You are on page 1of 40

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA KINH TẾ

ĐỒ ÁN
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ: NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC UỐNG


ĐÓNG BÌNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN CS2

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:


LỚP :
SV THỰC HIỆN :
MÃ SV
NGÀNH HỌC :

HƯNG YÊN - 2022

2
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đồ án “nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước uống đóng bình của sinh
viên đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên cơ sở 2” là sản phẩm của bản thân. Những
phần sử dụng tài liệu tham khảo trong đồ án đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham
khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong đồ án là hoàn toàn trung thực, nếu sai em
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra.

Hưng yên, ngày 10 tháng 6 năm 2022

Sinh viên

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

1.1 Giới thiệu về cuộc nghiên cứu..................................................................................

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................

1.3 Giả thuyết nghiên cứu..................................................................................................

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Nước uống đóng bình là gì?.......................................................................................

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng.....................................................

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Mẫu điều tra...............................................................................................................

3.1.1 Khái quát chung về vấn đề chọn mẫu......................................................................

3.1.2 Giới thiệu về tổng thể nghiên cứu...........................................................................

3.2 Các thông tin cần thiết điều tra và phiếu điều tra.......................................................

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu.....................................................................................

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu...................................................................................

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả nghiên cứu....................................................................................................

4.1.1 Giới tính..................................................................................................................

4.1.2 Khối ngành học.......................................................................................................

4.1.3 Sinh viên năm mấy..................................................................................................

4.1.4 Độ tuổi của sinh viên...............................................................................................

4.1.5 Mức chu cấp hàng tháng nhận được từ gia đình......................................................

4.1.6 Nơi ở.......................................................................................................................

4
4.1.7 Số lượng sinh viên sử dụng nước đóng bình...........................................................

4.1.8 Những loại nước mà sinh viên sử dụng...................................................................

4.1.9 Thời gian sử dụng hết 1 bình nước..........................................................................

4.1.10 Mục đích sử dụng nước đóng bình........................................................................

4.1.11 Mức độ tiện lợi của nước đóng bình......................................................................

4.1.12 Nơi mua nước đóng bình.......................................................................................

4.1.13 Phương tiện tiếp cận với nước đóng bình..............................................................

4.1.14 Thông tin của nước đóng bình trên truyền thông/ Internet....................................

4.1.15 Cách xử lí khi có thông tin không tốt về nước đóng bình......................................

4.1.16 Yếu tố để sử dụng nước đóng bình........................................................................

4.1.17 Lợi ích khi sử dụng nước đóng bình......................................................................

4.1.18 Mức độ hài lòng về nước uống đóng bình.............................................................

4.1.19 Đóng góp của sinh viên về chất lượng, hình thức, giá bán, chương trình khuyến
mại… của nước đóng bình...............................................................................................

4.2 Nhận xét.....................................................................................................................

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1 Kết luận......................................................................................................................

5.2 Kiến nghị....................................................................................................................

5.3 Hạn chế......................................................................................................................

5.3.1 Đối với đề tài nghiên cứu........................................................................................

5.3.2 Đối với bản thân......................................................................................................

DANH MỤC THAM KHẢO

5
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

1.1 Giới thiệu về cuộc nghiên cứu

Nền kinh tế của đất nước đang ngày càng phát triển và đi lên. Chính điều này đã
góp phần đáng kể gia tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân. Mức sống
được nâng lên kéo nhu cầu ăn ngon mặc đẹp, sử dụng các sản phẩm uy tín, chất lượng
của người dân. Họ chú trọng hơn đến vấn đề sức khỏe của bản thân cũng như của gia
đình. Điều này được thể hiện rõ nét trong việc người dân ngày càng quan tâm đến vấn
đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó nhu cầu về “nước sạch” cũng là vấn đề được đặt
lên hàng đầu. Chính vì vậy để đảm bảo tốt cho sức khỏe các khái niệm về nước sạch,
nước khoáng, nước tinh khiết… ngày càng được quan tâm sâu sắc.

Từ lâu nước tinh khiết đóng bình đã ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống
sinh hoạt của nhiều gia đình, cơ quan, trường học. Việc sử dụng nước tinh khiết đóng
bình đã khiến nhiều người quên đi khái niệm uống nước đun sôi. Bởi vì nó vừa tiện
lợi, đảm bảo an toàn vệ sinh, mà giá cả lại phù hợp. Thấy được những nhu cầu thiết
yếu đó, số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống tinh khiết đóng chai gia
tăng rất nhanh về cả quy mô và công suất. Số liệu thống kê cho thấy, hiện cả nước có
hàng nghìn cơ sở sản xuất, hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh mặt hàng này, nhưng
chủ yếu là cơ sở sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ, hình thức phân phối là qua đại lý và
bán lẻ tại gia đình. Chính điều này đã làm nảy sinh vấn đề về chất lượng, vệ sinh an
toàn đối với các sản phẩm nước uống đóng bình.

Sản phẩm nước uống đóng bình là mặt hàng rất dễ sản xuất, từ nguyên liệu nước
chỉ qua xử lý, đóng bình là đã thành thành phẩm, vừa dễ sản xuất vừa đem lại lợi
nhuận cao. Chính vì những lẽ đó, hiện nay có rất nhiều cơ sở đã ồ ạt, bất chấp sức
khoẻ của người tiêu dùng miễn sao thu lại khoản lợi nhuận thật lớn. Một thực trạng
đang hiển nhiên tồn tại tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh là nhiều nơi
không chịu đầu tư thiết bị, vệ sinh nhà xưởng nhưng lại tập trung quảng cáo nhãn hiệu
bằng phương pháp tiếp thị, quảng cáo rầm rộ để lừa dối người tiêu dùng.

Vấn đề đặt ra, người tiêu dùng sẽ phải đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm
nước uống đóng bình như thế nào để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe trước

6
thực trạng thị trường nước uống đóng bình đang diễn ra phức tạp như vậy. Bên cạnh
đó, mức độ thõa mãn của người tiêu dùng đối với sản phẩm nước uống đóng bình mà
họ đang sử dụng như thế nào? Nhân tố tác động đến quyết định sử dựng nước uống
đóng bình của họ? Cũng như thị trường nước uống đóng bình mà các nhà sản xuất
cung cấp có đa dạng để họ có thể lựa chọn cho mình và gia đình một nhãn hiệu có
chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của họ hay không?

Thấy được sự cần thiết của vấn đề, và được sự cho phép của giảng viên hướng
dẫn, em xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước uống
đóng bình của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên cơ sở 2”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng đối với nước uống
đóng bình.

- Đánh giá mức độ thỏa mãn của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật Hưng yên
cơ sở 2 đối với chất lượng sản phẩm nước uống tinh khiết đóng bình trên thị
trường.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong thời gian tới.

1.3 Giả thuyết nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu hành vi sử dụng nước uống đóng bình của sinh viên đại học
sư phạm kỹ thuật Hưng Yên cơ sở 2 tác giả có những số liệu, thông tin cần thiết, xác
thực để đề ra biện pháp thích hợp nhằm tăng sự thỏa mãn của khách hàng, nâng cao
ưu thế cạnh tranh và thu hút khách hàng tham gia sử dụng sản phẩm nước uống đóng
bình của doanh nghiệp.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên cơ sở 2.

7
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát thực tế tại địa bàn về sự mong đợi cũng như mức độ thỏa mãn của
khách hàng về các sản phẩm nước uống đóng bình của sinh viên đại học sư phạm kỹ
thuật Hưng Yên tại cơ sở Mỹ Hào.

8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Nước uống đóng bình là gì?

Nước uống đóng bình là các sản phẩm nước uống có nguồn gốc từ thiên nhiên
như nước suối từ trên núi cao, nước ngầm chảy qua các tầng địa chất, nước giếng,
nước máy… và có thể là nước qua hệ thống lọc công nghiệp được đóng thành bình và
bán trên thị trường. Mỗi đơn vị sản xuất nước uống đóng bình có một quy trình xử lý
nguồn nước đầu vào riêng biệt. Sử dụng các phương pháp sơ lọc, tinh lọc để đảm bảo
nguồn nước đóng bình an toàn sạch khuẩn có thể sử dụng uống trực tiếp.

Ưu điểm của nước đóng bình

- Tiện lợi

- Có thể lưu trữ trong thời gian dài

- Đảm bảo chất lượng

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng

Hành vi của người mua chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố chủ yếu: văn hóa, xã
hội, cá nhân và tâm lý. Tất cả những yếu tố này đều cho doanh nghiệp những
căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả hơn. Vì
thế, nghiên cứu hành vi tiêu dùng cùng với những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
tiêu dùng giúp cho những nhà làm marketing nhận biết và dư đoán xu hướng
tiêu dùng của từng đối tượng khách hàng cụ thể. Từ đó đưa ra những kế hoạch
marketing kịp thời và hiệu quả, giúp gia tăng doanh thu của doanh nghiệp và
thích ứng thời đại số.
a) Yếu tố văn hóa

Nền văn hóa: Đây là yếu tố cần xem xét đầu tiên khi doanh nghiệp muốn
thâm nhập vào thị trường chưa được xác định từ trước đó. Vì đây là nét đặc
trưng của quốc gia và cũng là yếu tố khá quan trọng trong việc quyết định đến
hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Doanh nghiệp hãy lưu ý và thật cẩn
trọng để chọn chiến lược marketing phù hợp với thị trường đó, bởi mỗi nơi đều
có những nền văn hóa khác nhau.

9
Văn hóa cộng đồng: là nhóm văn hóa cùng tồn tại trên một quốc gia.
Thông thường nhóm văn hóa được hình thành và phát triển từ những người có
chung tôn giáo, chủng tộc hay chung vùng địa lý. Các nhóm người này chiếm vị
trí quan trọng trong phân khúc thị trường. Các marketer cũng cần lưu ý để đưa
ra chiến dịch marketing phù hợp với những nhóm văn hóa khác nhau.
Ví dụ: Khi nghiên cứu hành vi tiêu dùng các nhu yếu phẩm cần thiết (gạo,
thưc phẩm, dầu gội đầu, nước giặt, nước rửa chén,…) của khách hàng cho thấy,
khách hàng ở các thành phố lớn có thói quen mua hàng ở các siêu thị hoặc cửa
hàng bán lẻ, trong khi đó người dân ở vùng nông thôn lại thích mua hàng ở các
khu chợ truyền thống.
b) Yếu tố xã hội

Cộng đồng: Là truyền thông bằng lời nói hay gọi cách khác là “truyền
miệng”, có thể nói đây là hình thức có ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi mua
hàng của người tiêu dùng.
Mạng xã hội: Là nơi tập hợp các cộng đồng người tiêu dùng qua Internet.
Đây là nơi doanh nghiệp đang tập trung chú ý thu hút khách hàng và quảng bá
thương hiệu hiện nay. Có thể kể đến một số mạng xã hội mà các doanh nghiệp
thường lưa chọn quảng cáo như: Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,…
Tầng lớp xã hội: Ở một số nơi thì tầng lớp xã hội quyết định rất nhiều thứ
bởi nó kết hợp nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến hành vi người tiêu dùng cũng
khác nhau.
Gia đình: Mỗi thành viên trong gia đình đều có những ảnh hưởng nhất
định đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Địa vị: Mỗi người đều chọn sản phẩm thể hiện địa vị của mình trong các
vai trò khác nhau. Do đó, doanh nghiệp luôn tìm hiểu địa vị xã hội của người
tiêu dùng để tung ra các sản phẩm đánh trúng thị hiếu và đáp ứng đúng nhu cầu
của từng phân khúc khách hàng.
Theo báo cáo của Worldpanel Division và Households Panel, mức chi
tiêu của người tiêu dùng cho các sản phẩm FMCG giảm nhẹ trong những tháng
đầu năm 2020, nhất là từ ngày 01/02 khi Chính phủ chính thức công bố thông
tin dịch bệnh tại Việt Nam.Những diễn biến phức tạp và khó lường của dịch

10
bệnh cùng với tâm lý lo lắng của người tiêu dùng đã tạo ra những tác động nhất
định đến việc mua sắm ồ ạt các sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG.
Xu hướng tích trữ hàng hóa dẫn đến mức tăng trưởng 2 con số ở hầu hết
các ngành hàng chính, ngoại trừ thức uống. Đây là ngành hàng bị ảnh hưởng
nhiều nhất từ đại dịch COVID-19.
Một số ngành hàng phục vụ nhu cầu tích trữ, giúp phòng, chống dịch
bệnh vẫn ghi nhận những mức tăng trưởng cao như: nước rửa tay, mì ăn liền,
khẩu trang, các thưc phẩm bảo vệ sức khỏe.
c) Yếu tố cá nhân

Tuổi tác: Mỗi độ tuổi đều có những thói quen và nhu cầu mua hàng khác
nhau.
Các doanh nghiệp hiện nay đang bắt tay vào các chiến lược marketing tập trung
vào thế hệ Z. Thế hệ này là những người được sinh ra trong những năm từ 1995-2000,
là thế hệ mang đến nhiều thay đổi công nghệ trưc tuyến. Đây sẽ không là một xu
hướng ngắn hạn, nó sẽ kéo dài đến khoảng 20 năm sau, bởi thế hệ Z chính là người
tiêu dùng trong nhiều thập niên sắp đến.

Nghề nghiệp: Mỗi nghề nghiệp cũng có những nhu cầu mua sắm khác
nhau để phù hợp với từng ngành nghề.
Phong cách sống: Dù cho mọi người ở chung tầng lớp xã hội, chung độ
tuổi hay chung nền văn hóa thì cũng sẽ có những người có những phong cách
sống khác nhau dẫn đến nhu cầu mua sắm của họ cũng khác nhau.
d) Yếu tố tâm lí

Động cơ là động lưc mạnh mẽ thôi thúc con người hành động để thoả
mãn một nhu cầu vật chất hay tinh thần, hay cả hai. Khi nhu cầu trở nên cấp
thiết thì nó thúc dục con người hành động để đáp ứng nhu cầu đó. Như vậy, cơ
sở hình thành động cơ là các nhu cầu ở mức cao.
Nhu cầu của con người rất đa dạng. Có nhu cầu chủ động, có nhu cầu bị
động. Doanh nghiệp cần phải nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng để thúc đẩy
nhu cầu đó thành động cơ mua hàng.

11
Tri giác hay nhận thức là một quá trình thông qua đó con người tuyển
chọn, tổ chức và giải thích các thông tin nhận được để tạo ra một bức tranh về
thế giới xung quanh.
Con người có thể nhận thức khác nhau về cùng một tình huống do sư tri
giác có chọn lọc, bóp méo và ghi nhớ thông tin tiếp nhận được có chọn lọc. Do
vậy có thể hai người có cùng một động cơ nhưng hành động khác nhau trong
cùng một tình huống.
Các đặc tính trên của tri giác đòi hỏi các nhà tiếp thị phải nỗ lưc lớn để
mang thông tin quảng cáo đến cho khách hàng tiếp nhận.
Lĩnh hội hay hiểu biết là những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi
của con người dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm được họ tích luỹ. Con người có
được kinh nghiệm, hiểu biết là do sư từng trải và khả năng học hỏi. Người lớn
từng trải có kinh nghiệm hơn, mua bán thạo hơn. Người từng trải về lĩnh vưc
nào thì có kinh nghiệm mua bán trong lĩnh vưc đó.
Niềm tin và thái độ: Qua thưc tiễn và sư hiểu biết con người ta có được
niềm tin và thái độ, điều này lại ảnh hưởng đến hành vi mua của họ. Doanh
nghiệp phải chiếm được lòng tin của khách hàng về các nhãn hàng của mình.
Muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa và vươn ra thị trường thế
giới, hàng Việt Nam phải chiếm được niềm tin của khách hàng trong nước và
thế giới.
Hành vi người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các chiến lược
marketing và hình thức kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hy vọng những chia
sẻ trên đây của MBA Andrews sẽ giúp doanh nghiệp bạn hiểu hơn về hành vi
người dùng và đề ra những phương án thích hợp để tiếp cận và giữ chân họ,
đồng thời doanh nghiệp có những thay đổi phù hợp để thích ứng thời đại số.

12
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Mẫu điều tra

3.1.1 Khái quát chung về vấn đề chọn mẫu

Mẫu điều tra ( điều tra chọn mẫu ) là một loại điều tra không toàn bộ
trong đó người ta chỉ chọn ra một số đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu để tiến
hành điều tra thưc tế. Các đơn vị này được chọn theo những quy tắc nhất định
để đảm bảo tính đại biểu. Kết quả của điều tra chọn mẫu được dùng để suy rộng
cho tổng thể chung.
Bản chất quá trình chọn mẫu
a) Khái niệm

Quá trình chọn mẫu là việc tiến hành nghiên cứu, điều tra trên một số
lượng nhỏ các phần tử hoặc một phần của tổng thể từ đó suy luận ra ý nghĩa trên
toàn bộ tổng thể. Kỹ thuật này được sử nghiên cứu phổ biến trong khoa học
thống kê, điều tra xã hội học, nghiên cứu thị trường và các khoa học khác.

b) Một số vấn đề cơ bản trong chọn mẫu

Một tổng thể là bất cứ một nhóm hoàn chỉnh nào như công chúng, vùng
lãnh thổ, khu vưc bán hàng, nhóm khách hàng mục tiêu.
Mẫu là tập hợp con (một số phần tử của tổng thể). Yêu cầu đối với mẫu là
phải có các đặc tính tương đương với tổng thể.
Phân tử mẫu/phân tử nghiên cứu là đối tượng cần nghiên cứu cụ thể (dưa
trên những thông tin nhân khẩu và hành vi cụ thể).
Khung chọn mẫu là danh sách liệt kê những thông tin liên quan đến tất cả
các đơn vị và phân tử trong tổng thể nghiên cứu.
c) Các nguyên nhân khi tiến hành chọn mẫu

Hạn chế về thời gian và ngân sách trong nghiên cứu do đó không thể tiến
hành nghiên cứu trên toàn bộ tổng thể.

13
Trong một số trường hợp việc nghiên cứu sẽ làm hỏng đối tượng nghiên
cứu và như vậy nếu nghiên cứu toàn bộ tổng thể thì sẽ làm sai, hỏng tổng thể
nghiên cứu.
Tổng thể nghiên cứu do có một cấu trúc nhất định ( nhà nghiên cứu có thể
biết hoặc không biết ) và có rất nhiều phần tử nên có thể không cần nghiên cứu
trên toàn bộ tổng thể mà chỉ cần nghiên cứu trên mẫu để suy luận ra tổng thể.
Yêu cầu chung của mẫu là tính đại diện trên tổng thể và độ chính xác
trong các thông tin thu được từ mẫu và sư phù hợp về thời gian.

3.1.2 Giới thiệu về tổng thể nghiên cứu

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên là một trong sáu Đại học
Sư phạm Kỹ thuật của cả nước - đào tạo kỹ thuật lấy ứng dụng làm trọng tâm để
giảng dạy, có chức năng đào tạo kỹ sư công nghệ và giáo viên kỹ thuật ,được
thành lập ngày 21 tháng 12 năm 1966 với nhiệm vụ chính là đào tạo kỹ thuật
viên (1966) và giáo viên dạy nghề (1970) thuộc các ngành đào tạo Cơ khí và Cơ
khí Động lưc. Năm 1979, Trường được nâng thành Trường Cao đẳng Sư phạm
Kỹ thuật I. Sau đó, được đầu tư và hỗ trợ của Chính phủ Cộng hòa Liên bang
Đức, Nhà trường đã có những bước phát triển vượt bậc. Ngoài hai ngành truyền
thống nhiều ngành mới được đào tạo bao gồm: Công nghệ Thông tin, Công
nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ May và
Sư phạm kỹ thuật. Sau 37 năm phát triển, đến tháng 01 năm 2003, Thủ tướng
Chính phủ đã quyết định nâng cấp thành Trường Đại học SPKT Hưng Yên, đào
tạo đa ngành, đa lĩnh vưc, đánh dấu một bước phát triển mới trong sư nghiệp
phục vụ cộng đồng.
- Chức năng của trường:
Là nguồn cung cấp chủ yếu đội ngũ giáo viên kỹ thuật, giáo viên dạy
nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, và đào tạo cán bộ kỹ thuật công nghệ
có kĩ năng thưc hành bậc cao, có những năng lưc trụ cột giúp họ trưc tiếp giải
quyết tốt các vấn đề của doanh nghiệp và xã hội trong nền sản xuất hiện đại.
Trở thành trường đại học trọng điểm của khu vưc đồng bằng Bắc bộ, đào tạo đa
ngành theo định hướng ứng dụng.
- Nhiệm vụ cụ thể của trường:
+ Đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ ĐH
14
+ Đào tạo kỹ sư, cử nhân;
+ Đào tạo ThS, TS.
+ Bồi dưỡng chuyên môn công nghệ kỹ thuật, nghiệp vụ sư phạm;
NCKH, triển khai áp dụng tiến bộ KHKT - CN phục vụ phát triển kinh tế
xã hội;
Cung cấp các gói dịch vụ hỗ trợ giáo dục, đào tạo.
Trường Đại học SPKT Hưng Yên có 3 cơ sở đóng trên địa bàn 2 tỉnh
Hưng Yên và Hải Dương cụ thể: Cơ sở Khoái Châu, cơ sở Mỹ Hào, cơ sở Hải
Dương. Đến năm 2021 tổng số sinh viên trên các ngành đào tạo của trường là
8.528 sinh viên cụ thể:
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên có tổng diện tích phục vụ
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và văn hóa, thể thao rộng 37,9 ha. Nhà trường
có 3 cơ sở đóng trên địa bàn 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương, cụ thể:
Cơ sở Khoái Châu: tại địa bàn 2 xã Dân Tiến và Tân Dân, huyện Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên với diện tích: 121.123 m2 cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch
vụ đào tạo cho khoảng 10.000 SV.
Cơ sở Mỹ Hào: tại địa bàn phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng
Yên với diện tích: 254.866 m2. Cơ sở này được đầu tư hạ tầng và trang thiết bị
đồng bộ, hiện đại có khả năng phục vụ trên 20.000 SV. Hiện tại là địa điểm học
tập của SV các khoa: Công nghệ Thông tin, Kinh tế, Công nghệ May và Thời
trang, Ngoại ngữ.
Cơ sở Hải Dương: tại phường Tân Bình, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải
Dương với diện tích: 3.375 m2 . Cơ sở này cung cấp môi trường học tập cho
khoảng 1.000 SV của các khoa: Kinh tế, Công nghệ May và Thời trang, Ngoại
ngữ và SV hệ vừa làm vừa học (theo nhu cầu về địa điểm học tập của người
học).
Chuyên ngành: gồm 22 chuyên ngành đào tạo hệ Đại học chính quy
Trong đề tài nghiên cứu này thì địa bàn nghiên cứu là toàn bộ sinh viên
Khoa Kinh tế của trường Đại học SPKT Hưng Yên cơ sở 2.

15
3.2 Các thông tin cần thiết điều tra và phiếu điều tra

16
17
18
19
20
21
22
23
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là quá trình thu thập và đo lường thông tin về các biến
được nhắm mục tiêu trong một hệ thống đã được thiết lập, sau đó cho phép một
người trả lời các câu hỏi có liên quan và đánh giá kết quả. Thu thập dữ liệu là
một thành phần của nghiên cứu trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm
khoa học vật lý và xã hội, nhân văn,và trong kinh doanh. Trong khi các phương
pháp thay đổi theo kỷ luật, sự nhấn mạnh vào việc đảm bảo bộ sưu tập chính
xác và trung thực vẫn giống nhau. Mục tiêu của tất cả việc thu thập dữ liệu là
thu thập bằng chứng chất lượng cho phép phân tích dẫn đến việc đưa ra các câu
trả lời thuyết phục và đáng tin cậy cho các câu hỏi đã được đặt ra. Dựa vào khái
niệm và đặc điểm của phương pháp thu thập dữ liệu, em đã quyết định chọn
phương án khảo sát trực tuyến bằng gg form thông qua các trang mạng xã hội
như facebook, zalo. Số lượng sinh viên tham gia khảo sát là 48 sinh viên.

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu (tiếng Anh: analytics) là quá trình phát hiện, giải thích và
truyền đạt các mô hình có ý nghĩa trong dữ liệu. Đặc biệt có giá trị trong các
lĩnh vực có nhiều thông tin được ghi lại, phân tích dựa vào sự ứng dụng đồng
thời của số liệu thống kê, lập trình máy tính và nghiên cứu hoạt động để định
lượng hiệu suất. Kết quả khảo sát 48 sinh viên chính là dữ liệu cần được phân
tích. Dữ liệu này bao gồm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng. Để phân tích
được các dữ liệu em đã sử dụng phương pháp thống kê và phân tích các kết quả
của từng câu trả lời.

24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả nghiên cứu

4.1.1 Giới tính

Biểu đồ 1: Cơ cấu giới tính


Theo biểu đồ cơ cấu giới tính trên , ta thấy rõ được tỷ lệ nữ giới tham gia
bài khảo sát là 58,3%, tỷ lệ nam giới là 41.7%.

Mức tỷ lệ này thể hiện trên biểu đồ là tương đối đồng đều, vì nhu cầu sử
dụng nước uống đóng bình của nam và nữ là như nhau. Tuy mục đích sử dụng
là có sự khác nhau nhưng nước đóng bình khá cần thiết và thiết thực trong cuộc
sống hằng ngày.

4.1.2 Khối ngành học

25
Biểu đồ 2: Cơ cấu ngành học
Qua phân tích và sàng lọc câu trả lời, em chia ra làm 4 nhóm ngành chính:
- Kinh tế (QTKD, Kế toán): 62,5%
- Công nghệ thông tin: 22,9%
- Ngôn ngữ Anh: 8,3%
- Công nghệ may: 6,3%
Qua phân tích cơ cấu trên ta thấy được sinh viên thuộc bên khoa kinh tế
chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là sinh viên khoa công nghệ thông tin, rồi đến sinh
viên khoa ngôn ngữ Anh, và cuối cùng là sinh viên Công nghệ may.

4.1.3 Sinh viên năm mấy

Biểu đồ 3: Cơ cấu sinh viên từng năm


Qua biểu đồ trên ta thấy số lượng tham gia khảo sát của cả 4 năm học có tỷ
lệ chênh lệch nhau khá nhiều. Trong đó:
- Số lượng sinh viên năm 2 tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ cao nhất: 64,6%.
- Số lượng sinh viên năm 3 chiếm tỷ lệ 25%.
- Số lượng sinh viên năm 4 chiếm 6,3%.

26
- Số lượng sinh viên năm 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất: 4,2%.
4.1.4 Độ tuổi của sinh viên

Biểu đồ 4: Cơ cấu độ tuổi


Qua biểu đồ trên ta thấy được, nhóm tuổi từ 20-22 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất là 58,3%, đứng thứ hai là nhóm tuổi từ 18-22 tuổi chiếm 39,6%, còn lại là
trên 22 tuổi chiếm 2,1%.

4.1.5 Mức chu cấp hàng tháng nhận được từ gia đình

Biểu đồ 5: Mức chu cấp nhận được hàng tháng


Cơ cấu tỷ lệ mức chu cấp nhận được từ gia đình của mỗi cá nhân trong 1
tháng thu được từ biểu đồ khảo sát lần lượt là :
- Từ 1 đến 2 triệu đồng là 54,2% chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Từ 2 đến 3 triệu đồng là 22,9%.
- Từ 3-4 triệu đồng là 14,6%.
- Trên 5 triệu đồng là 8,3% chiếm tỉ lệ thấp nhất.

27
Từ cơ cấu tỷ lệ trên, ta cũng thấy rõ mức chu cấp các bạn sinh viên nhận
được từ gia đình hàng tháng, tiền được chu cấp hàng tháng ở mức trung bình
khá.

4.1.6 Nơi ở

Biểu đồ 6: Nơi ở của sinh viên


Qua biểu đồ ta thấy được nơi ở của sinh viên

- Tỷ lệ sinh viên ở trọ là 58,3% chiếm tỷ lệ cao nhất.


- Tỷ lệ sinh viên ở cùng gia đình là 37,5%.
- Tỷ lệ sinh viên ở kí túc xá là 4,2%.

Từ số liệu trên cho thấy sinh viên ở trọ chiếm tỷ lệ cao, cho thấy số lượng sống
tự lập, ở xa nhà khá cao.

4.1.7 Số lượng sinh viên sử dụng nước đóng bình

Biểu đồ 7: Cơ cấu sử dụng nước đóng bình


Từ biểu đồ trên cho ta thấy tỷ lệ sinh viên sử dụng nước đóng bình là rất cao
chiếm tỷ lệ 93,8% và tỷ lệ không sử dụng nước đóng bình chỉ là 6,2%.
28
Từ số liệu thu được, ta thấy sinh viên ở trọ, ở cùng gia đình hay ở kí túc xá đều
có nhu cầu sử dụng nước đóng bình để phục vụ các sinh hoạt hằng ngày, cho thấy sự
quan trọng, cần thiết của nước đóng bình trong cuộc sống hàng ngày.

4.1.8 Những loại nước mà sinh viên sử dụng

Biểu đồ 8: Các loại nước sinh viên sử dụng


Qua biểu đồ trên ta thấy những loại nước mà sinh viên sử dụng như sau:

- Nước đóng bình Aquafina có tỷ lệ 72,9% chiếm tỷ lệ cao nhất.


- Nước đóng bình Lavie có tỷ lệ 50%.
- Nước đóng bình Vihawa có tỷ lệ 14,6%.
- Nước đóng bình Life có tỷ lệ 8,3%.
- Nước đóng bình Bidrico có tỷ lệ 6,3% chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Từ những số liệu thu được, ta thấy trên thị trường hiện nay nước đóng bình
Aquafina và nước đóng bình Lavie là phổ biến, thông dụng và được nhiều người dung
nhất.

Bên cạnh đó, ta thấy được 3 loại nước đóng bình Vihawa, Bidrico và Life là
những loại nước còn chưa phổ biến và chưa được tin dùng trên thị trường.

29
4.1.9 Thời gian sử dụng hết 1 bình nước

Biểu đồ 9: Thời gian sử dụng hết bình nước


Từ biểu đồ trên cho ta thấy các bạn sinh viên dung hết 1 bình nước trong khoảng
1-3 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là 31,3%. Điểu này cho thấy các bạn sử dụng nước uống
đóng bình vào sinh hoạt hằng ngày là khá thường xuyên.

Bên cạnh đó, sử dụng hết 1 bình nước từ 3-5 ngày và 1 tuần đều chiếm 27,1%.

Mức độ thấp nhất là sử dụng trên 1 tuần với tỷ lệ 14,6%. Điều này cũng dễ hiểu
với các bạn không nấu ăn hàng ngày hoặc có sử dụng máy lọc nước.

4.1.10 Mục đích sử dụng nước đóng bình

Biểu đồ10: Mục đích sử dụng nước đóng bình của sinh viên
Từ biểu đồ trên ta thấy đa phần các bạn sinh viên sử dụng nước uống đóng bình
với mục đích giải khát hàng ngày với tỷ lệ cao nhất là 72,9%.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nước uống đóng bình vào mục đích nấu ăn và phục
vụ sinh hoạt cũng rất cao với tỷ lệ lần lượt là 50% và 43,8%.

30
Tỷ lệ sử dụng nước đóng bình vào mục đích pha chế cà phê, sữa, trà.. là 18,8%
chiếm tỷ lệ thấp nhất.

4.1.11 Mức độ tiện lợi của nước đóng bình

Biểu đồ 11: Mức độ tiện lợi của nước đóng bình


Qua biểu đồ trên, ta thấy mức độ đánh giá về sự tiện lợi của các bạn sinh viên
như sau:

Mức độ tiện lợi chiếm 58,3% cho thấy sự hài lòng của sinh viên về độ tiện lợi
của sản phẩm.

Mức độ bình thường 20.6%

Mức độ rất tiện lợi là 16,7%

Rất không tiện lợi chiếm tỷ lệ rất thấp là 4,2%

4.1.12 Nơi mua nước đóng bình

Biểu đồ12: Nơi mua nước đóng bình

31
Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ mua ở cửa hàng tạp hóa lên tới 91,7%. Đây là địa
điểm thuận tiện, dễ tìm kiếm nhất, khi mua một sản phẩm người tiêu dùng chỉ muốn
mua ở địa điểm tiện, quen thuộc và dễ tìm kiếm nhất.

Có 8,3% khách hàng chọn mua tại siêu thị. Tỷ lệ này thấp do tại Mỹ Hào còn
khá ít siêu thị.

4.1.13 Phương tiện tiếp cận với nước đóng bình

Biểu đồ13: Phương tiện tiếp cận với nước đóng bình
Phương tiện để khách hàng biết tới nước đóng bình chiếm khá cao là do người
thân, bạn bè giới thiệu với 68,8%. Đây là điều dễ hiểu khi mọi người truyền tai, giới
thiệu cho nhau 1 sản phẩm tốt và tiện lợi.

Tỷ lệ biết thông qua phương tiện truyền thông là 31,3%, tỷ lệ nà cũng khá cao
khi giờ đây truyền thông phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh
truyền thông, quảng bá sản phẩm để nâng cao thị trường.

Tỷ lệ biết tới nước đóng bình qua Internet là 0% do giới trẻ lên mạng xã hội
không thường quan tâm đến vấn đề đó.

32
4.1.14 Thông tin của nước đóng bình trên truyền thông/ Internet

Biểu đồ 14: Thông tin nước đóng bình trên truyền thông/ Internet
Tỷ lệ thông tin nước đóng bình trên truyền thông/Internet được đánh giá với tỷ lệ
50%, chiếm tỷ lệ cao nhất

Tỷ lệ tốt là 33,3%

Rất tốt chiếm 12,5%

Rất không tốt chiếm 4,2%

4.1.15 Cách xử lí khi có thông tin không tốt về nước đóng bình

Biểu đồ 15: Cách xử lí khi có thông tin không tốt về nước đóng bình đang sử
dụng
Cách xử lý chiếm tỷ lệ cao nhất là tìm hiểu xác thực rồi đưa ra quyết định với
68,8%. Đây là lựa chọn thông minh, khi có thông tin không tốt chúng ta nên tìm hiểu
xác thực rồi đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
33
16,7% là tỷ lệ vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm khi có thông tin không tốt. Cách sử
lý này không an toàn và đôi khi làm ảnh hưởng tơi sức khỏe nếu sản phẩm không tốt.

Ngưng xử dụng sản phẩm là cách xử lí có tỷ lệ 16,7%. Đây là cách xử lí an toàn


nhưng đôi khi làm ảnh hưởng tới sản phẩm nếu thông tin sai lệch.

4.1.16 Yếu tố để sử dụng nước đóng bình

Biểu đồ16: Các yếu tố quan tâm khi sử dụng nước đóng bình
Qua biểu đồ trên ta thấy các tiêu chí để sử dụng nước đóng bình đều được đánh
giá cao ở mức độ đồng ý.

Điều này chứng tỏ rằng khi sử dụng nước đóng bình, sinh viên đã nghiên cứu kĩ
các tiêu chí phù hợp với bản thân mình.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước đóng bình nhưng đều có chung
lợi ích về sự tiện lợi cũng như lợi ích về sức khỏe , có những ưu nhược điểm riêng.
Những tiêu chí này được hầu hết các bạn sinh viên đồng ý.

34
4.1.17 Lợi ích khi sử dụng nước đóng bình

Biểu đồ 17: Lợi ích khi sử dụng nước uống đóng bình
Qua bảng lợi ích của nước đóng bình ta thấy hầu hết các bạn sinh viên đề tán
thành về những lợi ích mà nước đóng bình mang lại, thể hiện được sự hài lòng của các
bạn sinh viên.

4.1.18 Mức độ hài lòng về nước uống đóng bình

Biểu đồ 18: Mức độ hài lòng về nước đóng bình


Qua bảng số liệu, các tiêu chí đều có mức độ hài lòng cao. Điều này là dễ hiểu
khi nước đóng bình đáp ứng được hầu hết các tiêu chí và nhu cầu của các bạn sinh
viên hiện nay. Cho thấy thị trường nước đóng bình đang phát triển mạnh mẽ.

35
4.1.19 Đóng góp của sinh viên về chất lượng, hình thức, giá bán,
chương trình khuyến mại… của nước đóng bình

Biểu đồ 19: Đóng góp về chất lượng, hình thức, giá bán, chương trình khuyến
mại.. của nước đóng bình
Qua biểu đồ ta thấy rằng, đa số ý kiến của các bạn sinh viên là chú trọng đến
chất lượng sản phẩm, giới thiệu sản phẩm và các công dụng sản phẩm mang lại, nâng
cao chất lượng sản phẩm,..

4.2 Nhận xét

Phân tích kết quả khảo sát


Dự án nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 48 sinh viên từ năm nhất đến
năm tư đến để tìm hiểu nhu cầu sử dụng nước uống đóng bình của sinh viên
hiện nay. Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu sử dụng nước uống đóng bình của
sinh viên trường Đại học SPKT Hưng Yên cơ sở Mỹ Hào khá là cao. Vì nhu cầu
phục vụ sinh hoạt, giải khát hàng ngày rất được các bạn sinh viên quan tâm.
Bên cạnh đó, sinh viên là những người có thu nhập thấp trong xã hội,
nguồn thu nhập chủ yếu là từ phụ huynh chu cấp và làm thêm sau giờ học nên
chi phí sinh viên dành ra cho việc mua nước đóng bình là phù hợp với túi tiền
của sinh viên, có sự phân chia hợp lý cho các khoản tiêu dùng của sinh viên
trong ngày. 
Thông qua dự án nghiên cứu, em đã đưa ra nhận xét bao quát về nhu cầu
sử dụng nước uống đóng bình của sinh viên hiên nay trên các phương diện như
các ncác hãng nước đóng bình, mẫu mã, sự tiện lợi,… từ đó có thể đưa ra kết
luận, hạn chế, kiến nghị dành cho việc ý định sử dụng nước uống đóng bình.

36
37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước uống đóng
bình của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên cơ sở 2” tôi rút ra một số kết
luận:

- Các doang nghiệp sản xuất nước đóng bình cần tận dụng cơ sở vật chất, nguồn
lực, uy tín đã xây dựng được để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nước uống đóng
bình trên thị trường Mỹ Hào- Hưng Yên nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh
cao.

- Có các chính sách Marketing trong việc định hướng các hoạt động kinh doanh,
nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Xem xét những ưu, nhược điểm mà người tiêu dung đánh giá để hoàn thiện sản
phẩm hơn.

- Đề xuất một số giải pháp về nâng cao hiệu quả kênh phân phối, các chương
trình khuyến mại, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

- Luôn cải tiến, đổi mới chính sách để thích nghi với từng biến đổi của thị
trường.

Đề tài đã giải quyết được một số vấn đề

- Xem xét thị trường, tình hình tiêu thụ, năng lực cạnh tranh của nước đóng bình
trên thị trường

- Phân tích các ưu, nhược điểm của các sản phẩm.

- Đưa ra một số giải phát để phát triển thị trường.

5.2 Kiến nghị

- Các cơ sở sản xuất nước đóng bình nên tuân thủ các quy định an toàn thực
phẩm, các quy định của nhà nước.

- Quan tâm các nhu cầu, kiến nghịc của khách hàng để thay đổi sản phẩm theo
hướng tích cực nhằm tạo ra một thị trường tốt hơn,
38
- Luôn lấy chất lượng, lợi ích của người tiêu dung lên hàng đầu,

- Đẩy mạnh cơ sở hạn tầng, mạng lưới phân phối sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
khách hàng mọi lúc mọi nơi.

- Nghiên cứu, đưa ra thi trường các sản phẩm mới, cải thiện hơn về chất lượng
cũng như mẫu mã và giá thành,

- Áp dụng them nhiều chiowng trình khuyến mại để khuyến khích các nhà phân
phối cũng như khách hàng sử dụng sản phẩm.

- Đàu tư nhiều cho công tác quảng bá sản phẩm để sản phẩm đến tay nhiều người
tiêu dùng hơn.

5.3 Hạn chế

5.3.1 Đối với đề tài nghiên cứu


Do phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu là lấy mẫu theo sự thuận tiện
nên tính đại diện chưa cao, chưa thể tổng quát hóa. Với mẫu nghiên cứu 48
người, phạm vi nghiên cứu hẹp, nên chưa thể hiện hết đặc điểm của sinh viên
với đề tài nghiên cứu.
Kinh phí thực hiện nghiên cứu hoàn toàn do cá nhân tự bỏ ra, các bước
nghiên cứu thu thập thông tin chủ yếu là dựa vào sự cố gắng bản thân, một phần
giúp đỡ của bạn bè nên còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Cỡ mẫu điều tra còn chưa
đủ lớn do hạn chế về thời gian và kinh phí cộng với sự sai lệch trong câu trả lời
dẫn đến một số kết quả kiểm định không có tính chính xác cao, nhận định còn
mang tính chủ quan.
5.3.2 Đối với bản thân
Gặp khó khăn trong việc giao tiếp và tiếp cận sinh viên năm 3 và năm 4
khiến dữ liệu thu thập chưa thực sự hoàn chỉnh. Ngoài ra, sự thiếu chuyên môn
trong việc áp dụng kiến thức cũng là một trở ngại lớn cho việc phân tích và tính
toán dữ liệu một cách có hiệu quả nhất.

39
DANH MỤC THAM KHẢO

[1]Giáo trình phương pháp nghiên cứu kinh doanh – khoa Kinh tế- trường Đại
học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.

[2]https://aqualife.vn/nuoc-uong-dong-binh-co-bao-nhieu-loai-va-dac-diem-cua-
tung-loai/

[3] https://www.slideshare.net/shareslide18/phat-trien-thi-truong-tieu-thu-san-
pham-nuoc-uong-dong-chai

40

You might also like