You are on page 1of 9

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.

1. Tổng quan về Ngôn ngữ lập trình (Programming Language):


1.1 Ngôn ngữ lập trình là gì :
Ngôn ngữ lập trình – Programming Language: Là ngôn ngữ dùng để diễn tả thuật toán sao cho máy
tính hiểu và thực hiện được. Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình đang được sử dụng. Mặc dù các
ngôn ngữ cũng có điểm chung tương đồng nhưng mỗi ngôn ngữ lại có các cú pháp sử dụng riêng.
Lập trình – Programming: Lập trình là một công việc trong đó người lập trình viên sử dụng các ngôn
ngữ lập trình; các đoạn mã lệnh (code), và các tiện ích có sẵn. Qua đó họ xây dựng nên các chương
trình, phần mềm, trò chơi, ứng dụng, hệ thống xử lý, các trang web… Giúp người dùng có thể thực hiện
các mệnh lệnh với máy tính, hoặc tương tác qua lại với nhau thông qua các thiết bị điện tử.
Chương trình - Program: là tập hợp các câu lệnh nhằm yêu cầu máy tính thực hiện một tác vụ cụ thể.
Một chương trình máy tính thường được viết bởi một ngôn ngữ lập trình cụ thể nào đó.
Một số ví dụ về các chương trình:
- Một trình duyệt web như Mozilla Firefox và Apple Safari có thể được sử dụng để xem các trang
web trên internet.
- Một bộ phần mềm văn phòng có thể được sử dụng để viết các tài liệu hoặc bảng tính.
- Trò chơi video là những chương trình máy tính.
- Chương trình điều khiển cho hệ thống máy móc (VD: máy CNC, robot…)

1.2 Phân loại ngôn ngữ lập trình :


Ngôn ngữ lập trình có thể được phân thành 03 loại: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ lập trình
bậc cao
Ngôn ngữ máy – Machine Language: là ngôn ngữ nền tảng của bộ vi xử lý. Các chương trình được
viết trong tất cả các loại ngôn ngữ khác cuối cùng đều được chuyển thành ngôn ngữ máy trước khi
chương trình đó được thi hành. Các chỉ thị trong ngôn ngữ máy được biểu diễn dưới dạng mã nhị
phân. Đây là ngôn ngữ duy nhất mà bộ vi xử lí có thể nhận biết và thực hiện một cách trực tiếp.
Hợp ngữ - Assembly: là một ngôn ngữ lập trình bậc thấp, nó dùng các từ viết tắt trong tiếng Anh để
viết chương trình. Ví dụ:  Input= nhập ;  add = phép cộng ;  sub = phép trừ ,.v.v.. Hợp ngữ đã từng được
dùng rộng rãi trong tất cả các khía cạnh lập trình, nhưng ngày nay nó có xu hướng chỉ được dùng trong
một số lĩnh vực hẹp, chủ yếu để giao tiếp trực tiếp với phần cứng hoặc xử lý các vấn đề liên quan đến
tốc độ cao. Điển hình như các trình điều khiển thiết bị, các hệ thống nhúng cấp thấp và các ứng dụng
thời gian thực. Các nhược điểm: Chương trình còn cồng kềnh, phức tạp, khó nhớ , còn phụ thuộc vào
loại thiết bị (vi xử lý).
Ngôn ngữ cấp cao – High level programming language: là ngôn ngữ lập trình có hình thức gần với
ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại thiết bị (loại vi xử lý)  cũng như các trình
dịch. Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến hiện nay như: Python, C, C++, Java, Pascal, PHP,
Visual Basic.
1.3 Các ngôn ngữ lập trình thông dụng :
Ngày nay, có hàng trăm ngôn ngữ lập trình khác nhau. Tất nhiên mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có một ứng
dụng, điểm mạnh điểm yếu khác nhau. Chúng ta sẽ cùng điểm qua một số ngôn ngữ lập trình:

 Phát triển Ứng dụng và chương trình máy tính


Các ứng dụng và chương trình máy tính: là những thứ bạn sử dụng để làm việc, học tập, giải trí hằng
ngày. Ví dụ: trình duyệt Internet bạn đang sử dụng để xem trang web này được coi là một chương trình.
Nếu quan tâm đến việc phát triển một chương trình, ứng dụng, bạn nên xem xét các ngôn ngữ sau:
 C
 C#
 C++
 Java
 Visual Basic

 Phát triển Trí tuệ nhân tạo


Lĩnh vực này liên quan đến Trí tuệ nhân tạo, hay hướng tới tạo ra các nhân vật có thể tương tác
trong các trò chơi máy tính, các chương trình đưa ra quyết định, chatbot... Nếu bạn quan tâm đến việc
phát triển AI và lĩnh vực này, hãy xem xét các ngôn ngữ sau:
 AIML
C
 C#
 C++
 Prolog
 Python

 Phát triển Cơ sở dữ liệu


Dành cho các nhà phát triển, nghiên cứu, duy trì cơ sở dữ liệu. Nếu bạn quan tâm đến cơ sở dữ liệu,
hãy xem xét các ngôn ngữ sau đây:
 DBASE
 FoxPro
 MySQL
 SQL
 Phát triển chương trình game
Phát triển trò chơi liên quan đến việc tạo trò chơi trên máy tính hoặc phần mềm giải trí khác.
Nếu bạn quan tâm đến việc phát triển trò chơi, nên xem xét các ngôn ngữ sau:
 C
 C#
 C++
 Java

 Phát triển Driver máy tính


Nếu bạn quan tâm đến việc phát triển driver hoặc giao diện phần mềm cho các thiết bị phần cứng,
bạn nên xem xét các ngôn ngữ sau:
 Assembly
 C

 Phát triển website và Internet


Phát triển Internet và trang web là bản chất của Internet. Không có những nhà phát triển, Internet sẽ
không tồn tại. Nếu bạn quan tâm đến việc tạo các trang web, ứng dụng Internet hoặc các tác vụ khác
liên quan đến Internet, bạn nên xem xét các ngôn ngữ sau:
 HDML
 HTML
 Java
 JavaScript
 Perl
 PHP
 Python
 XML

2. Giới thiệu về Python:


2.1 Python là gì:
Python là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng rất thông dụng dùng để viết các tiện ích hệ thống và
các đoạn mã trên Internet. Nó cũng được sử dụng như ngôn ngữ kết dính đóng vai trò tích hợp C và C+
+. Được tạo ra bởi Guido van Rossum tại Amsterdamnăm 1990. Python hoàn toàn tạo kiểu động và
dùng cơ chế cấp phát bộ nhớ tự động; do vậy nó gần giống như Perl, Ruby, Scheme, Smalltalk, và Tcl.
Python được phát triển trong một dự án mã mở, do tổ chức phi lợi nhuận Python Software Foundation
quản lý. Python bản 2.4.3 được phát hành vào 29 tháng 3, 2006. Bản tiếp theo là Python 2.5 release
candidate 2.
Gần đây nhất, đầu tháng 8/2006 Microsoft đã cho ra mắt bản phân phối thử nghiệm IronPython 1.0, vừa
tích hợp tốt với .Net Framework, vừa hoàn toàn kế thừa ngôn ngữ Python. IronPython còn tận dụng CLI
( nền tảng ngôn ngữ chung ) để đạt hiệu năng cao, chạy nhanh hơn 1.5 lần so với Python nền C thông
thường dựa trên thang đo benchmark.
Python là ngôn ngữ có hình thức rất sáng sủa, cấu trúc rõ ràng, thuận tiện cho người mới học lập trình.
Cấu trúc của Python còn cho phép người sử dụng viết mã lệnh với số lần gõ phím tối thiểu.
Ban đầu, Python được phát triển để chạy trên nền Unix. Nhưng rồi theo thời gian, nó đã “bành trướng”
sang mọi hệ điều hành từ DOS đến Mac OS, OS/2, Windows, Linux và các hệ điều hành khác thuộc họ
Unix. Mặc dù sự phát triển của Python có sự đóng góp của rất nhiều cá nhân, nhưng Guido van Rossum
hiện nay vẫn là tác giả chủ yếu của Python. Ông giữ vai trò chủ chốt trong việc quyết định hướng phát
triển của Python.
2.2 Lịch sử phát triển của Python:
Sự phát triển Python đến nay có thể chia làm các giai đoạn:
 Python 1: bao gồm các bản phát hành 1.x. Giai đoạn này, kéo dài từ đầu đến cuối thập niên 1990. Từ
năm 1990 đến 1995, Guido làm việc tại CWI (Centrum voor Wiskunde en Informatica – Trung tâm
Toán-Tin học) tại Amsterdam, Hà Lan. Vì nguyên nhân này, các phiên bản Python đầu tiên đều do CWI
phát hành. Phiên bản cuối cùng phát hành tại CWI là 1.2.
o Vào năm 1995, Guido chuyển sang Corporation for National Research Initiatives (CNRI) ở
Reston, Virginia. Tại đây, ông phát hành một số phiên bản khác. Python 1.6 là phiên bản cuối cùng phát
hành tại CNRI.
o Sau bản phát hành 1.6, Guido rời bỏ CNRI để làm việc với các lập trình viên chuyên viết phần
mềm thương mại. Tại đây, ông có ý tưởng sử dụng Python với các phần mềm tuân theo chuẩn GPL.
Sau đó, CNRI và Free Software Foundation (FSF) đã cùng nhau hợp tác để làm bản quyền Python phù
hợp với GPL. Cùng năm đó, Guido được nhận giải thưởng FSF Award for the Advancement of Free
Software.
o Phiên bản 1.6.1 ra đời sau đó là phiên bản đâu tiền tuân theo bản quyền GPL. Tuy nhiên, bản
này hoàn toàn giống bản 1.6, trừ một số sửa lỗi cần thiết.
 Python 2: vào năm 2000, Guido và nhóm phát triển Python dời đến BeOpen.com và thành lập BeOpen
PythonLabs team. Phiên bản Python 2.0 được phát hành tại đây. Sau khi phát hành Python 2.0, Guido
và các thành viên PythonLabs gia nhập Digital Creations.
o Python 2.1 ra đời kế thừa từ Python 1.6.1 và Python 2.0. Bản quyền của phiên bản này được đổi
thành Python Software Foundation License. Từ thời điểm này trở đi, Python thuộc sở hữu của Python
Software Foundation (PSF), một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo mẫu Apache Software
Foundation.
 Python 3: Về sự phát triển của Python trong tương lai, các nhà phát triển vẫn đang thảo luận về phiên
bản mới: Python 3.0 (dự án gọi là Python 3000 hoặc Py3K). Dự kiến, dòng 3.x sẽ không hoàn toàn
tương thích với dòng 2.x. Nhóm phát triển cho biết sẽ lấp những chỗ hở của ngôn ngữ. Nguyên tắc chủ
đạo để phát triển Python 3.x là “bỏ cách làm việc cũ nhằm hạn chế trùng lặp về mặt chức năng của
Python”. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có kế hoạch cụ thể cho phát triển Python 3.

3. Cài đặt Python:


Download Python: Python không có sẵn trong máy tính, do đó chúng ta phải download python từ trang
web.
Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Python

https://www.python.org/

Bước 2: Chọn phiên bản ở mục Downloads và nhập chọn Python 3.6.1 để download

Bước 3: Sau download hoàn tất. Chúng ta nhấn chọn chạy file python-3.6.1.exe để bắt đầu tiến trình cài đặt.
Bước 4: Tick vào ô Add Python 3.6 to PATH và chọn Install Now

Chờ đợi cho quá trình cài đặt hoàn thành

Bước 5: Khi cửa sổ hiển thị Setup was successful là ta đã cài đặt thành công môi trường Python > Close
Làm việc với Python Shell: Python Interactive Shell là một chương trình rất hữu dụng cho phép lập
trình viên có thể nhanh chóng chạy các dòng lệnh Python mà không cần phải tạo tập tin trên máy.
Python Interactive Shell còn được gọi với các tên khác như Python interactive console hay Python
interpreter và được đóng gói sẵn cùng với chương trình biên dịch Python. Sau khi cài đặt Python thì
chương trình này cũng sẽ được cài đặt luôn trên máy.
Để mở Python Shell, nhập chữ Python vào Windows Search và chọn vào dòng IDLE (Python…).

Khi bạn mở IDLE, Python Shell tương tác sẽ được mở.


Bây giờ bạn có thể tạo một file mới và lưu nó với phần mở rộng .py . Ví dụ: hello.py
Viết mã Python trong tệp và lưu nó. Để chạy tệp, đi đến Run > Run Module hoặc đơn giản là nhấp F5.

Python hoạt động ở hai chế độ: chế độ tương tác (interactive mode) và chế độ kịch bản (script mode).
Interactive mode: ở chế độ tương tác, Python làm việc theo trình tự: nhập câu lệnh, nhấn Enter =>
python interpreter sẽ dịch và thực hiện câu lệnh.
Một số lưu ý khi sử dụng Python Interpreter ở chế độ tương tác:
 Ở chế độ này thông thường mỗi lần bạn chỉ nhập một lệnh (và ấn Enter).
 Nếu lệnh kéo dài trên một dòng, bạn kết thúc dòng bằng ký tự (và ấn Enter).
 Nếu cần nhập nhiều lệnh, bạn phân tách các lệnh bằng ký tự (ấn Enter khi kết thúc nhập lệnh cuối
cùng).
 Nếu cần nhập nhiều lệnh trên nhiều dòng, bạn kết thúc mỗi lệnh bằng (và ấn Enter).
Chế độ tương tác phù hợp với việc học Python cũng như thực hiện các tác vụ tính toán. Để viết chương
trình Python, bạn cần sử dụng chế độ kịch bản.

Interactive mode: ở chế độ kịch bản, bạn viết lệnh vào một file mã nguồn có phần mở rộng py và chạy
từ Command Prompt qua lệnh python. Hãy cùng thực hiện qua các bước sau
Bước 1: Tạo file mã nguồn hello.py
Nếu sử dụng IDLE, chọn File -> New File (hoặc tổ hợp Ctrl + N) để tạo file mã nguồn mới. Lưu file
này trong thư mục D:\Python\hello.py.
File mã nguồn của python chỉ là một file văn bản (plaintext) thông thường. Do đó bạn cũng có thể tạo
và chỉnh sửa bằng một phần mềm xử lý văn bản như Notepad.
Bước 2: Viết Code sau cho hello.py
Bước 3: Chạy chương trình
Bạn có một số cách khác nhau để chạy chương trình từ file mã nguồn Python.
Cách đơn giản nhất là chọn lệnh Run -> Run module từ cửa sổ biên tập code của IDLE. Bạn thu được
kết quả như sau:

Cách thứ hai là chạy từ Command Prompt của windows với lệnh python. Mở Command Prompt và di
chuyển đến thư mục D:\Python. Từ dấu nhắc gõ lệnh >> python hello.py. Bạn thu được kết quả như
sau:

You might also like