You are on page 1of 43

681128344.doc GVC, ThS.

Võ Minh Đức

CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LÔGIC,
TẬP HỢP VÀ SUY LUẬN TOÁN HỌC 6(4,2)
I. Mệnh đề, mệnh đề có điều kiện và sự tương đương
lôgic
Mệnh đề, hay gọi đầy đủ là mệnh đề lôgic là một khái
niệm nguyên thủy, không định nghĩa. Ta hiểu mệnh đề là
một câu nói phải hoặc đúng hoặc sai.
Thuộc tính cơ bản của một mệnh đề là giá trị chân lí
của nó, được quy định như sau:
Mệnh đề có giá trị chân lí 1 là mệnh đề đúng, mệnh đề
có giá trị chân lí 0 là mệnh đề sai.
Kí hiệu:
 Người ta thường dùng các chữ cái A, B, C,... để kí
hiệu cho các mệnh đề.
 Nếu mệnh đề A có giá trị chân lí là 1 thì ta kí hiệu
G(A) = 1; nếu mệnh đề A có giá trị chân lí là 0 thì
ta kí hiệu là G(A) = 0.
Chẳng hạn, để kí hiệu A là mệnh đề "Paris là thủ đô của
nước Pháp" ta sẽ viết:
 A = "Paris là thủ đô của nước Pháp" hoặc A :
"Paris là thủ đô của nước Pháp".
Ở đây, A là mệnh đề đúng nên G(A) = 1.
Chú ý:

Page 1
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

1. Trong thực tế có những mệnh đề mà tính đúng sai


của nó luôn gắn với một thời gian và địa điểm cụ thể:
đúng ở thời gian hoặc địa điểm này nhưng sai ở thời
gian hoặc địa điểm khác. Nhưng ở bất kì thời điểm
nào, địa điểm nào cũng luôn có giá trị chân lí đúng
hoặc sai. Chẳng hạn:
 Sáng nay bạn An đi học.

 Trời mưa.
Học sinh tiểu học đang đi nghỉ hè.

2. Ta thừa nhận các luật sau đây của lôgic mệnh đề:
 Luật bài trung: Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng, hoặc

sai; không có mệnh đề nào không đúng cũng


không sai.
Luật mâu thuẫn: Không có mệnh đề nào vừa đúng

lại vừa sai.


3. Có những mệnh đề mà ta không biết (hoặc chưa
biết) đúng hoặc sai nhưng biết "chắc chắc" nó nhận
một giá trị. Chẳng hạn:
 Trên sao Hỏa có sự sống.

1.1 Mệnh đề và câu


"Mệnh đề là một câu khẳng định có tính chất hoặc
đúng hoặc sai".
Một câu có thể là mệnh đề hoặc không.
Ví dụ: Gọi sinh viên trả lời khẳng định tính đúng sai của
cá mệnh đề sau:

Page 2
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

1. "Paris là thủ đô của nước Pháp"   ← đúng.


2. "Nước Việt Nam nằm ở châu Âu"   ← sai.
3. "Tháng 12 có 28 ngày"   ← sai.
4. "Một năm có 12 tháng và mỗi tuần có 7 ngày"   ← đúng.
5. "20 là số chẵn"   ← đúng.
6. "Số 123 chia hết cho 3"   ← đúng.
7. "2 cộng với 3 bằng 7"   ← sai.
8. "15 lớn hơn 30"   ← sai.
GV: Các câu sau có là mệnh đề không? Vì sao?
9. Các câu sau:
"Cuốn sách này giá bao nhiêu tiền?"
"Bao giờ lớp mình đi tham quan Đền Hùng?"
"Ôi! ngôi nhà mới đẹp làm sao!"
"Tất cả hãy anh dũng tiến lên!"
đều không phải là mệnh đề.
Nhận xét: nói chung những câu nghi vấn, câu cảm thán, câu
mệnh lệnh đều không phải là mệnh đề.
1.2 Các phép toán lôgic cơ bản
Trong toán học, khi có hai số, người ta dùng các phép
toán số học (cộng, trừ, nhân, chia,...) tác động vào chúng
để nhận được những số mới. Tương tự, khi có mệnh đề,
người ta dùng các phép lôgic tác động vào chúng để nhận
được những mệnh đề mới. Dưới đây ta trình bày định
nghĩa và các tính chất cơ bản của các phép toán này.
1.2.1 Phép phủ định
Phủ định của mệnh đề A là một mệnh đề, kí hiệu là , đúng khi
A sai và sai khi A đúng.

Page 3
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Bảng giá trị chân lí của


phép phủ định
A
1 0
0 1
Ví dụ 1:
Nếu A = "Paris là thủ đô của nước Pháp" thì mệnh đề phủ
định có thể diễn đạt như sau:
 = "Không phải Paris là thủ đô của nước Pháp"
 hoặc = "Paris không phải là thủ đô của nước
Pháp".
Ở đây G(A) = 1 còn G( ) = 0.
Ví dụ 2:
Nếu b = "15 lớn hơn 30" thì mệnh đề phủ định có thể
diễn đạt như sau:
 = "Không phải 15 lớn hơn 30"
 hoặc = "15 không lớn hơn 30"
 hoặc = "15 nhỏ hơn 30"
Ở đây G(b) = 0 còn G( ) = 1.
Ví dụ 3:
Nếu c = "Chuyến tàu TN1 hôm nay bãi bỏ" thì mệnh đề
phủ định có thể diễn đạt như sau:
= "Chuyến tàu TN1 hôm nay không bãi bỏ".

Page 4
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Nếu qua xác minh mệnh đề c đúng (hoặc sai) thì mệnh đề
phủ định sẽ sai (hoặc đúng).
Chú ý: Mệnh đề phủ định A thường được diễn đạt là
"không phải A".
1.2.2 Phép hội
Hội của hai mệnh đề A, B là một mệnh đề, đọc là A và
B, kí hiệu A Λ B (hoặc A.B), đúng khi cả hai mệnh đề A,
B cùng đúng và sai trong các trường hợp còn lại.
Bảng giá trị chân lí của
phép hội
A B AΛB
1 1 1
1 0 0
0 1 0
0 0 0
Chú ý: Để thiết lập mệnh đề hội của hai mệnh đề A, B ta
ghép hai mệnh đề đó bởi liên từ "và" hay một liên từ khác
cùng loại. Những liên từ đó là: mà, nhưng, song, đồng thời,
vẫn, cùng,... hoặc dùng dấu phảy hoặc không dùng liên từ
gì.
Ví dụ 1:
"Lúc 8 giờ sáng nay Hà có mặt ở Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh" là hội của hai mệnh đề A = "Lúc 8 giờ sáng nay
Hà có mặt ở Hà Nội" và B = "Lúc 8 giờ sáng nay Hà có
mặt ở thành phố Hồ Chí Minh". Vì hai mệnh đề này không
thể cùng đúng, nên G(A Λ B) = 0.
Page 5
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Ví dụ 2:
"Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất trong cả
nước nhưng không phải là thủ đô" là hội của hai mệnh đề
A = "Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất trong
cả nước" và B = "Thành phố Hồ Chí Minh không phải là
thủ đô". Rõ ràng là G(A) = 1 và G(B) = 1 nên G(A Λ B) =
1.
Ví dụ 3:
 "Số π lớn hơn 2 song nhỏ hơn 3".

 "Chị Nga nói thạo tiếng Pháp mà không biết tiếng

Anh".
 "ABC là tam giác vuông cân" là hội của của hai

mệnh đề a = "ABC là tam giác vuông" và b =


"ABC là tam giác cân".
 "Không những trời nắng to mà còn gió tây".

 "Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa".

Chú ý: Đôi khi trong mệnh đề có liên từ "và" nhưng không


có nghĩa của mệnh đề hội. Chẳng hạn:
 "Số lẻ và số chẵn là hai tập con rời nhau của tập số

tự nhiên".
 "Hùng đạt được tất cả 20 điểm 9 và 10".

1.2.3 Phép tuyển


Tuyển của hai mệnh đề A, B là một mệnh đề đọc là A
hoặc B, kí hiệu là A ν B (hoặc A+B), sai khi cả hai mệnh đề cùng sai và đúng trong trường hợp còn
lại.

Page 6
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Bảng giá trị chân lí của


phép tuyển
A B AνB
1 1 1
1 0 1
0 1 1
0 0 0
Phép tuyển trên còn được gọi là phép tuyển không loại trừ.
Phép tuyển loại trừ của hai mệnh đề A và B, chỉ đúng khi
hoặc A, hoặc B đúng.
Chú ý: Để thiết lập mệnh đề tuyển của hai mệnh đề A, B ta
ghép hai mệnh đề đó bởi liên từ "hoặc" (hay liên từ khác
cùng loại).
Ví dụ 1:
"Tháng 12 có 31 ngày hoặc 2 + 2 = 4" là tuyển của hai
mệnh đề a = "Tháng 12 có 31 ngày" và b = "2 + 2 = 4".
Ở đây G(a ν b) = 1.
Ví dụ 2:
 "3 nhỏ hơn hoặc bằng 4"   ← là mệnh đề đúng

 "Số lẻ là số có chữ số tận cùng bằng 1, 3, 5, 7 hoặc 9"  

← là mệnh đề đúng
 "20 là số lẻ hoặc chia hết cho 3"   ← là mệnh đề sai

Chú ý: Trong thực tế, liên từ "hoặc" thường được dùng với
hai nghĩa "loại trừ" và "không loại trừ".

Page 7
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Phép tuyển "hoặc a hoặc b" là phép tuyển loại trừ để


chỉ a hoặc b nhưng không thể cả a lẫn b.
 Phép tuyển "a hoặc b" là phép tuyển không loại trừ để

chỉ a hoặc b và có thể cả a lẫn b.


Chẳng hạn:
 "Hôm nay là ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ"   ← là
phép tuyển không loại trừ.
 "20 là số lẻ hoặc nó chia hết cho 2"   ← là phép
tuyển loại trừ.
1.2.4 Phép kéo theo
a kéo theo b là một mệnh đề, kí hiệu là a b, chỉ sai khi a
đúng và b sai và đúng trong các trường hợp còn lại.
Bảng giá trị chân lí của
phép kéo theo
a b a b
1 1 1
1 0 0
0 1 1
0 0 1
Chú ý: Mệnh đề a kéo theo b thường được diễn đạt dưới
nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn:
"Nếu a thì b"
"Có b khi có a"
"Từ a suy ra b"
"a là điều kiện đủ để có b"
Page 8
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

"b là điều kiện cần (ắt có) để có a"


..............
Ví dụ:
 "15 có chữ số tận cùng bằng 5 suy ra 15 chia hết
cho 5"   ← mệnh đề đúng.
 "Nếu dây tóc bóng đèn có dòng điện chạy qua thì
bóng đèn sáng"   ← mệnh đề đúng.
Chú ý:
1. Trong lôgic, khi xét giá trị chân lí của mệnh đề a b
người ta không quan tâm đến mối quan hệ về nội dung
của hai mệnh đề a, b. Không phân biệt trường hợp a có
phải là nguyên nhân để có b hay không, mà chỉ quan
tâm đến tính đúng, sai của chúng.
Ví dụ:
 "Nếu mặt trời quay quanh trái đất thì Việt Nam

nằm ở Châu Âu"   ← mệnh đề đúng. Vì ở đây hai


mệnh đề a = "mặt trời quay quanh trái đất" và b =
"Việt Nam nằm ở Châu Âu" đều sai.
 "Nếu tháng 12 có 31 ngày thì mỗi năm có 13
tháng"   ← mệnh đề sai.
2. Theo bảng chân lí trên, ta thấy:
 Nếu a sai thì a b luôn đúng.
 Nếu a đúng thì a b đúng khi b đúng.

Page 9
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Vì vậy để chứng minh mệnh đề a b đúng ta chỉ cần


xét trường hợp a và b cùng đúng và phép chứng minh
mệnh đề a b được tiến hành theo ba bước:
Bước 1. Giả sử a đúng.
Bước 2. Từ giả thiết a đúng, dùng lập luận và các
mệnh đề toán học đã biết, suy ra b đúng.
Bước 3. Kết luận a b luôn đúng.
Trong mệnh đề a b ta gọi a là giả thiết, b là kết luận.
3. Nếu ta coi a b là mệnh đề thuận thì b a là mệnh
đề đảo, là mệnh đề phản và là mệnh đề phản
đảo.
4. Trong văn học, mệnh đề kéo theo còn được diễn đạt
bằng nhiều hình thức phong phú. Chẳng hạn:
"Bao giờ bánh đúc có xương,
Bấy giờ dì ghẻ mới thương con chồng"
hoặc
"Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm".
1.2.5 Phép tương đương
Bài chi tiết: Tương đương logic
a tương đương b là một mệnh đề, kí hiệu là a b, nếu cả hai mệnh đề
a và b cùng đúng hoặc cùng sai.

Bảng giá trị chân lí của


mệnh đề tương đương
a b a b
1 1 1
1 0 0
0 1 0
Page 10
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

0 0 1
Chú ý:
1. Trong thực tế, mệnh đề "a tương đương b" thường
được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng
hạn:
"a khi và chỉ khi b"
"a nếu và chỉ nếu b"
"a và b là hai mệnh đề tương đương"
"a là điều kiều kiện cần và đủ để có b"
2. Hai mệnh đề a, b tương đương với nhau hoàn toàn
không có nghĩa là nội dung của chúng như nhau, mà
nó chỉ nói lên rằng chúng có cùng giá trị chân lí (cùng
đúng hoặc cùng sai).
Ví dụ:
 "Tháng 12 có 31 ngày khi và chỉ khi trái đất quay

quanh mặt trời" là mệnh đề đúng.


 "12 giờ trưa hôm nay Tuấn có mặt ở Hà Nội nếu
và chỉ nếu vào giờ đó anh đang ở thành phố Hồ
Chí Minh" là mệnh đề sai.
"Hình vuông có một góc tù khi và chỉ khi 100 là số

nguyên tố" là mệnh đề đúng.


3. Một cách khác, người ta cũng nói rằng a tương
đương b khi và chỉ khi cả hai mệnh đề a b và b a
cùng đúng. Vì vậy để chứng minh mệnh đề a b ta
chứng minh hai mệnh đề a b và b a.
4. Các cặp mệnh đề thuận và phản đảo, đảo và phản là
những cặp mệnh đề tương đương. Đây chính là cơ sở
của phương pháp chứng minh gián tiếp trong toán học.
Page 11
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

1.3 Sự tương đương lôgic và luật


1.3.1 Công thức
Trong phần trên ta đã xét năm phép toán trên các mệnh đề.
Như vậy, nếu có các mệnh đề a, b, c,... khi dùng các phép
toán lôgic tác động vào, chúng ta sẽ nhận được những
mệnh đề ngày càng phức tạp hơn. Mỗi mệnh đề như thế và
cả những mệnh đề xuất phát ta gọi là công thức. Hay nói
cách khác:
a) Mỗi mệnh đề gọi là một công thức.
b) Nếu P, Q là những công thức thì , P Λ Q, P ν Q, P
Q, P Q cũng đều là công thức.
c) Mọi dãy kí hiệu khác không xác định theo quy tắc
a), b) đều không phải là công thức.
Mỗi công thức được tạo thành từ những mệnh đề dưới tác
dụng của các phép toán lôgic. Như vậy ta gán cho mỗi
mệnh đề có mặt trong công thức P một giá trị chân lí, dùng
bảng chân lí của các phép lôgic ta khẳng định được công
thức P là mệnh đề đúng hoặc sai. Nếu P là mệnh đề đúng
(hoặc sai) thì ta nói công thức P có giá trị chân lí bằng 1
(hoặc 0).
Ví dụ:
   (1) là công thức có giá trị chân lí bằng 1 (với mọi mệnh đề a).

Bảng giá trị chân lí của


công thức (1)
a aΛ
0 1 0 1
1 0 0 1
Page 12
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

   (2) là một công thức có giá trị chân


lí bằng 0 (với mọi mệnh đề a, b).

Page 13
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Bảng giá trị chân lí của công thức (2)


ab
1100 1 1 1 0
1001 0 0 1 0
0110 1 1 1 0
0011 1 1 1 0
1.3.2 Sự tương đương lôgic
Cho P và Q là hai công thức. Ta nói rằng hai công thức
P, Q tương đương lôgic với nhau, kí hiệu là P ≡ Q, nếu với
mọi hệ chân lí gán cho các mệnh đề có mặt trong hai công
thức đó thì chúng luôn nhận giá trị chân lí như nhau.
Đặc biệt, hai mệnh đề a, b gọi là tương đương lôgic, kí
hiệu là a ≡ b, nếu chúng cùng đúng hoặc cùng sai.
Chú ý:
1. Kí hiệu a ≡ b là để chỉ hai mệnh đề tương đương
lôgic chứ không phải là hai mệnh đề bằng nhau.
2. Hai mệnh đề tương đương lôgic có thể về nội dung
chúng hoàn toàn không có liên quan. Chẳng hạn:
"Tháng 2 có 31 ngày ≡ 2 + 2 = 11".
3. Quan hệ P ≡ Q còn được gọi là một đẳng thức.
1.3.3 Đẳng thức
Dưới đây là một số đẳng thức thường gặp trong lôgic mệnh
đề:
i. Phủ định của phủ định
Page 14
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

(1)   ≡ a.
ii. Luật Đờ Moócgăng
(2)   ≡
(3)   ≡
iii. Tính chất kết hợp của các phép lôgic
(4)   (a Λ b) Λ c ≡ a Λ (b Λ c)
(5)   (a ν b) ν c ≡ a ν (b ν c)
iv. Tính chất giao hoán của các phép lôgic
(6)   a Λ b ≡ b Λ a
(7)   a ν b ≡ b ν a
(8)   a b ≡ b a
v. Tính chất phân phối
(9)   a Λ (b ν c) ≡ (a Λ b) ν (a Λ c)
(10)   a ν (b Λ c) ≡ (a ν b) Λ (a ν c)
vi. Tính lũy đẳng
(11)   a Λ a ≡ a
(12)   a ν a ≡ a
vii. Biểu diễn phép kéo theo qua các phép lôgic khác
(13)   ≡
(14)   ≡
(15)   ≡   (luật phản đảo)
viii. Biểu diễn tương đương qua các phép lôgic khác
(16)   ≡
(17)   ≡
ix. Các đẳng thức về 0 và 1

Page 15
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Người ta còn dùng kí hiệu 1 (hoặc 0) để chỉ một mệnh


đề luôn luôn đúng (hoặc luôn luôn sai). Ta có các đẳng
thức sau về 0 và 1:
(18)   a Λ 0 ≡ 0
(19)   a ν 0 ≡ a
(20)   a Λ 1 ≡ a
(21)   a ν 1 ≡ 1
(22)   a ν ≡ 1 (luật bài trung)
(23)   a Λ ≡ 0 (luật mâu thuẫn)
x. Chứng minh đẳng thức
Để chứng minh một đẳng thức trong lôgic mệnh đề ta
thường dùng phương pháp lập bảng giá trị chân lí.
Ví dụ 1: Chứng minh:  ≡ 
Bảng giá trị chân lí
a b
1 1 0 0
1 0 1 1
0 1 1 1
0 0 1 1
Nhìn cột 3 và 4 trong bảng trên ta thấy hai công thức    
và     luôn nhận giá trị chân lí như nhau. Vậy ta có điều
phải chứng minh.
Ví dụ 2: Chứng minh:  ≡ 
Bảng giá trị chân lí
a b

Page 16
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

1 1 1 1
1 0 0 0
0 1 1 1
0 0 1 1
Nhìn cột 3 và 4 trong bảng trên ta thấy hai công thức  
  và     luôn nhận giá trị chân lí như nhau. Vậy ta
có điều phải chứng minh.
Mệnh đề lôgic và mệnh đề mờ
Nếu như trong Lôgic toán, một mệnh đề chỉ có thể
nhận một trong hai giá trị chân lí 0 hoặc 1 thì trong Trí tuệ
nhân tạo người ta dùng lôgic mờ, mà ở đó giá trị chân lí
của một mệnh đề là một số nằm giữa 0 và 1. Mệnh đề có
giá trị chân lí 0 là sai, có giá trị chân lí 1 là đúng. Còn giá
trị chân lí nằm giữa 0 và 1 chỉ ra mức độ thay đổi của
chân lí.
2. Tập hợp và các phép toán trên tập hợp
2.1 Khái niệm
Không phải mọi tập hợp đều cần phải liệt kê rành mạch
theo thứ tự nào đó. Chúng có thể được mô tả bằng các tính
chất đặc trưng mà nhờ chúng có thể xác định một đối
tượng nào đó có thuộc tập hợp này hay không.
 Tập hợp có thể được xác định bằng lời:
A là tập hợp bốn số nguyên dương đầu tiên.
B là tập hợp các màu trên quốc kỳ Pháp.
 Có thể xác định một tập hợp bằng cách liệt kê các phần
tử của chúng giữa cặp dấu { }, chẳng hạn:
Page 17
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

C = {4, 2, 1, 3}
D = {đỏ, trắng, xanh}
Các tập hợp có nhiều phần tử có thể liệt kê một số
phần tử. Chẳng hạn tập hợp 1000 số tự nhiên đầu tiên có
thể liệt kê như sau: {0, 1, 2, 3,..., 999},
Tập các số tự nhiên chẵn có thể liệt kê: {2, 4, 6, 8,... }.
Tập hợp F của 20 số chính phương đầu tiên có thể cho như
sau
F = {n2 / n là số nguyên và 0 ≤ n ≤ 19}
 Tập hợp có thể xác định bằng đệ quy. Chẳng hạn tập

các số tự nhiên lẻ L có thể cho như sau:


1.1 L
2.Nếu n L thì n + 2 L
 Tập hợp không có phần tử nào được gọi là tập hợp
rỗng và kí hiệu là:
2.2 Quan hệ giữa các tập hợp
2.2.1 Quan hệ bao hàm
 Tập hợp con: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là
phần tử của tập hợp B thì tập hợp A được gọi là tập
hợp con của tập hợp B, ký hiệu là A B, và tập hợp B
bao hàm tập hợp A. A được gọi là tập con của B
 Qui ước tập rỗng là tập con của mọi tập hợp: A,
A

Ví dụ:
: Tập hợp số tự nhiên
Page 18
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

: Tập hợp số nguyên


: Tập hợp số hữu tỉ
= \ : Tập hợp số vô tỉ
: Tập hợp số thực
Ta có

Một tập hợp có n phần tử thì có 2n tập hợp con. [1]


2.2.2 Quan hệ bằng nhau
 Hai tập hợp A và B được gọi là bằng nhau nếu A là tập
hợp con của B và B cũng là tập hợp con của A, ký hiệu
A = B.
Theo định nghĩa, mọi tập hợp đều là tập con của chính
nó; tập rỗng là tập con của mọi tập hợp. Mọi tập hợp A
không rỗng có ít nhất hai tập con là rỗng và chính nó.
Chúng được gọi là các tập con tầm thường của tập A. Nếu
tập con B của A khác với chính A, nghĩa là có ít nhất một
phần tử của A không thuộc B thì B được gọi là tập con
thực sự hay tập con chân chính của tập A.
2.3 Các phép toán trên các tập hợp
2.3.1 Các định nghĩa
 Hợp: Hợp của A và B là tập hợp gồm tất cả các phần
tử thuộc ít nhất một trong hai tập hợp A và B, ký hiệu
A B
Ta có A B = {x/ x A hoặc x B}

Page 19
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

 Giao: Giao của hai tập hợp A và B là tập hợp tất cả các
phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B, ký hiệu A B
Ta có A B = {x / x A và x B}

 Hiệu: Hiệu của tập hợp A với tập hợp B là tập hợp tất
cả các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B, ký hiệu
A B
Ta có: A \ B = {x: x A và x B}
Lưu ý, A \ B B \ A

 Phần bù: là hiệu của tập hợp con. Nếu A B thì B \ A


được gọi là phần bù của A trong B, ký hiệu

Trong nhiều trường hợp, khi tất cả các tập hợp đang
xét đều là tập con của một tập hợp U (được gọi là tập
vũ trụ-đôi khi có nghĩa như trường hay không gian -
trong vật lý), người ta thường xét phần bù của mỗi tập
A, B, C,... đang xét trong tập U, khi đó ký hiệu phần bù
không cần chỉ rõ U mà ký hiệu đơn giản là CA,CB,...
hoặc , ...
2.3.2 Các tính chất cơ bản

Page 20
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Các phép toán trên tập hợp có các tính chất sau:
Luật luỹ đẳng
A A=A
A A=A
 Luật nuốt (còn gọi là luật hấp thụ)

A (A B) = A
A (A B) = A
Luật nuốt còn được viết dưới dạng khác như sau:
Nếu A B thì A B = B và A B = A
 Luật giao hoán:

A B=B A
A B=B A
 Luật kết hợp:

A (B C) = (A B) C
A (B C) = (A B) C
 Luật phân phối:

A (B C) = (A B) (A C)
A (B C) = (A B) (A C)
 Luật De Moocgan:

=
=
3. Lượng từ và vị từ
3.1 Hàm mệnh đề
Ta xét các ví dụ sau:
Ví dụ 1: "Số tự nhiên n chia hết cho 5".

Page 21
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Về phương diện ngôn ngữ thì đây là một câu. Nhưng


câu này chưa phản ánh tính đúng hoặc sai một thực tế
khách quan nào, cho nên nó chưa phải là mệnh đề. Song
nếu ta thay n bằng số tự nhiên cụ thể, chẳng hạn:
 Thay n = 100 ta được mệnh đề đúng: "Số 100 chia

hết cho 5".


 Thay n = 101 ta được mệnh đề sai: "Số 101 chia

hết cho 5".


Ví dụ 2: "x + 3 > 7".
Tương tự như trong ví dụ 1, x + 3 > 7 chưa phải là mệnh
đề, song nếu ta thay x bởi một số thực cụ thể, chẳng hạn:
 Thay x = 0 ta được mệnh đề sai: "0 + 3 > 7".

 Thay x = 5 ta được mệnh đề đúng: "5 + 3 > 7".

Ví dụ 3: "Ông A là nhà toán học vĩ đại".


Câu trên chưa phải là mệnh đề. Nhưng nếu ta chọn
"ông A" là "Gausơ" sẽ được mệnh đề đúng: "Gausơ là nhà
toán học vĩ đại", nếu ta chọn "ông A" là "Đinh Bộ Lĩnh"
thì sẽ được mệnh đề sai: "Đinh Bộ Lĩnh là nhà toán học vĩ
đại".
Từ các ví dụ trên ta đi đến định nghĩa sau:
Những câu có chứa các biến mà bản thân nó chưa phải
là mệnh đề nhưng khi ta thay các biến đó bởi các phần tử
thuộc tập xác định X thì nó trở thành mệnh đề (đúng hoặc
sai) ta sẽ gọi là hàm mệnh đề. Tập X gọi là miền xác định
của hàm mệnh đề đó.
Page 22
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Ta dùng kí hiệu: T(n), F(x),... để chỉ các hàm mệnh đề.


Chẳng hạn:
 Hàm mệnh đề T(n) : "Số tự nhiên n chia hết cho 5" có

miền xác định là tập các số tự nhiên N. Tập các số tự


nhiên có tận cùng bằng 0 hoặc 5 là miền đúng của
T(n).
 Hàm mệnh đề F(x) = "x + 3 > 7" có miền xác định là

các số thực. Tập các số thực lớn hơn 4 ta gọi là miền


đúng của hàm mệnh đề F(x).
3.2 Vị từ
3.2.1 Lượng từ tồn tại
Cho T(x) là hàm mệnh đề xác định trên miền X. Nếu ta
đặt thêm cụm từ "Tồn tại sao cho ..." vào trước hàm mệnh đề T(x) ta được
mệnh đề:

"Tồn tại sao cho T(x)"


Ta gọi mệnh đề có cấu trúc như trên là mệnh đề tồn tại. Kí
hiệu là:

hoặc

Kí hiệu gọi là lượng từ tồn tại.


Ví dụ:
 "Tồn tại số thực x sao cho x + 4 > 7" là mệnh đề

đúng.
Page 23
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Kí hiệu là:
 "Tồn tại số tự nhiên n sao cho n chia hết cho 5" là

mệnh đề đúng.
Kí hiệu là:
 "Tồn tại số thực x sao cho x + 1 = 0" là mệnh đề
2

sai.
Kí hiệu là:
Chú ý:
1. Trong thực tế, mệnh đề tồn tại còn được diễn đạt
dưới những dạng khác nhau, chẳng hạn:
 "Tồn tại ít nhất một sao cho T(x)".
 "Có một sao cho T(x)".
 "Có ít nhất một sao cho T(x)".
 "Ít ra cũng có một người là nhà toán học".

 "Một số người là nhà toán học".

 "Có nhiều người là nhà toán học"

2. Ta dùng kí hiệu !x X: T(x) với nghĩa "Tồn tại duy


nhất một x X sao cho T(x)".
3.2.2 Lượng từ tổng quát
Cho T(x) là hàm mệnh đề xác định trên miền X. Nếu ta
đặt thêm cụm từ "Với mọi x X ta có ..." vào trước hàm
mệnh đề T(x) ta được mệnh đề:
"Với mọi x X ta có T(x)"

Page 24
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Ta gọi mệnh đề có cấu trúc như trên là mệnh đề tổng


quát (hoặc toàn thể, phổ biến, phổ cập,...). Kí hiệu là:
hoặc ( x X)T(x) hoặc x X, T(x) hoặc xT(x)
x X
Kí hiệu gọi là lượng từ tổng quát (hay toàn thể, phổ biến,
phổ cập,...)
* Một mệnh đề có chứa lượng từ được gọi là vị từ
3.3 Phủ định của vị từ
3.3.1 Phủ định của mệnh đề tồn tại

3.3.2 Phủ định của mệnh đề tổng quát:

Như vậy, hai mệnh đề:


 và là phủ định của nhau.
 x X, T(x) và   là phủ định của nhau.
Ví dụ:

Kí hiệu là:

Page 25
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Kí hiệu là:
3.4 Ứng dụng
3.4.1 Viết cấu trúc định nghĩa, định lí toán học
3.4.2 Giải bài toán bằng suy luận lôgic
Thông thường khi giải một bài toán dùng công cụ của lôgic
mệnh đề ta tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Phiên dịch đề bài từ ngôn ngữ đời thường
sang ngôn ngữ của lôgic mệnh đề:
 Tìm xem bài toán được tạo thành từ những mệnh

đề nào.
 Diễn đạt các điều kiện (đã cho và phải tìm) trong

bài toán bằng ngôn ngữ của lôgic mệnh đề.


Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa điều kiện đã cho
với kết luận của bài toán bằng ngôn ngữ của lôgic
mệnh đề.
Bước 3: Dùng các phương pháp suy luận lôgic dẫn dắt
từ các điều kiện đã cho tới kết luận của bài toán.

Page 26
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Bài toán 1:
Tại một kỳ Tiger Cup có bốn đội lọt vào vòng bán kết:
Việt Nam, Singapor, Thái Lan và Inđônêxia. Trước khi thi
đấu vòng bán kết, ba bạn Dụng, Quang, Trung dự đoán
như sau:
Dụng: Singapor nhì, còn Thái Lan ba.
Quang: Việt Nam nhì, còn Thái Lan tư.
Trung: Singapor nhất và Inđônêxia nhì.
Kết quả, mỗi bạn dự đoán đúng một đội và sai một đội.
Hỏi mỗi đội đã đạt giải mấy?
Giải:
Kí hiệu các mệnh đề:
 d1, d2 là hai dự đoán của Dụng.

 q1, q2 là hai dự đoán của Quang.

 t1, t2 là hai dự đoán của Trung.

Vì Dụng có một dự đoán đúng và một dự đoán sai, nên có


hai khả năng:
 Nếu G(d1) = 1 thì G(t1) = 0. Suy ra G(t 2) = 1. Điều

này vô lí vì cả hai đội Singapor và Inđônêxia đều


đạt giải nhì.
 Nếu G(d1) = 0 thì G(d2) = 1. Suy ra G(q 2) = 0 và

G(q1) = 1. Suy ra G(t2) = 0 và G(t1) = 1.


Vậy Singapor nhất, Việt Nam nhì, Thái Lan ba còn
Inđônêxia đạt giải tư.
3.5.3 Giải bài toán trong kĩ thuật
Page 27
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Lôgic mệnh đề còn được ứng dụng trong kĩ thuật lắp


ráp các mạch điện và thiết bị trong nhà máy. Dưới đây là
một ví dụ minh họa.
Ví dụ:
Giữa công tắc và dây may so của một chiếc Bàn là
(bàn ủi điện) có rơle tự ngắt (để khi dây may so nóng đến
nhiệt độ quy định cho phép thì rơle tự ngắt mạch điện cho
Bàn là được an toàn). Hãy thiết lập nguyên tắc lôgic của
quá trình hoạt động của chiếc Bàn là đó (thiết lập mối liên
hệ giữa việc đóng, ngắt mạch của công tắc, rơle với nhiệt
độ cho phép của dây may so).

Giải:
Kí hiệu các mệnh đề:
 c = "Công tắc Bàn là đóng mạch".

 r = "Rơ le Bàn là đóng mạch".

 t = "Dây may so trong Bàn là nóng tới nhiệt độ cho

phép".
Mối liên hệ giữa trạng thái an toàn của Bàn là và giá trị
chân lí của các mệnh đề c, r, t có thể biểu diễn bởi bảng
sau:

Page 28
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Trạn Trạng thái


c r t
g thái an toàn
1 1 1 1 không
2 1 1 0 có
3 1 0 1 có
4 1 0 0 không
5 0 1 1 không
6 0 1 0 có
7 0 0 1 có
8 0 0 0 không
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
 Trạng thái 1 và 5 không đảm bảo an toàn, vì khi

dây may so đã nóng tới nhiệt độ quy định cho phép


mà rơle vẫn đóng mạch thì dẫn đến hỏng Bàn là
hoặc đồ là.
 Trạng thái 4 và 8 không đảm bảo an toàn vì dây

may so chưa nóng tới nhiệt độ quy định cho phép


mà rơle đã ngắt mạch thì Bàn là không sử dụng
được.
Các trạng thái còn lại: 2, 3, 6 và 7 đều đảm bảo an
toàn. Các trạng thái đó được mô tả bằng các công thức
lôgic sau:
Page 29
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Trạng thái Công thức


2
3
6
7
Vậy Bàn là hoạt động an toàn khi và chỉ khi:
  (1)
Áp dụng các đẳng thức về luật phân phối, các đẳng thức về
0 và 1 cho trạng thái 2 với 6 và 3 với 7, ta có:
  (2)
  (3)
Dùng bảng chân lí ta nhận được:
            (4)
Từ (1), (2), (3) và (4) ta suy ra:
Bàn là hoạt động an toàn khi và chỉ khi
Quy trình trên ta có thể phát biểu thành lời như sau: để
Bàn là hoạt động an toàn phải đảm bảo nguyên tắc: "Công
tắc rơle đóng mạch khi và chỉ khi nhiệt độ dây may so
chưa tới hạn cho phép" hay "nhiệt độ dây may so tới hạn
cho phép khi và chỉ khi công tắc rơle ngắt mạch điện".

Page 30
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

4. Quan hệ
4.1 Quan hệ 2 ngôi
4.1.1 Định nghĩa và ví dụ
Giữa các phần tử trong một tập hợp nào đó mà chúng
ta đang quan tâm thường có những mối liên hệ hay những
quan hệ. Ví dụ: quan hệ lớn hơn giữa các số thực, quan hệ
"anh em" giữa người với người, quan hệ đồng dạng giữa
các tam giác, v.v.... Mỗi quan hệ trong một tập hợp được
đặc trưng bằng một hay một số tiêu chuẩn nào đó thể hiện
ngữ nghĩa của quan hệ. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến
những quan hệ, được gọi là những quan hệ 2 ngôi, nói lên
sự liên hệ giữa mỗi phần tử với các phần tử khác trong tập
hợp. Khi ta đang xem xét một quan hệ như thế, thì với hai
phần tử x, y tùy ý trong tập hợp chúng sẽ có: hoặc là x có
quan hệ với y, hoặc là x không có quan hệ với y. Nói như
vậy cũng có nghĩa là tập hợp các cặp (x, y) gồm 2 phần tử
có quan hệ có thể xác định được quan hệ đang xét trên tập
hợp. Về mặt toán học, một quan hệ 2 ngôi được định nghĩa
như sau:

Page 31
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Định nghĩa :
Cho một tập hợp X khác rỗng. Một quan hệ 2 ngôi trên
X là một tập hợp con R của X2, x, y X .
(X2 = {(a,b)/ a, b X}.
Ta nói x có quan hệ R với y khi và chỉ khi (x,y)  R,
và viết là x R y. Như vậy: x R y  (x,y)  R
Khi x không có quan hệ R với y, ta viết: x y.
Ví dụ:
1. Trên tập hợp X = 1,2,3,4 , xét quan hệ 2 ngôi R được
định nghĩa bởi:
R = (1,1), (1,3), (2,2), (2,4), (3,1), (3,3), (4,2), (4,4)
Với quan hệ R ta có: 2 R 4, nhưng 2 3.

R1 là quan hệ nhỏ hơn trên X:


R1 = {(1,2), (1,3), (1,4), (2,3), (2,4), (3,4)}
2. Trên tập hợp các số nguyên Z ta định nghĩa một quan hệ
2 ngôi R2 như sau:
x R2 y nếu và chỉ nếu x-y là số chẳn.
hay nói cách khác: R2 =  (x,y)  Z2 | x-y = 2k với k  Z 
Quan hệ R2 chính là quan hệ đồng dư modulo 2.
3. Cho n là một số nguyên dương. Nhắc lại rằng quan hệ
đồng dư modulo n trên tập hợp các số nguyên Z, ký hiệu
bởi  (mod n), được định nghĩa như sau:
a  b (mod n)   k  Z : (a - b) = k.n
Page 32
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Quan hệ nầy là một quan hệ 2 ngôi trên Z.


4. Quan hệ  trên tập hợp các số thực R cũng là một quan
hệ 2 ngôi.
5. Cho E là một tập hợp, đặt X = P(E). Mỗi phần tử thuộc
X là một tập hợp con của E. Trên E có các quan hệ quen
thuộc sau đây:
- quan hệ bao hàm, ký hiệu bởi 
- quan hệ chứa, ký hiệu bởi 
- quan hệ bằng nhau, ký hiệu bởi =
Ghi chú :
Người ta còn định nghĩa một quan hệ (2 ngôi) giữa
một tập hợp A và một tập hợp B là một tập hợp con
của AxB.
Ví dụ: A =  1, 2, 3, 4, 5 , B =  0, 1 . Ta có R = 
(1,1), (2,0), (3,1), (4,0), (5,0) là một quan hệ giữa A
và B.
Tổng quát hơn, ta có thể định nghĩa một quan hệ giữa
các tập hợp A1, A2, . . ., An là một tập hợp con của A1
x A2 x . . . x An (tích Descartes của các tập hợp A1, A2,
. . ., An). Như vậy, khi R là một quan hệ giữa các tập
A1, A2, . . ., An thì mỗi phần tử của R là ột bộ n (a1,
a2, . . ., an) với ai  Ai (i=1, �, n).

Page 33
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Cách xác định một quan hệ: Dựa vào các phương pháp
xác định một tập hợp, ta có thể xác định một quan hệ
bằng các phương pháp sau đây:
Liệt kê: liệt kê tất cả các cặp hay bộ phần tử có
quan hệ R (tức là thuộc R). Trong ví dụ 1 ở trên,
quan hệ R được cho theo cách liệt kê.
Nêu tính chất đặc trưng cho quan hệ R, tức là tính
chất hay tiêu chuẩn để x�c định c�c phần tử
thuộc R hay kh�ng. Trong c�c v� dụ 2 và 3 ở
trên, quan hệ R được cho bằng cách nêu lên tính
chất xác định quan hệ.
4.1.2 Các tính chất của quan hệ 2 ngôi
Một quan hệ 2 ngôi trên một tập hợp có thể có một số
tính chất nào đó làm cho tập hợp có một cấu trúc nhất
định. Dưới đây là định nghĩa một số tính chất thường được
xét đối với một quan hệ 2 ngôi.
    Định nghĩa : Giả sử R là một quan hệ 2 ngôi trên một
tập hợp X.

Page 34
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

R có tính phản xạ (reflexive) nếu và chỉ nếu x R x với


mọi x  X.
R có tính đối xứng (symmetric) nếu và chỉ nếu x R y  y
R x với mọi x,y  X.
R có tính phản xứng (antisymmetric) nếu và chỉ nếu (x R
y và y R x)  x = y với mọi x,y  X.
R có tính bắc cầu (transitive) nếu và chỉ nếu (x R y và y
R z)  x R z với mọi x,y,z  X.
Ví dụ: Trong ví dụ nầy chúng ta đề cập đến một số quan hệ
đã được nêu lên trong các ví dụ của mục 1.1 ở trên, và phát
biểu các tính chất của chúng. Việc kiểm chứng các tính
chất nầy khá dễ dàng.
1. Quan hệ đồng dư modulo n trên Z có 3 tính chất: phản
xạ, đối xứng, truyền.
2. Quan hệ  trên tập hợp các số thực có 3 tính chất: phản
xạ, phản xứng, truyền.
3. Cho E là một tập hợp. Quan hệ  trên P(E) có 3 tính
chất: phản xạ, phản xứng, truyền.
4.1.3 Biểu diễn quan hệ 2 ngôi dưới dạng ma trận
    Ngoài phương pháp biểu diễn một quan hệ 2 ngôi dưới
dạng tập hợp các cặp phần tử người ta còn có thể sử dụng
ma trận để biểu diễn cho quan hệ trong trường hợp các tập
hợp là hữu hạn. Khái niệm ma trận sẽ được định nghĩa và
khảo sát chi tiết hơn trong phần "Đại số Tuyến tính". Ở
Page 35
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

đây chúng ta chỉ cần hiểu ma trận một cách đơn giản là
một bảng liệt kê các phần tử thành các dòng và các cột. Ví
dụ, bảng liệt kê 6 số nguyên thành 2 dòng và 3 cột sau đây
là một ma trận:

    Một ma trận M gồm m dòng, n cột sẽ được gọi là một


ma trận có cấp mxn. Nếu m = n thì ta nói M là một ma trận
vuông cấp n.
    Giả sử R là một quan hệ 2 ngôi giữa một tập hợp hữu
hạn A =  a1, a2, ... , am và một tập hữu hạn B =  b1, b2, ...
, bm . Quan hệ R có thể được biểu diễn bởi ma trận M R =
[mij] gồm m dòng và n cột (tức là ma trận cấp mxn), trong
đó:
mij = 1 nếu (ai , bj)  R
mij = 0 nếu (ai , bj)  R
Ta gọi ma trận MR là ma trận biểu diễn của quan hệ R.
Ví dụ: Với A =  1,2,3 và B =  a, b, c , thì các quan
hệ sau đây:
R =  (1,a), (1,b), (1,c)
S =  (1,a), (1,b), (1,c), (2,b), (2,c), (3,c)
có các ma trận biểu diễn là

MR = , MS =

Page 36
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

Trong trường hợp R là một quan hệ 2 ngôi trên một tập X


hữu hạn và có n phần tử thì ma trận biểu diễn của R là một
ma trận có n dòng và n cột (tức là ma trận vuông cấp n).
Ghi chú: Ngoài cách biểu diễn quan hệ dưới dạng ma
trận ta còn biểu đồ (dạng đồ thị) để biểu diễn quan hệ.
Cách biểu diễn nầy sẽ được xét đến trong phần sau, khi nói
về biểu đồ Hasse của một cấu trúc thứ tự.
4.2. Quan hệ tương đương
ĐN: Quan hệ trên A được gọi là quan hệ tương
đương nếu nó có ba tính chất phản xạ, đối xứng, bắc cầu.
 Cho là quan hệ tương đương trên tập A và phần tử
. Tập con của A gồm các phần tử b có quan hệ
với a được gọi là lớp tương đương của phần tử a, ký
hiệu là .
Cho và quan hệ tương đương . Khi đó
1. , (lớp tương đương của một pt bất kỳ khác
rỗng)
2.hoặc ,hoặc .
Từ đó tập các lớp tương đương của tạo thành một phân
hoạch của tập A.
Một ví dụ minh hoạ cho quan hệ tương đương là quan hệ
đồng dư theo môđun m trên tập hợp các số nguyên ( m là
số tự nhiên lớn hơn 1), mỗi lớp tương đương là tập các số
nguyên có cùng số dư theo môđun m. Trong số học nó còn
được gọi là các lớp thặng dư theo môdun m.
Page 37
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

4.3. Quan hệ thứ tự


 Quan hệ trên tập A được gọi là quan hệ thứ tự trên A
nếu nó có ba tính chất phản xạ, phản đối xứng và bắc
cầu.
Ví dụ về các quan hệ thứ tự là các quan hệ "≤", "≥"
trên các tập hợp số. Một ví dụ khác là quan hệ chia hết
"\" trên tập số tự nhiên, quan hệ bao hàm " " (quan hệ
tập con) trong các tập hợp cũng là các quan hệ thứ tự.
 Sau đây ta dùng ký hiệu để chỉ một quan hệ thứ tự
trong trường hợp tổng quát.
 Quan hệ thứ tự được gọi là quan hệ thứ tự toàn
phần trên tập A nếu với hai phần tử bất kỳ một
trong hai quan hệ hoặc sẽ xẩy ra. Trong
trường hợp ngược lại nó được gọi là quan hệ thứ tự
bộ phận. Khi đó, tương ứng ta nói tập A được sắp thứ
tự toàn phần/bộ phận. Khi không muốn nói vào chi tiết
ta đơn giản gọi chúng là tập được sắp. Các quan hệ "≤"
và "≥" trên tập số thực là quan hệ thứ tự toàn phần.
Quan hệ chia hết trên tập số nguyên, quan hệ bao hàm
trên các tập hợp là các quan hệ thứ tự bộ phận.
* Các phần tử đặc biệt trong tập được sắp
 Trong tập A được sắp theo quan hệ , một phần tử m
được gọi là nhỏ nhất nếu với mọi . Ví dụ như
phần tử nhỏ nhất của tập các số tự nhiên dương là 1,
phần tử nhỏ nhất theo quan hệ bao hàm trên các tập
hợp là tập rỗng, theo quan hệ chia hết trên tập các số tự
nhiên phần tử nhỏ nhất là số 1.

Page 38
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

 Cho S là tập con của tập được sắp A theo quan hệ


. Phần tử m (nếu có) được gọi là infimum của S, kí
hiệu là ìn(S) hay ^S, nếu với mọi và nếu
thì .
 Nếu S= {a, b} thì inf({x,y}) được ký hiệu là x^y.
Trong quan hệ chia hết trên tập các số tự nhiên, x^y
chính là ƯCNN(x,y), còn theo quan hệ bao hàm giữa
các tập hợp, A^B chính là tập .
 Khái niệm tương tự theo chiều ngược lại là khái niệm
supremum, ký hiệu là sub(S)
5. Suy luận toán học
5.1 Các phương pháp chứng minh
5.1.1 Chứng minh trực tiếp
Trong chứng minh trực tiếp, kết luận có được bằng
cách phối hợp một cách lôgic các tiên đề, định nghĩa, và
các định lý trước đó.
Ví dụ, chứng minh rằng tổng của hai số nguyên chẵn
luôn luôn là số chẵn:
x, y 2Z: ta có x = 2a và y = 2b (a, b Z),
x + y = 2a + 2b = 2(a + b) 2Z đcpcm.
5.1.2 Chứng minh bằng quy nạp toán học
Trong cách chứng minh bằng quy nạp toán học, đầu
tiên "trường hợp cơ sở" sẽ được chứng minh, sau đó sẽ
dùng một "luật quy nạp" để chứng minh (thường là vô tận)
các trường hợp khác. Vì trường hợp cơ sở là đúng, tất cả
Page 39
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

các trường hợp khác cũng phải đúng, thậm chí nếu ta
không thể chứng minh trực tiếp tất cả chúng là đúng vì số
lượng vô tận của nó. Một dạng con của quy nạp là phương
pháp xuống thang. Phương pháp xuống thang được dùng
để chứng minh sự vô tỷ của căn bậc 2 của 2.
Nguyên tắc quy nạp toán học như sau: Cho N = { 1, 2, 3,
4, ... } là tập các số tự nhiên và P(n) là một phát biểu toán
học liên quan tới một số tự nhiên n thuộc N sao cho:
(i) P(1) là đúng, tức là, P(n) là đúng khi n = 1
(ii) Giả sử P(n) đúng, ta chứng minh P(n + 1) cũng đúng.
Kết luận: P(n) đúng với mọi số tự nhiên n
Các nhà toán học thường dùng cụm từ "chứng minh bằng
quy nạp" để nói tắt cho chứng minh bằng quy nạp toán
học. Tuy vậy, thuật ngữ "chứng minh bằng quy nạp" cũng
được dùng trong logic để nói đến một tranh luận sử dụng
suy diễn quy nạp.
5.1.3 Chứng minh bằng chuyển vế
Chứng minh bằng chuyển vế sẽ hình thành kết luận "nếu
p thì q" bằng cách chứng minh phát biểu tương phản tương
đương "nếu không q thì không p".

Page 40
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

5.1.4 Chứng minh bằng phản chứng


Trong chứng minh bằng phản chứng (còn được gọi
là reductio ad absurdum, tiếng La tinh có nghĩa là "thu
giảm đến sự vô lý"), người ta sẽ chứng minh nếu một phát
biểu nào đó xảy ra, thì dẫn đến mâu thuẫn về lôgic, vì vậy
phát biểu đó không được xảy ra. Phương pháp này có lẽ là
phương pháp phổ biến nhất trong chứng minh toán học.
Một ví dụ nổi tiếng về cách chứng minh phản chứng là để
chứng minh là một số vô tỷ:
Giả sử là số hữu tỷ, ta sẽ biểu diễn được trong
đó a và b là các số nguyên khác không có ước chung lớn
nhất là 1 (theo định nghĩa số hữu tỷ). Do đó, . Bình
phương hai vế cho ra 2b2 = a2. Vì vế trái chia hết cho 2,
nên vế phải cũng phải chia hết cho 2 (vì chúng bằng nhau
và đều là số nguyên). Do đó a2 là số chẵn, có nghĩa là a
cũng phải là số chẵn. Dẫn đến ta có thể viết a = 2c, trong
đó c cũng là số nguyên. Thay vào phương trình ban đầu
cho ra 2b2 = (2c)2 = 4c2.
Chia hai vế cho 2 ta được b2 = 2c2. Nhưng khi đó,
tương tự như trên, b2 chia hết cho 2, nên b phải là số chẵn.
Nhưng nếu a và b đều là số chẵn, chúng sẽ có chung một
ước số là 2. Điều này trái với giả thuyết, do đó mà chúng ta
buộc phải kết luận rằng là số vô tỷ.

Page 41
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

5.1.5 Chứng minh bằng dẫn chứng


Chứng minh bằng dẫn chứng, là đưa ra một dẫn chứng
cụ thể với một thuộc tính nào đó để chứng minh rằng có
tồn tại một thứ có tính chất như vậy. Ví dụ như Joseph
Liouville đã chứng minh tồn tại số siêu việt bằng cách đưa
ra một ví dụ rõ ràng.
5.1.6 Chứng minh vét cạn
Trong chứng minh vét cạn, kết luận sẽ có được bằng
cách chia nhỏ nó ra thành một số trường hợp hữu hạn và
chứng minh mỗi trường hợp một cách riêng rẽ. Số trường
hợp đôi khi rất lớn. Ví dụ như, cách chứng minh định lý
bốn màu đầu tiên là một chứng minh vét cạn với 1.936
trường hợp. Cách chứng minh này còn gây tranh cãi vì đa
số các trường hợp được kiểm chứng bằng chương trình
máy tính, chứ không phải bằng tay. Cách chứng minh đã
biết tới ngắn nhất của định lý bốn màu ngày nay vẫn có tới
hơn 600 trường hợp.
5.1.7 Chứng minh với sự hỗ trợ của máy tính
Cho đến thế kỷ thứ 20 người ta đã giả thiết rằng, trên
nguyên tắt, tất cả các chứng minh đều có thể được một nhà
toán học giỏi xác nhận sự đúng đắn của nó. Tuy nhiên,
ngày nay máy tính được dùng cả để chứng minh các định
lý lẫn thực hiện các phép toán quá dài mà con người hoặc
một nhóm người có thể kiểm tra nổi; cách chứng minh
Page 42
681128344.doc GVC, ThS. Võ Minh Đức

định lý bốn màu đầu tiên là một ví dụ về một cách chứng


minh có sự hỗ trợ từ máy tính. Một số nhà toán học lo ngại
rằng khả năng xảy ra lỗi trong một chương trình máy tính
hoặc lỗi khi tính toán có thể khiến cho sự đúng đắn của các
cách chứng minh bằng máy tính bị đặt dấu hỏi. Trên thực
tế, cơ hội xảy ra lỗi để bác bỏ một chứng minh của máy
tính có thể giảm thiểu bằng cách đưa vào sự trùng lặp và tự
kiểm tra khi tính toán, và bằng cách phát triển nhiều cách
tiếp cận và chương trình độc lập nhau.
5.2 Quy nạp toán học (đọc trong TL1)
5.3 Đệ quy và ứng dụng (đọc trong TL1)
Bài tập:
o Từ trang 37 đến trang 44 - TL11
o Phụ lục 1 (tài liệu của GV)

1
Phạm Thế Long, Toán rời rạc, Nhà xuất bản ĐHSP, 2004

Page 43

You might also like