You are on page 1of 5

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

Môn: Ngữ văn, lớp 11


Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
Họ và tên học sinh:................................................Học sinh học sinh:.............
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Tự khuyên mình
(Tự miễn)
Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
(Trích Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh, NXB Văn học, 2017, tr.48)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh để chỉ những khó khăn mà con người gặp phải trong cuộc sống?
Câu 3.Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;
Câu 4. Hãy nêu những giá trị giáo dục tư tưởng được thể hiện qua văn bản.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
“Vì sao phải vững chí trước khó khăn, trở ngại”?
Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi trên.
Câu 2 (5,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết được nhà thơ Xuân Diệu thể hiện
trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;


Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2016, tr 22)
-------------------Hết--------------------

KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021-2022


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn : Ngữ văn , lớp 11

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,75
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời không đúng thể thơ: 0 điểm
2 Từ ngữ, hình ảnh để chỉ những khó khăn mà con người gặp phải 0,75
trong cuộc sống:
+ Gian truân
+ Tai ương
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.
3 - Biện pháp tu từ: phép đối cảnh đông tàn >< cảnh huy hoàng 1,0
ngày xuân
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Gợi lên trước mắt ta quy luật tuần hoàn của thiên nhiên: đông qua thì
xuân tới.
+ Nhấn mạnh nếu con người chịu đựng được, vượt qua được cái lạnh
lẽo, rét buốt của mùa đông thì sẽ được đón nắng ấm của mùa xuân
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.
4 Giá trị giáo dục tư tưởng được thể hiện qua văn bản: 0,5
Gợi ý:
- Gian khổ là trường thử thách, rèn luyện bản thân
- Con người cần chủ động chiến thắng gian khổ
- Con người phải có ý chí tiến công cách mạng
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời 1 trong đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: 0 điểm.
Lưu ý: Hs trả lời hoặc diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa
II LÀM VĂN 7,0
1 “Vì sao phải vững chí trước khó khăn, trở ngại”? 2,0
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ)
trả lời câu hỏi trên.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Vì sao phải vững chí 0,25
trước khó khăn, trở ngại”?
c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, nhưng
cần làm rõ được vấn đề “Vì sao phải vững chí trước khó khăn,
trở ngại”?, có thể theo hướng sau:
- Ý chí vững vàng tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người
có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn
thử thách, là người dám nghĩ, dám làm, dám sống.
- Ý chí vững vàng giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và
thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về
phía trước, vững tin vào tương lai.
- Ý chí vững vàng giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự
tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục
lại không hề nản chí.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu
biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng
(0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng
không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác
đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có
dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng
phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi
chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của
bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có
sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu,
hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2 Anh/chị hãy phân tích tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết 5,0
được nhà thơ Xuân Diệu thể hiện trong đoạn thơ
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết
bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích tình yêu cuộc 0,5
sống trần thế tha thiết được nhà thơ Xuân Diệu thể hiện trong
đoạn thơ
Hướng dẫn chấm:
-Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả(0,25 điểm),tác phẩm, đoạn trích (0,25 điểm) 0,5
* Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết được nhà thơ Xuân Diệu
thể hiện trong đoạn thơ: 2,5
- Tình yêu cuộc sống trần thế thể hiện qua ước muốn lạ lùng, táo
bạo, phi lí của tác giả “Tắt nắng, buộc gió”. Nhà thơ muốn ngự
trị thiên nhiên, muốn đoạt quyền tạo hóa, ngăn lại dòng chảy của
thời gian. Trái tim yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết và say
mê của tác giả.
- Tình yêu cuộc sống trần thế thể hiện qua bức tranh mùa xuân
tươi đẹp, ngập tràn sức sống (Ong bướm tuần tháng mật; Hoa
của đồng nội xanh rì; Lá của cành tơ phơ phất;Của yến anh
...khúc tình si; Ánh sáng chớp hàng mi)
- Tình yêu cuộc sống trần thế thể hiện qua khát khao cháy bỏng
với mùa xuân, với tuổi trẻ (Tuần tháng mật, khúc tình si, ánh
sáng chớp hàng mi, tháng giêng ngon như một cặp môi gần). Tác
giả muốn sống trọn trong khoảnh khắc hối hả của thời gian, tận
hưởng cuộc sống một cách sung sướng.
- Tình yêu cuộc sống trần thế thể hiện qua tâm trạng lo sợ của
tác giả khi những điều tuyệt vời đang dần trôi qua.
- Tình yêu cuộc sống trần thế thể hiện qua quan niệm mới mẻ về
cuộc sống, về tuổi trẻ, hạnh phúc: Thời gian quý giá nhất của mỗi
người là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu. Hãy
sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ.
* Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết được Xuân Diệu thể hiện
bằng thể thơ tự do, giọng điệu thơ tha thiết, mạnh mẽ, từ ngữ
giàu sức gợi, hình ảnh thơ táo bạo, sử dụng linh hoạt các biện
pháp tu từ…
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm.
- Phân tích đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc phân tích sâu
nhưng chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,25 điểm -
0,75 điểm.
* Đánh giá: 0,5
Đoạn thơ thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết cùng
quan niệm mới của nhà thơ Xuân Diệu về cuộc sống, về tuổi trẻ
và hạnh phúc.
Đoạn thơ với những cách tân táo bạo của Xuân Diệu.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý trở lên: 0,5 điểm.
-Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi
chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong
quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm
khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn
viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm 10,0

You might also like