You are on page 1of 3

Nguyễn Du 

đã miêu tả vẻ đẹp Thuý kiều không dài, chỉ vài câu thôi, vậy mà
ta như thấy hiện ra trước mắt một thiếu nữ "tuyệt thế gia nhân". Mắt nàng
thăm thẳm như làn nước mùa thu, lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng
núi mùa xuân; dung nhan đằm thắm đến hoa cũng phải ghen, dáng người
tươi xinh mơn mởn đến mức liễu cũng phải hờn. Khi đọc đến đoạn này ta
không chỉ rung động, thán phục mà có một cảm giác xốn xang khó tả bởi
nàng Kiều Xinh đẹp quá. Thủ pháp ước lệ,nhân hoá là biện pháp tu từ phổ
biến trong văn học cổ được tác giả sử dụng xuất sắc, kết hợp với việc
dùng điển cố “nghiêng nước nghiêng thành", tác giả đã làm cho ta không
chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận, mà như thấy tận mắt nàng Kiều. Nàng
quả là có một vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" Ta có thể nói là “có một không hai"
làm mê đắm lòng người. Đọc hết những câu trên, ta mới hiểu được dụng ý
của Nguyễn Du Khi miêu tả vẻ đẹp “đoan trang phúc hậu" của Thuý Vân
trước vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều. Nhà thơ đã sử dụng biện
pháp đòn bẩy, dùng vẻ đẹp của Thúy Vân để làm để làm tôn thêm vẻ đẹp
yêu kiều, quyến rũ của Thuý Kiều rất có hiệu quả.

Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều


Sắc đã vậy còn tài của nàng Kiều thì sao? Ta sẽ không cảm nhận được
hết toàn bộ vẻ đẹp hình thể củng như vẻ đẹp tâm hồn cua Thuý Kiều nếu
như ta không biết đến tài của nàng, mặc dù Nguyễn Du đã nói "Sắc đành
đòi một, tài đành hoạ hai". Về sắc thì chắc chắn chỉ có mình nàng là đẹp
như vậy, về tài hoạ chăng có người thứ hai mới sánh kịp:

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha mùi thi hoạ đủ mùi ca ngâm

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"

Nàng có cả tài thơ, tài hoạ, tài đàn, tài nào cũng xuất sắc, cũng thành
“nghề" cả. Riêng tài đàn nàng đã sáng tác một bản nhạc mang tiêu đề "Bạc
mệnh" rất cuốn hút lòng người.

Kiều có tâm hồn trong sáng và trái tim đa sầu, đa cảm. Khi đi du xuân cùng
em, gặp mộ Đạm Tiên, người phụ nữ xấu số không quen biết, Kiều đã tỏ
lòng thương cảm, Kiều luôn luôn hiểu và cảm nhận được nỗi đau khổ của
người khác và tìm cách giải quyết. Kiều còn là người con hiếu thảo. Khi gia
đình mắc oan Kiều đã hi sinh bản thân mình, hi sinh hạnh phúc của cá
nhân mình để cứu cha, cứu em và chữ hiếu của Kiều đặt cao hơn tất cả và
được thể hiện bằng hành động. Trong suốt quãng đời lưu lạc, lúc nào Kiều
cũng sống trong băn khoăn day dứt vì không làm tròn trách nhiệm của
người con đối với cha mẹ. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều cũng
không nguôi nhớ về cha mẹ. Kiều có một trái tim chung thuỷ, ý thức vị tha.
Tác giả đã ca ngợi tình yêu Kim – Kiều hồn nhiên, trong sáng và táo bạo,
Kiều đã chủ động đến với Kim Trọng. Thái độ chủ động ấy ta ít gặp trong
xã hội phong kiến, Kiều đã chống lại quan điểm của xã hội phong kiến "cha
mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Tình yêu rất đẹp bởi bắt nguồn từ hai trái tim, rất
chung thuỷ nhưng cũng rất biết hi sinh. Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều
luôn nghĩ tới Kim Trọng, băn khoăn day dứt vì mình không mang đến hạnh
phúc cho người mình yêu, mối tình Kim – Kiều chính là biểu tượng cho
khát vọng hạnh phúc của con người.

You might also like