You are on page 1of 3

4.

1 Kiểm định một mẫu


Ví dụ 1: Thời gian mang thai của bò có phân bố chuẩn, trung bình là 285
ngày, độ lệch chuẩn là 10 ngày. Ở một giống bò mới người ta ghi nhận được
thời gian mang thai của 6 con bò: 307, 293, 293, 283, 294, 297. Giả sử rằng độ
lệch chuẩn trong trường hợp này cũng là 10 ngày. Như vậy có bằng chứng nào
cho thấy trung bình thời gian mang thai của giống bò mới là khác với 285
ngày ?

Ví dụ 2: Thử nghiệm thuốc gây mê trên chó. Người ta muốn kiểm tra
xem mức độ epiephrine huyết thanh trong máu sau khi dùng phương pháp gây
mê mới có thay đổi hay không so với dùng phương pháp gây mê trước đây.
Phương pháp gây mê trước đây đã cho kết quả là mức trung bình = 0,4 ng.ml -1
và độ lệch chuẩn là 0,2 ng.ml-1

4.2 Kiểm định hai mẫu (so sánh trung bình hai mẫu)
a. Hai mẫu độc lập, phương sai bằng nhau
Ví dụ: So sánh trọng lượng của hai giống bò. Giống 1 khảo sát 12 con,
giống 2 khảo sát 15 con
Giống 1 187.6 180.3 198.6 190.7 196.3 203.8
190.2 201.0 194.7 221.1 186.7 203.1

Giống 2 148.1 146.2 152.8 135.3 151.2 146.3


163.5 146.6 162.4 140.2 159.4 181.8
165.1 165.0 141.6
b. Hai mẫu độc lập, phương sai không bằng nhau
Ví dụ (Peter, 2001): thí nghiệm nghiên cứu sự thu nhận nước ở các loài
lưỡng cư với cách tiến hành như sau: cóc và ếch được ngâm trong nước 2 giờ
để ghi nhận tỉ lệ phần trăm tăng trọng. Sau đó ta thu thập được bảng số liệu
sau:
Ếch Cóc
0,85 2,31
2,90 25,23
2,47 28,37
17,72 14,16
3,82 28,39
2,86 27,94
13,71 17,68
7,38
c. Hai mẫu liên hệ - so sánh cặp
Ví dụ: Thí nghiệm ở 15 nông trại so sánh 2 khẩu phần tăng trọng cho
heo, một khẩu phần bình thường (A) và khẩu phần bổ sung thêm ion khoáng
Đồng (Cu) (B). Mỗi nông trại có hai chuồng heo giống nhau, hai khẩu phần ăn
được phân bố ngẫu nhiên và đồng đều vào hai chuồng. Trọng lượng tăng trung
bình (lb/ngày) của chúng trên mỗi chuồng đã được ghi chép lại. Ở thí dụ này,
mgười ta khảo sát xem khoáng Cu có ảnh hưởng gì lên trọng lượng heo không?
Sau thống kê, ta có được bảng dữ liệu như sau:
Bảng: Số liệu tăng trọng trung bình của lợn nuôi bằng 2 khẩu phần định trước
bao gồm khẩu phần A là khẩu phần bình thường, khẩu phần B là khẩu phần có
bổ sung khoáng Đồng (Cu).
Ration Ration Ration
Nông trại Nông trại Nông trại
A B A B A B
1 0,9 1,17 6 1,11 1,15 11 1,11 1,13
2 3 1,03 7 0,98 0,96 12 1,18 1,20
3 1,1 1,23 8 0,99 1,02 13 1,02 1,11
4 6 1,29 9 0,66 0,95 14 1,05 1,10
5 1,0 1,04 10 1,14 1,25 15 1,17 1,30
5
1,1
0
0,9
3
V. KIỂM ĐỊNH SỰ PHÙ HỢP GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM
(TEST FOR GOODNESS OF FIT).
Loại kiểm định này đặc biệt quan trọng trong di truyền và chọn giống, dùng để
kiểm tra, đối chiếu giữa kết quả lý thuyết và thực tiễn để kiểm chứng độ phù
hợp với các qui luật Sinh học. Trong đó, thường dùng nhất là kiểm định “khi
bình phương ꭓ2” (Chi-square test).
Để thực hiện nó, ta cần biết một số thứ như sau:
Tần suất lý thuyết (E - Expected frequency) là giá trị tính được dựa trên
qui luật đã được khẳng định. Xác định nó bằng tần số xảy ra (theo lý
thuyết) nhân với cở mẫu: E = p.n
Tần suất thực nghiệm (O - Observed frequency) là số liệu thu được trên
thực tế.
Giả thuyết không (H0) tần suất lý thuyết và thực tiễn giống nhau.
2
(O − E)
Giá trị ꭓ thực nghiệm (ꭓTN): được tính theo công thức: ꭓ = ∑
2 2
TN
E
Giá trị ꭓ bảng: được xác định tại bảng phân bố ꭓ2 với các độ tự do tương
ứng của các mức xác suất.
Thí dụ 1: Một nhà di truyền học thực hiện phép lai giữa 2 cá thể ruồi giấm F1
và thu được 176 cá thể F2 gồm 130 kiểu hình hoang dại và 46 kiểu hình đột
biến. Nhà di truyền học muốn kiểm tra xem kết quả thu được có phù hợp với tỉ
lệ 3 trội : 1 lặn theo quy luật phân ly của Mendel hay không.
Nhập các giá trị tần số và giá trị tần suất tại bảng dưới:
Bảng: Tần số và tần suất của các giá trị F2
Tần suất Tần số
130 0,75
46 0,25
Thí dụ 2: Theo dõi sự di truyền 2 tính trạng chiều cao và dạng lá ở cà chua,
người ta thực hiện một phép lai và thu nhân được kết quả F2 như sau:
Thân cao, lá chẻ: 926
Thân cao, lá nguyên: 288
Thân thấp, lá chẻ: 293
Thân thấp, lá nguyên: 104
Tỷ lệ phân ly là 9:3:3:1. Kết quả thu được có đúng theo quy luật phân ly
không?

VI. KIỂM ĐỊNH TÍNH ĐỘC LẬP (TESTS OF INDEPENDENCE).


Thí dụ 1: Một mẫu gồm 111 con chuột được chia thành 2 nhóm. Nhóm thí
nghiệm gồm 57 chuột được tiêm vi khuẩn gây bệnh và kháng huyết thanh,
nhóm đối chứng gồm 54 chuột được tiêm vi khuẩn gây bệnh nhưng không tiêm
kháng huyết thanh. Sau một thời gian, có 38 chuột chết (13 con có tiêm kháng
huyết thanh và 25 con không có).
Sau khi phân tích dữ liệu đề bài ta ghi nhận được bảng sau:
Chết Sống Tổng
Có kháng huyết thanh 13 44 57
Không có 25 29 54
Tổng 38 73 111

Thí dụ 2: Nghiên cứu tác dụng của 3 loại vaccine (ký hiệu là A, B, C), 788 con
chuột được bố trí ngẫu nhiên thành 4 nhóm: nhóm 1 đối chứng (không tiêm
vaccine), và 3 nhóm thí nghiệm A, B, C. Sau 24 tháng, số lượng chuột không
bệnh, bệnh nhẹ và bệnh nặng được ghi nhận ở bảng số liệu dưới đây:
Không Nhẹ Nặng
Đối chứng 100 71 29
A 146 32 17
B 149 28 16
C 146 37 17

You might also like