You are on page 1of 2

Hóa lý1

Biến đổi hở: trạng thái đầu đến trạng thái cuối khác nhau

Biến đổi kín: đầu cuối giống nhau (chu trình kín)

Biến đổi thuận nghịch: trạng thái trung gian do các quá trình cân bằng. Thuận nghịch và bất thuận nghịch

Biến đổi đẳng tích: thể tích không đổi

Biến đổi đẳng áp

Biến đổi đẳng nhiệt

Biến đổi đoạn nhiệt: không có sự trao đổi nhiệt giữa hệ và môi trường

Định luật hess: chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu cuối

- Nhiệt phản ứng tổng bằng nhiệt sinh của sản phẩm trừ đi nhiệt sinh chất tham gia

- Nhiệt phản ứng bằng tổng nhiệt cháy của chất tham gia trừ đi sản phẩm

Giản đồ pha: gồm đường, các mặt, các vùng

- Đường: mô tả sự phhuj thuộc 2 thông số


- Mặt: (trong kgian 3 chiều) sự phụ thuộc của 3 thông số nhiệt động
- Vùng: mô tả những hệ có số lượng và dạng các pha xác định nằm cân bằng với nhau.

a. đối với thông số nhiệt độ, thể tích hay áp suất

dùng phương pháp biểu diễn thông thường trên trục số. (khi thông số thay đổi 1 khoảng khá rộng thì
có thể biểu diễn dưới dạng nghịch đảo hay logarit)

b. thành phần của hệ 2 cấu tử

phần mol hay phần trăm khối lượng. Dùng 1 đoạn đường thẳng được chia thành 100%

trên trục tọa độ chỉ cần biểu diễn cho 1 cấu tử: xA + xB =1; y1+y2=100%

c. thành phần của hệ 3 cấu tử: tam giác đều

- 3 đỉnh của tam giác là 3 điểm hệ của các cấu tử nguyên chất a,b,c

- 3 cạnh biểu diễn 3 hệ 2 cấu tử


- miền trong của tam giác là vùng của hệ 3 cấu tử. thành phần đc xác định bằng tỷ lệ của đoạn thẳng
vuông góc hạ từ điểm biểu diễn xuống cạnh tương ứng của tam giác với đường cao

xA + xB + xC = 1 hay y1 + y2 + y3 = 100%

%A= hA/h …

Nhận xét:

- Những điểm nằm trên một đường thẳng song song với cạnh của tam giác thì tất cả điểm ấy cùng
thành phần của cấu tử đối diện với cạnh đó
- Những điểm nằm trên đường thẳng đi qau một đỉnh của tam giác thì biểu diễn những hệ có cùng
tỷ lệ thành phần của 2 cấu tử ứng với 2 đỉnh kia
- Khi tăng lượng tương đối của một cấu tử thì điểm hệ chung sẽ di chuyển về gần cấu tử đó trên
đường thẳng đi qua đỉnh đó

Quy tắc của giản đồ pha

- Quy tắc liên tục: các đường hoặc các mặt trên giản đồ pha biểu diễn sự phụ thuộc giữa các thông
số nhiệt động của hệ sẽ liên tục nếu không có biến đổi chất, thay đổi pha, dạng các pha. Nếu có
thì các đường các mặt sẽ xuất hiện điểm gãy, làm đồ thị không liên tục.
- Quy tắc đường thẳng liên hợp: trong điều kiện đẳng nhiệt và đẳng áp nếu hệ phân chia thành 2
hệ con thì điểm biểu diễn của 3 hệ phải nằm trên cùng 1 đường thẳng
- Quy tắc đòn bẩy: lượng hệ m. MH = lượng hệ n. NH
- Quy tắc khối tâm: nếu một hệ gồm n hệ con, điểm biểu diễn của nó phải nằm ở khối tâm vật lý
của đa giác có đỉnh là các điểm biểu diễn n hệ con

You might also like