You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP


NGÀNH NÔNG HỌC
Đề tài: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NITO ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG
SUẤT RAU XÀ LÁCH (L. sativa subsp. Romana) VÀ
RAU BÓ XÔI (Spinacia oleracea L.) TRONG NHÀ KÍNH TẠI ĐÀ LẠT

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Quảng Anh


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trung Hiếu
Mã số sinh viên: 1910267
Lớp: NHK43

Đà Lạt, ngày 05 tháng 01 năm 2023


Đề cương tốt nghiệp

MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................2
1.2. Mục đích của đề tài.................................................................................2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................2
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước...............................................................2
2.2. Những nghiên cứu trong nước...............................................................3
3. ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................3
3.1. Địa điểm, thời gian, vật liệu nghiên cứu...............................................3
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................3
3.1.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................3
3.1.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu.......................................................3
3.2. Nội dung nghiên cứu...............................................................................3
3.3. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu.............................................4
4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ....................................................................................5

1
Đề cương tốt nghiệp

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh đã và đang là thực phẩm quen thuộc của từng người, từng gia đình. Nghề
trồng rau cũng nắm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta
nói chung và Đà Lạt nói chung. Người nông dân của chúng ta từ trước tới nay thường
sản xuất rau theo kinh nghiệm, bón phân, phun thuốc theo kinh nghiệm dẫn đến các
vấn đề về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kim loại nặng, làm dụng chất điều
hòa sinh trưởng. Ngoài ra, dư lượng nitrate cũng là một chỉ tiêu rất đáng để chúng ta
quan tâm trong canh tác rau. Rau xanh của chúng ta khó qua khỏi cửa của các trung
tâm kiểm nghiệm sản phẩm do dư lượng Nitrate vượt quá lượng cho phép. Nguyên
nhân là do bón phân đạm cận với ngày thu hoạch nên không đảm bảo được thời gian
cách li. Các nghiên cứu của Ward, et al. (2010, 2011) và báo cáo của ATSDR (2015)
cho thấy, nitrat đóng vai trò trong các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư. Vì
vậy vấn đề này rất cần được quan tâm.
Nitrate là thành phần tự nhiên của thực vật và thường có ở mức cao trong chúng, đặc
biệt là ở rau xanh (M. Correia, et al., 2010). Sự tích lũy nitrate trong rau còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như việc sử dụng phân bón, sự có sẵn trong đất theo vị trí và loại đất,
nồng độ CO2 đối với rau trồng trong nhà kính, cường độ ánh sáng, thời gian chiếu
sáng, ngoài ra còn cả trong nước tưới (D.N. Maynard, et al., 1976). Chính vì vậy, Tôi
thực hiện đề tài này với mục đích tìm ra lượng nito tối ưu bón cho cây rau để giải giải
quyết vấn đề về nitrate.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng và năng suất của cây ra xà lách
(L. sativa subsp. Romana) và rau bó xôi (Spinacia oleracea L.).
- Xác đinh được ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời gian thu hoạch đến sự tồn dư
nitrate (NO3-) trong sản phẩm.
- Xác định ảnh hưởng của phân đạm đến thời gian sinh trưởng, hàm lượng
Chlorophyll trong lá.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Nitrat là thành phần tự nhiên của thực vật, và chúng thường có ở mức cao, đặc biệt
trong rau xanh (M. Correia, et al., 2010). [5]
Sự tích tụ nitrat phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sử dụng phân bón, vị trí và loại
đất, nồng độ CO2 (trong rau trồng trong nhà kính), cường độ ánh sáng theo mùa,
thời gian tiếp xúc với ánh sáng và lượng nước sẵn có (D.N. Maynard, et al., 1976).
[8]
Các nghiên cứu của Ward, et al. (2010, 2011) và báo cáo của ATSDR (2015) cho
thấy, nitrat đóng vai trò trong các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư. Với
những ảnh hưởng của nitrat đối với sức khỏe con người thì vấn đề tồn dư nitrat
trong thực phẩm cần được quan tâm. [5, 6]
2
Đề cương tốt nghiệp

2.2. Những nghiên cứu trong nước


Nguyễn Minh Trí và cs (2013) khảo sát một số loại rau ăn lá được trồng bằng phân
bón vô cơ của các hộ dân tại Hương Long, TP Huế cho thấy, hàm lượng nitrat
trong các mẫu rau đều cao hơn so với mức khuyến nghị của WHO (≤500 mg/kg rau
tươi), với cải xanh là 542 mg/kg rau tươi và rau muống là 637,3 mg/kg rau tươi. [1]
Hàm lượng nitrat trong đất, rau xác định bằn phương pháp so màu, KLN sau khi
phá mẫu, chiết mẫu đo bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). Các kết quả
phân tích đều được xử lý thống kê bằng MS Excel. [2]
Theo quy trình đánh giá của Trung tâm nghiên rau thế giới (AVRDC), các chỉ tiêu
chủ yếu gồm:
- Đối với xà lách: thời gian sinh trưởng; chiều cao cây; số lá trên cây; chiều dài lá;
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
Đối với xà lách: năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.
- Các chỉ tiêu về chất lượng:
Đối với xà lách: Dư lượng NO3- (mg/kg): theo TCVN 6180 - 96. [3]
3. ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm, thời gian, vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu
- Khu nhà kính số 5, Đại học Đà Lạt.
- https://www.google.com/maps/place/
11%C2%B057'17.4%22N+108%C2%B026'52.9%22E/
@11.954828,108.44802,17z/data=!3m1!4b1!4m6!3m5!1s0!7e2!8m2!
3d11.9548277!4d108.44802
- 11°57'17.4"N 108°26'52.9"E
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian bắt đầu: tháng 1 năm 2023
- Thời gian kết thúc (dự kiến): tháng 6 năm 2023
3.1.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
- Giống xà lách: Giống xà lách romaine xanh
- Giống rau bó xôi: PD512
- Giá thể xơ dừa
- Potline 1m
- Phân bón: Calcinit, Krista K, Kristalon Brown, Magnesium Sulphate, Krista
MKP, Chelate Fe 13% (Fresh Academy).
3.2. Nội dung nghiên cứu
Cách bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm trên giá thể xơ dừa
- Trồng trong nhà kính với potline có độ rộng 1m
3
Đề cương tốt nghiệp

- Thiết kế thí nghiệm kiểu RCBD với 3 lần lặp


- Sử dụng các lượng N với 0, 2, 4, 6, 8, 10, 12 mMol/l (tương ứng với 0, 25%,
50%, 75%, 100%, 125%, 150% của công thức chuẩn) đặt tên lần lượt là N1,
N2, N3, N4, N5, N6, N7
- Lượng phân cho 1l dung dịch tưới (Chương chình phân của Fresh Academy)
Lượng phân cho 1l dung dịch tưới (g/l)
Đơn
STT Loại Phân Khối lượng vị
1 Calcinit - Ca(NO3)2 0,46 g
Thể tích cần 2 Krista K – KNO3 0,26 g
pha: 1L EC=1.5
3 Kristalon Brown 0,58 g
pH=5.8
4 Magnesium Sulphate 0,1 g
5 Krista MKP 0,02 g
6 Chelate Fe 13% (EDTA) 4,16 mg
- Lượng N :
Quy đổi
STT Tỉ lệ N g/l mol/l mmol/l
N1 0%N 0,000 0,000 0
N2 25%N 0,029 0,002 2
N3 50% N 0,057 0,004 4
N4 75% N 0,086 0,006 6
N5 100% N 0,115 0,008 8
N6 125% N 0,143 0,010 10
N7 150% N 0,172 0,012 12

- Giống xà lách romaine đặt là G1 và bó xôi là G2


- Kết hợp các mức phân đạm với từng giống.
Chỉ tiêu theo dõi :
- Chỉ tiêu sinh trưởng : Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số lá, chiều dài lá.
- Chỉ tiêu năng suất : Năng suất sinh học, năng suất kinh tế.
- Chỉ tiêu sinh hóa : Chlorophyll, hàm lượng NO3-.
3.3. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu
Phương pháp nghiên cứu
- Lấy số liệu 4 lần 0NST, 10NST, 20NST và 30NST.
- Chỉ tiêu về năng suất và sinh hóa lấy số liệu sau khi thu hoạch.
- Chỉ tiêu về sinh trưởng :
 Chiều cao cây : Dùng thước đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất của cây.
 Số lá : Đếm toàn bộ số lá trên cây.
 Chiều dài lá : Đo lá thứ 5, bắt đầu từ cuống lá đến điểm dài nhất của lá.
 Thời gian sinh trưởng : Thời gian từ khi xuống giống đến lúc lên ngòng.
- Chỉ tiêu về năng suất :
4
Đề cương tốt nghiệp

 Năng suất sinh học : Cân khối lượng toàn bộ cây.


 Năng suất kinh tế : Cân lấy phần ăn được của cây (từ gốc lên).
- Chỉ tiêu về sinh hóa :
Sử dụng phương pháp UV-VIS
 Về Chlorophyll
Nguyên tắc: các dạng chlorophyll a, b, c, d có thể ngâm chiết bằng các dung môi
acetone, ethanol, methanol, dimethylsulfoxide (DMSO). Mỗi loại chlorophyll có
một phổ hấp thụ ánh sáng đặc trưng với đỉnh hấp thụ riêng. Dịch chiết trong dung
môi được đo quang với bước sóng tại các đỉnh hấp thụ. Do tính chất của chlorophyll
không bền khi có acid và ánh sáng nên dụng cụ thử nghiệm phải được trung hòa,
đảm bảo không có acid, lượng vết acid sẽ làm chlorophyll chuyển thành
pheophytin. Và khi có ánh sáng chlorophyll sẽ bị phân hủy rất nhanh nên cần tiến
hành thí nghiệm ở nơi có ánh sáng dịu và dụng cụ chứa cản sáng.
Phổ hấp thụ của các sắc tố chlorophyll do sự sắp xếp của các nối đôi trong phân tử
và thiết lập nên một phương pháp đơn giản để nhận dạng chúng. Chlorophyll có 2
vùng hấp thụ tương ứng với trạng thái kích thích thứ nhất (dài màu đỏ) và trạng thái
kích thích thức hai (dải màu xanh). Các dẫn xuất khác nhau của chlorophyll có
cường độ hấp thụ khác nhau, tuy nhiên tất cả những thay đổi về cấu trúc không thay
đổi nhóm mang màu thì không có ảnh hưởng đến phổ UV-VIS. Do đó một số dẫn
xuất chlorophyll có tính chất quang phổ giống nhau.
 Về hàm lượng Nitrate
Lấy mẫu  Cắt nhỏ, xay nhuyễn  Lấy 10-40g mẫu + 5ml Natri Borate +
Nước cất đủ 100ml  Ngâm chiết : 50-60oC, 30 phút  Dịch chiết + 2ml
(CH3COO)2Zn 10%, định mức đến 250ml  Để lắng 30 phút và lọc  Dịch lọc.
Phương pháp 1 : Dịch lọc + 10ml dịch đệm Acetate pH=2 + 2ml EDTA 0,013M
+ 2ml dung dịch acid Sunfanilic 0,025M + 2ml dung dịch NEDD 0,025M  Định
mức 50ml, để 10 phút  Đo độ hấp thụ ở 550nm  Hàm lượng NO2- (mg/kg) 
Hàm lượng NO3- (mg/kg).
Phương pháp 2 : Dịch lọc + 25ml NH4Cl-EDTA pha loãng  Định mức 50ml
 Qua cột khử Cd-Cu, 2-2,5ml/phút  10ml qua cột khử +10ml đệm Acetate
pH=2 + 2ml dung dịch acid Sunfanilic 0,025M + 2ml dung dịch NEDD 0,025M 
Đo độ hấp phụ ở 550nm  Hàm lượng tổng NO3- + NO2- (mg/kg)  Hàm lượng
NO3- (mg/kg).
Phương pháp xử lý số liệu :
- Các số liệu thu thập được trong quá trình thí nghiệm sẽ được ghi lại và xử lý
bằng hai phần mềm Minitab và Microsoft Excel.
- Trung bình của các chỉ tiêu theo dõi giữa các công thức thí nghiệm được xử lý
bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng phần mềm Minitab.
4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ
5
Đề cương tốt nghiệp

- Đánh giá được sự ảnh hưởng của Nito đến sinh trưởng và năng suất của cây rau
xà lách và rau bó xôi.
- Đánh giá được hàm lượng nitrate trong hai loại rau trên.
- Đánh giá được hàm lượng chlorophyll trong lá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu trong nước
1. Nguyễn Lệ Phương, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Hữu Chiếm (2019),
“Khảo sát sự tích lũy nitrat trong rau muống (Ipomoea aquatica) và cải xanh
(Brassica juncea L.) khi tưới bằng nước thải từ hầm ủ biogas”, Tạp chí khoa
học và công nghệ Việt Nam, 61(2), tr.47-54.
2. Nguyễn Ngân Hà, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Mai Anh (2016), “Đánh giá
hiện trạng môi trường đất và sự tích lũy một số kim loại nặng, nitrat trong rau
trồng ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 32(1S), tr.118-124.
3. Đỗ Thị Mát, Trần Minh Vương, Nguyễn Hồng Sơn, Trần Công Hạnh (2016),
“Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân chuồng và đạm vô cơ đến năng
suất, chất lượng và dư lượng nitrat trong rau xà lách và cà chua”, Tạp chí Khoa
học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 2(63), tr.41-48.
4. Nguyễn Minh Chung, Trần Khắc Thi, Nguyễn Khắc Thái Sơn, Hoàng Minh
Châu, Nguyễn Thị An (2012), “Xác định loại dung dịch dinh dưỡng thích hợp
để trồng thủy canh một số loại rau ăn lá”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 10(2), tr.37-42.
Tài liệu nước ngoài

5. M.H. Ward, Briseis A. Kilfoy, Peter J. Weyer, Kristin E.Anderson, Aaron


RFolsom, and James R. Cerhand (2010), “Nitrate Intake and the Risk of
Thyroid Cancer and Thyroid Disease”, Epidemiology, 21(3), pp.389-395.
6. Ward H. Mary, Kilfoy Briseis, Sinha Rashmi, A.R. Hollenbeck, Schatzkin,
Arthur Cross Amand (2011), “Ingestion of Nitrate and Nitrite and Risk of
Stomach Cancer in the NIH-AARP Diet and Health Study”, Epidemiology, 22
(1), pp.107-108.
7. M. Correia, A. Barroso, M.F. Barroso, D. Soares, M.B.P.P. Oliveira, C. Delerue
Matos (2010), “Contribution of different vegetable types to exogenous nitrate
and nitrite exposure”, Food Chem., 120, pp.960-966.
8. D.N. Maynard, A.V. Barker, P.L. Minotti, N.H. Peck (1976), “Nitrate
accumulation in vegetables”, Advances in Agronomy, 28, pp.71-118.

6
Đề cương tốt nghiệp

9. EFSA (2008), “Nitrate in vegetables scientific opinion of the panel on


contaminants in the food chain (Question No EFSA-Q-2006-071)”, The EFSA
Journal, 689, pp.1-79.
10. D.J. Greenwood, J. Hunt (1986), “Effect of nitrogen fertilizer on the nitrate
contents of field vegetables grown in Britain”, Journal of the Science of Food
and Agriculture, 37, pp.373-383.
11. Eustix, Mirjana (1991), “Nitrate accumulationin lettuceas relatedto nitrogen
fertilization levels”, Poljoprivredna znanstvena smotra, 0370- 0291, 1991,
pp.49-56.
12. Wite J.W, Jt (1995), “Relative significa neo f fietary sources of nitrate and
nitrite J.Agric”, Foodchem, 23, pp886–891.

You might also like