You are on page 1of 4

Phần 1: 12 câu hỏi lý thuyết

1. Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ
quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Cơ quan có chức năng lập pháp là
Quốc hội, cơ quan có chức năng hành pháp là cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan có chức năng tư pháp là tòa án nhân dân.
2. Quyền hạn của tổng thống Mỹ: Tổng thống Mỹ là người đứng đầu cơ quan
Hành pháp (Chính phủ). Trong quan hệ quyền lực nhà nước, chức năng riêng
biệt của cơ quan hành pháp là tổ chức thực hiện, thi hành Hiến pháp và các đạo
luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành. Tổng thống Mỹ còn có địa vị là người
đứng đầu Nhà nước (đứng đầu chứ không phải có quyền lực lớn nhất), đại diện
cho nước này cả trong và ngoài nước. Hiểu đơn giản hơn, có thể nói Tổng
thống chính là người thay mặt toàn bộ đất nước trong các quan hệ với nước
khác hoặc các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, các liên minh khác). - Tổng
thống thực hiện hàng loạt nhiệm vụ lễ tân, như tiếp nhận thư ủy nhiệm của đại
sứ các nước khác, chủ trì các bữa tiệc khánh tiết, khai mạc một số hoạt động
văn hoá nghệ thuật và thể thao quan trọng. Tổng thống có quyền phủ quyết
(veto) bất cứ đạo luật nào từ Quốc hội, trừ khi có hơn 2/3 số nghị sĩ trong mỗi
viện bác bỏ phủ quyết. Tổng thống là người duy nhất thay mặt Nhà nước công
bố những đạo luật mà Quốc hội thông qua. Chỉ khi được tổng thống công bố,
những đạo luật đó mới được ban hành và mới bắt đầu có hiệu lực. Về mặt tư
pháp, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các thẩm phán liên bang, kể cả các thẩm
phán trong các Toà án tối cao, nhưng phải được Thượng viện chấp thuận.
Quyền hạn của chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam: Công bố Hiến pháp, luật,
đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng,
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tặng thưởng huân chương, huy chương, quyết
định cho nhập, thôi quốc tịch, thống lĩnh lực lượng vũ trang, tiếp nhận đại sứ
đặc mệnh toàn quyền của các nước…(Điều 88 Hiến pháp Việt Nam).
Tuy nhiên, trong các quyền này, có thể thấy Chủ tịch nước không ở trong
Chính phủ (là cơ quan thực hiện quyền Hành pháp của Việt Nam, vì Việt Nam
không có cơ quan hành pháp độc lập). Điều này có nghĩa khác với Tổng thống
Mỹ, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam không đứng đầu Chính phủ Việt
Nam.

3. Phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay theo Điều 110 Hiến pháp 2013 và
Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 3 cấp hành chính là: Cấp
tỉnh: Tỉnh / Thành phố trực thuộc trung ương. Cấp huyện: Quận / Huyện / Thị
xã / Thành phố thuộc tỉnh / Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Nước ta có 79 thành phố trực thuộc tỉnh. Thành phố trực thuộc trung ương là
một loại hình đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam. Đây là các thành phố
nằm dưới sự quản lý của trung ương. Khác với các thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương chỉ tương đương cấp huyện, thành
phố trực thuộc trung ương tương đương cấp tỉnh.
4. Ở Việt Nam, quyền công tố thuộc về Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và đây
cũng là một chế định pháp luật quan trọng được quy định trong nhiều văn bản
từ Hiến pháp đến các văn bản thấp hơn. Hiện nay, cả nước có 3 Tòa án nhân
dân cấp cao được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
5.  Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.
 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế
độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước.
6. Quốc hội ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
7. Có thể bởi vì văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban
hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục
được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự
chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
8. Tổ chức không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Ủy ban nhân
dân TPHCM.
9. Hiện nay, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận một số quyền cơ bản của con người,
như: quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền bất
khả xâm phạm về đời tư; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền khiếu nại tố
cáo; quyền không bị coi là có tội cho đến khi có bản án kết tội của tòa có hiệu
lực; quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế; quyền tự do kinh doanh; quyền
kết hôn, ly hôn; quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; quyền nghiên cứu
khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và hưởng thụ các lợi ích
từ hoạt động đó; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào
đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa; quyền được sống trong môi
trường trong lành.
10. Quyền của người nước ngoài tại Việt Nam:
-Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo
pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
-Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt
Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn
thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý.
-Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào
Việt Nam thăm.
-Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam,
được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường
hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy
định của pháp luật.
- Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm
vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi
ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu
khác thì được xét cấp thị thực.
-Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc,
cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao
động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; được học tập
nếu có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục.
- Người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế,
thỏa thuận quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà
trường hoặc cơ sở giáo dục.
- Người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam du
lịch, thăm người thân.
11. Trong một số quan hệ xã hội người nước ngoài bị hạn chế một số quyền thậm
chí không được hưởng một số quyền như công dân nước sở tại, ví dụ như
quyền bầu cử, ứng cử và các quyền theo học các trường an ninh, quân sự .

Phần 2: Trả lời câu 2b


Từ tình huống trên:
- Các loại quan hệ pháp luật:
Quan hệ pháp luật dân sự: Quan hệ tài sản
Quan hệ pháp luật đất đai
- Các hình thức sử dụng pháp luật:
Sử dụng pháp luật: Bà Bạch sử dụng quyền của mình lập thủ tục xin cấp GCNQSD
đất và khởi kiện ông Minh; ông Minh yêu cầu TA hủy GCNQSD đất.
Áp dụng pháp luật:
Ủy ban nhân dân tỉnh N cấp GCNQSD đất cho chùa TK
TA trong quá trình xét sử chấp nhận yêu cầu của ông Minh.
Tuân thủ pháp luật:
Tất cả mọi người kể cả chùa TK đều tuân thủ pháp luật, không tiến hành những
hoạt động mà pháp luật cấm.

You might also like