You are on page 1of 2

Ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học đã tìm cách kiến giải khác nhau về nguồn gốc và

động lực của hoạt động đa dạng của con người. Và trong những cuộc tìm kiếm ấy, họ đã
tiếp cận đến vấn đề về nhu cầu - lợi ích và mục đích của con người. Các nhà triết học Hy
Lạp cổ đại đã đúng, khi cho rằng, nhu cầu và lợi ích thôi thúc con người đi tới hành động,
còn các nhà triết học Trung Quốc cổ đại Hàn Phi Tử thì xem lợi ích vật chất như là cơ sở
của tất cả các quan hệ xã hội và mọi hành vi của con người là “ích kỷ”, bản chất của “ích
kỷ” luôn bộc lộ bằng sự “ham mê lợi ích” và “tránh cầu lợi”, đồng thời nó quy định lợi
ích, thế giới quan và nhận thức của mỗi người. Chính vì vậy, theo Hàn Phi Tử, nhu cầu đi
với lợi ích là lực lượng thôi thúc bên trong hoạt động con người: cái thiện hay cái ác, sự
hỗn loạn của xã hội, chiến tranh,... Còn đối với Lênin, khi nghiên cứu tư tưởng của
Hêghen về lợi ích, đã đi đến kết luận rằng: “Những lợi ích thúc đầy đời sống của dân
tộc”, là nguồn gốc, động lực của hoạt động người, và do đó của mọi quá trình xã hội và
của tiến bộ xã hội.
A.G.Zdravomixlov nhận xét: “Nhu cầu là đặc tính của tất cả các cơ thể sống, nó thể hiện
hình thức đầu tiên của tính tích cực, của quan hệ lựa chọn đối với những điều kiện môi
trườn bên ngoài”. Như vậy, nhu cầu là thuộc tính chung của cả loài vật và con người.
Nhu cầu của con người được hình thành, được phát triển và thỏa mãn chính trong thực
tiễn xã hội. Và cũng chẳng có một thước đo nào cho sự thỏa mãn hay thang đo hạnh phúc
nào cho cuộc sống cũng như định nghĩa về “cái đẹp”. Tất cả đều do góc nhìn, thế giới
quan và nhận thức con người về “sống đẹp”, về ý nghĩa sống. Sống đẹp có thể là sống vì
bản thân chúng ta, tức “sống như một đóa hoa, không vì ai mà nở, cũng không vì ai mà
tàn”, sống cho quan niệm cái đẹp của bản thân, trau dồi và tôi luyện tinh thần, kiến thức
hay quan niệm sống để trở nên có ích, tích cực hơn cho xã hội.
Ngoài ra, sống đẹp không chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn vì lợi ích chunng. Bởi lẽ lợi ích
riêng chỉ có thể thực hiện được trong quan hệ gắn bó với lợi ích chung. Khi hướng tới lẽ
sống, định nghĩa về “sống đẹp” như chung tay xóa đói giảm nghèo, chiến thắng bệnh tật,
xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ môi trường hay ứng đó với biến đổi khí
hậu,...Điều đó không phải là vì lợi ích riêng của mỗi người hay sao? Như vậy, khi hướng
tới định nghĩa “sống đẹp”, ta còn phải cống hiến bản thân mình cho cái đẹp chung, mục
đích chung như một phương thức cho lợi ích riêng của bản thân.
Tuy nhiên, định nghĩa về “sống đẹp” chỉ là tương đối bởi lẽ còn tùy thuộc vào góc nhìn,
nhận thức và hành động của riêng từng cá thể trong một tập thể. Sẽ không có một định
nghĩa tuyệt đối nào cho lối sống đẹp chung cho một xã hội. Cũng như chủ nghĩa Khắc Kỷ
dạy cho chúng ta về sự phát triển của việc tự kiếm soát bản thân và sự cương nghị như để
vượt qua cảm xúc mang tính phá hủy, giúp chúng ta rèn luyện tinh thần con người cứng
rắng, bình tĩnh hơn, cũng như hướng tới “sống đẹp” cho chính bản thân, hòa hợp hơn với
bản chất của xã hội, thế giới. Bởi không có điều gì đảm bảo cho lối sống đệp cũng như
Triết học không hứa sẽ đảm bảo bất cứ điều gì bên ngoài cho con người, bởi như vậy là
nó đã thừa nhận những điều nằm ngoài vấn đề chính của nó. Giống như người thợ mộc
chỉ làm việc với gỗ và tượng đồng, đối tượng mà nghệ thuật sống quan tâm đơn thuần là
cuộc sống của mỗi con người.

You might also like