You are on page 1of 17

ĐỀ CHUẨN MINH HỌA SỐ 20 KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023

(Đề thi có 05 trang) Bài thi: NGOẠI NGỮ; Môn thi: TIẾNG ANH
Thời gian làm bài: 60 phút không kể thời gian phát đề
--------------------------
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………………………
Số báo danh:.................................................................................................................... 
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from
the other three in pronunciation in each of the following questions.
Question 1. A. eleven B. elephant C. Examine D. exact
Question 2. A. position B. oasis C. Desert D. resort
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in
the position of the primary stress in each of the following questions.
Question 3. A. airplane B. remark C. worry D. music
Question 4. A. popular B. disabled C. negative D. accurate
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following
questions.
Question 5. We have just visited disadvantaged children in an orphanage _______in Bac Ninh Province.
A. located B. locating C. which locates D. to locate
Question 6: I think spring is_______than summer..
A. beautiful B. very beautifu C. more beautiful D. the most beautiful
Question 7. _______, she will have graduated from university.
A. By the time she turns 23 B. Once she turned 23
C. After she had turned 23 D. When she will turn 23
Question 8: The children are highly excited______the coming summer holiday.
A. with B. To C. For D. about
Question 9. This report is due today, _______?
A. doesn’t it B. hasn’t it C. isn’t it D. wasn’t it
Question 10. In most developed countries, up to 50% of population enters higher education at some
time in their lives.
A. the B. a C. no article D. an
Question 11. Mary tends to _______ a deep tone when she’s very serious about something.
A. embrace B. adopt C. accept D. approve
Question 12. Everyone in the class _______ when the teacher comes in.
A. turns down B. stands up C. gets on D. looks into
Question 13: They decided ___________ to Japan for their summer holiday.
A. going B. to go C. go D. to going
Question 14. Don’t believe in what they say; their predictions are always _______ of the mark.
A. big B. low C. high D. wide
Question 15. When the thief broke in, Harry _______ the dishes in the kitchen.
A. has washed B. washes C. is washing D. was washing
Question 16. If we didn't_______any measures to protect whales, they would disappear forever.
A. use B. make C. take D. do
Question 17. Students _______ with necessary skills for future career during this course.
A. have equipped B. had equipped C. will be equipped D. are equipping
Question 18. Her latest book is totally _______ the previous ones.
A. differ B. difference C. different D. differently
Question 19. Patients at highest ______ of complications can be detected based on artificial intelligence
techniques.
A. danger B. risk C. chance D. threat
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the most suitable response to complete each of
the following exchanges.
Question 20. Paul and Sam are having a barbecue.
- Paul: “Can you give me the knife?”
- Sam: “_______”
A. No, thanks. B. Never mind. C. I’m sorry. D. Here you are.
Question 21. Lam is talking to Mai about tonight’s plan.
- Lam: “Let’s eat out!”
- Mai: “_______”
A. You’re welcome. B. Why not? C. Thanks so much. D. Not too bad.
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) CLOSEST in meaning to the
underlined bold word(s) in each of the following questions.
Question 22. The bank robbers were arrested by the police after 3 days.
A. hit B. caught C. avoided D. offered
Question 23. We had a lovely summer holiday in Rome with fantastic weather.
A. ugly B. clever C. great D. cold
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) OPPOSITE in meaning to the
underlined word(s) in each of the following questions.
Question 24. With lack of fresh water and poor sanitation, people living in this small area face a threat of
developing infectious diseases.
A. safety B. promise C. possibility D. danger
Question 25. We didn’t make plans in advance; we just did everything on the spur of the moment.
A. rapidly B. intentionally C. slowly D. suddenly
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each
of the following questions.
Question 26. It’s a good idea for you to practice speaking English every day.
A. You must practice speaking English every day.
B. You should practice speaking English every day.
C. You can practice speaking English every day.
D. You will practice speaking English every day.
Question 27. The last time I updated my Facebook status was 6 months ago.
A. I haven’t updated my Facebook status for 6 months.
B. I have 6 months to update my Facebook status.
C. I started updating my Facebook status 6 months ago.
D. I have updated my Facebook status for 6 months.
Question 28. “What have you done to your hair?” she said to her son.
A. She asked her son what to do to his hair.
B. She wanted her son to know what he had done to his hair.
C. She wanted to know what did her son do to his hair.
D. She asked her son what he had done to his hair.
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the underlined part that needs correction in
each of the following questions.
Question 29. Farmers are concerned that their food-bearing plants may be subjective to the rigours
A B C
of a harsh winter.
D
Question 30. These clothes are being sold at a discount, but few people buy it.
A B C D
Question 31. It’s expected that printed books have been replaced by e-books in the future.
A B C D
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that best combines each pair of
sentences in the following questions.
Question 32: I didn't pay attention to the teacher. I failed to understand the lesson.
A. Although I paid attention to the teacher, I failed to understand the lesson.
B. I would have understood the lesson if I had failed to pay attention to the teache.
C. I would have understood the lesson if I had paid attention to the teacher.
D. Unless I failed to understand the lesson, I would pay attention to the teacher.
Question 33: Peter told us about his leaving the school. He did it on his arrival at the meeting.
A. Only after his leaving the school did Peter inform us of his arrival at the meeting.
B. Not until Peter told us that he would leave the school did he arrive at the meeting.
C. Hardly had Peter informed us about his leaving the school when he arrived at the meeting.
D. No sooner had Peter arrived at the meeting than he told us about his leaving the school.
Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to choose the word or
phrase that best fits each of the numbered blanks from 34 to 38.
WATER: OUR MOST PRECIOUS RESOURCE
There are (34) _______ people around the world who do not have enough water for their daily needs. And as
the world’s population increases, so does the demand for water. Today, nearly 20% of the world's population
live in areas (35) _______ there isn't sufficient fresh water. Not only that, but 25% live in developing countries
that suffer from frequent water (36) _______. They lack the systems necessary to carry the water from the
rivers to where it would be used.
If there is not enough clean water to drink, people will drink water of poor quality. This can increase the risk
of (37) _______ diseases such as cholera and dysentery. Water is a precious resource, but in countries with
above-average rainfall, like the UK or Holland, it is often taken for granted. (38) _______, with anticipated
increase in global temperatures in years to come, we should all learn to be less wasteful.
(Adapted from Oxford Exam Trainer by Helen Weale)
Question 34. A. much B. a little C. another D. a lot of
Question 35. A. which B. where C. whose D. when
Question 36. A. habitats B. nutrients C. shortages D. threats
Question 37. A. conducting B. contracting C. concluding D. containing
Question 38. A. However B. Therefore C. For example D. Besides
Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct
answer to each of the questions from 39 to 43.
RoboCup is a football competition that has taken place every year since 1997. But the players are not
human; they are robots. The competition's full name is ‘Robot Soccer World Cup’, and the aim is to create, by
the middle of the 21st century, a team of robot footballers that are able to play against and beat the winners of
the real World Cup.
In order for robots to play football, robotics companies have had to develop special technologies. A robot
can't just run onto the field and start kicking the ball. So each robot is fitted with a webcam which is connected
to a computer inside the robot. The robot is able to see where the other players are, where the goal is and, most
importantly, where the ball is. They are programmed to make their own decisions and during the match the
robots' creators are not allowed to tell them what to do. The robots are, however, able to communicate with
other members of their team, via a wireless network.
There is a long way to go before robots will be able to compete against humans. They need to become more
intelligent and become able to react more quickly and anticipate the game. But the technologies that are being
developed for scoring goals have other uses as well. It may be possible to develop robots that can be used in
search and rescue, for example, finding people trapped in buildings after earthquakes. They may not be as fun
to watch as real footballers, but at least they don't demand enormous salaries!
(Adapted from Solutions 3rd Edition by Tim Falla and Paul A Davies)
Question 39. What is the passage mainly about?
A. A normal football competition
B. Robots that play football
C. Robots that are useful for search and rescue
D. Footballers and their average salaries
Question 40. According to paragraph 1, what is special about the Robot Soccer World Cup?
A. All of the players are robots.
B. Robots help footballers to score goals.
C. It’s created to promote the real World Cup.
D. The World Cup’s champions are invited to play there.
Question 41. The word They in paragraph 2 refers to _______.
A. Decisions B. Creators C. Members D. Robots
Question 42. The word react in paragraph 3 is closest in meaning to _______.
A. prepare B. support C. respond D. understand
Question 43. Which of the following is TRUE, according to the passage?
A. The robots can’t talk with other members or people during the match.
B. The movement of each robot is controlled by the captain of the team.
C. Robot footballers are more exciting than professional players to watch.
D. Robots need increased intelligence and better movements to play against humans.
Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct
answer to each of the questions from 44 to 50.
A diver descends into an underwater cave, a scientist researches a dangerous disease, and an entrepreneur
invests in a new business. Each time we try something new, we take a risk. Sometimes, like the diver or the
businessman, we take big risks, usually for obvious reasons-for fame, for money, or to save lives. Most people
will take some risk to achieve one of these goals. But as the danger increases, the number of people willing to
go forward decreases. Only extreme risk-takers continue on. The question is: What exactly drives these people
to go on when others would stop?
To answer this question, scientists are studying the biological factors involved in risk-taking. Their research
focuses on certain chemicals in the brain. An important chemical in risk-taking is dopamine. It motivates us to
seek out and learn new things, and it helps us process emotions like anxiety and fear. When we accomplish a
task, dopamine produces a feeling of satisfaction; it makes us feel good. The riskier the task, the more
dopamine we produce, and the better we feel.
Dopamine production may make us feel good, but being in a high-risk situation for an extended period of
time is also stressful and can be dangerous. Successful risk-takers must learn to deal with the fear associated
with high-risk situations to reduce stress and stay safe. In reality, adapting to risk is something we all learn to
do. Take, for example, learning to drive a car. At first, a new driver may be afraid to travel on freeways. In
time, though, as the driver gains experience, he or she will move comfortably into speeding traffic and will
worry less about the danger. The work that marine biologist and deep-sea diver Rhian Waller does illustrates
this well. She studies life in some of the deepest and coldest waters on Earth. How does Waller control her fear
and stay safe in these high-risk situations? "It comes with practice," she says. "It's knowing exactly what to do
when something goes wrong. We prepare well for each of our expeditions, and we try to minimize the number
of risks we take."
Of course, a person doesn't have to be a deep-sea diver to be a risk-taker. Taking risks is part of being
human. We are all motivated to experience new things. In order to do so, we have to take chances and, of
course, we may fail.
(Adapted from Reading Explorer by Nancy Douglas and David Bohlke)
Question 44. Which best serves as the title for the passage?
A. Does Taking Risks Really Help Us Grow?
B. Mysteries of Dopamine - A Recipe for Success
C. Being a Risk-Taker: Are You Brave Enough?
D. The Nature of Taking Risks
Question 45. According to paragraph 1, one reason why we take large risks is to _______.
A. find people trapped in dangerous situations
B. become famous
C. donate money to charity
D. help people in need
Question 46. The word drives in paragraph 1 mostly means _______.
A. encourages B. limits C. invites D. prevents
Question 47. The word it in paragraph 2 refers to _______.
A. research B. dopamine C. emotion D. task
Question 48. The word associated in paragraph 3 can be best replaced by _______.
A. avoided B. unexpected C. depended D. connected
Question 49. Which of the following statements is NOT mentioned in the passage?
A. Fewer people are ready to take risks when situations are becoming more dangerous.
B. Dopamine is useful in terms of helping us deal with fear when doing something risky.
C. In order to get over worry in stressful situations, we have to take some risks.
D. Running a car for the first time can be a frightening experience for new drivers.
Question 50. Which of the following can be inferred from the passage?
A. Practicing a risky activity can actually reduce the fear of it.
B. Rhian Waller can overcome shyness because she’s an experienced diver.
C. The daunting prospect of failure will certainly deter some people from taking risks.
D. Success is always linked with the desire for trying new things.
ĐÁP ÁN
1. B 2. B 3. B 4. B 5. A 6. D 7. A 8. D 9. C 10. C
11. B 12. B 13. B 14. C 15. D 16. C 17. C 18. C 19. B 20. D
21. B 22. B 23. C 24. A 25. B 26. B 27. A 28. D 29. B 30. D
31. C 32. C 33. D 34. D 35. B 36. C 37. B 38. A 39. B 40. A
41. D 42. C 43. D 44. D 45. B 46. A 47. B 48. D 49. C 50. A
Hướng dẫn giải chi tiết
Question 1. B
Giải thích: elephant phát âm là /e/, còn lại phát âm là /ɪ/.
A. eleven /ɪˈlevn/ B. elephant /ˈelɪfənt/ C. examine /ɪɡˈzæmɪn/ D. exact /ɪɡˈzækt/
Question 2. Đáp án B
Giải thích: oasis phát âm là /s/, còn lại phát âm là /z/.
A. position /pəˈzɪʃn/ B. oasis /əʊˈeɪsɪs/ C. desert /ˈdezət/ D. resort /rɪˈzɔːt/
Question 3:B
Giải thích:
A.airplane /ˈerpleɪn/ (n): máy bay
B.remark /rɪˈmɑːrk/ (n): nhận xét
C.worry /ˈwɜːri/ (n): sự lo lắng
D. music /ˈmjuːzɪk/ (n): âm nhạc
Đáp án B có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2, các đáp án còn lại trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Question 4:B
Giải thích:
A.popular /ˈpɑːpjələr/ (adj): nổi tiếng
B.disabled /dɪsˈeɪbld/ (adj): khuyết tật
C.negative /ˈneɡətɪv/ (adj): tiêu cực
D. accurate /ˈækjərət/ (adj): chính xác
Đáp án B có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai, các đáp án còn lại trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Question 5. A
Cách rút gọn mệnh đề quan hệ:
Mệnh đề chủ động dùng cụm V-ing Mệnh đề bị động dùng cụm Vp2
Tạm dịch: Chúng tôi vừa mới đến thăm các trẻ em bị thiệt thòi ở một trại trẻ mồ côi được đặt tại Bắc Ninh.
Câu mang nghĩa bị động nên ta dùng rút gọn mệnh đề quan hệ bằng Vp2. Đáp án là A
Question 6. Đáp án D
Dịch nghĩa: Tôi nghĩ mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm.
Xét các đáp án:
A. beautiful → Thiếu mạo từ “a” very beautiful → Thiếu mạo từ “a”
B. more beautiful → Cấu trúc: more + adj/adv + than
C. the most beautiful → Đúng cấu trúc so sánh nhất: the + most + adj/adv (đối với tính từ dài)
Question 7:A
Giải thích:
Hòa hợp thì: Ta thấy mệnh đề chính đang chia thì TLHT → Loại các đáp án chia quá khứ. Ta có: TLHT by
the time HTD.
Tạm dịch: Trước khi bước sang tuổi 23, cô ấy sẽ đã tốt nghiệp đại học rồi.
Question 8: Đáp án D
Xét các đáp án:
Cấu trúc: excited with: hồi hộp vì. => Không hợp nghĩa.
Cấu trúc: excited to do sth: cảm thấy vui vẻ, phấn khích (khi làm điều gì đó). => Không hợp nghĩa.
Cấu trúc: excited about: hào hứng. => Dịch nghĩa: Các bé rất hào hứng với kỳ nghỉ hè sắp tới. => Hợp nghĩa.
Question 9:C
Câu hỏi đuôi (Tag questions):
Mệnh đề chính khẳng định → câu hỏi đuôi phủ định
Mệnh đề chính dùng to be ở HTĐ với chủ ngữ số ít ‘this report’ → câu hỏi đuôi dùng to be “is’ và đại từ ‘it’.
==> Câu hỏi đuôi dùng “isn’t it”
Tạm dịch: Bản báo cáo hết hạn hôm nay, có đúng không?
Question 10. C
“most + N” hoặc “ Most of the + N” ( có “ of” thì có “the”, không “ of” thì không có “the”)
Tạm dịch: Ở hầu hết các nước đã phát triển, khoảng 50% dân số được hưởng nền giáo dục tiên tiến tại một thời
điểm nào đó trong cuộc đời họ
=> Đáp án C
Question 11:B
Kiến thức từ vựng:
- embrace (v): ôm lấy, tán thành
- adopt (v): làm theo, chấp nhận → to adopt a tone/behaviour: bắt đầu sử dụng một chất giọng/hành vi nào
đó
- accept (v): chấp nhận
- approve (v): tán thành
Tạm dịch: Mary có xu hướng sử dụng giọng điệu trầm khi cô ấy rất nghiêm túc về điều gì đó.
Question 12:B
Kiến thức cụm động từ:
- turn down something: từ chối cái gì
- stand up: đứng lên
- get on: tiếp tục làm gì
- look into something: nghiên cứu, điều tra cái gì
Tạm dịch: Mọi người trong lớp đứng dậy khi cô giáo bước vào.
Question 13: B
- Căn cứ: “decide + to V”: quyết định làm gì.
- Dịch nghĩa: Họ quyết định đến Nhật Bản cho kì nghỉ hè của họ.
Question 14:D
Thành ngữ (Idioms):
wide of the mark: sai lầm, không chính xác.
Tạm dịch: Đừng tin vào những gì họ nói; các dự đoán của họ lúc nào cũng sai cả thôi.
Question 15:D
Hòa hợp thì:
When QKD, QKTD: diễn tả hành động đang xảy ra thì có hành động khác xen vào.
Tạm dịch: Khi tên trộm đột nhập vào, Harry đang rửa bát trong bếp.
Question 16. C
Cụm: take measures to V: thực hiện các biện pháp để làm gì
Tạm dịch: Nếu chúng ta không có biện pháp để bảo vệ cá voi thì chúng sẽ biến mất mãi mãi.
Question 17:C
Câu bị động (Passive voice):
Câu mang nghĩa bị động ở thì TLĐ. Công thức: will + be + V3/V-ed
Tạm dịch: Học viên sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp tương lai trong suốt khóa học
này.
Question 18:C
Kiến thức từ vựng:
- differ (v): khác
- difference (n): sự khác biệt
- different (adj): khác biệt
- differently (adv): khác biệt
Chỗ trống đứng sau động từ to be và trạng từ → cần tính từ
Tạm dịch: Quyển sách mới nhất của cô ấy hoàn toàn khác với những quyển trước.
Question 19. B
Kiến thức: Từ vựng Giải thích:
A. danger (n): sự nguy hiểm B. risk (n): nguy cơ, sự mạo hiểm
C. chance (n): cơ hội D. threat (n): sự đe dọa
=> at the risk of = in danger of: có nguy cơ
Tạm dịch: Bệnh nhân có nguy cơ gặp biến chứng cao nhất cũng được phát hiện dựa trên các kỹ thuật trí tuệ
nhân tạo này.

Question 20: D
Giải thích:
A.Không, cảm ơn.
B.Không sao đâu.
C.Tôi xin lỗi.
D. Của bạn đây
Tạm dịch: Paul và Sam đang có một bữa tiệc nướng ngoài trời.
- Paul: “Bạn có thể đưa tôi cái dao không?”
- Sam: “Của bạn đây.”
Question 21:B
Giải thích:
A.Không có gì.
B.Tại sao không?
C.Cảm ơn rất nhiều.
D. Không quá tệ.
Tạm dịch: Lam đang nói chuyện với Mai về kế hoạch tối nay.
- Lam: “Hãy ra ngoài ăn thôi!”
- Sam: “Sao lại không chứ nhỉ.”
Question 22:B
Giải thích:
A.hit (v): đánh
B.caught (v): bắt
C.avoided (v): né tránh
D. offered (v): đề nghị arrested (v): bắt giữ = caught
Tạm dịch: Những kẻ cướp ngân hàng đã bị cảnh sát bắt sau 3 ngày.

Question 23:
Giải thích:
A.ugly (adj): xấu xí
B.clever (adj): khéo léo
C.great (adj): tuyệt vời
D.cold (adj): lạnh
fantastic (adj): tuyệt vời = great
Tạm dịch: Chúng tôi đã có một kỳ nghỉ hè vui vẻ ở Rome với thời tiết tuyệt vời.
Question 24:A
Giải thích:
A.safety (n): sự an toàn
B.promise (n): lời hứa
C.possibility (n): khả năng
D. danger (n): sự nguy hiểm threat (n): mối đe dọa >< safety
Tạm dịch: Với tình trạng thiếu nước ngọt và điều kiện vệ sinh kém, người dân sống trong khu vực nhỏ bé này
phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Question 25: B
Giải thích:
A.rapidly (adv): nhanh chóng
B.intentionally (adv): cố tình, có chủ ý
C.slowly (adv): chậm chạp
D. suddenly (adv): đột ngột
on the spur of the moment: tức thời, không có kế hoạch >< intentionally
Tạm dịch: Chúng tôi không lập kế hoạch trước; chúng tôi chỉ làm mọi thứ một cách tức thời thôi.
Question 26:B
Giải thích:
Bạn nên luyện nói tiếng Anh mỗi ngày.
A.Bạn phải luyện nói tiếng Anh mỗi ngày.
B.Bạn nên luyện nói tiếng Anh mỗi ngày.
C.Bạn có thể luyện nói tiếng Anh mỗi ngày.
D. Bạn sẽ luyện nói tiếng Anh mỗi ngày.
Question 27:A
Giải thích:
Lần cuối cùng tôi cập nhật trạng thái Facebook của mình là 6 tháng trước.
A.Tôi đã không cập nhật trạng thái Facebook của mình được 6 tháng rồi.
B.Tôi có 6 tháng để cập nhật trạng thái Facebook của mình.
C.Tôi đã bắt đầu cập nhật trạng thái Facebook của mình 6 tháng trước.
D. Tôi đã cập nhật trạng thái Facebook của mình được 6 tháng.
Question 28. D
Kiến thức: Câu gián tiếp
Giải thích:
Câu trực tiếp: “Wh-question + trợ động từ + S + động từ chính?”, A asked B
Câu gián tiếp: A + asked/wondered/wanted to know + (B) + wh-question + S + V(lùi thì) have you done => he
had done
your => his
Tạm dịch: “Con đã làm cái gì với mái tóc vậy?” cô ấy hỏi con trai.
= Cô ấy muốn biết con trai của mình đã làm gì với mái tóc của thằng bé.
Question 29:B
Kiến thức từ vựng:
- subjective (adj): chủ quan
- to be subject to something: chịu, phải hứng chịu
Sửa: subjective → subject
Tạm dịch: Nông dân lo ngại rằng các cây cung cấp thực phẩm của họ có thể phải chịu sự khắc nghiệt của
một mùa đông đầy giá rét.
→ Chọn đáp án B
Question 30:D
Đại từ nhân xưng:
Danh từ số nhiều ‘clothes’ => dùng đại từ them để quy chiếu.
Sửa: it → them
Tạm dịch: Những bộ quần áo này đang được bán giảm giá nhưng rất ít người mua chúng.
Question 31:C
Chia thì:
“in the future” → dấu hiệu nhận biết thì TLĐ
Sửa: have been → will be
Tạm dịch: Người ta dự đoán rằng sách in sẽ được thay thế bằng sách điện tử trong tương lai.
Question 32. C
Tôi đã không chú ý đến giáo viên. Tôi đã không hiểu bài.
A. Mặc dù tôi đã chú ý đến giáo viên nhưng tôi vẫn không hiểu bài.
B. Tôi sẽ hiểu bài nếu tôi không chú ý đến giáo viên
C. Tôi sẽ hiểu bài nếu tôi chú ý đến giáo viên.
D. Nếu tôi hiểu bài, tôi sẽ chú ý đến giáo viên.
Câu điều kiện loại 3, giả định ở quá khứ: If S + had Vp2, S + would have Vp2.
Question 33. D
Hardly ... when ... = No sooner ... than ngay khi... thì ...
Peter nói với chúng tôi về việc anh ấy rời trường. Anh ấy đã làm điều đó khi đến buổi họp.
A. Chỉ sau khi rời khỏi trường, Peter báo cho chúng tôi biết việc anh ấy đến buổi họp.
B. Mãi cho đến khi Peter nói với chúng tôi rằng anh ấy sẽ rời khỏi trường thì anh ấy mới đến cuộc
họp.
C. Ngay khi Peter thông báo với chúng tôi về việc anh ấy rời trường thì anh ấy đến dự buổi họp.
D. Ngay khi Peter tới dự buổi họp thì anh ấy nói với chúng tôi về việc anh ấy rời khỏi trường.
Question 34-38:
DỊCH BÀI:
Có rất nhiều người trên thế giới không có đủ nước cho nhu cầu hàng ngày của họ. Và khi dân số thế giới tăng
lên, nhu cầu về nước cũng tăng theo. Ngày nay, gần 20% dân số thế giới sống ở những nơi không có đủ nước
ngọt. Không chỉ vậy, 25% dân số sống ở các nước đang phát triển thường xuyên bị thiếu nước. Họ thiếu các hệ
thống cần thiết để dẫn nước từ các con sông đến nơi nó sẽ được sử dụng.
Nếu không có đủ nước sạch để uống, người dân sẽ uống phải nước có chất lượng thấp. Điều này có thể làm
tăng nguy cơ mắc các bệnh như tả và kiết lỵ. Nước là một nguồn tài nguyên quý giá, nhưng ở những quốc gia
có lượng mưa trên mức trung bình, như Anh hay Hà Lan, nó thường bị coi là hiển nhiên. Tuy nhiên, với dự
đoán về sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu trong những năm tới, tất cả chúng ta nên học cách ít lãng phí hơn.

Question 34:D
Giải thích:
A. much + N (không đếm được): nhiều
B. a little + N (không đếm được): ít
C. another + N (số ít): một cái/người khác
D. a lot of + N (đếm được/không đếm được): nhiều
Tạm dịch:
There are a lot of people around the world who do not have enough water for their daily needs. (Có rất nhiều
người trên thế giới không có đủ nước cho nhu cầu hàng ngày của họ.)
Question 35:B
Trạng từ quan hệ:
Ta dùng trang từ quan hệ chỉ nơi chốn ‘where’ để thay cho ‘in those areas’.
Tạm dịch:
Today, nearly 20% of the world's population live in areas where there isn't sufficient fresh water. (Ngày nay,
gần 20% dân số thế giới sống ở những nơi không có đủ nước ngọt.)
Question 36:C
Giải thích:
A.habitats: môi trường sống
B.nutrients: chất dinh dưỡng
C.shortages: sự thiếu hụt
D. threats: mối đe dọa
Tạm dịch:
Not only that, but 25% live in developing countries that suffer from frequent water shortages. (Không chỉ vậy,
25% dân số sống ở các nước đang phát triển thường xuyên bị thiếu nước.)
Question 37:B
Giải thích:
A.conducting: thực hiện
B.contracting: mắc, nhiễm
C.concluding: kết luận
D. containing: chứa đựng, ngăn chặn
Tạm dịch:
This can increase the risk of contracting diseases such as cholera and dysentery. (Điều này có thể làm tăng
nguy cơ mắc các bệnh như tả và kiết lỵ.)
Question 38:A
Giải thích:
A.however: tuy nhiên
B.therefore: do đó
C.for example: ví dụ
D. besides: ngoài ra
Tạm dịch:
However, with anticipated increase in global temperatures in years to come, we should all learn to be less
wasteful. (Tuy nhiên, với dự đoán về sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu trong những năm tới, tất cả chúng ta
nên học cách ít lãng phí hơn.)
Question 39-43:
DỊCH BÀI:
RoboCup là một cuộc thi bóng đá diễn ra hàng năm kể từ năm 1997. Nhưng các cầu thủ không phải là con
người; họ là người máy. Tên đầy đủ của cuộc thi là 'Robot Soccer World Cup' và mục đích tạo ra là để giữa thế
kỷ 21, một đội bóng robot có thể thi đấu và đánh bại đội vô địch World Cup thực sự.
Để robot có thể chơi bóng, các công ty chế tạo robot đã phải phát triển những công nghệ đặc biệt. Robot
không thể chỉ chạy lên sân và bắt đầu đá bóng. Vì vậy, mỗi robot được trang bị một webcam được kết nối với
một máy tính bên trong robot. Robot có thể nhìn thấy các cầu thủ khác đang ở đâu, mục tiêu ở đâu và quan
trọng nhất là quả bóng đang ở đâu. Chúng được lập trình để đưa ra quyết định của riêng mình và trong trận
đấu, người tạo ra robot không được phép bảo cho chúng phải làm gì. Tuy nhiên, các robot có thể giao tiếp với
các thành viên khác trong đội của chúng thông qua kết nối không dây.
Còn một chặng đường dài phía trước để robot có thể cạnh tranh với con người. Chúng cần trở nên thông
minh hơn và có thể phản ứng nhanh hơn và dự đoán trận đấu. Nhưng các công nghệ đang được phát triển để
ghi bàn cũng có những công dụng khác. Có khả năng phát triển các loại robot mà được sử dụng trong tìm kiếm
và cứu nạn, ví dụ như tìm kiếm những người bị mắc kẹt trong các tòa nhà sau động đất. Chúng có thể không
được vui như khi xem những cầu thủ thực thụ, nhưng ít nhất chúng không đòi hỏi tiền lương khủng!

Question 39:B
Giải thích:
Đoạn văn chủ yếu nói về gì?
A.Một cuộc thi bóng đá bình thường
B.Những robot chơi bóng đá
C.Những robot hữu ích cho tìm kiếm và cứu hộ
D. Các cầu thủ bóng đá và mức lương trung bình của họ
Tóm tắt: Đoạn văn nói về những robot chơi bóng đá và những đặc điểm của chúng.
Question 40:A
Giải thích:
Theo đoạn 1, Robot Soccer World Cup có gì đặc biệt?
A.Tất cả những người chơi đều là người máy.
B.Robot giúp các cầu thủ ghi bàn.
C.Nó được tạo ra để quảng bá cho World Cup thực sự.
D. Các nhà vô địch của World Cup được mời đến chơi ở đó.
Thông tin:
RoboCup is a football competition that has taken place every year since 1997. But the players are not
human; they are robots. The competition's full name is ‘Robot Soccer World Cup’ ... (RoboCup là một cuộc
thi bóng đá diễn ra hàng năm kể từ năm 1997. Nhưng các cầu thủ không phải là con người; họ là người máy.
Tên đầy đủ của cuộc thi là 'Robot Soccer World Cup' ...)
Question 41:D
Giải thích:
Từ “They” trong đoạn 2 đề cập đến .
A.Những quyết định
B.Những người sáng tạo
C.Các thành viên
D. Những robot
Thông tin:
The robot is able to see where the other players are, where the goal is and, most importantly, where the ball is.
They are programmed to make their own decisions and during the match the robots' creators are not allowed to
tell them what to do. (Robot có thể nhìn thấy các cầu thủ khác đang ở đâu, mục tiêu ở đâu và quan trọng nhất
là quả bóng đang ở đâu. Chúng được lập trình để đưa ra quyết định của riêng mình và trong trận đấu, người tạo
ra robot không được phép bảo cho chúng phải làm gì.)
Question 42:C
Giải thích:C
Từ “react” trong đoạn 3 đồng nghĩa với từ .
A.prepare (v): chuẩn bị
B.support (v): hỗ trợ
C.respond (v): phản ứng lại
D. understand (v): hiểu
react (v): phản ứn lại = respond
Question 43:D
Giải thích:
Điều nào sau đây là ĐÚNG, theo đoạn văn?
A.Robot không thể nói chuyện với các thành viên hoặc người khác trong trận đấu.
B.Chuyển động của mỗi robot được điều khiển bởi đội trưởng của đội.
C.Xem cầu thủ bóng đá robot thì hào hứng hơn các cầu thủ chuyên nghiệp.
D. Robot cần tăng trí thông minh và chuyển động tốt hơn để đấu với con người.
Thông tin: + The robots are, however, able to communicate with other members of their team, via a wireless
network. (Tuy nhiên, các robot có thể giao tiếp với các thành viên khác trong đội của chúng thông qua kết nối
không dây.)
→ A sai
+ They are programmed to make their own decisions and during the match the robots' creators are not allowed
to tell them what to do. (Chúng được lập trình để đưa ra quyết định của riêng mình và trong trận đấu, người tạo
ra robot không được phép bảo cho chúng phải làm gì.)
→ B sai
+ They may not be as fun to watch as real footballers, but at least they don't demand enormous salaries!
(Chúng có thể không được vui như khi xem những cầu thủ thực thụ, nhưng ít nhất chúng không đòi hỏi tiền
lương khủng!)
→ C sai
+ There is a long way to go before robots will be able to compete against humans. They need to become more
intelligent and become able to react more quickly and anticipate the game. (Còn một chặng đường dài phía
trước để robot có thể cạnh tranh với con người. Chúng cần trở nên thông minh hơn và có thể phản ứng nhanh
hơn và dự đoán trận đấu.)
→ D đúng
Question 44-50:
DỊCH BÀI:
Một thợ lặn hang động dưới nước, một nhà khoa học nghiên cứu một căn bệnh nguy hiểm và một doanh
nhân đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mới. Mỗi lần chúng ta thử một cái gì đó mới, chúng ta mạo hiểm.
Đôi khi, giống như thợ lặn hoặc doanh nhân, chúng ta mạo hiểm lớn, thường là vì những lý do rõ ràng - vì
danh tiếng, tiền bạc hoặc để cứu mạng sống. Hầu hết mọi người sẽ chấp nhận một số rủi ro để đạt được một
trong những mục tiêu này. Nhưng khi sự nguy hiểm tăng lên, số người sẵn sàng đi tiếp sẽ giảm đi. Chỉ những
người sẵn sàng mạo hiểm mới có thể tiếp tục. Câu hỏi đặt ra là: Chính xác thì điều gì đã thúc đẩy những người
này tiếp tục trong khi những người khác dừng lại?
Để trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học đang nghiên cứu các yếu tố sinh học liên quan đến việc chấp nhận
rủi ro. Nghiên cứu của họ tập trung vào một số chất hóa học trong não. Một chất hóa học quan trọng trong việc
mạo hiểm là dopamine. Nó thúc đẩy chúng ta tìm kiếm và học hỏi những điều mới, và nó giúp chúng ta xử lý
những cảm xúc như lo lắng và sợ hãi. Khi chúng ta hoàn thành một nhiệm vụ, dopamine tạo ra cảm giác hài
lòng; nó làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái. Nhiệm vụ càng rủi ro, chúng ta càng sản xuất ra nhiều
dopamine, và chúng ta càng cảm thấy tốt hơn.
Sản xuất dopamine có thể khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu, nhưng ở trong tình trạng có rủi ro cao trong một
thời gian dài cũng gây căng thẳng và có thể nguy hiểm. Những người chấp nhận rủi ro thành công phải học
cách đối phó với nỗi sợ hãi liên quan đến các tình huống rủi ro cao để giảm căng thẳng và giữ an toàn. Trên
thực tế, thích ứng với rủi ro là điều mà tất cả chúng ta đều học cách làm. Lấy ví dụ, học lái xe ô tô. Lúc đầu,
người mới lái xe có thể e ngại khi di chuyển trên đường cao tốc. Tuy nhiên, theo thời gian, khi người lái xe có
kinh nghiệm, họ sẽ thoải mái di chuyển vào dòng xe cộ đang chạy tốc độ và sẽ ít lo lắng về nguy hiểm hơn.
Công việc mà nhà sinh vật học biển và thợ lặn biển sâu Rhian Waller thực hiện đã minh họa rõ ràng điều này.
Cô nghiên cứu môi trường sống ở một số vùng nước sâu và lạnh nhất trên Trái đất. Làm thế nào mà Waller có
thể kiểm soát nỗi sợ hãi của cô ấy và giữ an toàn trong những tình huống rủi ro cao này? "Nó đi kèm với thực
hành," cô nói. "Đó là biết chính xác phải làm gì khi gặp sự cố. Chúng tôi chuẩn bị tốt cho mỗi chuyến thám
hiểm của mình và chúng tôi cố gắng giảm thiểu số lượng rủi ro mà chúng tôi phải gánh chịu."
Tất nhiên, một người không cần phải là một thợ lặn biển sâu để trở thành một người chấp nhận mạo hiểm.
Mạo hiểm là một phần của con người. Tất cả chúng ta đều có động lực để trải nghiệm những điều mới. Để làm
được như vậy, chúng ta phải nắm bắt cơ hội và tất nhiên, chúng ta có thể thất bại.

Question 44:D
Giải thích:
Đâu là tiêu đề phù hợp nhất cho đoạn văn?
A.Mạo hiểm có thực sự giúp chúng ta phát triển không?
B.Bí ẩn của Dopamine - Công thức để thành công
C.Trở thành một người mạo hiểm: Bạn có đủ dũng cảm?
D. Bản chất của việc mạo hiểm
Tóm tắt:
Đoạn văn nói về việc mạo hiểm, trả lời câu hỏi: “Điều gì thôi thúc những người mạo hiểm trong khi số khác
dừng lại?” và bản chất của mạo hiểm là do sản sinh ra dopamine.
→ Bản chất của mạo hiểm
A sai vì trong bài không có nói tới việc chúng ta trưởng thành nhờ mạo hiểm.
B sai vì không phải cứ mạo hiểm là sẽ thành công, nên không thể nói dopamine tạo nên thành công được. C sai
vì trong bài không đề cập quá nhiều tới yếu tố dung cảm để mạo hiểm.
→ Chọn đáp án D
Question 45:B
Giải thích:
Theo đoạn 1, một lý do mà ta mạo hiểm là để .
A.tìm thấy những người bị mắc kẹt trong các tình huống nguy hiểm
B.trở nên nổi tiếng
C.quyên góp tiền cho tổ chức từ thiện
D. giúp đỡ những người gặp khó khăn
Thông tin:
Sometimes, like the diver or the businessman, we take big risks, usually for obvious reasons-for fame, for
money, or to save lives. (Đôi khi, giống như thợ lặn hoặc doanh nhân, chúng ta chấp nhận mạo hiểm thường là
vì những lý do rõ ràng - vì danh tiếng, tiền bạc hoặc để cứu mạng sống.)
Question 46:A
Giải thích:
Từ “drives” trong đoạn 3 đồng nghĩa với từ .
A.encourages (v): khuyến khích
B.limits (v): giới hạn
C.invites (v): mời
D. prevents (v): phòng tránh
drives (v): khiến cho, làm cho = encourage
Question 47:B
Giải thích:
Từ “it” trong đoạn 2 đề cập đến .
A.nghiên cứu
B.dopamine
C.cảm xúc
D. nhiệm vụ
Thông tin:
An important chemical in risk-taking is dopamine. It motivates us to seek out and learn new things, and it helps
us process emotions like anxiety and fear. (Một hóa chất quan trọng trong việc mạo hiểm là dopamine. Nó thúc
đẩy chúng ta tìm kiếm và học hỏi những điều mới, và nó giúp chúng ta xử lý những cảm xúc như lo lắng và sợ
hãi.)
Question 48:D
Giải thích:
Từ “associated” trong đoạn 3 có thể được thay thế bởi từ .
A.bị né tránh
B.không được mong đợi
C.bị phụ thuộc
D. có kết nối
associated: có liên quan = connected
Question 49:C
Giải thích:
Điều nào sau đây KHÔNG được nhắc đến trong đoạn văn?
A.Có ít người hơn sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi tình huống trở nên nguy hiểm hơn.
B.Dopamine hữu ích trong việc giúp chúng ta đối phó với nỗi sợ khi làm điều gì đó mạo hiểm.
C.Để vượt qua lo lắng trong những tình huống căng thẳng, chúng ta phải mạo hiểm một chút.
D. Chạy xe lần đầu có thể là một trải nghiệm đáng sợ đối với những người mới lái
xe.
Thông tin:
+ But as the danger increases, the number of people willing to go forward decreases. (Nhưng khi sự nguy
hiểm tăng lên, số người sẵn sàng tiến lên sẽ giảm đi.)
→ A được nhắc đến
+ An important chemical in risk-taking is dopamine ... it helps us process emotions like anxiety and fear.
(Một chất hóa học quan trọng trong việc mạo hiểm là dopamine ... nó giúp chúng ta xử lý các cảm xúc như lo
lắng và sợ hãi.)
→ B được nhắc đến

Take, for example, learning to drive a car. At first, a new driver may be afraid to travel on freeways. (Lấy ví
dụ, học lái xe ô tô. Lúc đầu, người mới lái xe có thể e ngại khi di chuyển trên đường cao tốc.)
→ D được nhắc đến
Vậy loại trừ đi, ta thấy C không được nhắc đến.
Question 50:A
Giải thích:
Điều nào sau đây có thể được suy ra từ đoạn văn?
A.Thực hành một hoạt động mạo hiểm thực sự có thể làm giảm nỗi sợ hãi về nó.
B.Rhian Waller có thể vượt qua sự nhút nhát vì cô ấy là một thợ lặn giàu kinh nghiệm.
C.Viễn cảnh thất bại đầy ám ảnh chắc chắn sẽ ngăn cản một số người mạo hiểm.
D. Thành công luôn gắn liền với mong muốn thử sức với những điều mới lạ.
Thông tin:
+ How does Waller control her fear and stay safe in these high-risk situations? "It comes with practice," she
says. "It's knowing exactly what to do when something goes wrong. We prepare well for each of our
expeditions, and we try to minimize the number of risks we take."
(Làm thế nào mà Waller có thể kiểm soát nỗi sợ hãi của cô ấy và giữ an toàn trong những tình huống rủi ro cao
này? "Nó đi kèm với thực hành," cô nói. "Đó là biết chính xác phải làm gì khi gặp sự cố. Chúng tôi chuẩn bị
tốt cho mỗi chuyến thám hiểm của mình và chúng tôi cố gắng giảm thiểu số lượng rủi ro mà chúng tôi phải
gánh chịu.")
Take, for example, learning to drive a car. At first, a new driver may be afraid to travel on freeways. In time,
though, as the driver gains experience, he or she will move comfortably into speeding traffic and will worry
less about the danger. (Lấy ví dụ, học lái xe ô tô. Lúc đầu, người mới lái xe có thể e ngại khi di chuyển trên
đường cao tốc. Tuy nhiên, theo thời gian, khi người lái xe có kinh nghiệm, họ sẽ thoải mái di chuyển vào dòng
xe cộ đang chạy tốc độ và sẽ ít lo lắng về nguy hiểm hơn.)
→ A đúng
+ B không được nhắc đến trong bài → B sai
+ We are all motivated to experience new things. In order to do so, we have to take chances and, of course, we
may fail. (Tất cả chúng ta đều được động viên trải nghiệm những điều mới. Để làm được như vậy, chúng ta
phải nắm bắt cơ hội và tất nhiên, chúng ta có thể thất bại.)
→ C sai. Ta chưa thể khẳng định việc thất bại sẽ ngăn cản những người mạo hiểm.
+ Of course, a person doesn't have to be a deep-sea diver to be a risk-taker. Taking risks is part of being
human. (Tất nhiên, một người không cần phải là một thợ lặn biển sâu để trở thành một người mạo hiểm. Mạo
hiểm là một phần của con người.)
→ D sai. Ta chưa thể khẳng định thành công luôn gắn liền với việc mạo hiểm.
→ Chọn đáp án A
TẠM DỊCH
Một thợ lặn xuống hang động dưới nước, một nhà khoa học nghiên cứu một căn bệnh nguy hiểm và một
doanh nhân đầu tư vào một doanh nghiệp mới. Mỗi lần chúng tôi thử một cái gì đó mới, chúng tôi chấp nhận
rủi ro. Đôi khi, giống như thợ lặn hoặc doanh nhân, chúng ta chấp nhận những rủi ro lớn, thường là vì những lý
do rõ ràng - vì danh tiếng, tiền bạc hoặc để cứu mạng người. Hầu hết mọi người sẽ chấp nhận một số rủi ro để
đạt được một trong những mục tiêu này. Nhưng khi nguy hiểm tăng lên, số người sẵn sàng tiến lên giảm
xuống. Chỉ những người chấp nhận rủi ro cực độ mới tiếp tục. Câu hỏi đặt ra là: Chính xác thì điều gì đã thúc
đẩy những người này tiếp tục khi những người khác dừng lại?
Để trả lời câu hỏi này, các nhà khoa học đang nghiên cứu các yếu tố sinh học liên quan đến việc chấp nhận
rủi ro. Nghiên cứu của họ tập trung vào một số hóa chất trong não. Một hóa chất quan trọng trong việc chấp
nhận rủi ro là dopamin. Nó thúc đẩy chúng ta tìm kiếm và học hỏi những điều mới, đồng thời giúp chúng ta xử
lý những cảm xúc như lo lắng và sợ hãi. Khi chúng ta hoàn thành một nhiệm vụ, dopamine tạo ra cảm giác hài
lòng; nó làm cho chúng tôi cảm thấy tốt. Nhiệm vụ càng mạo hiểm, chúng ta càng tạo ra nhiều dopamine và
chúng ta càng cảm thấy tốt hơn.
Việc sản xuất dopamine có thể khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu, nhưng ở trong tình huống rủi ro cao trong
thời gian dài cũng gây căng thẳng và có thể nguy hiểm. Những người chấp nhận rủi ro thành công phải học
cách đối phó với nỗi sợ hãi liên quan đến các tình huống rủi ro cao để giảm căng thẳng và giữ an toàn. Trên
thực tế, thích nghi với rủi ro là điều mà tất cả chúng ta đều học cách làm. Lấy ví dụ, học lái xe ô tô. Lúc đầu,
người mới lái xe có thể sợ đi trên xa lộ. Tuy nhiên, với thời gian, khi người lái xe có kinh nghiệm, họ sẽ di
chuyển thoải mái khi tham gia giao thông với tốc độ nhanh và sẽ bớt lo lắng về nguy hiểm. Công trình mà nhà
sinh học biển và thợ lặn biển sâu Rhian Waller thực hiện minh họa rõ điều này. Cô nghiên cứu sự sống ở một
số vùng nước sâu nhất và lạnh nhất trên Trái đất. Làm thế nào để Waller kiểm soát nỗi sợ hãi của mình và giữ
an toàn trong những tình huống rủi ro cao này? "Nó đi kèm với thực hành," cô nói. "Đó là biết chính xác phải
làm gì khi có sự cố xảy ra. Chúng tôi chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi chuyến thám hiểm của mình và chúng tôi cố
gắng giảm thiểu số lượng rủi ro mà chúng tôi gặp phải."
Tất nhiên, một người không nhất thiết phải là thợ lặn biển sâu mới có thể chấp nhận rủi ro. Chấp nhận rủi ro
là một phần của con người. Tất cả chúng ta đều có động lực để trải nghiệm những điều mới. Để làm được như
vậy, chúng ta phải nắm lấy cơ hội và tất nhiên, chúng ta có thể thất bại.
(Phỏng theo Reading Explorer của Nancy Douglas và David Bohlke)

You might also like