You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA NÔNG LÂM


------------------

ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP


NGÀNH NÔNG HỌC

KHẢO NGHIỆM KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG


SUẤT CỦA CÁC GIỐNG XÀ LÁCH TRỒNG TRÊN GIÁ
THỂ TRONG NHÀ KÍNH TẠI ĐÀ LẠT

Ngườn thực hiện : TRƯƠNG THỊ KIỀU THANH


Người hướng dẫn khoa học: TS. CAO THỊ LÀN

LÂM ĐỒNG, 2023


MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................2
1.2. Mục đích của đề tài....................................................................................3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................3
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước...................................................................3
2.2. Những nghiên cứu trong nước....................................................................3
3. ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................4
3.1. Địa điểm, thời gian, vật liệu nghiên cứu.....................................................4
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................4
3.1.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................4
3.1.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu.................................................................4
3.3.4. Bố trí thí nghiệm.......................................................................................4
3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................................5
3.2.1. Giai đoạn ươm hạt.....................................................................................5
3.2.2 Giai đoạn trồng cây....................................................................................5
4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ............................................................................................6
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................7

1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của
mỗi người Việt. Theo nghiên cứu của IFPRI (2002), ICARD (2004), hầu hết các hộ
đều tiêu thụ rau trong năm trước đó, và 93% hộ tiêu thụ quả. Các loại rau quả được
tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%) và chuối
(87%). Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả cho mỗi người mỗi
năm. Trong đó tiêu thụ rau chiếm tới 3/4.
Xà lách (Lactuca sativa L.) là loại rau ăn sống phổ biến, có giá trị dinh dưỡng
cao, cung cấp cho cơ thể người các chất khoáng, enzim, hợp chất hữu cơ, đặc biệt
nguồn vitamin E và C phong phú và rẻ tiền. Ngoài ra, trong xà lách còn chứa chất
lactucarium có hoạt tính sinh học cao, có tác động đến thần kinh, làm giảm đau và
gây ngủ. Xà lách còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, trị ho, suy
nhược tâm thần, táo bón, thấp khớp. Từ cây xà lách có thể chiết ra một loại dịch
như nhựa để chế thành xirô hoặc để khô làm thành viên thuốc chữa bệnh. Xà lách là
loại rau được làm xa lát quan trọng nhất. Xà lách quyết định chất lượng của hỗn hợp
rau tươi và tính ngon miệng, nên được người tiêu dùng ưa chuộng, nhu cầu và khả
năng tiêu thụ quanh năm rất lớn.
Xà lách là loại rau ăn lá có đặc điểm sinh trưởng như: cây thấp; rễ ngắn, ăn
nông; có thể trồng dày; có khả năng cho năng suất cao; thích ứng rộng trên nhiều
vùng sinh thái; ít sâu bệnh; thời gian sinh trưởng ngắn ngày, quay vòng/6 - 7
lần/năm... nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được đầu tư thâm canh đúng mức,
đẩy mạnh trồng xà lách là điều kiện sử dụng có hiệu quả các loại đất, góp phần cải
tạo đất trong chế độ luân canh thích hợp, tận dụng được sức lao động địa phương,
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã
hội, đáp ứng nhu cầu rau xanh tại chỗ ngày càng cao của nhân dân.
Toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 255.407 ha đất có khả năng sản xuất nông
nghiệp. Trong đó diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.783 ha tập trung tại Đà Lạt,
Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Hiện nay người nông dân tại Đơn
Dương và Đức Trọng trồng xà lách rất nhiều. Nhưng người nông dân trồng xà lách
gặp nhiều khó khăn khi trồng trên đất và ngoài trời bị tác động bởi nhiều yếu tố như
sâu bệnh hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, làm ảnh hưởng
năng suất cũng như tài chính của nông dân.

2
Với công nghệ nhà lưới, nhà kính kết hợp với quy trình canh tác trên giá thể cho
phép cách ly một phần với môi trường sâu bệnh bên ngoài, giảm bớt được dư lượng
thực vật và phân bón hóa học sử dụng và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe người
tiêu dùng ở trong rau xà lách, chủ động sản xuất rau quanh năm không phụ thuộc
vào thời tiết, cho sản phẩm rau có mẫu mã đẹp và an toàn.
Chính điều này đã thúc đẩy tôi thực hiện đề tài “Khảo nghiệm khả năng sinh
trưởng và năng suất của các giống xà lách trồng trên giá thể trong nhà kính tại
Đà Lạt”
1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, tỷ lệ sâu bệnh hại và cho năng suất của
các giống xà lách giống phù hợp với điều kiện khí hậu tại Đà Lạt.
Lựa chọn được giống xà lách có khả năng sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh, đạt
năng suất cao.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước
2.1.1.Thí nghiệm về các giống xà lách là một thay thế có thể được tiến hành để xác
định cây xà lách có thể phát triển bao lâu và thích nghi tốt với điều kiện môi trường
dưới mức tối ưu để sau này có thể được xác định loại giống rau xà lách thích nghi
với khí hậu nông nghiệp tại địa phương. (TLTK số 6)
2.2. Những nghiên cứu trong nước
2.2.1.Công nghệ nhà lưới, nhà kính kết hợp với quy trình canh tác trên giá thể
cho phép cách ly một phần với môi trường sâu bệnh bên ngoài, giảm bớt được dư
lượng nông dược và phân bón hóa học sử dụng, chủ động được hàm lượng kim loại
nặng và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng ở trong rau, chủ động sản
xuất rau quanh năm không phụ thuộc vào thời tiết, cho sản phẩm rau có mẫu mã đẹp
và an tòan. (TLTK số 1)
2.2.2.Đây là phương pháp có khả năng khắc phục được những hạn chế của
phương pháp canh tác rau truyền thống, đặc biệt trên đối tượng rau ăn sống, chất
lượng rau được đảm bảo an toàn, sản lượng rau trên một đơn vị diện tích tăng từ 7
đến 10 lần . Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi nghiên cứu khả năng sinh trưởng và
chất lượng của một số giống xà lách trồng trong điều kiện thủy canh hồi lưu tại Thái
Nguyên nhằm lựa chọn được giống xà lách phù hợp trong điều kiện thủy canh hồi
lưu vụ Thu Đông tại Thái Nguyên. (TLTK số 2)

3
3. ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm, thời gian, vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nhà kính số 1, trường đại học Đà Lạt.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Vụ 1: bắt đầu từ ngày 23/10/2022 đến .../1/2023
Vụ 2: bắt đầu từ ngày .../1/ 2023 đến .../3/2023.
3.1.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
Thí nghiệm gồm 7 giống xà lách của công ty Fresh Studio.
Nghiệm thức 1: Nun 9037 LT
Nghiệm thức 2: Nun 09060 LTL
Nghiệm thức 3: Nun 09125 LTL
Nghiệm thức 4: Nun 02647 LTL
Nghiệm thức 5: Nun 02649 LTL
Nghiệm thức 6: ER 2114
Nghiệm thức 7: IQ 250200
-Thí nghiệm được trồng trên line giá thể trong nhà kính.
-Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.
-Công thức dinh dưỡng công ty Fresh Studio cung cấp. Dung dịch đậm đặc 0,5l pha
loãng 10 lần. Mỗi lần pha được 5 lít thì sao tưới đủ cho TN? Pha đậm đặc có pha
làm 2 thùng ko?
Bảng 1. Công thức dinh dưỡng cây xà lách
STT TÊN PHÂN KHỐI LƯỢNG ĐƠN VỊ

1 Calcinit- Ca(NO3)2 23 g

2 Krista K- KNO3 13 g

3 Kristalon Brown 29 g

4 Magnesium sulphate- MgSO4 5 g

5 Krista MKP 1 g

6 Chelate Fe 13% (EDAT) 0,2 g

3.3.4. Bố trí thí nghiệm

4
-Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên (RCBD), một yếu tố với
3 lần lặp lại.
-Diện tích ô thí nghiệm: 0,3mx 2,4m được trồng 18 cây/ô.
-Trồng theo kiểu so le, khoảng cách cây là 20 cm.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm sơ đồ TN của e ko phải thế
này? Bố trí trên 2 line mà

LL1 LL2 LL3


NT 1 NT 6 NT 7
NT 2 NT 3 NT 5
NT 3 NT 4 NT 6
NT 4 NT 1 NT 2
NT 5 NT 7 NT 4
NT 6 NT 2 NT 3
NT 7 NT 5 NT 1

3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi


Thời gian sinh trưởng phát triển của xà lách: theo dõi từ khi ươm hạt cho đến khi
thu hoạch theo từng ô thí nghiệm.
3.2.1. Giai đoạn ươm hạt
-Thời gian gieo đến nãy mầm (ngày): đếm số ngày từ khi ươm hạt đến khi cây nãy
nầm.
-Thời gian nãy mầm đến mọc hai lá thật (ngày): đếm số ngày từ khi cây nãy mầm
đến khi cây mọc hai lá thật.
-Tỷ lệ nãy mầm:
Số hạt nảy mầm
Tỷ lệ nảy mầm (%) = x 100
Tổng số hạt đã ươm
-Tỷ lệ cây xuất vườn:
Số cây xuất vườn
Tỷ lệ cây xuất vườn (%) = x 100
Tổng số cây nảy mầm

3.2.2 Giai đoạn trồng cây

5
Theo dõi 10 cây/ nghiệm thức, lấy chỉ tiêu vào các ngày: 5, 10, 15, 20, 25 sau khi
trồng.
Chỉ tiêu về sinh trưởng
-Thời gian sinh trưởng (ngày): số ngày từ lúc trồng đến khi cây trổ ngồng.
-Số lá trên cây: đếm số lá.
-Chiều dài lá (cm): đo những lá có chiều dài lớn nhất/cây.
-Chiều rộng lá (cm): đo những lá có đường kính lớn nhất/cây.
-Đường kính tán (cm): đo phần rộng nhất của tán cây.
-Màu sắc, hình dạng lá.
Chỉ tiêu về sâu bệnh hại:
Số cây bịhại
-Tỷ lệ cây bị hại (%) = x 100
Tổng số cây theo dõi
4

-Mức độ bị hại (%) =


∑ ¿ . vi x 100 giống xà lách cuốn vừa rồi bị bệnh em đánh
i=D
N .V
giá theo CT này phải ko? Cô chỉ làm cách khác mà
Trong đó:
 vi là trị số của cấp hại i, có giá trị từ 0 đến 4
 N là tổng số cây điều tra
V trị số cấp bị hại cao nhất (V=4)
Căn cứ vào trị số mức độ bị hại được chia làm các cấp như sau:
Không bị hại, cây khỏe có trị số < 10 %
Hại nhẹ có trị số từ 10 đến < 25 %
Hại nặng có trị số từ 50 đến < 75 %
Hại rất nặng có trị số > 75 %
-Khi thu hoạch đánh giá:
Thu hoạch bằng cách mỗi ô thí nghiệm lấy 10 cây ngẫu nhiên, cắt ngang gốc, vị trí
ngay trên bề mặt giá thể, cân toàn bộ thân và lá xà lách thu được của từng nghiệm
thức trên diện tích trồng để có năng suất tổng và loại bỏ phần lá già, vàng úa rồi cân
cân phần năng suất thương phẩm.
-Đối với những loại xà lách cuốn cắt dọc thân cây quan sát độ dày lá và độ chặt của
cây.
4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ

6
1. Trình bày được các đặc tính thực vật học, khả năng sinh trưởng và năng
suất của các giống xà lách.
2. Xác định được các loại giống xà lách và đưa ra loại xà lách phù hợp với khí hậu
và cho năng suất, chất lượng cao.
3. Lựa chọn được giống xà lách có khả năng sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh, đạt
năng suất cao.

Tài liệu tham khảo


Tài liệu tiếng Việt
1. Cao Thị Làn, 2011, Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà lách, dưa leo, cà
chua sạch trên giá thể trong nhà che phủ tại Đà Lạt, Trường Đại học Đà Lạt.
2. Đặng Thị Tố Nga, 2020, Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và chất lượng một số
giống rau xà lách trồng trong hệ thống thủy canh hồi lưu tại Thái Nguyên,
trường đại học Thái Nguyên.
3. Tạ Thu Cúc, 2005, Giáo trình kỹ thuật trồng rau, NXB Hà Nội
4. Nhiều tác giả, 2009, Quy trình sản xuất rau xà lách huyện Đức Trong, Sở NN
và PTNT Lâm Đồng.
Tài liệu nước ngoài
5. Mikal E. Saltveit, 2005, Lettuce, Department of Vegetable Crops, University of
California, Davis, CA.
6. Titin Apung Atikah & Wahyu Widyawati, 2019, The growth and yield of four
varieties of lettuce (Lactuca sativa. L) in different planting media.

7
Nhận xét của giảng viên
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
..........................

Đà Lạt, ngày ...tháng ... năm 2023

8
Tổ trưởng bộ môn Hội đồng BV đề cương Giáo viên hướng dẫn SV thực hiện

TS. Cao Thị Làn Trương Thị


Kiều Thanh

You might also like