You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
KHOA ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO: ĐA PHƯƠNG TIỆN

ĐỀ TÀI: Media player

Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM VĂN TIẾN


Mã lớp: 135074
Nhóm 1
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trọng Lâm - 20198135

Hà Nội, 12 - 2022
LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học, điện tử viễn thông
ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi vào cuộc sống hàng
ngày. Tuy là một ứng dụng đã được phát triển từ rất lâu nhưng Media
Player vẫn là ứng dụng đang được nhiều người sử dụng thịnh hành và
phát triển hiện nay. Media Player là một trình phát đa phương tiện là
chương trình phần mềm hoặc thiết bị phần cứng có khả năng phát tệp
hoặc đĩa phương tiện. Media Player được phát hành trên hệ điều hành
windows của Microsoft, nó là một chương trình có thể phát nhạc hoặc
trình chiếu phim, ảnh trên máy tính. Trong chương trình học môn Đa
Phương Tiện ( Multimedia ) nhóm 1 chúng em chọn đề tài “ Làm phần
mềm Media Player bằng python ” nhằm nắm được một số kiên thức cơ
bản của môn Đa Phương Tiện và lập trình Python và đây cũng là điều
kiện để qua môn Đa Phương Tiện.
Bài tập này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Văn
Tiến, chúng em xin trân thành cảm ơn sự hỗ trợ của thầy. Do lượng kiến
thức còn hạn chế và thời gian hoàn thành bài tập lớn có hạn nên chúng
em không thể tránh khỏi những sai xót. Nhóm chung em mong nhận
được những đóng góp, phê bình và nhận xét của thầy và các bạn để có
thể hoàn thành sản phẩm trong tương lai.

Chúng em xin trân thành cảm ơn !


MỤC LỤC

PHẦN I. TÌM HIỂU ĐỀ TÀI ..................................................................................4


1. Pycharm , Jupyter notebook và những điều cần biết .................................4
2. Các thư viện được sử dụng trong Python ....................................................5
2.1 thư viện vlc ...................................................................................................5
2.2 Thư viện EasyGUI .......................................................................................5
PHẦN II. TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI ...........................................................................6
1.Các bước thực hiện đề tài..................................................................................6
2. Kết quả ...............................................................................................................8
PHẦN III. KẾT LUẬN ............................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................9

Danh mục hình ảnh


Hình 1: run code hiển thị ra menu chọn video ...........................................................8
Hình 2:sau khi chọn video ,màn hình hiển thị giao diện với các buton ....................8
Hình 3 :video được trình chiếu thành công................................................................9
PHẦN I. TÌM HIỂU ĐỀ TÀI

1. Pycharm , Jupyter notebook và những điều cần biết


Trong quá trình thực hiện đề tài ,em đã thử chạy đồng thời code trên cả 2 môi
trường và thấy được ưu nhược điểm như sau .
Pycharm là một nền tảng kết kết hợp được JetBrains phát triển như một IDE (Môi trường
phát triển tích hợp) để phát triển các ứng dụng cho lập trình trong Python.
PyCharm là một trong những IDE Python phổ biến nhất. Nó cung cấp các khả năng sau:
• Tạo mã để tạo cấu trúc mã dành riêng cho ngôn ngữ.
• Thông tin tham chiếu mã để truy cập tức thời vào tài liệu API, gợi ý về cách sử
dụng các thực thể lập trình khác nhau, v.v.
• Mẫu tệp để tạo tập lệnh, lớp sơ khai, v.v.
• Hỗ trợ nhập để nhập các thư viện bị thiếu
• Các hành động theo ý định và các bản sửa lỗi nhanh để tối ưu hóa mã
• Các công cụ dành riêng cho ngôn ngữ để phát triển, chạy, thử nghiệm và triển khai
ứng dụng
• Chèn ngôn ngữ để hoạt động với các ngôn ngữ được hỗ trợ bên trong các thuộc
tính, thẻ hoặc chuỗi ký tự
• Các mẫu trực tiếp để mở rộng các từ viết tắt thành các cấu trúc mã phức tạp
IPython notebook được phát triển bởi Fernando Perez như một giao diện người
dùng trên web dựa trên IPython kernel. Với mong muốn tạo ra một môi trường
máy tính tương tác tích hợp cho nhiều ngôn ngữ, Notebook project đã được chuyển
sang Jupyter project nhằm tạo ra một môi trường sử dụng tích hợp được các ngôn
ngữ lập trình như Juila, R và Python.
Jupyter notebook là một ứng dụng client-server có khả năng xử lí nhiều loại file dữ
liệu như dưới dạng html, công thức toán học và các loại dữ liệu khác . Jupyter
notebook chia dữ liệu ra làm các khối (code block) và chạy đồng thời song song
nên vẫn có thể chạy các khối khác khi có 1 khối bị lỗi .Tuy nhiên Jupyter notebook
khởi động trên máy chủ nhưng lại mở và chạy trên giao diện web nên đôi khi hay
gặp lỗi kết nối ,khiến code hoạt động không ổn định.
2. Các thư viện được sử dụng trong Python
2.1 thư viện vlc
VLC media player (thường gọi tắt là VLC) là một media player và streaming
media server mã nguồn mở di động cao và đa nền tảng được viết
bởi VideoLAN project.VLC hỗ trợ nhiều phương thức nén âm thanh và video
cũng như nhiều định dạng file, bao gồm DVD-Video, Video CD và giao
thức streaming. Nó cho phép stream từ mạng máy tính và chuyển mã các file
multimedia. Thư viện vlc trên python cho phép chúng ta chạy video có sẵn dưới
nhiều dạng file.

2.2 Thư viện EasyGUI


EasyGUI là một mô-đun để lập trình GUI rất đơn giản, rất dễ dàng bằng Python.
GUI, viết tắt của cụm từ Graphical User Interface, tạm dịch là giao diện đồ họa
người dùng. Đây là thuật ngữ ám chỉ cách giao tiếp của người dùng với các thiết
bị máy tính thông qua thao tác với chữ viết hay hình ảnh, thay vì sử dụng các câu
lệnh phức tạp.
EasyGUI khác với các thư viện GUI khác ở chỗ EasyGUI không hướng theo sự
kiện (event-driven). Thay vào đó, tất cả các tương tác GUI được gọi bằng các lời
gọi hàm đơn giản.
EasyGUI chạy trên Python 2 và 3 và không có bất kỳ phụ thuộc nào ngoài python
và Tk. Người dùng Linux Python 2 sẽ phải chạy sudo apt-get install python-tk và
người dùng Linux Python 3 sẽ phải chạy sudo apt-get install python3-tk để cài đặt
Tkinter.
PHẦN II. TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI
1.Các bước thực hiện đề tài

Đầu tiên ta sẽ khai báo 1 hàm là play_media():


Trong hàm này ta sẽ sử dụng 2 thư viện chính đó là thư viện VLC media player và
thư viện easy GUI.
Thư viện VLC media player là một mã nguồn mở miễn phí về trình phát đa
phương tiện đa nền tảng miễn phí và mã nguồn mở, có thể phát hầu hết các tệp đa
phương tiện và các giao thức phát trực tuyến khác nhau được phát triển bởi nhó
VideoLan.
Thư viện easy GUI là một module để lập trình GUI (Graphical User Interface –
Giao diện đồ họa người dùng) đơn giản.
Sau đây, ta sẽ đi chi tiết vào hàm play_media():

Đầu tiên ta sẽ khai báo 2 biến media và player. Trong đó:


media là biến để khởi tạo giao diện để người dùng chọn file. Điều đó được thực
hiện bằng hàm fileopenbox() trong đó title là tên của giao diện chọn file.
Sau khi chọn xong file video hoặc âm thanh, đường dẫn của file đấy sẽ được coi là
1 giá trị và lưu vào biến media.
player là biến để khởi tạo trình phát đa phượng tiện file bằng hàm MediaPlayer()
để chạy file mà chúng ta đã chọn thông qua biến media đã khởi tạo trước đó.
Sau đó chúng ta khai báo 1 vòng lặp vô hạn While:

Khởi tạo 1 biến choice để khởi tạo cho người dùng 1 giao diện với các nút thông
qua hàm buttonbox(). Trong hàm buttonbox():
• title: là biến chứa tên của giao diện.
• msg: là biến chứa thông báo 1 đoạn text cho người dùng.
• choices: là 1 mảng chứa các giá trị tương ứng với các nút trên giao diện để
người dùng tương tác.
Ảnh giao diện
Khi người dùng chọn vào 1 trong các nút Play, Pause, Stop, New, Exit, giá trị sẽ
được lưu vào biến choice.
Trong đó nếu choice bằng:
• Play: file video hoặc âm thanh đó sẽ được chạy thông qua hàm play().
• Pause: file video hoặc âm thanh hiện tại đang được phát sẽ dừng lại thông
qua hàm pause().
• Stop: tắt video đang được trình chiếu qua hàm stop()
• New: Chương trình sẽ khởi tạo cho người dùng giao diện chọn file thông
qua hàm fileopenbox() và gán giá trị đó vào biến media hiện tại, tạo ra 1
trình đa phương tiện mới với hàm MediaPlayer() tương ứng với file được
chọn và gán nó vào biến player hiện tại.
• Exit: Thoát chương trình qua hàm quit().
2. Kết quả
Sau khi fix lỗi và chạy code ,ta thu được kết quả như các hình dưới đây :

Hình 1: run code hiển thị ra menu chọn video

Hình 2:sau khi chọn video ,màn hình hiển thị giao diện với các buton
Hình 3 :video được trình chiếu thành công

PHẦN III. KẾT LUẬN

Sau khi tìm hiểu về MEDIA PLAYER và các bước triển khai đề tài,
em cảm thấy đây là 1 đề tài hay ,có tính ứng dụng cao ,giúp em cải thiện
được cả vốn kiến thức và các kĩ năng mềm cần thiết .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tooling Tuesday - Using VLC with Python


(https://goeco.link/STlJe)
[2] Python VLC MediaPlayer – Start Playing it
(Python VLC MediaPlayer - Start Playing it - GeeksforGeeks)

You might also like