bì, cơ trơn, - Thành có 3 lớp như ĐM - Nhỏ, phân nhánh nhiều
mô liên kết), trong đó lớp cơ nhưng lớp cơ trơn và mô - Thành mỏng chỉ gồm 1
trơn và mô liên kết dày liên kết mỏng hơn ĐM lớp biểu bì
- Lòng hẹp
- Lòng hẹp hơn tĩnh mạch. - Lòng rộng hơn ĐM
- Có van ở tĩnh mạch chi
dưới→ giảm bớt trọng lực
của dòng máu
Chức - Dẫn máu từ tim đến các cơ - Dẫn máu từ khắp các TB - Tỏa rộng tới từng TB
năng quan với V cao áp lực lớn của cơ thể về tim với V và của các mô tạo điều kiện
áp lực nhỏ cho sự TĐC với TB

Câu 25: Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Tại sao máu từ tim đẩy vào động
mạch từng đợt nhưng máu chảy trong động mạch thành dòng liên tục?
* Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi vì?
+ Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì, mỗi chu kì co tim gồm 3 pha kéo dài 0,8s
- Pha nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s
- Pha thất co 0,3s nghỉ 0,5s
- Pha dãn chung là 0,4s→ thời gian đó đủ để cho tim hồi phục hoàn toàn.
+ Máu từ tim…….. vì thành động mạch có nhiều sợi đàn hồi ( có khả năng co dãn). Khi TT co đẩy
máu vào động mạch thì động mạch dãn ra để nhận khối máu đó sau đó lại co lại.
Câu 26: Nêu sự VC máu trong 2 vòng tuần hoàn?
+ Vòng TH nhỏ:
10
- Máu nghèo O2 ( đỏ thẫm) được đẩy từ TTP vào ĐM phổi đến các mao mạch ở các phế nang của
phổi. Tại đây máu chuyển CO2 sang phế nang và nhận O2 từ phế nang trở thành máu đỏ tươi (giàu
O2) theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái rồi xuống tâm thất trái.
+ Vòng TH lớn:
- Máu giàu O2 ( đỏ tươi) từ TT trái vào ĐM chủ và theo hệ thống mao mạch đến các tế bào . Tại các
tế bào máu nhường chất dinh dưỡng và O 2, nhận CO2 và các chất thải từ tế bào→ máu trở nên nghèo
O2 (đỏ thẫm) theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới về tâm nhĩ phải.
Câu 27: So sánh vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ?
+ Giống nhau:
- Đều là quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch
- Đều xảy ra quá trình trao đổi khí trong tuần hoàn máu
+ Khác nhau:
Vòng tuần hoàn lớn Vòng tuần hoàn nhỏ
- Xuất phát từ TT trái - Xuất phát từ TT phải
- Máu rời tim là máu đỏ tươi (giàu O 2) - Máu rời tim là máu đỏ thẫm (nghèo O 2)
ĐMC các cơ quan ĐMphổi phổi
- Sự TĐK, TĐC xảy ra ở tế bào - Sự TĐK xảy ra ở phế nang
- Sau TĐK máu trở nên nghèo O2 về TN phải - Sau TĐK máu trở nên giàu O2 về TN trái
- Vai trò: Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng - Vai trò: đưa CO2 từ máu qua phế nang để
cho tế bào, mang CO2 từ tế bào đi đào thải, nhận O2 cho máu

Câu 28: Tim hoạt động như thế nào để máu có thể bơm theo 1 chiều từ TN vào TT và từ TT vào
động mạch?
* Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì:
+ Mỗi chu kì co dãn của tim gồm 3 pha kéo dài 0,8s
+ Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo của tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo
1 chiều từ TN vào TT và từ TT vào ĐM
- Pha co tâm nhĩ 0,1s- dãn 0,7s
Khi 2 TN co áp lực máu trong TN tăng làm mở van nhĩ thất→ máu dồn xuống 2 tâm thất
- Pha thất co 0,3s- dãn 0,5s
Khi 2 TT co áp lực trong tăng làm đóng van nhĩ thất, chặn đường máu trở lại tâm nhĩ, máu được đẩy
vào ĐM chủ và ĐM phổi, khi máu được đẩy hết vào ĐM thì TT ngưng co, van ĐM đóng lại → máu
trong ĐM không trở về TT được nữa
- Pha dãn chung 0,4s
Cả TN và TT đều dãn 0,4s, máu từ các TM đổ về TN, 1 lượng máu từ TN đổ nhanh xuống TT, lúc
đầu van nhĩ thất mở ra sau khi 1 lượng máu xuống TT áp lực máu trong TT làm van đóng lại.

Câu 29: Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch đã được tạo
ra từ đâu và như thế nào?
* Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch đã được tạo ra nhờ sự
phối hợp hoạt động giữa các thành phần cấu tạo của tim ( Các ngăn tim, van tim) và hệ mạch
+ Tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì. Mỗi chu kì co dãn tim gồm 3 pha kéo dài 0,8s
11
- Pha nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s
Khi tâm nhĩ co→ áp lực máu trong tâm nhĩ tăng làm mở van nhĩ thất→ máu dồn xuống tâm thất
- Tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s
Khi TT co→ áp lực máu trong tâm thất tăng làm đóng van nhĩ thất, mở van động mạch→ máu dồn
vào động mạch chủ và động mạch phổi sau đó TT ngừng co, van ĐM đóng lại
- Pha dãn chung 0,4s: máu từ các TM dồn về TN và xuống TT
+ Máu được VC trong động mạch nhờ:
- Sức đẩy của tim
- Sự hỗ trợ và điều hòa bởi sự co dãn của động mạch
+ Ở TM sức đẩy của tim còn rất nhỏ (10%) sự VC máu qua TM về tim được hỗ trợ chủ yếu bởi:
- Sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch
- Sức hút của LN khi hít vào
- Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
- Nhờ các van trong TM ở phần dưới cơ thể nên máu không bị chảy ngược
Câu 30: Những nguyên nhân làm thay đổi huyết áp ?
* Có 3 nguyên nhân
+ Nguyên nhân thuộc về tim:
- Tim co bóp mạnh, nhanh→ tạo ra lực đẩy lớn→ làm tăng huyết áp và ngược lại
- Khi cơ thể hoạt động, tim tăng cường co bóp để tăng lực đẩy máu di chuyển để cung cấp đủ chất
dinh dưỡng và O2 cho các tế bào→ huyết áp tăng
- Những cảm xúc mạnh như sợ hãi, vui vẻ quá mức→ ảnh hưởng đến TK giao cảm làm tim đập
nhanh mạnh→ tăng huyết áp
- 1 số hóa chất như nicôtin có trong thuốc lá, rượu, cà phê khi vào máu có tác dụng làm nhịp tim đập
nhanh→ huyết áp tăng
+ Nguyên nhân thuộc về mạch:
- Mạch càng kém đàn hồi→ khả năng co dãn kém→ huyết áp càng tăng
Trường hợp này thường gặp ở người già do các sợi cơ và sợi đàn hồi của ĐM bị thoái hóa
+ Nguyên nhân thuộc về máu:
- Máu càng đậm đặc→lực tác dụng của máu lên thành động mạch càng lớn→ huyết áp càng tăng
- Chế độ ăn uống có liên quan đến thành phần hòa tan trong máu
VD: ăn mặn quá→lượng muối khoáng hòa tan trong máu tăng→ Huyết áp tăng.

HÔ HẤP
Câu 31: Giải thích câu nói: Chỉ cần ngưng thở 3- 5’ thì máu qua phổi sẽ chẳng có O 2 để mà
nhận?
+ Trong 3- 5’ ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông nhưng tim không ngừng đập,
máu không ngừng qua các mao mạch phổi, TĐK ở phổi cũng vẫn diễn ra.
- O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu. Khí CO 2 không ngừng khuếch tán
vào phổi. Vì vậy nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạn thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch
tán vào máu nữa.
Câu 32: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người?
* Gồm 3 giai đoạn Sự thở (sự thông khí ở phổi)
12
Sự TĐK ở phổi
Sự TĐK ở tế bào
+ Sự thở ( sự thông khí ở phổi)
- Ý nghĩa: sự thông khí ở phổi làm cho không khí ở phổi thường xuyên được thay đổi thì mới có đủ
khí O2 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào.
- Phổi được thông khí do hít vào và thở ra nhịp nhàng.
- Cứ 1 lần hít vào và 1 lần thở ra gọi là 1 cử động hô hấp
- Số cử động hô hấp trong 1’ gọi là nhịp hô hấp
- Hít vào- thở ra được thực hiện nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp
. Khi hít vào→ cơ liên sườn ngoài và cơ hoành co→ các xương sườn được nâng lên→ V LN tăng
. Khi thở ra→ cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn→ các sương sườn hạ xuống→ V LN giảm
+ Sự TĐK ở phổi: - Nồng độ O2 trong khí phế nang > nđ O2 trong máu mao mạch  O2 khuyếch tán
từ phổi vào máu.
- Nồng độ CO2 trong máu mao mạch > nồng độ CO 2 trong khí phế nang  CO2 khuyếch tán từ máu
vào phế nang.
+ Sự TĐK ở tế bào : HS tự làm
CHƯƠNG V- TIÊU HOÁ
Câu 33- Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ’’Nhai kĩ no lâu”
- Nhai kĩ làm cho thức ăn được nghiền rất nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc giữa Enzim với thức ăn 
các enzim phân giải hết thức ăn do đó có nhiều chất dinh dưỡng nuôi cơ thể hơn nên no lâu hơn.
Câu 34- Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang
miệng như thế nào?
+ Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng bao
gồm:
- Với cháo: Thấm 1 ít nước bọt, 1 phần tinh bột trong cháo bị enzim Amilaza trong nước bọt phân
giảI thành đường Mantôzơ.
- Với sữa: Thấm 1 ít nước bọt, sự tiêu hoá hoá học không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hoá
hoạc của sữa là: Prôtêin, đường đôI hoặc đường đơn.
Câu 35: So sánh tiêu hoá thức ăn trong khoang miệng và trong dạ dày?
* Giống nhau:
- Đều có sự biến đổi lí học thức ăn là chủ yếu và mạnh hơn biến đổi hoá học.
- Sản phẩm tạo ra đều là chất trung gian.
* Khác nhau:
Tiêu hoá trong khoang miệng Tiêu hoá trong dạ dày
- Sự biến đổi lí học do răng, lưỡi và các cơ môI - Sự biến đổi lí học do các cơ thành dạ dày thực
má thực hiện hiện.
- Enzim tiêu hoá là amilaza làm biến đổi tinh - Enzim tiêu hoá là Pépsin làm biến đổi từ Pr
bột(chín) thành đường Mantôzơ chuỗi dài thành các Pr chuỗi ngắn( Từ 3 –
10Axít amin).
- Tuyến tiết dịch tiêu hoá là tuyến nước bọt. - Tuyến tiết dịch tiêu hoá là tuyến vị.
- Enzim hoạt động trong môI trường trung tính - Enzim hoạt động trong môI trường có tính axit

13
hơI kiềm( Có độ pH = 7,2) rất cao( độ pH = 2 3)
Câu 36- So sánh quá trình biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non?
a- giống nhau:
- Đều xảy ra quá trình biến đổi lí học
- Sự biến đổi hoá học đều được thực hiện do tác dụng của các Enzim trong các dịch tiêu hoá.
b- Khác nhau
Tiêu hoá ở khoang miệng Tiêu hoá ở dạ dày Tiêu hoá ở ruột non
- Biến đổi lí học mạnh hơn - Biến đổi lí học mạnh hơn biến - Biến đổi hoá học mạnh hơn biến
biến đổi hoá học đổi hoá học đổi lí học
- Biến đổi lí học do răng - Biến đổi lí học do các cơ ở - Biến đổi lí học do các cơ ở thành
lưỡi và các cơ môI má thành dạ dày Ruột.
- Biến đổi hoá học do dịch - Biến đổi hoá học do dịch vị - Biến đổi hó học do dịch ruột,
nước bọt dịch tuỵ và sự hỗ trợ của dịch mật
- Môi trường tiêu hoá trung - Môi trường tiêu hoá mang tính - Mô trường tiêu hoá mang tính
tính, hơi kiềm a xit hơI kiềm
- tác dụng của biến đổi hoá - Enzim Pep sin biến Pr chuỗi - có đủ các loại enzim biến đổi các
học: Enzim amilaza biến dài thành Pr chuỗi ngắn chất
đổi 1 phần tinh bột chín - Tinh bột + Đường đôi  đường
thành đường Mantôzơ đôI  đường đơn.
- Prôtêin  A xit amin
- Lipit  Glixêrin + Axit béo
Câu 37: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các
chất dinh dưỡng?
+ Các đặc điểm của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng
- Lớp niêm mạc của ruột non có nhiều nếp gấp với các lông ruột và các lông cực nhỏ làm cho diện
tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài tăng diện tích tiếp xúc
của ruột non với các chất dinh dưỡng.
- Ruột non rất dài(2,8  3m ở người trưởng thành) Giúp các chất dinh dưỡng được giữ lâu trong
ruột non đủ thời gian hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng.
- Có mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột để nhận chất
dinh dưỡng từ ruột non sang và chuyển đi.
Câu 38: Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hoá đạt hiệu quả?
- Ăn chậm nhai kĩ làm cho thức ăn được nghiền nhỏ hơn dễ thấm đều dịch tiêu hoá hơn nên sự tiêu
hoá có hiệu quả hơn.
- Ăn đúng giờ đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hoá sẽ thuận lợi hơn, số lượng và chất lượng dịch tiêu
hoá cao hơn  sự tiêu hoá có hiệu quả hơn.
- Ăn thức ăn hợp khẩu vị , ăn trong bầu không khí vui vẻ  Sự tiết dịch tiêu hoá tốt hơn  Sự tiêu
hoá có hiệu quả hơn.
- Sau khi ăn có thời gian nghỉ ngơi  hoạt động tiết dịch tiêu hoá, hoạt động co bóp của dạ dày và
ruột được tập trung hơn.

14
Câu 39 Sự khác nhau về tiêu hoá của ĐV ăn cỏ với ĐV ăn thịt?
ĐV ăn thịt ĐV ăn cỏ
- Hàm lượng chất dinh dưỡng của thức ăn - Hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn (cỏ) thấp , ít
thịt có nhiều và đầy đủ các loại chất. loại và không cân đối chủ yếu là chất xơ( Xenlulôzơ).
- Thức ăn khó tiêu hoá nên hiệu suất tiêu hoá không
- Thức ăn thịt dễ tiêu hoá nên hiệu suất tiêu cao.
hoá cao. - Nguồn Pr trong cơ thể động vật và trong thức ăn(cỏ)
- Nguồn Pr trong cơ thể động vật và trong khác nhau nhiều.
thức ăn( Thịt) gần giống nhau. - ĐV ăn cỏ thường phải ăn 1 lượng thức ăn lớn hơn
- Động vật ăn thịt thường ăn ít. nhiều so với ĐV ăn thịt.

Chương VI- Trao đổi chất và năng lượng


Câu 40: Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và sự TĐC ở cấp độ tế bào? Mối quan hệ về sự
TĐC ở 2 cấp độ này?
+TĐC ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết với mội trường ngoài.
- Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, O2 từ môI trường, thảI ra khí CO2 và chất thải.
+TĐC ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong
- Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và O2 , tế bào thải vào máu khí CO2 và sản phẩm bài
tiết.
* Mối quan hệ:
+TĐC ở cơ thể:
- Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào.
- Nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường.
+ TĐC ở tế bào:
- Giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể để thực hiện các hoạt động TĐC với
môi trường ngoài .
 Như vậy hoạt động TĐC ở 2 cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời giúp cơ thể tồn
tại và phát triển.
Câu 41- Vì sao nói TĐC giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống?
+ So sánh sự TĐC của cơ thể sống với môI trường và sự TĐC của vật vô sinh( Ví dụ ngọn
nến khi cháy, CaO( Vôi sống) hút nước  vôi tôi Ca(OH)2
- ở vật vô sinh như ngọn nến khi ta đốt nến thì nến cháy đã lấy O2 và thải ra CO2 .
Kết quả sau 1 thời gian không còn ngọn nến. Như vậy TĐC ở vật vô sinh dẫn tới biến tính và huỷ
hoại, còn ở cơ thể sống nhờ qú trình TĐC với môi trường mà cơ thể sống tồn tại và phát triển, nếu
sự TĐC với môI trường ngừng thì cơ thể sẽ chết.

Câu 42- Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hoá với tiêu hoá, giữa dị hoá với bài tiết?
Đồng hoá tiêu hoá
- Tổng hợp các chất đặc trưng - Lấy thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng
- Tích luỹ năng lượng ở các liên kết hoá học. hấp thụ vào máu……
- Xảy ra ở tế bào - Xảy ra ở hệ tiêu hoá.

15
Dị hoá Bài tiết
- Phân giải chất đặc trưng thành chất đơn - ThảI các sản phẩm phân huỷ và sản phẩm
giản. thừa ra môI trường ngoài như: nước tiểu, mồ
- Bẻ gãy liên kết hoá học giải phóng năng hôi CO2.
lượng.
- Xảy ra ở tế bào. - Xảy ra ở các cơ quan bài tiết..

Câu 43- Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hoá và dị hoá?
+ ĐH và DH là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau.
đồng hoá dị hoá
- Tổng hợp các chất - Phân giải các chất
- Tích luỹ năng lượng - Giải phóng năng lượng
- Xảy ra trong tế bào - Xảy ra trong tế bào
* Mối quan hệ:
+ Các chất được tổng hợp từ ĐH là nguyên liệu cho dị hoá
+ Năng lượng được tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giảI phóng trong quá trình dị hoá để cung cấp trở lại
cho hoạt động của đồng hoá.
 Nếu không có ĐH thì không có nguyên liệu cho dị hoá.
Ngược lại nếu không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt động của ĐH.
Thân nhiệt
Câu 44-
1. Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt trong các trường hợp: Trời nóng, trời oi bức và trời
rét?
+ Khi trời nóng hay lao động nặng:
- Mạch máu ở da dãn ra( Lưu lượng máu qua da tăng, da trở nên hồng hào) giúp toả nhiệt nhanh.
- tăng cường bài tiết mồ hôi, khi mồ hôi bay hơisẽ lấy đi 1 lượng nhiệt của cơ thể.
+ Trời oi bức( Nóng nhưng không có gió, độ ẩm không khí cao):- mồ hôi tiết ra nhiều nhưng khó
bay hơi nên mồ hôi chảy thành dòng  Sự toả nhiệt khó khăn.
+ Trời rét: - Các mạch máu ở da co lại để giảm lượng máu qua da giảm bớt sự mất nhiệt.
- Các cơ chân lông co lại để đỡ mất nhiệt.
- Khi trời quá lạnh cơ co dãn liên tục  phản xạ run để sinh ra nhiệt.
- Tăng cường quá trình chuyển hoá để sinh ra nhiệt.
- Tăng cường quá trình chuyển hoá để sinh ra nhiệt nên “ trời mát chóng đói”..
2- Hãy giải thích các câu: “ Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”
“ Rét run cầm cập”
- Khi trời nóng cơ thể toả nhiệt bằng cách tiết mồ hôi, khi mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt
của cơ thể. mà trong thành phần của mồ hôI có 90% là nước khi tiết nhiều mồ hôI thì mất nhiều
nước cho nên” trời nóng chóng khát”
- Khi trời rét thì quá trình chuyển hoá tăng để tăng sinh nhiệt cho nên “ Trời mát chóng đói”
- Trời quá lạnh thì có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh ra nhiệt  “ Rét run

16
cầm cập”
3- Nguyên nhân dẫn tới cảm nóng, cảm lạnh? Đề phòng cảm nóng, cảm lạnh trong lao động và
sinh hoạt hàng ngày em cần phải chú ý những điều gì?
+ Nguyên nhân dẫn tới cảm nóng:
- Nhiệt độ môI trường cao mà không thông thoáng nên sự toả nhiệt và toát mồ hôi bị ngừng trệ 
nhiệt độ cơ thể tăng cao.
- Đi nắng hoặc vừa lao động xong thân nhiệt đang cao mà tắm ngay hoặc ngồi nghỉ nơi gió lùa sẽ bị
cảm.
+ Nguyên nhân dẫn tới cảm lạnh:
- Mùa rét nhiệt độ không khí xuống thấp cơ thể mất nhiều nhiệt nếu không giữ cho cơ thể đủ ấm sẽ
bị cảm lạnh .
+ Các phương pháp chống nóng, lạnh:
- Ăn uống hợp lí
- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể
- Các tiện nghi sinh hoạt: Có hệ thống thông gió, máy điều hoà nhiệt độ.
- Khi đi nắng cần đội mũ nón.
- Không chơi thể thao ngoài trời nắng, nhiệt độ không khí cao.
- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không
ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là ở cổ, ngực , chân.
- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.

VITAMIN

Câu 45: Hãy giải thích vì sao trong thời kì thuộc pháp đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và tây
nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn?
- Vì trong tro của cỏ tranh có 1 số muối khoáng tuy không nhiều và chủ yếu là muối Kali. Vì vậy
việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thay thế hoàn toàn muối ăn hàng ngày.
Câu 46: Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iốt?
- Vì iốt là thành phần không thể thiếu được của hooc môn tuyến giáp. Nếu thiếu iốt tuyến yên sẽ
kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến giáp (bệnh bướu cổ)
Câu 47: Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai?
- Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu( Nếu thiếu sắt dẫn đến thiếu máu) và tham gia quá trình chuyển
hóa. Vì vậy bà mẹ khi mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt , người mẹ khỏe
mạnh.
Câu 48: Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người? Cho một vài ví dụ cụ thể?
* Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Giới tính: Nam có nhu cầu cao hơn nữ.
+ Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc cung cấp đủ năng lượng cho hoạt
động còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.
+ Dạng hoạt động: Người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.
+ Trạng thái cơ thể : - Người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn.
17
- Người mới ốm dậy cần cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.

18

You might also like