You are on page 1of 6

MỞ BÀI :

* Mùa xuân tươi đẹp, đầy sức sống luôn là đề tài bất tận đối với bao văn nhân, thi
si. Vậy thế, nhà thơ Thanh Hải cũng đã chọn đề tài này để nói về cảm nhận và tâm
nguyện của mình. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ “ tràn ngập hình ảnh mùa xuân tươi
thắm, xuân trong trời đất, xuân cách mạng và xuân khát vọng cống hiến của nhà
thơ.
GIỚI THIỆU CHUNG :
* Tác giả Thanh Hải quê ở Huế. Ông là người có công lớn thắp sáng ngọn lửa thi
ca cách mạng trong lòng miền Nam trong những năm dài đen tối, đầy máu và nước
mắt dưới ách thống trị tàn bạo của anh em Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mĩ.
Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ “ được tác giả viết khi còn đang nằm trên giường
bệnh trước khi qua đời. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân,
thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời hiến dâng cho quê hương đất
nước.
Thân Bài:
*Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã sử dụng ngòi bút nhạy bén của mình để miêu tả cảnh
sắc chuyển mình đầy ấn tượng.” Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tím
biếc. Ơi con chim chiền chiến. Hót chi mà vang trời. Từng giọt long lanh rơi. Tôi
đưa tay tôi hứng”. Ngay từ những câu thơ đầu tiên, ta đã cảm nhận một giọng thơ
phơi phới tràn đầy niềm vui. Bằng cách sử dụng biện pháp đảo ngữ, từ “mọc” được
chuyển lên đầu câu mang tính tương đối, nhà thơ đã tạo cho đọc giả ấn tượng mới
mẻ, bất ngờ về sự xuất hiện của bông hoa. Bông hoa đang mọc lên, vươn cao với
một sức sống mãnh liệt. Đó là vẻ đẹp đang căng tràn trên quê hương xứ Huế. Bên
cạnh đó, thi ca Thanh Hải đã mang hồn thơ vào trong đứa con tinh thần của mình
qua các hình ảnh chọc lọc thật gợi cảm: “dòng sông xanh”, “hoa tím biếc”, “con
chim chiền chiến”. Bằng đôi ba nét chấm phá tài tình, tác gia đã làm nổi bật cảnh
đất trời vào xuân thật đẹp. Bức tranh mùa xuân hiện lên lộng lẫy biết bao. Phong
cảnh lúc ấy có hình anh mềm mại, êm ái của dòng sông xanh; có vẻ tươi thắm của
bông hoa tím biếc. Màu tím của bông hoa- màu đặc trưng của xứ Huế, nổi bật lên
nền xanh lam của dòng sông làm thành một gam màu tươi tắn, đằm thắm, dịu
dàng. Nó không chỉ đẹp mà còn giàu sức sống biết bao. Không gian xuân còn được
tô điểm bằng âm thanh rộn ràng, hối hả của tiếng chim chiền chiến như vang vọng
chân trời. Từ láy “con chim chiền chiện” tô điểm thêm đặc trưng về loài chim chỉ
hiện diện, hoà hợp với đất trời, với đất, với con người và với vạn vật vào ngày
xuân. Thán từ “ơi” kết hợp với giọng hỏi ngọt ngào, đậm chất xứ Trung nghe mới
thân thương trìu mến làm sao. Bức hoạ “giọt long lanh” chỉ trạng thái nắng sớm
còn đọng lại những giọt sương sớm hoà ca vào màu nắng ươm vàng thật huyền ảo
và kì bí. Bằng với khứu giác nhạy bén cùng với đôi mắt thần sầu, thật khó có thể
làm khó được Thanh Hải, ông có thể cảm nhận và “đưa tay tôi hứng”. Như vậy
hình ảnh vạn vật trong khổ đầu tiên của bài thơ thật tuyệt vời, thi ca đã dành tình
yêu tha thiết của mình cho thiên nhiên, sự vật ở xứ Huế mộng mơ. Qua tới khổ 2
và 3 của bài thơ, Thanh Hải đã nói về những mùa xuân đầy khó khăn của người
lính, hành trình lịch sử dài đằng đẵng của miền quê tổ quốc dân tộc ta nhưng bỏ
mặc tất cả, những người nông dân, những người sĩ quan, những người lính đã cùng
nhau đồng hành với nhau vượt qua mọi thứ.
“Mùa xuân người cầm súng.
Lộc giắt đấy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng.
Lộc trải đâu nương mạ.
Tất cả như hối hả.
Tất cả như xôn xao.
Đất nước bốn nghìn năm.
Vất vả và gian lao.
Đất nước như vì sao.
Cứ đi lên phía trước”.
Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” là hai hình anh tượng trưng cho
hai nhiệm vụ quan trọng tiến hành song song cùng lúc của quân và dân ta thời xa,
đó là chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động sản xuất xây dựng quê hương. Nhà thơ
đã gắn hình ảnh “mùa xuân” với hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”,
họ là những người góp công xây dựng tổ quốc, bảo vệ sự bình yên của quê hương,
là bức tường vững chắc cho sự chiến thắng, là những sinh mệnh nhỏ bé nhưng lại
mang trọng trách to lớn với đất nước. Phải chăng khi gắn hình ảnh “mùa xuân” với
cái hình ảnh ấy, nhà thơ muốn khẳng định chính họ, chính những bùa hộ mệnh ấy
đã về mùa xuân yên bình, no ấm cho Tổ Quốc. Thanh Hải đã cất lên lời ngợi ca
thiết tha, chân thành từ sâu tỏng cõi thâm tâm của mình, ông còn bộc lộ nỗi niềm
biết ơn sắc son với họ. Điệp ngữ “lộc” được lặp đi lặp lại trong khổ hai, đã gây ấn
tượng cho người đọc “lộc giắt đầy” “lộc trải dài”. “Lộc” là hình ảnh ẩn dụ tượng
trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức sống mãnh liệt và sự may mắn của năm mới.
Đó cũng chính là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống mới đang mỗi ngày đến, mỗi
mùa xuân đến, càng tươi đẹp, khởi sắc, tươi tắn hơn. Điệp ngữ “tất cả” hoà hợp với
những từ láy gợi cảm “hối hả”, “xôn xao” đuợc dùng rất khéo để diễn ta không khí
lao động khẩn trương, gấp rút nhưng đầy sôi động và hăng hái của những người
Việt Nam yêu nước và niềm tin mãnh liệt của tác giả cũng là của toàn dân tộc vào
sự chuyển mình đi lên của đất nước. Khổ thơ đã khẳng định một điều: không chỉ cá
nhân chúng ta, chúng ta sống là gì gia đình, xã hội, cộng đồng và tổ quốc; hãy cố
gắng hết sức xây dựng một đất nước với tràn ngập tiếng cười, luôn trong sáng, yên
bình, mãi mãi hướng về phía mặt trời, bỏ lại tất cả những bóng tối u uất của mặt
trăng; sống hãy biết trân trọng, gìn giữ và coi trọng chữ “nghĩa tình” và biết ơn
những người đã chấp nhận đổ những giọt máu vì Tổ Quốc thay vì đổ những giọt lệ
hèn hạ cho bản thân của họ. Sang khổ 3, trước khí thế lao động hùng hồn của các
người dân, thi ca dã nghĩ về hành trình lịch sử 4000 năm dựng và giữ nước của cha
ông ta
“Đất nước 4000 năm.
Vất vả và gian lao.
Đất nước như vì sao.
Cứ đi lên phía trước”.
Hai cầu đầu của khổ thơ là cảm nhận của nhà thơ về quá khứ dân tộc, hoà ca cùng
giọng điệu đầy kiêu hãnh, hùng vĩ, nhà thơ đã tái hiện hiện thực lịch sử ngàn năm
oai hùng của dân tộc. Chỉ qua cụm từ “bốn ngàn năm”, ông đã làm sống lại những
năm tháng đầy giang truân, nhọc nhằn nhưng pha đầy sự hào hùng của dân tộc. Trở
về với quá khứ, ta thấy rõ hơn bề dày lịch sử với 4000 năm văn hiến, thấy hiện lên
trước mắt hình ảnh của ông cha cùng những trang sử đầy oanh liệt. Đó là hình ảnh
vua Hùng trong buồi bình minh dựng nước, là hình ảnh Bà Trưng, Bà Triệu, Lê
Lợi, Quang Trung,…. Những tấm gương quên mình vì nước, quên những bữa ăn,
những giấc ngủ chỉ để tìm tòi những con đường đưa đất nước qua trang giấy trắng
mới nói không với xâm lược. Gần đây nhất là cuộc kháng chiến chống Pháp với
trận chiến để đời “Điện Biên Phủ”. Những trang sử ấy thật chói rọi, huy hoàng.
Đọc xong khổ 3 của Thanh Hải, ta chợt nhớ đến những lời dõng dạc của Nguyễn
Trãi qua “Bình Ngô đại cáo”
“Như nước Đại Việt ta từ trước.
Vốn xưng nên văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia.
Phong tục bắc nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Những năm tháng đã qua thật đáng tự hào. Khi nhìn lại nó, nhà thơ càng thấy
thấm thía những vất vã, gian lao mà thế hệ ông cha ta đã trải qua. Để có được
những thành tựu vĩ đại như ngày nay đó là cả một quá trình, những ải, những thử
thách chông gai chồng chất thử thách, đó là từ mồ hôi, từ sương máu đau đến tận
ruột gan, đến tận chân trời mà mấy ai thấu được! Hình ảnh “đất nước như vì sao,
cứ đi lên phía trước” khẳng định sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp, công
nghiệp, xã hội của quê hương đất nước. Như vậy kết thúc khổ 3 với đầy sự hào
hùng của dân tộc, sự đau xót của các người lính, sự hình thành lịch sử lâu đời và sự
biết ơn vô bờ của tác giả. Theo mạch cảm xúc của bài thơ, với tâm trạng đang cao
trào, tự hào thì Thanh Hải đã cất lên lời hẹn ước chân thành
“Ta làm con chim hót.
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca.
Một nốt trầm xao xuyến.”
Giọng thơ tha thiết, chân thành biết bao! Hàng loạt những hình ảnh liệt kê cũng là
những hình ảnh ẩn dụ thật đẹp như: con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến
kết hợp với điệp ngữ “ta làm” được lặp đi lặp lại đã diễn tả ước nguyên tha thiết,
chân thành của nhà thơ. Với Thanh Hải, một giấc mơ nho nhỏ chỉ là được làm chú
chim, làm một cành hoa hay làm một nốt trầm trong bản hoà ca bất tận của dương
gian. Những ước muốn ấy thật giản dị, thật khiêm nhường nhưng thật thanh tao và
tuyệt trần. Bởi những chú chim, những cành hoa là những gì đẹp nhất, tinh tuý nhất
của cuộc đời mà nhà thơ muốn hiến dâng cho đời. Những ước nguyện ấy thật đáng
trân trọng, bởi lẽ đó là khát khao sống có ích, được tô điểm cho đời, được tự mình
góp công nho nhỏ vào mùa xuân của bản thân nói riêng và đất nước nói chung.
Dường như khát khao như vậy chưa đủ, ông còn ao ước dành trọn mùa xuân ở cái
tuổi đẹp nhất đời người cống hiến cho Tổ Quốc. Ông ước được làm:
“Một mùa xuân nho nhỏ.
Lặng lẽ dâng cho đời.
Dù là tuổi hai mươi.
Dù là khi tóc bạc.”
Một năm có 4 mùa, thi nhân chẳng ao ước làm một mùa hè cháy bỏng, càng không
muốn làm một mùa đông lạnh buốt, khô cằn hay một màu thu tàn phai, đìu hiu,
buồn tè mà ông lại muốn làm “Mùa xuân nho nhỏ”. Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ”
là một ẩn dụ độc đáo, sáng tạo của Thanh Hải. Đó là sự tượng trưng cho những gì
đẹp nhất của cái tuổi trăn tròn. Sự hiến dâng ấy chỉ đơn giản là “lặng lẽ” thôi,
không cần một ai biết, không khoe mẻ, không khoa trương chỉ cần âm thầm nhưng
mang một í nghĩa tuyệt vời. Có lẽ hơn ai hết, ông hiểu rằng: đời người chỉ có một,
và giá trị nhất của một công dân là sự đóng góp và cống hiến. Lẽ sống ấy thật
thanh cao và đáng trân trọng. Bài thơ được kết thúc ở khổ thứ 6 cũng chính thức
khép lại một đời người, chính thức khép lại những gì mà người thi nhân ấy có thể
làm và dành tặng cho đời, ông đã cất tiếng hát ngợi ca quên hương đất nước vào
những giây phút cận tử, những phút giây gần nước xa bờ, những phút giây nhìn lại
cuộc đời của chính bản thân, của một vị thi ca, của một nhà thơ và của một người
công dân của Tổ Quốc
“Mùa xuân ta xin hát.
Câu Nam ai, Nam bình.
Nước non ngàn dặm mình.
Nước non ngàn dặm tình.
Nhịp phách tiền đất Huế”.
Trong niềm tha thiết tin yêu mãnh liệt với cuộc đời, đất nước, nhà thơ muốn được
cất lên những câu hát ngọt ngào cuối đời mà ông có thể hát để tặng cho cuộc đời.
Khúc hát “Nam ai, Nam bình” để thể hiện tình yêu tha thiết với quê hương. Điệp
ngữ “nước non ngàn dặm” đã thể hiện cái nhìn đầy chan hoà của nhà thơ đối với
đất nước. Đất nước mình dài rộng quá, đâu cũng đẹp như gấm hoa, nơi đâu cũng
nồng thắm, chan chứa tình người. Cái nhìn đó xuất phát từ tấm lòng thiết tha yêu
đất nước, yêu quê hương và yên chính cái gọi là “Mùa xuân nho nhỏ” của người
con của ấy! Khép lại bài thơ bằng câu hát “Nhịp phách tiền đất Huế”. Câu thơ chứa
đựng một trái tim nồng nàn mùi vị Tổ Quốc, ngập tràn sự tha thiết, dâng trào cảm
xúc cuối cùng mà thi nhân có thể làm cho Việt Nam.
KẾT BÀI :
* Bài thơ đã cho ta thấy được tiếng lòng tha thiết yêu mến và muốn được gắn bó
với đất nước, thể hiện được ước nguyện chân thành của tác giả Thanh Hải. Nhờ đó
cũng giúp ta hiểu hơn về nhân sinh quan cao đẹp của người chiến sĩ Cách mạng
thời xưa

You might also like