You are on page 1of 16

DỰ PHÒNG CHĂM SÓC LOÉT

ÉP

Đối tượng: ĐDTH


Thời gian:
MỤC TIÊU:

1. Kể được mục đích của dự phòng loét ép.


2. Nêu được các nguyên nhân gây loét.
3. Trình bày được các vị trí dễ loét và cách dự
phòng.
NỘI DUNG:

1. Đại cương:
Loét ép: Là một loại loét có tính chất hoại tử.
 do một vùng cơ thể kém dinh dưỡng.
Nguyên nhân: là do bị tỳ đè kéo dài.
Khi cơ thể bị bệnh sẽ dẫn tới: Làm cản
- Vấn đề dinh dưỡng kém. trở sự lưu
thông máu
- Cơ thể bị tỳ đè do nằm lâu
tại chỗ
➢Máu động mạch không đến để nuôi dưỡng.
➢Máu tĩnh mạch ứ lại gây xung huyết, phù nề da
tại chỗ.
Biểu hiện: - Lúc đầu có màu đỏ.
- Sau bầm tím, trợt da và gây hoại tử.
Loét ép hay gặp ở những bệnh nhân:
- Ra nhiều mồ hôi
- Đại tiện không tự chủ
- Nôn mửa
- Vải trải giường không phẳng.
Do đó cần:
Thay đổi tư thế thường xuyên cho người bệnh
 Kết hợp với các phương tiện chống loét ép.
Tác dụng:
- Sẽ làm giảm sức ép.
- Kích thích tuần hoàn đến da tại vị trí các chỗ
xương lồi là điều rất cần thiết.
2. Mục đích:

- Phát hiện sớm các dấu hiệu của mảng mục.


- Ngăn chặn mảng mục lan rộng ra và giúp mảng
mục mau lành.
3. Các nguyên nhân gây loét:

- Liệt 2 chân do tổn thương tuỷ sống (viêm tuỷ,


chấn thương gây đứt ngang tuỷ...)
- Hôn mê do tai biến mạch máu não, chấn thương sọ
não, nhiễm khuẩn nặng, nhiễm độc.
- Sau phẫu thuật thần kinh, sau bó bột chậu lưng
chân...
- Người già thiếu dinh dưỡng nằm lâu ngày, vận
động kém.
- Người béo phì bị gãy cổ xương đùi.
4. Các vị trí nguy cơ dễ bị loét:

4.1 Tư thế nằm ngửa:

Phía ngoài
đầu gối Mắt

4.2 Trường hợp bệnh nhân nằm sấp:

+ Vùng xương ức.


+ Vùng xương sườn.
+ Đầu gối (xương bánh chè)
+Mu chân.
4.3 Trường hợp bệnh nhân nằm nghiêng:

Mặt trong
1 bên Khủy Gai đầu gối Mắt gót
vai Lồng chậu cá
ngực
4.4 Trường hợp bệnh nhân suy hô hấp phải
ngồi kéo dài:
+ Ụ ngồi của xương chậu.
+ Vai
+ Xương cùng
+ Vùng kheo
4.5 Ở các bệnh nhân béo phì:

+ Dưới ngực.
+ Dưới mông
+ Nếp gấp trên da bụng.
5. Cách dự phòng:

Phải thực hiện 3 nguyên tắc sau để giúp cho máu


dễ lưu thông:
- Phải giữ da luôn sạch, khô, nhất là những vùng
bị tỳ đè dễ có nguy cơ bị loét cao.
- Thường xuyên xoa bóp những vùng bị tỳ đè.
- Thay đổi tư thế cho người bệnh tối đa 2 giờ/lần.
❖ Những điểm cần lưu ý:

- Theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu mảng mục.
- Để nằm trên một mặt phẳng êm thường xuyên xoa
bóp và thay đổi tư thế cho người bệnh 2 – 3
giờ/lần.
- Giữ cho người bệnh được sạch sẽ và khô ráo ngay
mỗi khi bẩn và ẩm ứơt.
- Cần phải cho người bệnh ăn đầy đủ các chất đặc
biệt tăng các chất như đạm, và các vitamin.

You might also like