You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2015 – 2016


MÔN THI CHUYÊN: TIN HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi 12 tháng 6 năm 2015
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi gồm 02 trang)

TỔNG QUAN BÀI THI


Bài Tên chương trình Tập tin dữ liệu Tập tin kết quả
Đèn đường DENDUONG.* DENDUONG.INP DENDUONG.OUT
Luỹ thừa LUYTHUA.* LUYTHUA.INP LUYTHUA.OUT
Phân số PHANSO.* PHANSO.INP PHANSO.OUT
Dấu * được thay thế bởi PAS hay CPP của ngôn ngữ lập trình đư ợc sử dụng tương
ứng là Pascal hoặc C++.
Hãy lập trình giải 3 bài toán sau:
Bài 1: Đèn đường - DENDUONG (4 điểm)
Trong đêm, An đi dạo dọc theo con đường thẳng có chiều dài L. Con đường được
chiếu sáng bởi n bóng đèn điện.
Xét hệ tọa độ trong đó điểm bắt đầu của con đường có tọa độ 0 còn đầu kia của
con đường có tọa độ L.
Bóng đèn thứ i được gắn tại điểm có tọa độ a i. Mỗi bóng đèn chiếu sáng tất cả
những điểm nằm trong khoảng cách không vượt quá d. Trong đó d là một số dương.
Hãy tìm giá trị d nhỏ nhất sao cho toàn bộ con đường được chiếu sáng.
Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản DENDUONG.INP, gồm:
Trên dòng đầu tiên ghi hai số nguyên n, L lần lượt cho biết số lượng bóng đèn và
chiều dài con đường (1 ≤ n ≤ 10 5, 1 ≤  L ≤ 10 9).
Trên dòng tiếp theo ghi n số nguyên ai (0  ≤  ai  ≤ L).
Một số bóng đèn có thể cùng đặt tại một điểm. Các bóng đèn cũng có thể đặt tại các
điểm đầu hoặc cuối con đường.
Kết quả: Ghi ra file văn bản DENDUONG.OUT, gồm một số thực d được ghi với
hai số lẻ th ập phân.
Ví dụ:
DENDUONG.INP DENDUONG.OUT
7 15 2.50
15 5 3 7 9 14 0
Bài 2: Luỹ thừa – LUYTHUA (3 điểm).
Vốn mê số học, Bờm nhận thấy với hai số nguyên dương N và K có thể thực
hiện:
Đầu tiên ta tính N luỹ thừa K. Số gồm 2 chữ số cuối của kết quả lại được lấy luỹ
th K và cứ thế tiếp tục thì đến một lúc sẽ lặp lại hai chữ số cuối .
ừa
Ví dụ: với N=156 và k=3, ta có 1563=3796416, 163=4096, 963=884736,
36 =46656, 563=175616,…
3

Trang 1/2
Như vậy, ta được dãy số gồm hai chữ số cuối: 16, 96, 36, 56 trước khi lặp lại.
Yêu cầu: Viết chương trình tìm dãy số có được trước khi phần tử của dãy được
lặp lại.
Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản LUYTHUA.INP, gồm một dòng chứa 2 số
nguyên N và K (0 < N ≤ 106, 0 < K ≤ 50).
Kết quả: Ghi ra file văn bản LUYTHUA.OUT, gồm một dòng ghi dãy số tìm
được. Các số cách nhau bởi ít nhất một khoảng trắng.
Ví dụ 1:
LUYTHUA.INP LUYTHUA.OUT
156 3 16 96 36 56
Ví dụ 2:
LUYTHUA.INP LUYTHUA.OUT
1 30 1
Bài 3: Phân số - PHANSO (3 điểm).
Viết chương trình chuyển đổi một số thập phân về dạng phân số tối giản S/V,
trong đó S, V là các số nguyên.
Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản PHANSO.INP, gồm một số thực R (R>0). Số R
được viết dưới dạng không quá 9 chữ số, trong đó luôn có ít nhất một chữ số lẻ thập
phân.
Kết quả: Ghi ra file văn bản PHANSO.OUT trên một dòng gồm hai số nguyên
dương, cách nhau ít nhất một khoảng trắng, là tử số và mẫu số của phân số tối giản
tìm được.
Ví dụ 1:
PHANSO.INP PHANSO.OUT
3.2 16 5
Ví dụ 2:
PHANSO.INP PHANSO.OUT
0.999 999 1000

HẾT
___________________________________

Giám thị không được giải thích gì thêm.

Trang 2/2

You might also like